Mỗi Chàng Một Nàng

Chương 22- End


Đọc truyện Mỗi Chàng Một Nàng – Chương 22- End

Chương 21
Cách đây 11 năm – khi chuyến đi của chúng tôi đến Comune di Diano San Pietro diễn ra – khi đó tôi đã 26 tuổi, và chồng tương lai, Benjamin, cũng đã đi gần hết tuổi 32, có lẽ chúng tôi đã đủ già dặn để biết mình muốn gì – một đám cưới nho nhỏ. Và dĩ nhiên không phải ở Vegas, trung tâm tổ chức đám cưới của thế giới.
Chuyện thật thứ ba: Giống cô dâu chú rể trong truyện ngắn Mỗi chàng một nàng, Benjamin và tôi quyết định tổ chức đám cưới bí mật ở Ý – không phải vì bố mẹ hai bên chống đối (như Mark và Holly), mà vì:
a) Ý nghĩ tìm kiếm một bộ áo cưới khiến tôi bị nổi mề đay (Benjamin chính là người tìm ra bộ váy cưới cuối cùng tôi đã chịu mặc, một bộ đầm cưới Bill Blass đăng-ten trắng chấm bi với những đường sọc màu đen cao trên gối).
b) Trong khi gia đình hai bên đang tìm hiểu nhau, suy nghĩ đến cảnh tất thảy mọi người đều tụ tập trong một căn phòng khiến hai đứa nhụt chí anh hùng. Cả hai đứa tôi đều xuất thân từ hai gia đình đông đúc, và cả hai đứa đều là người Ai-len gốc Ý hay người Ai-len gốc Hungari, thế nên, khả năng có một cuộc xô xát tay chân xảy ra là điều hoàn toàn có thể.
c) Benjamin, như Cal, anh hùng của Mỗi chàng một nàng (Chuyện thật thứ tư) có vài quan điểm khá tiêu cực trong hôn nhân, và thường thề thốt sẽ không bao giờ kết hôn lần nữa. Vì tôi hoàn toàn ủng hộ hôn nhân – đám cưới thì không – và chuyện này đã gây bế tắc trong mối quan hệ của chúng tôi… trong một ngày. Chúng tôi sắp dịu trận tranh cãi thì một người bạn người Đức tên Ingo nói rằng, nếu cậu ấy kết hôn, cậu ấy sẽ chọn nước Ý, vì đó là đất nước xinh đẹp nhất thế giới. Điều gì đó đã hấp dẫn Benjamin. Và việc tiếp theo tôi biết, chúng tôi đã hoàn tất đơn tại lãnh sự Ý ở Manhattan.
Bỏ trốn đến Ý dường như là giải pháp lý tưởng cho tất cả những vấn đề chúng tôi gặp phải… nếu tính quan liêu của chính quyền Ý không gây cản trở.
Câu hỏi của ông thị trưởng về Las Vegas khiến chúng tôi cười gượng một cách lo lắng… cho đến khi chúng tôi nhận ra ông ấy không đùa. Việc tổ chức kết hôn cho người Mỹ rõ ràng là việc Comune di Diana San Pietro chưa quen làm – thật ra, họ CHƯA BAO GIỜ giải quyết vấn đề như thế
Và họ chẳng hề hăng hái làm một trường hợp ngoại lệ vì chúng tôi.
Tôi không muốn nhận xét một cách chủ quan. Nhưng thật ra, họ chỉ lo sợ việc này có thể lấn át thời gian nghỉ trưa của họ mà thôi. Chẳng phải sao?
Trong khi chúng tôi đứng sau rào chắn ngăn cách với máy đánh chữ của ông thư kí, người bạn Ingo cố gắng giải thích lần nữa, bằng thứ tiếng Ý trôi trảy, rằng lí do Benjamin và tôi không thể kết hôn ở Las Vegas như những người Mỹ bình thường khác đơn giản chỉ vì chúng tôi không phải là những người Mỹ bình thường. Rằng cả cô dâu và chú rể đều là những người cực kì lãng mạn – thật ra, tôi là một fan (vào lúc đó, tôi vẫn chưa viết sách) của các tiểu thuyết lãng mạn, trong khi Benjamin là một thi sĩ đã được xuất bản thơ – và rằng chúng tôi đã có quyết định từ rất lâu, nếu chúng tôi kết hôn, đám cưới sẽ được diễn ra tại đất nước lãng mạn nhất thế giới, nước Ý.
