Đọc truyện Mùa Hoa Thứ Hai Mươi Tư – Chương 21: Ngoại truyện 1: Châu liên bích hợp
*Ngoại truyện về hai bé con của Thẩm đại thúc và tiểu nương tử, không ảnh hưởng tới chính văn. Có chút yếu tố incest nhưng không trực tiếp, bạn nào phản cảm có thể lướt qua. ( ̄ω ̄)
Ngoại truyện 1: Châu liên bích hợp
Ta họ Thẩm, tên hai chữ Hợp Bích.
Ta còn có một a ca (1) song sinh, tên là Thẩm Liên Châu. Hai chúng ta cùng ra đời vào một ngày xuân hoa nở rộ khắp thành Tô Châu.
Châu liên bích hợp (2), chỉ cần nghe qua tên của huynh muội ta, ắt biết ngay phụ mẫu bọn ta ân ái đến nhường nào.
Nghe nói, trước kia a cha ta làm đến chức Thừa tướng, là thầy dạy vỡ lòng cho Kiến Văn Đế, lúc đó còn là Hoàng thái tôn. Người cũng đã từng dạy qua Yến vương Chu Lệ, bây giờ là đương kim hoàng đế. Chức cao quyền trọng như vậy, chẳng rõ vì sao a cha lại từ quan, rời đế đô trở về Cô Tô. Cũng nhờ đó mà gặp được a nương của ta.
A nương không phải phu nhân nguyên phối của a cha. Ngoài huynh muội ta ra, a cha còn hai nhi tử, cả hai đều lớn hơn bọn ta rất nhiều tuổi, thậm chí còn lớn hơn a nương ta vài tuổi. Nếu chẳng phải có danh phận huynh muội, ta gặp bọn họ phải gọi là thúc thúc.
Tất nhiên, a cha cũng lớn hơn a nương của bọn ta rất nhiều tuổi. Tạ bá bá nói với bọn ta, a cha già mà không đứng đắn, dụ dỗ tiểu cô nương ngây thơ như a nương ta.
Nhưng theo ta thấy, a nương chẳng giống bị dụ dỗ chút nào. Trái lại, a nương mới là người luôn bám lấy a cha không rời, còn tìm đủ mọi cách quấn lấy người. Ta nghĩ, người đạo mạo đường hoàng như a cha không thể nào là kẻ lừa dụ con gái nhà lành được, chắc chắn là Tạ bá bá nói bậy rồi!
Trong nhà ta, a nương là người lớn nhất. Từ sớm, ta đã rút ra được đạo lý, có thể đắc tội với a cha, nhưng không được đắc tội với a nương.
A cha là người hiền hòa dễ gần. Bởi vì lớn tuổi mới sinh được huynh muội ta, người luôn từ ái với bọn ta, thường ngày chẳng nỡ mắng một câu. A cha nói, nữ nhi là để cưng chiều, thế nên ta lại càng được thương yêu bội phần, vô cùng dung túng.
A nương thường trách:
“Chàng nuông chiều mãi, con bé sẽ sinh hư đấy.”
Mỗi lần như vậy, a cha lại mỉm cười, dịu dàng xoa đầu a nương, nói:
“Nữ nhi rồi cũng phải xuất giá theo chồng, ngày tháng ở cạnh chúng ta không nhiều, cứ thương yêu con thêm một chút cũng chẳng sao. Huống hồ, vi phu không còn trẻ nữa, biết còn được nuông chiều bọn trẻ thêm bao lâu…”
A cha nói tới đây, a nương lập tức đưa tay che miệng người lại, hai mắt đỏ hoe lên. Sau đó, a cha lại ôm a nương vào lòng dỗ dành.
