Minh Cung Truyện

Chương 76: Hai năm chắp bút - Lý giải tên một số nhân vật


Đọc truyện Minh Cung Truyện – Chương 76: Hai năm chắp bút – Lý giải tên một số nhân vật

Minh Cung Truyện là một trong số rất ít tiểu thuyết mình viết quá được chương 50. Trước đây mình có rất nhiều ý tưởng, song nhiều nhất chỉ kéo được đến chương 46 là kịch. Có thể nói Minh Cung Truyện, dù hay hay dở, nó cũng là một nỗ lực rất lớn của mình, sẽ là một tác phẩm mà cả đời mình sẽ không thể quên. 

Mình đã dự tính từ tháng 6 năm ngoái rằng tháng 4 năm nay bộ truyện sẽ hoàn thành, tuy nhiên do mình quá nghiện game, cho nên bỏ bê truyện hơi bị lâu một chút. Độ này thi học kỳ xong rồi, mình trở lại với tiểu thuyết đây. Sự thật là trong đúng 2 ngày, mình viết được xong hai chương 73, 74 và hôm nay đã chớm sang chương 75. Đây quả là một chuyện trước nay mình chưa từng làm, cũng không nghĩ mình đủ kiên nhẫn viết nhiều đến thế.

Nhiều khi mình đọc lại, mình tự thấy Minh Cung Truyện cũng không hẳn là tiểu thuyết cung đấu. Nó thiên nhiều về tình cảm nam nữ, tình thương giữa người với người nhiều hơn. Cá nhân mình tự đánh giá, mình không phải người thông minh, hiểu biết cũng không rộng. Những gì mình viết, những mưu kế trong tiểu thuyết, mình tin không ít người đoán được. Thế nhưng cái mình muốn truyền tải ở tiểu thuyết này là sự lương thiện trong mỗi con người. Con người ta sinh ra, ai cũng có bản chất thiện lương, và trong bất cứ hoàn cảnh, môi trường nào, con người cũng nên giữ vững cái thiên lương ấy. Có thể nhiều người thấy Minh Cung Truyện là một tác phẩm không hấp dẫn, mạch truyện cũng không nhanh, tuy nhiên ở tiểu thuyết này, mình thực sự không đề cao tính chất cung đấu, mà đề cao tính chất nhân đạo nhiều hơn. Và mình tin đây là yếu tố mà bất cứ cuốn tiểu thuyết nào cũng cần có, và với Minh Cung Truyện, mình muốn yếu tố này vượt xa so với yếu tố cung đấu.

So với những ngày đầu tiên viết truyện, người đọc Minh Cung Truyện cũng nhiều hơn. Trong địa vị của một tác giả, mình thật sự rất vui vì điều đó mặc dù cũng không ít người ban đầu đọc sau đó không hài lòng, thậm chí bỏ giữa chừng câu chuyện. Mình có buồn nhưng không trách, bởi lẽ mình cũng tự biết Minh Cung Truyện có nhiều thiếu sót do tài văn chương của mình cũng không hề xuất chúng gì cả, và cách xây dựng cốt truyện còn nhiều điều cũng chưa hợp lý. Tuy nhiên mình vẫn muốn cảm ơn độc giả, những ai dành tình cảm cho tiểu thuyết này suốt những tháng ngày qua. Nhiều lần mình đã muốn bỏ, nhưng đọc lại những lời bình luận mọi người để lại, mình luôn có động lực rất lớn để viết tiếp tác phẩm dài hơi này.

Có thể bạn chưa biết:

1. Hôm nay là kỷ niệm ngày đầu tiên Minh Cung Truyện bắt đầu được viết. Ngày này hai năm trước, trong quyển vở dày 120 trang, mình bắt đầu viết những trang đầu tiên của Minh Cung Truyện sau đó đánh máy. Dự tính rằng tháng 4/2019 sẽ hoàn thành, tuy nhiên do quá ham mê game mà mình chưa thể hoàn thành như ý nguyện. Nhân tiện xì-poi một chút về chương cuối cùng mình viết gần đây. Truyện mình sẽ từ từ đăng lên, mong các bạn sẽ luôn chờ đợi.

– Đọc nhiều truyện hơn tại website ngontinhplus.com –

2. Cái chết của Nhạc Hy


Không ít comment ở chương 69 muốn Nhạc Hy hồi sinh sau khi rơi xuống vực núi Đông Nhạc. Mình thì không muốn ả hồi sinh lắm, nhưng cũng sẽ suy xét lời mọi người vậy. Nói về Nhạc Hy, hôm nay mình có một thông tin không liên quan lắm muốn kể. Chuyện là mình bị nghiện game Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends – LoL), ở trong game này thì có một vị tướng nữ rất là xinh có tên là Sona. Mình biết chơi LMHT sau khi đã viết Minh Cung Truyện một thời gian rất dài. Sau đấy vô tình mình biết tướng nữ này, và cảm thấy nàng ấy có nhiều điểm tương đồng với Nhạc Hy. 