Tôi đứng đó nín thở nghe, chờ đợi xem lời giải thích của Ingo có hiệu quả hay không. Dĩ nhiên vẫn chưa phải chuyện TỆ NHẤT nếu chúng tôi không về nhà với một đám cưới đã được tổ chức tại châu u. Cả Benjamin và tôi đều không tiết lộ kế hoạch kết hôn này cho bất cứ ai trừ bốn nhân chứng không quan hệ với nhau ở New York. Chúng tôi lên kế hoạch sẽ trở về Mỹ với tư cách là hai vợ chồng, đám cưới của chúng tôi sẽ là việc đã rồi, một sự thật mà hai gia đình yêu quí sẽ phải chấp nhận… Chúng tôi không còn trách nhiệm đi chọn đồ sứ hay áo đầm cô dâu. Lúc nào chúng tôi cũng có thể, tôi nghĩ vậy, làm chúng vào lúc nào đó…
Nhưng sẽ không phải ở Ý. Là một sinh viên tốt nghiệp nghèo khó (Benjamin) và một trợ lí hành chính (tôi), chúng tôi đã nướng tất cả tiền tiết kiệm vào chuyến đi này. Chúng tôi sẽ không thể trở về châu u một khoảng thời gian sau đó.
Thật may mắn, tôi có thể trông thấy đầu tiên là ông thư kí, sau đó đến ông thị trưởng, dường như bị thuyết phục trước lời giải thích hợp tình hợp lí của Ingo (một điều kì diệu, vì cậu ấy vẫn còn choáng váng sau khi cùng chúng tôi nốc hết số rượu prosecco đó tại căn nhà thuê lại đêm qua – Chuyện thật thứ năm). Cuối cùng, thở dài một cách ngao ngán, ông thị trưởng đặt miếng sandwich xuống và giải thích rằng ông ấy tổ chức hôn lễ cho chúng tôi, nếu:
a) Chúng tôi phải tìm kiếm một phiên dịch, được Comune thông qua, người có thể truyền đạt chính xác chúng tôi đang đồng ý chuyện gì khi nói “si”.
b) Chúng tôi phải “quyên” tiền cho “Quỹ trẻ em”.
c) Chúng tôi phải có thêm một giấy tờ khác, giấy certificatos di cittadinanza[58] từ Tổng Lãnh sự quán Hoa Kì ở Milan.
Vì điều kiện cuối cùng đòi hỏi chúng tôi phải có chuyến đi tám tiếng cả đi lẫn về, Milano cách Diano San Pietro 500 cây số – chúng tôi đã phản đối dữ dội, một mực cho rằng Lãnh sự Ý ở New York đã không hề nói gì về lá đơn thứ hai này.
Nhưng ông thị trưởng vẫn tỏ ra cương quyết. Rõ ràng ông ấy nghĩ chúng tôi sẽ bỏ cuộc nếu phải mất một ngày đi đường như thế. Có người bình thường nào chịu dành cả ngày trời trong chuyến du lịch đến Ý để lái xe đến Milan rồi về lại hay không? Chuyện này sẽ giúp Comune di Diana San Pietro rãnh rỗi để làm những gì nó thường làm khi không phải tổ chức hôn lễ cho người Mỹ… mà dường như, theo tôi thấy, công việc của nó cũng chẳng là bao.
Cuối cùng, khi đã hết hi vọng, chúng tôi đồng ý làm tất cả những gì họ yêu cầu, ông thư kí, trông có vẻ rất trịnh trọng, cuộn một tờ giấy vào máy đánh chữ và bắt đầu gõ thư yêu cầu được cấp certificato di matrimonio[59] cho chúng tôi.
“Vậy khi nào”, ông ấy hỏi, “hai người định kết hôn?”.
Chúng tôi trả lời ngắn gọn, “Ngày Một tháng Tư”.
Ông thư kí bắt đầu đánh máy, rồi đột ng dừng lại, nhướng mắt nhìn chúng tôi qua gọng kính, rồi nói, “Đây là một chuyện đùa. Hai người – sao lại dám? – đùa chúng tôi, si?”