Thật ra, a cha nuông chiều huynh muội ta chẳng bõ gì so với yêu chiều a nương. Mãi đến khi a nương đã ngoài ba mươi tuổi, tính tình vẫn như đứa trẻ, rất thích làm nũng trong lòng a cha. A cha yêu bà như bảo bối, muốn gì được nấy, ngay cả ta cũng không bằng. Nếu ta đắc tội với a cha, người sẽ khoan dung tha cho. Thế nhưng, chỉ cần ta làm a nương tức giận, nhất định khó tránh khỏi chịu phạt. Vậy mà a nương còn mặt mũi lên án a cha nuông chiều ta, rõ ràng người bị chiều hư là a nương mới phải.
Cũng may, a nương có a cha yêu thương, còn ta thì có a ca.
A ca của ta là bản sao y hệt a cha, dung mạo đẹp đẽ, học một hiểu mười, tính tình lại tốt, đối với ai cũng ôn hòa lễ độ. Mọi người nói, a ca may mắn sinh ra trước, lấy hết điểm tốt từ a cha, không chừa cho ta chút gì. Tuy rằng thật sự không muốn thừa nhận, nhưng mỗi lần nhìn a ca, ta luôn nghĩ, sở dĩ ta vừa lười biếng vừa ham chơi lại xấu tính, chính là bởi thừa hưởng từ a nương.
A ca cùng tuổi với ta, nhưng trông chững chạc già dặn hơn nhiều. Trong mắt a ca, ta luôn là tiểu muội muội bé bỏng, cần được yêu thương chiều chuộng, bao dung che chở. Tính tình của ta không tốt, thường xuyên bắt nạt a ca, a ca cũng chẳng oán giận. Mỗi khi ta phạm lỗi gì, a ca luôn đứng ra nhận phạt thay ta.
Còn nhớ, có một lần ta làm vỡ chiếc vòng ngọc của a nương. A nương thích chiếc vòng này nhất, nếu a cha biết được chắc chắn sẽ phạt ta thật nặng. A ca trông thấy, bèn bảo ta về phòng tránh đi. Tối đó, ta lẻn ra ngoài, bèn nhìn thấy a ca đang quỳ trong từ đường. Ta áy náy trong lòng, xuống bếp trộm mấy cái bánh hoa quế lên, đưa cho a ca ăn. A ca chẳng trách móc gì ta, chỉ vươn tay nhận lấy, rồi xoa đầu ta, mỉm cười thật dịu dàng.
A cha không thích đánh chúng ta, dù có phạm lỗi gì cũng chỉ phạt nhịn cơm một bữa, quỳ trong từ đường sám hối. A ca luôn ngoan ngoãn, rất ít khi bị phạt, những lần huynh ấy quỳ trong từ đường, đa phần đều là vì ta.
Có một lần, ta ham chơi đi lạc trên Phiêu Miểu phong. Đó là một đêm mưa tầm tã, a ca đội cả cơn mưa đi tìm ta, đường mưa trơn trượt, suýt nữa là ngã xuống sườn núi. Khi ta té ngã dưới đất, cả người lấm lem bùn đất, a ca bỗng dưng xuất hiện trước mắt ta. A ca ôm lấy ta, xoa đầu ta, khẽ nói:
“A Bích, chúng ta về nhà thôi.”
Lúc ấy, đứa trẻ bảy tuổi là ta đã bật khóc.
Ta nghĩ, có một muội muội như ta có lẽ cũng là bất hạnh của a ca.
Từ khi lên ba tuổi, huynh muội ta đã không ngủ cùng với phụ mẫu. A cha sắp xếp cho chúng ta hai gian phòng liền kề nhau, đều ở gần phòng của a cha và a nương. Ta nhát gan sợ ma, chẳng dám ngủ một mình, đến tối luôn len lén chạy sang chui lên giường của a ca. A ca biết vậy, nhưng vẫn bao che cho ta, không bẩm báo lại với a cha.