Sona trong LMHT có biệt danh là Đại Cầm Nữ, bậc thầy của đàn etwaht, người có thể đàn ra những giai điệu du dương, lay động lòng người, khiến kẻ địch ủ rũ, khiến đồng minh nhờ tiếng đàn mà như thể được tăng thêm sức mạnh. Không may mắn, Sona bị câm từ nhỏ, nhưng cô có thể được những người bạn đồng hành thấu hiểu nhờ tiếng đàn tuyệt diệu của mình. Lúc biết đến Sona, mình tìm thấy được một sự tương đồng với nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết mình viết, do đó đối với Sona, mình luôn có một cảm giác yêu thích đến lạ kỳ

– Đọc nhiều truyện hơn tại website ngontinhplus.com –

– Đọc nhiều truyện hơn tại website ngontinhplus.com –

Thời gian trước khi vào lớp 12, mình sẽ cố gắng hoàn thành tiểu thuyết Minh Cung Truyện, sau đó hướng tới một trong hai bộ truyện nữa:

– Đại Cầm Nữ (Tiểu thuyết dự tính lấy bối cảnh cổ trang Trung Quốc, thế nhưng được lấy cảm hứng từ Sona mà mình nói trên)

– Tình này giờ đã thành hồi ức (Phần trước của Minh Cung Truyện)

Hiện tại Minh Cung Truyện đang viết đến Phần 9, Chương 75, năm 1533. Dự tính là đến chương 110, phần 12, năm 1550 sẽ kết thúc. Hy vọng mọi người sẽ kiên nhẫn chờ đợi truyện của mình.


PHẦN 1 – BỐN NHÂN VẬT TỐI CAO 

Trương Trích Nguyệt – Trương Trích Hoa – Phương Tử Huyên – Vương Yên Diêu

1. Trương Trích Nguyệt – Trương Trích Hoa:

Này là cặp tỷ muội đầu tiên trong Minh Cung Truyện, mình thường hay nói màu mè với em gái, đây là “nhị Kiều Trương thị” bởi lẽ dù không ở cạnh nhau nhưng Trích Hoa, Trích Nguyệt đều tài năng, xinh đẹp hơn người. Một người được mệnh danh “đệ nhất tài nữ” từ khi còn trẻ, một người được gọi là “đệ nhất cầm nữ”. Tên họ nghĩa là gì?

Trích Hoa: hái hoa, thật đơn giản, chẳng có nghĩa gì khác ngoài hái hoa. Và Trích Nguyệt: hái trăng, thật đơn giản, chẳng có nghĩa gì khác ngoài hái trăng.

Cái tên phản ánh cuộc đời của hai người thế nào?

Trước hết hãy nhìn vào mặt chữ. Hái hoa, ý nói là lấy được những gì đẹp đẽ trong đời, nhưng dễ hơn hái trăng rất nhiều, đó chính là sự phản ánh cuộc đời của Trích Hoa dễ dàng hơn nhiều so với Trích Nguyệt. Đối chiếu với câu chuyện của hai người, ta có thể thấy rõ điều này. Trích Hoa từ nhỏ được dạy dỗ trong cung, tài năng hơn người, cuộc đời do một tay cô mẫu nàng – Trương Thái hậu – an bài. Việc của nàng là chờ người khác nâng đỡ mình, rồi mình bước lên phượng tọa. Nghĩ xem, con đường đến phượng tọa của Trích Hoa thực sự khá là nhàn hạ: muội muội bày mưu, cô mẫu tính toán, còn nàng ấy thì một chốc từ tần phi lên ngôi hậu ở tít trên cao. Ngược lại con đường của Trích Nguyệt gian truân vô cùng: nàng từ nhỏ sống trong căn nhà phía tây phủ Trương gia, bị đối xử lạnh nhạt. Sau này khi lộ ra trí tuệ hơn người, nàng chẳng những không được yêu thương mà bị coi như một quân cờ, không hơn không kém. Đưa tới Thẩm gia có thể là may mắn đầu tiên trong cuộc đời nàng, khi nàng lột xác từ một kẻ bị hắt hủi, trở thành một đại tiểu thư thân phận cao quý trong Thẩm gia. Sau khi vào cung, nàng cũng gian nan không kém. Nếu như Trích Hoa trong vòng hai năm, thăng liên tục từ Thuận Phi, Thuận Quý Phi rồi Hoàng hậu thì Trích Nguyệt ngược lại, trong vòng suốt hơn mười năm diễn ra câu chuyện, nàng bập bõm từ: Hy tần, Thần phi, Quý phi, Hoàng Quý phi, quan trọng nhất là nàng ấy không chạm tay được vào hậu vị. Trích Nguyệt thông minh, nàng ấy đủ sức lật đổ Trương Trích Hoa hay bất cứ kẻ nào khác như Trần Thái Quyên, Phương Tử Huyên. Thế nhưng điều quan trọng, đó không phải lý tưởng nàng ấy hướng tới, vì thế nàng ấy không theo đuổi nó.