Tôi lắc đầu. Benjamin có ý tưởng kết hôn ở Ý. Còn tôi có ý tưởng tổ chức vào ngày Cá tháng Tư, để mỉa mai quan điểm của Benjamin khi cho rằng chỉ có những kẻ ngốc mới kết hôn sớm như vậy.
Phải công nhận rằng còn một khía cạnh hết sức thú vị khác, đó là sau khi chúng tôi đánh điện về nhà, bố mẹ sẽ không thể nào xác định được, cho đến lúc chúng tôi về đến nhà, rằng chúng tôi đã thực sự kết hôn, hay đó chẳng qua chỉ là một trò đùa.

Ừm, ở độ tuổi 26 như tôi, đùa như vậy thật là khó tha thứ.
“Hai người không đùa”, ông thư kí nói. Ông ấy nhìn xuống bàn phím, cố gắng nhịn cười.
Ông thị trưởng nhìn chúng tôi một cách hoài nghi, rồi tiếp tục rao giảng với chúng tôi rằng, ở Ý, người ta rất xem trọng hôn nhân, không như những người Mỹ.
Rồi ông cầm miếng bánh sandwich lên và công bố rằng ông ấy chỉ có thể tổ chức hôn lễ cho chúng tôi lúc 9 giờ sáng ngày Một tháng Tư, vì ông ấy phải làm trọng tài cho đội bóng nam Diano San Pietro vào lúc 10 giờ (Chuyện thật thứ sáu).
Chúng tôi đoan chắc với ông rằng sẽ nhanh chóng có mặt tại tòa thị chính vào lúc 9 giờ. Nhìn ông như thể đang nghĩ ngợi, Hừm. Được thôi. Ông thư kí, vẫn đánh máy đều đặn, tiếp tục cười một mình. Rõ ràng cả hai người đều không tin sáng ngày Một tháng Tư sẽ trông thấy chúng tôi.
Nhưng đáng buồn là, Comune di Diano San Pietro đã đánh giá quá thấp trí nhớ dai của một cặp đôi người Mỹ đang yêu.
Chúng tôi chỉ nhận hai vé phạt do chạy quá tốc độ trên đường đến Milano lúc 5 giờ sáng ngày
Chuyện thật thứ bảy: Thời gian ngồi đợi tại văn phòng Tổng Lãnh sự hóa ra còn dài hơn thời gian đi xe nữa.
Chuyện thật thứ tám: Khi chúng tôi ngồi chờ lấy certificatos, chúng tôi lắng nghe một phụ nữ trẻ người Mỹ đang cố gắng thuyết phục anh trai mình đồng ý cho cô ấy lấy Paolo, một thợ máy ô tô người Ý cô ấy vừa gặp tuần trước, đang ngồi trầm tư bên cạnh cô, rõ ràng chẳng hiểu một từ tiếng Anh nào. Cô ấy vẫn tiếp tục thuyết phục khi chúng tôi rời đi, bốn tiếng sau đó.
Chuyện thật thứ chín: Chúng tôi thật sự có ghé nhà hàng Amici Amore, và toa-lét đúng là một cái lỗ với hai dấu chân hai bên.
May mắn là, chúng tôi chỉ nhận một vé phạt vượt tốc độ trên đường trở về Diano San Pietro.
Chuyện thật thứ mười: CD duy nhất được mở trong xe suốt chuyến đi tám tiếng là đĩa tổng hợp những bài hát của Queen. “Fat-Bottomed Girls” đúng là bài hát chủ đề trong đám cưới của chúng tôi.
Phiên dịch viên còn dễ kiếm hơn cả certificatos nữa. Tin tức về lễ kết hôn sắp diễn ra giữa hai người Mỹ lan nhanh như đám cháy trong rừng.
Chuyện thật thứ mười một: Bà lão 80 tuổi, người cho chúng tôi thuê căn nhà hai tầng xinh xắn nằm trên ngọn đồi nhìn ra biển, nằng nặc đòi xuống Comune để mắng ông thị trưởng giùm chúng tôi, để đoan chắc với ông ấy rằng hai đứa tôi thật lòng nghiêm túc, và ông ta không nên mặc đồ trọng tài khi tổ chức hôn lễ cho hai đứa.