A ca không chỉ có khuôn mặt đẹp như ngọc, người lại thơm tho. Khi đi ngủ, ta rất thích ôm cứng lấy a ca, vùi mặt vào lòng huynh ấy, ngửi một hơi hương trúc thoang thoảng trên người huynh ấy. Mãi đến lúc ta tới tuổi đậu khấu, vẫn không bỏ được thói quen này.
A ca rất bất đắc dĩ, đưa tay nhéo nhéo má của ta, cười nói:
“Đã mười ba tuổi rồi mà vẫn y hệt như cún con vậy.”
Ta cho rằng a ca mắng mình là chó, bèn nhe răng cắn một cái vào ngón tay như ngọc của huynh ấy.
Dường như a ca chẳng thấy đau, lại hơi đỏ mặt, rút tay về, rồi im lặng cả đêm, chẳng nói gì nữa.
Đêm đó, ta nửa đêm bật dậy đi nhà xí, lúc quay về, ngang qua phòng của phụ mẫu, bỗng chợt nghe thấy âm thanh kỳ lạ, như là tiếng khóc của a nương.
Ta vội bước tới gần hé cửa ra nhìn. Cảnh tượng trước mắt khiến ta thảng thốt. Chỉ thấy a nương nằm trên giường, cả người chẳng mảnh vải che chắn. A cha nằm đè lên người a nương, không ngừng đâm vật gì đó vào người bà.
Dường như a nương đau đớn khổ sở lắm, bật khóc cầu xin:
“Tử Khâm… Tha cho Miên Nhi đi mà… Tử Khâm… Phu quân… Nghĩa phụ, tha cho Miên Nhi…”
A nương hoảng loạn lên, các kiểu xưng hô đều thử gọi một lần.
A cha lại không hề thương xót, vừa dùng vật hung tợn kia “đánh” a nương, vừa khàn khàn nói:
“Bệ hạ sắp tuần du Giang Nam, đến chừng đó nhất định sẽ ghé qua đây thăm Miên Nhi. Cũng đã mười mấy năm rồi, ngài ấy vẫn chưa quên Miên Nhi…”
A cha trong mắt ta vốn là người nho nhã nhẹ nhàng, ta chưa bao giờ trông thấy a cha đáng sợ như vậy.
A nương thở hổn hển nói:
“Vậy thì có liên can gì tới Miên Nhi đâu, Miên Nhi chỉ để tâm tới một mình Tử Khâm… A…”
Ta chỉ nghe a nương thét lên một tiếng, chưa kịp nhìn xem xảy ra chuyện gì, hai mắt đã bị che lại. Hương trúc thoang thoảng ập vào mũi ta. Không cần quay lại, ta cũng biết, đó là a ca.
A ca kéo ta quay về phòng, đóng cửa lại, khẽ giọng quở trách:
“A Bích, muội là nữ nhi gia, lẽ nào không biết câu “chớ nhìn điều phi lễ” hay sao?”
A ca ít khi mắng ta, bấy giờ ta bèn ấm ức, cãi lại:
“Muội đâu có nhìn điều gì phi lễ chứ? Muội chỉ thấy a cha bắt nạt a nương, nên mới…”
A ca thở dài, bảo:
“Đấy không phải là bắt nạt.”
Ta tò mò hỏi:
“Vậy thì là cái gì?”
A ca bỗng chợt đỏ mặt, ngập ngừng nói:
“Đó… Đó là chuyện người lớn, muội còn là trẻ con, hỏi làm gì.”
Ta hừ một tiếng, chui lên giường, bảo:
“A ca cũng cùng một tuổi với muội thôi, muội là trẻ con thì lẽ nào huynh là người lớn chắc?”
A ca không đáp, chỉ ngồi xuống giường, cẩn thận đắp chăn lại cho ta, khẽ bảo:
“Ngủ sớm đi.”