Nếu nói tôi thích ai hơn thì chắc chắn đó là Trích Nguyệt. Nàng ấy thông minh, trầm tĩnh, thanh nhã, ung dung, từ tốn, bình thản, cơ trí, nghĩa tình, chân phương… Đó là tất cả những từ tôi có thể dành cho nàng ấy. Nàng ấy không thông minh nhất, không ác nhất, không mưu trí nhất, cũng không phải người tốt nhất, và những gì tôi dành cho nàng ấy trong truyện cũng không phải tốt nhất, thế nhưng nàng ấy là người khiến tôi khó khăn nhất trong cách xây dựng, khi tôi phải dung hòa giữa những tính cách và quan hệ mâu thuẫn quanh nàng. Trích Nguyệt, hái trăng, không bao giờ là chuyện dễ dàng.

Ở một khía cạnh khác, ta so sánh hai chữ “hoa”, “nguyệt”. Hoa có thể tàn và bị bông hoa khác thay thế; nhưng trăng tàn sẽ không có một vầng trăng nào có thể thay thế nữa được. Hoa có thể có nhiều, nhưng trăng thì chỉ có một mà thôi.

Nếu có ai nhớ được, lần đầu tiên Trích Nguyệt gặp đại phu nhân, bà đã viết lên trang giấy vẽ một câu thế này: “Bách hoa bất cập nhất tàn nguyệt.” – Trăm hoa không sánh bằng một mảnh trăng tàn.

2. Vương Yên Diêu:

Này là người thứ hai sau Nhạc Hy mà mình phải nghĩ nát óc cho kỳ được cái tên. Yên Diêu, nếu ai đọc chương 53 tiểu thuyết sẽ biết được ý nghĩa của cái tên này.

“Đạm nhiên như vân, khinh diêu như yên.” – Trầm tĩnh như mây, nhẹ nhàng như khói.

Cái tên ấy đã tỏ rõ con người và tính cách Yên Diêu, trầm tĩnh tựa như mây, nhẹ nhàng tựa như khói. Quanh nàng dường như luôn có một làn khói mờ phủ quanh, khiến cho tất cả mọi người đều không nắm bắt được tâm tư của nàng.

Mọi thứ của nàng hầu như đều cho ta thấy nàng là một người khéo léo và giỏi ẩn mình. Từ cái nụ cười nhẹ nhàng, câu nói hoa mỹ động lòng người, những lần vấn an yên lặng lắng nghe mọi thứ. Nàng và Nhạc Hy đều là những người trầm tĩnh và thâm sâu, thế nhưng vì sao Vương Yên Diêu mới là người giỏi ẩn mình? Vì khởi đầu của nàng trong cung khác với của Nhạc Hy. Nếu Nhạc Hy sớm nhận được ân sủng thì Yên Diêu ngược lại. Sự vô sủng khiến cho nàng trở nên thầm lặng hơn Nhạc Hy, làm gì cũng đều không bị chú ý tới. Nếu người đố kị Nhạc Hy vì ân sủng nhiều vô số: Văn Cung phi, Lệ tần, Hiền tần,… thì chẳng ai ghét Vương Yên Diêu cả. Bởi lẽ nàng ấy vô sủng và lại khéo ăn khéo nói, lấy được lòng người. Người ta nhìn chằm chằm vào sự ân sủng của Thẩm Nhạc Hy, vì thế muốn tìm hiểu sự thâm sâu trong con người Nhạc Hy mà quên đi rằng trong hậu cung còn một người thâm sâu nhưng luôn nấp trong bóng tối.

Yên Diêu, làn khói mơ hồ, khiến cho không ai nắm bắt được suy nghĩ và tâm sự của nàng ấy.