Cảm động trước nghĩa khí này, tôi đề nghị bà ấy làm phụ dâu.
Trong khi đó, một người Đức sống trong pensione[60] cách đó vài căn nhà đến làm quen và nói rằng anh ta rất vui nếu được phiên dịch cho chúng tôi – tiếng Ý của anh ta thật hoàn mĩ, và anh ta cũng làm nghề thông dịch.
Một người mẹ của một cậu bé hàng xóm khác – người tình nguyện đều đặn lái xe máy vào thị trấn mỗi sáng để mua bánh mì cho chúng tôi (Chuyện thật thứ mười hai) – nằng nặc đòi làm phó nháy cho đám cưới, cô cho rằng bố mẹ hai bên sẽ nổi giận đùng đùng nếu chúng tôi không chụp vài tấm kỉ niệm cho ngày trọng đại này.
Vào đêm trước khi đám cưới diễn ra, một vài đứa trẻ trong ngôi làng đến nhà chúng tôi trang trí cổng trước bằng hoa tươi và treo hai đôi vớ ngủ trên một cây sắt nhọn, một tập tục lâu đời của người Ý giúp cuộc sống lứa đôi được viên mãn (Chuyện thật thứ mười ba). Họ còn tặng tôi một vòng hoa tuyệt đẹp để đội lên đầu… những bông hoa tỏi, tôi phát hiện ra sau khi đội nó lên (Chuyện thật thứ mười bốn). Tuy chỉ là suy nghĩ nhưng vẫn được tính nhé.
Những đứa trẻ này đúng 7 giờ sáng vào ngày đám cưới, đã gõ cửa nhà tôi. Vì tôi đã mặc đồ xong, nên ra mở cửa. Hai đứa bé đáng yêu ngước lên nhìn tôi và giải thích bằng tiếng Anh tiếng được tiếng mất, đôi mắt to của chúng lộ rõ sự xúc động, chúng nói rằng chúng rất tiếc, vì ông thị trưởng nhận được điện thoại thông báo rằng trận bóng sẽ được dời lên sớm một tiếng, nghĩa là hôm nay sẽ chẳng có đám cưới nào cả.
Thở hổn hển vì quá hoang mang, tôi nắm chặt váy cưới trước ngực, mắt ngấn lệ.
Rồi hai đứa nhỏ bật cười khúc khích và ré lên, “Cá tháng Tư!”.
Tôi buông thõng tay xuống khỏi ngực và đề nghị chúng cũng chọc Benjamin y như thế, người đã hành động còn thỏa mãn chúng hơn tôi, vì anh liên tục chửi thề, khiến bọn trẻ vô cùng thích thú.
Một tiếng rưỡi sau đó, đám cưới diễn ra, gồm có bà chủ nhà, anh thông dịch, vợ và con gái anh ấy, tay phó nháy tự bổ nhiệm, chồng và con trai bà ấy, Ingo và hai người bạn đến từ Bonn, Benjamin, tôi, một nhóm trẻ em làng đủ lứa tuổi và cả những chú chó của chúng đều đến Sala Consiliare[61]> của Comune di Diano San Pietro.
Tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi thấy chúng tôi xuất hiện, ông thị trưởng nhanh chóng thay bộ đồ thể thao bằng áo vét đen, thắt nơ, và áo thụng của thị trưởng (Chuyện thật thứ mười lăm).

Lễ cưới diễn ra một cách trang nghiêm và lộng lẫy hơn chúng tôi mong đợi. Ingo, chàng phù rể, đã tặng cho tôi một bó hoa cưới và “cô” dâu phụ một chùm hoa cài ngực trước khi buổi lễ diễn ra. Sau đó bà Frau Schumacher và Ingo cùng làm chứng khi chúng tôi đọc Diano San Pietro registro degli atti di matrimoni[62].
Theo thông dịch viên, Benjamin và tôi đã hứa, cùng với những điều khác, rằng chúng tôi sẽ luôn chung sống bên nhau và cùng nuôi dạy con cái ăn học thành tài. Không lễ cưới nào chúng tôi tham dự lại ngọt ngào – và thực tế – như lễ cưới theo kiểu Ý của chúng tôi.