A ca tắt đèn xong, lại bước lên giường, nằm xuống cạnh bên ta. Ta bèn quay sang, cầm tay a ca đặt lên ngực mình, rầu rĩ nói:
“Tại sao nơi này của a nương lớn như vậy, mà của muội thì nhỏ xíu chứ…”
A ca vội vàng rụt tay lại. Tuy rằng đèn đã tắt, nhưng nương theo ánh trăng, ta vẫn thấy khuôn mặt trắng nõn như bạch ngọc của a ca đỏ ửng lên.
Một lúc sau, a ca mới khẽ cất tiếng đáp:
“A Bích còn nhỏ, sau này lớn lên rồi sẽ…”
Ta chưa nghe hết câu, hai mắt đã ríu lại, gục lên vai a ca ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, a ca đột nhiên đuổi ta về phòng mình, sau đó tự mang chăn mền đi giặt. Ta lấy làm lạ, cứ gạn hỏi mãi, a ca vẫn không trả lời, ta cũng bèn thôi.
Có một ngày, ta thức dậy, trông thấy chăn của mình dính máu. Ta xốc chăn lên, thấy váy của mình cũng có vết máu, bèn hoảng sợ bật khóc.
A ca nằm bên cạnh vội bật dậy, lo lắng hỏi:
“A Bích, có chuyện gì vậy? Muội thấy đau ở đâu?”
Ta ôm chầm lấy a ca, vừa khóc nức nở, vừa chỉ xuống váy mình, nói:
“A Bích sắp chết rồi… Chảy nhiều máu lắm… A ca cứu A Bích…”
Mặt a ca hơi đỏ lên, vẫn trấn tĩnh dỗ ta:
“A Bích đừng sợ. A Bích không sao cả, chỉ là… A Bích đã trưởng thành rồi… đã trở thành đại cô nương…”
Ta không biết trở thành đại cô nương là ý gì, sau đó a ca giao ta cho a nương. Ta nghe a nương giảng giải xong, xấu hổ đến cả tuần sau vẫn không dám nhìn mặt a ca.
Chuyện này ầm ĩ như vậy, a cha và a nương cũng biết việc ta lẻn vào ngủ cùng a ca.
A nương nói:
“A Bích đã lớn rồi, nam nữ khác biệt, sau này không được ngủ cùng a ca của con nữa, biết không?”
Ta không phục, hỏi lại:
“A nương cũng lớn rồi, tại sao vẫn có thể ngủ cùng giường với a cha chứ?”
A nương cứng miệng, thẹn quá hóa giận, bảo:
“A nương khác, con khác. Không được cãi lời!”
A cha rất nghe lời a nương nói, tất nhiên cũng về phe bà, chia rẽ huynh muội ta.
Những ngày đầu tiên chia phòng ngủ, ta mất ăn mất ngủ, vô cùng rầu rĩ. Nhưng rồi cũng quen.
Tháng tám năm đó, đương kim hoàng đế tuần du Giang Nam, có ghé qua Thẩm phủ thăm hỏi phụ mẫu ta.
Cũng vì vậy, ta gặp được Hán vương Chu Cao Hú.
Ngày đầu tiên quen biết Chu Cao Hú, ta chạy về ríu rít kể cho a ca nghe. Lúc ấy a ca đang luyện chữ, chỉ lẳng lặng nghe, không nói gì cả. Ta kể xong, nhìn lại, chỉ thấy a ca đang viết dở chữ gì đó, nhưng đặt bút mãi không nhấc lên, mực nhòe trên giấy Tuyên, loang thành một mảng lớn, chẳng nhìn ra chữ gì nữa.
Ta hỏi:
“A ca đang viết gì vậy?”
A ca lắc đầu, chỉ cười không nói.
Đầu xuân năm ấy, ta vừa tròn mười bảy tuổi, gả cho Hán vương Chu Cao Hú làm Hán vương phi.
Ngày rời Cô Tô, trời đổ mưa phùn. Ta bước lên thuyền, chiếc thuyền dần dần rời bến. Quay đầu nhìn lại, chỉ thấy a ca che ô đứng bên bờ sông, bóng hình nhòe trong màn mưa bụi mờ ảo.