3. Phương Tử Huyên:


Thực chất thì cái tên Yên Diêu ban đầu được dành cho Tử Huyên. Thế nhưng vào phút cuối trước khi hoàn thành casting thì chữ Yên Diêu này dành cho Hoàng Quý phi Vương thị còn Phương Hoàng hậu lấy hai chữ Tử Huyên làm quý danh.

Tử Huyên, nhiều người sẽ liên tưởng nên nàng Tử Huyên trong Tiên kiếm nhỉ. Nhưng không, hai chữ Tử Huyên trong tên Phương thị khác hẳn về nghĩa nhé.

Huyên, vốn là ánh nắng mặt trời. Tử, là màu tía. Ánh nắng mặt trời màu tía nghĩa là ánh mặt trời vào lúc hoàng hôn. Và đó chính là dấu hiệu báo trước cuộc đời của nàng.

Phương Tử Huyên có tính cách và hoàn cảnh hơi giống Vương Yên Diêu và Trương Trích Nguyệt. Nàng phải ẩn mình, phải giả tạo để có thể hướng tới lý tưởng mà nàng mong muốn. Vì sao mình không lấy cái tên Yên Diêu đặt cho Phương Hoàng hậu ư? Bởi vì ở Phương Tử Huyên, đọc truyện từ chương 28 đến giờ, mọi người có thể thấy khác biệt giữa Yên Diêu và Tử Huyên. Và ở Yên Diêu, chúng ta thấy được cái phong thái nhẹ nhàng, điềm tĩnh của nàng ta, thậm chí nói là khí chất vượt qua Trích Nguyệt cũng không hề quá quắt. Càng về sau khác biệt giữa hai người này càng lớn, nhưng ở họ có điểm tương đồng nhiều trong suy nghĩ cũng như hành động mà về sau, khi đến khoảng chương 80, mọi người sẽ càng thấy rõ ràng.

Tử Huyên khác với Yên Diêu, nàng có gia thế cao quý hơn, có địa vị trọng vọng hơn, cái gì cũng vượt trội so với Yên Diêu. Sự thật sau này Tử Huyên trở thành Hoàng hậu còn Yên Diêu chỉ là Hoàng Qúy phi. Cái mà Tử Huyên vượt trội hơn là nàng thông minh và tinh tế, thậm chí hiểu biết rộng hơn Yên Diêu. Như lần Trích Hoa tạm thời không quản lý lục cung, Tử Huyên tạm thay thế. Tuy rằng bị so sánh rất nhiều với Trích Hoa, song Tử Huyên vẫn làm mọi việc cẩn trọng không sai sót. Đó là điềm báo trước về tương lai huy hoàng của nàng ta.

Thế nhưng kết cục của Tử Huyên cũng như tên của nàng vậy, cũng như một ánh mặt trời lúc hoàng hôn. Kết cục của Tử Huyên thế nào, mọi người có thể ghé qua wiki để xem, và trong Minh Cung Truyện, mình cũng làm khác đi một chút so với kết cục thực tế của Tử Huyên thôi.

Trích Wikipedia Tiếng Việt: “Năm Gia Tĩnh thứ 26, ngày âm lịch, cung Khôn Ninh bị hỏa hoạn. Các thái giám tới báo việc với vua và xin phái quân tới cứu Hoàng hậu, vua không trả lời. Do đó Phương Hoàng hậu chết trong biển lửa. Thế Tông vì biết ơn bà đã cứu mạng mình (trong Nhâm Dần cung biến) nên đã hạ lệnh táng Phương Hoàng hậu theo nghi thức của Hoàng hậu nguyên phối (chính thất đầu tiên của hoàng đế), táng tại Vĩnh lăng, thuỵ là Hiếu Liệt Hoàng hậu 

Năm Gia Tĩnh thứ 35, vì sùng Đạo giáo nên thế Tông đã thêm thuỵ cho bà là Cửu Thiên Kim Khuyết Ngọc Đường Phụ Thánh Thiên Hậu Chưởng Tiên Diệu Hoa Nguyên Quân. Trước khi mất, Thế Tông đã di chiếu cho hợp thờ ông và Phương Hoàng hậu ở Thái miếu.

Long Khánh đế, con trai của Thế Tông, đã không công nhận Phương hậu là hoàng hậu chính thất của cha mình. Mục Tông sau đó đã ban thuỵ cho Hiếu Khiết Hoàng hậu Trần thị (nguyên phối đầu tiên của Thế Tông), cải táng bà ở, hợp thờ ở Thái miếu. Còn Phương Hoàng hậu thì cải thuỵ thành Hiếu Liệt Đoan Thuận Mẫn Huệ Cung Thành Chi Thiên Vệ Thánh Hoàng hậu, dời thần chủ đến Hoằng Hiếu điện


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.