Sau khi đeo nhẫn và hôn nhau, thị trưởng tuyên bố chúng tôi chính thức là vợ chồng, mọi người cùng nhau vỗ tay hoan hô chúc mừng. Ông thị trưởng đề nghị được chụp hình với cô dâu chú rể, và ông thư kí đề nghị chúng tôi tặng một trăm ngàn lia cho Quĩ trẻ em của Comune di Diano San Pietro. Khi đưa cho ông thư kí số tiền, chồng tôi đã viết, “Chẳng phải đây là điều tốt khi chúng tôi không quyết định tổ chức hôn lễ ở Las Vegas như những người Mỹ bình thường khác sao?”.
Sau đó chúng tôi băng qua đường đến bưu điện để đánh điện về nhà, và tận hưởng tiệc nửa buổi tại một nhà hàng đã đồng ý mở cửa sớm vì chúng tôi.
Tại bữa tiệc này chúng tôi đã khám phá ra Chuyện thật thứ mười sáu: Bà chủ nhà của chúng tôi đã từng làm việc cho S.S., và có một người con trai đang ngồi tù vì tội trộm cắp các nhà hàng xóm xung quanh. Đúng vậy, bà mẹ theo phát xít của một tay tội phạm đã làm “cô” dâu phụ cho chúng tôi. Và bà ấy rất tuyệt vời! Làm sao tôi có thể phát hiện ra được?
“Mỗi chàng một nàng” kết thúc bằng những bức thư được gửi từ hai bên gia đình của c và chú rể, bày tỏ sự háo hức muốn tổ chức tiệc cho cặp đôi trẻ tuổi mà ngay từ đầu họ đã quyết liệt phản đối.
Chuyện thật thứ mười bảy: Trong thực tế, phản ứng của bố mẹ tôi cũng không khác mấy. Đầu tiên là tỏ ra bối rối vì không biết đó có phải trò đùa Cá tháng Tư hay không, sau đó họ nhanh chóng tin rằng lễ cưới này có thật, và lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới cho chúng tôi tại khoảng sân sau tại nhà mẹ tôi ở Indiana.
Tuy nhiên, buổi sáng lúc diễn ra bữa tiệc, một cơn lốc xoáy đã quét qua thị trấn, thổi bay mái nhà của nhà thờ gần đó, trời bắt đầu trở lạnh và sân nhà vương vãi đầy lá cây và cành cây, vì thế các khách mời, trong đó có tôi, phải mặc áo ấm và bước qua bãi dương xỉ để đến thùng bia ướp lạnh.
Nhưng, do tôi đã từ bỏ mong muốn đám cưới mình được diễn ra suôn sẻ, nên chí ít tôi cũng chẳng thấy ngạc nhiên gì.
Tuy nhiên, gần 12 năm sau, tôi vẫn không ước đám cưới ngày xưa của mình thay đổi – mặc dù bây giờ tôi nghĩ rằng, sẽ vui hơn nếu tổ chức đám cưới tại Castelfidardo… có một điều thú vị tại trung tâm sản xuất đàn xếp của thế giới – một chi tiết đã mang lại làn gió hài hước nhẹ nhàng cho câu chuyện Mỗi chàng một nàng này.
Thế nên tôi thấy rất vui, ít ra đối với cuốn sách này, khi có ai đó hỏi tôi đã lấy cảm hứng từ đâu, ít nhất tôi đã có câu trả lời rõ ràng.
Tuy nhiên, có một chi tiết trong cuốn sách mà tôi cần khẳng định nó KHÔNG hề giống với sự thật:
Hư cấu thứ tư: Không giống vài người bạn cùng du lịch với tôi, tôi biết mình không nên gọi món hàu.
[1] Bữa tiệc rượu – ND.
[2] Spring Break: Kì nghỉ thường kéo dài một tuần, trong những tháng mùa xuân của năm học – ND.
[3] Nhân vật chínhhấp bé, trong tác phẩm Chúa tể Những Chiếc Nhẫn – ND.