Nước mắt ta ướt đẫm hai mắt.
Thuyền xuôi theo dòng kênh Đại Vận Hà, đưa ta mỗi lúc một rời xa sông nước Giang Nam, rời xa phụ mẫu, rời xa a ca.
Từ khi bệ hạ đăng cơ, đã dời đô về Bắc Bình. Phương Bắc thời tiết rất khô, ít khi có mưa. Mỗi lần trời đổ mưa, ta đều rất vui mừng, ngỡ như trở về cố hương.
Nhiều năm sau, ta con cái đề huề, hưởng tận thiên luân, a ca vẫn chưa thành thân. Có lần về thăm Cô Tô, ta hỏi:
“A ca vẫn chưa tìm được người vừa ý hay sao? Chẳng lẽ huynh định cô độc cả đời, không muốn tìm kiếm hạnh phúc cho mình ư?”
Năm đó, a ca đã ngoài ba mươi, mặt vẫn đẹp như quan ngọc, nho nhã lễ độ, quân tử khiêm khiêm. Nhiều tiểu thư trong Tô thành ái mộ đã lâu, có lòng chờ đợi. Nhưng họ vẫn không chờ được, cuối cùng đành gả cho người khác, chỉ sợ lỡ tuổi xuân thì.
Bấy giờ, nghe ta hỏi vậy, a ca chỉ xoa đầu ta, mỉm cười nói:
“Chỉ cần A Bích hạnh phúc, a ca đã thấy hạnh phúc rồi.”
Nhưng rốt cuộc, ta vẫn không được hạnh phúc cả đời. Chu Cao Hú cũng rất tốt với ta, nhưng dã tâm hắn quá lớn.
Năm ấy, còn nhớ khi ta muốn gả cho Chu Cao Hú, a cha đã nói:
“Hán vương không phải không tốt, nhưng tham vọng cao, dã tâm lớn. Con gả cho hắn, khó được bình an cả đời.”
Thuở niên thiếu chỉ nghĩ đến tình ái, nào nghe vào mấy lời khuyên răn của phụ mẫu. Ta cứ thế bướng bỉnh gả cho hắn, theo hắn tới kinh thành.
Sau đó, Chu Cao Hú tạo phản, phát động Cao Hú chi loạn, cuối cùng bị cháu trai mình giết chết.
Hắn muốn học theo cha mình, nhưng lại quên rằng, ngàn năm chỉ có một Chu Lệ. Không phải ai cũng có thể trở thành Vĩnh Lạc đế.
Hôm đó, ta đang ngồi trong ngục tối, chợt nghe tiếng cửa thiên lao nặng nề mở ra. Ánh sáng tràn vào, ta nhất thời không thích ứng được, phải nhắm mắt lại một lúc lâu.
Khi ta mở mắt ra, bỗng chợt trông thấy a ca.
A ca ôm lấy ta, mỉm cười xoa đầu ta, nói:
“A Bích, chúng ta về nhà thôi.”
Bấy giờ, ta không còn là đứa trẻ bảy tuổi năm xưa, lại vẫn bật khóc.
– —-
(1) A ca: ca ca, anh trai trong tiếng Ngô. Tiếng Ngô thường thêm chữ “a” trước danh xưng gọi người.
(2) Châu liên bích hợp: Hạt châu liền thành chuỗi, ngọc bích hợp thành đôi. Nghĩa bóng: Bạn tốt tụ họp với nhau, hay là trai gái tốt lành kết hợp. Thường dùng làm câu chúc tụng tân hôn. § Cũng viết “bích hợp châu liên” 璧合珠連, “liên châu hợp bích” 連珠合璧
@Tác giả: Một chương toàn a ca, a cha với a nương, các bạn cố gắng phân biệt. ( ̄▽ ̄)