[4] Tên cuốn sách Cal Langdon đã viết, về tình hình dầu mỏ ở Ả rập Saudi, có nghĩa là “Bờ biển sạch”. Trong từ điển tiếng lóng, từ “sand” cũng ám chỉ đến người Ả rập, hay người da đen nói chung – ND.
[5] Tên chuỗi truyện tranh của Jane đăng trên báo, về một chú mèo, lấy theo hình ảnh chú mèo Dude mà Jane đang nuôi – ND.
[6] Một kênh tin tức 24h trên truyền hình cáp, chủ yếu nói về thành phố New York – ND.
[7] Viết tắt của Federal Aviation Administration: Cơ quan quản lí hàng không liên bang Mỹ – ND.
[8] Một sự kiện thể thao hàng năm mang tính thương mại được tổ chức bởi ESPN (Entertainment and Sports Programming Network: kênh truyền hình chuyên về thể thao) của Mỹ, tập trung vào các môn thể thao hành động – ND.
[9] Các trận đấu thể thao mùa đông của bang California – ND.
[10] Insalata caprese (tiếng Ý): món salad đơn giản của vùng Campania nước Ý, làm từ phó mát sữa bò, cà chua, húng quế, trộn chung với muối và một ít dầu ô-liu – ND.

[11] Viết tắt của Personal Digital Assistant: Thiết bị kĩ thuật số hỗ trợ cá nhân, vẫn được gọi là PDA, là thiết bị cầm tay được thiết kế như một cuốn sổ tay cá nhân, thường có đồng hồ, sổ lịch, sổ địa chỉ, danh sách việc cần làm, sổ ghi nhớ và máy tính bỏ túi – ND.
[12] Nhà văn đồng thời là nhà viết kịch sân khấu, nhà viết tiểu luận, viết kịch bản phim, nhà hoạt động chính trị người Mỹ – ND.
[13] Một tác phẩm đã được làm phim do Mandy Moore đóng vai nữ chính, có những tên gọi như: Bước ngoặt đáng nhớ, Ngã rẽ cuộc đời, Nhớ về một tình yêu – ND.
[14] Phương pháp thể dục kết hợp một chuỗi những hoạt động có kiểm soát nhằm tăng cường sức khỏe và cơ bắp – ND.
[15] Tschuss (tiếng Đức): Tạm biệt – ND.
[16] Dòng xe thông minh tiết kiệm năng lượng, kiểu dáng nhỏ gọn – ND.
[17] Benvenuto (tiếng Ý): Vui vẻ mà nhận lấy (Mark muốn ám chỉ Cal hãy vui vẻ đọc email Mark gửi) – ND.
[18] Ciao (tiếng Ý): chào – ND.
[19] Amore (tiếng Ý): Yêu – ND.
[20] Anna Mary Robertson Moses (1860 – 1961), thường được gọi là Ngoại Moses (Grandma Moses), một họa sĩ tên tuổi của Mỹ – ND.
[21] Con tàu lịch sử chở những người Pilgrim (người hành hương, có nguồn gốc từ A đến Mỹ, những người đặt nền móng cho nền tự do tôn giáo ở Mỹ – ND.
[22] Một chương trình truyền hình thực tế ở Mỹ, nói về tay rock nặng Ozzy Osbournes và gia đình – ND.
[23] Tên một dòng sản phẩm của Coca-Cola, người ta thường hiểu nó là thức uống dành cho những người ăn kiêng nhưng thích uống nước ngọt – ND.
[24] Un verre de vin blanc pour moi et pour mon amie (tiếng Pháp): Một ly rượu vang trắng cho tôi và người bạn của tôi – ND.
[25] Frizzante (tiếng Ý): Rượu sâm-panh của Ý – ND.
[26] Si (tiếng Ý): Vâng – ND.
[27] Oui (tiếng Pháp): Vâng – ND.
[28] Cấu trúc có dạng đáy của một nửa đường ống, thường dùng cho những môn ngoạn mục như trượt băng, lướt ván tuyết – ND.
[29] Một ống tròn như ống nước khổng lồ, có chức năng như halfpipe – ND.
[30] Prosecco (tiếng Ý): Một loại sâm-panh của Ý giống Frizzante, nhưng nặng hơn một chút – ND.
[31] Phố Tàu ở Mỹ, nơi có nhiều Hoa kiều sinh sống – ND.
[32] Một loại hóa chất kích thích hệ thần kinh, có khả năng gây nghiện – ND.
[33] Terrazza (tiếng Ý): sân thượng – ND.
[34] Phim truyền hình dài tập về y khoa – ND.
[35] Buona sera (tiếng Ý): Chúc ngủ ngon – ND.
[36] Non (tiếng Ý): Không – ND.
[37] Ufficio di Secretario (tiếng Ý): văn phòng thư ký – ND.
[38] Mañana (tiếng Tây Ban Nha): Chào buổi sáng – ND.

[39] Viết tắt là PMS (Premenstrual syndrome): Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra những thay đổi tâm sinh lí ở phụ nữ trước giai đoạn hành kinh, khiến họ luôn gắt gỏng và khó chịu – ND.
[40] Strada principale (tiếng Ý): đường cao tốc – ND.
[41] Lời bài hát “Fat-bottomed girls” của Queen: Những cô gái mông căng tròn, họ khiến thế giới đảo điên vì mình – ND.
[42] International Time – ND.
[43] Là 7 ngọn đồi phía Đông sông Tiber, là 7 lá chắn tự nhiên của Rome cổ đại – ND.
[44] Là những bậc thang nối 2 địa điểm Piazza de Spagna và Piazza Trinità dei Monti ở Rome, Ý, phía trên bậc thang là nhà thờ Trinità dei Monti. Đây là cầu thang rộng nhất châu u – ND.
[45] Prefettura (tiếng Ý): Quận – ND.
[46] Atto Notorio (tiếng Ý): Bản khai có tuyên thệ – ND.
[47] Một kiểu chơi bài. Khi chơi, bộ bài được chia làm hai phần bằng nhau, mỗi người giữ một phần cầm úp xuống, và lần lượt lật ngửa lá bài đi từ trên xuống, nếu ai có lá bài cao hơn sẽ thắng, những lá bài chiến thắng được xếp xuống dưới đáy của xấp bài đang cầm – ND.
[48] Ám chỉ tình huống khi hai bên đều rút ra hai con bằng nhau. Khi đó, mỗi bên sẽ úp xuống 3 con bài, và rút ngẫu nhiên 1 con mỗi bên, bên nào có con lớn hơn sẽ chiến thắng hết số bài trên bàn. Nếu hai bên vẫn tình cờ lật ra hai con giống nhau, họ lại War tiếp, và tiếp tục úp xuống 3 lá bài nữa, cứ như vậy cho đến khi một bên lật ra con lớn hơn và thắng hết tất cả số bài trên bàn – ND.
[49] Commune di Castelfidardo (tiếng Ý): làng Castelfidardo – ND.
[50] Municipale (Tiếng Ý): tòa nhà Ủy ban – ND.
[51] Io diacharo che sono uniti in matrimonio (tiếng Ý): Tôi chính thức tuyên bố họ là vợ chồng – ND.
[52] Champagne Brunch là một bữa tiệc thịnh soạn với sự kết hợp hoàn hảo của nhiều món ngon và nhiều loại thức uống – ND.
[53] Viết tắt của Major League Baseball (Giải bóng chày nhà nghề Mỹ) – ND
[54] Thuốc chống trầm cảm – ND.
[55] Führer (tiếng Đức): Quốc trưởng (ám chỉ Adolf Hitler) – ND.
[56] S.S.: viết tắt của Schutzstaffel (có nghĩa “đội cận vệ”) là tổ chức vũ trang của Đảng Đức Qu
c xã – ND.
[57] Xin chúc m
ng – ND.
[58] Certificatos di cittadinanza (tiếng Ý): Giấy chứng nhận quyền công dân – ND.
[59] Certificato di matrimonio (tiếng Ý): Giấy chứng nhận kết hôn – ND.
[60] Pensione (tiếng Ý): nhà tẹo (nhà nghỉ, phòng ngủ rẻ tiền) – ND.
[61] Sala Consiliare (tiếng Ý): phòng kết hôn.
[62] Dian
o San Pietro registro degli atti di matrimoni (tiếng Ý): Đơn đăng kí xin giấy xác nhận kết hôn tại Diano San Pietro – ND.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.