Bạn đang đọc Mắt âm dương – Chương 31 phần 4
Vương Uy đổi mấy góc nhìn nhưng cũng không thấy gì, đành tụt xuống, nói với Nhị Rỗ:
– Không đúng rồi, theo lời đồn đại thì Mã Văn Ninh đã dùng thuốc nổ làm nổ tung nắp quan tài ra rồi cơ mà? Nắp quan tài này vẫn nguyên vẹn, có thấy xây xước chút nào đâu.
Nhị Rỗ cũng cảm thấy khác thường, nghe nói trong cơn kích động, Mã Văn Ninh đã phá nắp quan tài, nên mới phát hiện ra vị lạt ma bị xé xác bên trong, trông như được thiên táng, nhưng nắp chiếc quan tài này vẫn nguyên vẹn, không hề bị vỡ.
Vương Uy lại quỳ xuống xem xét chỗ tiếp giáp giữa nắp với quan tài, thấy có nhiều chỗ sứt mẻ lõm vào, nhưng đều bị nắp áo quan che lại, chỉ có thể thấy mà không thể chạm vào. Anh đẩy thử, nhưng nắp quan tài không hề xê dịch. Nhị Rỗ nói:
– Hay là Mã Văn Ninh vốn không mở nắp quan tài ra, tin đồn xưa nay hay thất thiệt, lúc ấy chả bảo Mã Vãn Ninh bị thiên táng là gì? Ai mà ngờ được hắn chẳng những vẫn sống sờ sờ, lại còn dẫn đội đào trộm mộ xuống sâu cả nghìn mét dưới thung lũng tuyết Đường cổ Lạp?
Vương Uy lắc đầu:
– Tôi quan sát kỹ rồi, nắp quan tài đúng là bị thuốc nổ làm bật ra, anh xem chỗ tiếp giáp giữa nắp và thân quan tài, có những vết lõm ăn sâu vào và những vết sứt sẹo bên ngoài được bào nhẵn. Hơn nữa, nắp và thân quan tài không đối xứng lắm, nắp nhỏ hơn nhiều, anh có nhớ lúc chúng ta kiểm tra xem xét chỗ khuyết dưới gốc cái cây đá, chỗ khuyết ấy cao hơn cái quan tài này rất nhiều, độ cao ấy đúng bằng độ cao của nắp quan tài đấy.
Nhị Rỗ sáng mắt lên nói:
– Tôi hiểu rồi, lần ấy Mã Văn Ninh dùng thuốc nổ làm nổ tung nắp quan tài, rồi cho người đến nơi có cái cây đá kia cưa lấy một khúc về để làm nắp áo quan
Vương Uy gật đầu:
– Mã Văn Ninh đã mở ra một lần rồi, hẳn bây giờ cũng không khó mở lắm đâu, chúng ta thử đẩy nắp áo quan ra xem.
Hai người nói là làm, họ đứng ở một đầu quan tài đá, cố sức đẩy, nhưng đẩy mấy cái vẫn chẳng suy chuyển gì. Bỗng Vương Uy sực nhớ ra chuyện gì đó, vội nói:
– Cái xác lính Thanh vừa nãy hướng về phía này, phải không? Tức là đối diện với chúng ta?
Nhị Rỗ ngơ ngác gật đầu, không biết Vương Uy có ý gì. Vương Uy lại nói:
– Anh leo lên thành của nắp quan tài đi, đừng cử động nhé.
Nói rồi, Vương Uy đi sang phía mà vừa rồi họ từ đó leo lên kim tự tháp, nhìn xuống dưới, quả nhiên thấy bóng Nhị Rỗ trùng vị trí với bóng của cái xác tên lính nhà Thanh khi nãy. Dưới kim tự tháp, Dương Hoài Ngọc đang chống bè và nhìn lên trên này. Vương Uy quay trở lại, nói:
– Đúng vậy, chúng ta đẩy từ hướng này xem.
Vương Uy cũng nằm rạp xuống, hai người đồng thời ra sức, cùng hô một… hai… ba… nắp quan tài lịch kịch mở bung ra, mùi hôi thối xộc lên khiến hai người liên tục nôn khan.
Chờ ùi thi bay đi bớt họ mới lại gần xem. Nắp quan tài mở ra một nửa, ngọn lửa trên vòm hang rọi xuống soi rõ mọi thứ bên trong. Hai người vừa cúi xuống nhìn, đã giật thót mình, chỉ thấy bên trong là một đống xương trắng, hơn nữa còn tàn khuyết, không phải một bộ xương hoàn chỉnh.
Trước đấy, hai người đã từng trăm suy nghìn đoán về những gì có trong quan tài, nhưng không ngờ bên trong chỉ có một đống xưong, khác xa tưởng tượng của họ. Mã Văn Ninh bỏ không làm vua một cõi, không cần tám vạn binh mã, không cần sinh mạng vợ con, lẽ nào chỉ vì muốn đưa đống xương này tới đây?
Chuyện này nói ra thật hoang đường, nếu đổi lại là Vương Uy hay Nhị Rỗ hẳn họ cũng không làm, huống hồ Mã Văn Ninh lại là một tên quân phiệt vô cùng hung ác. Không có lợi ích “tuyệt đối”, hắn sẽ không giở thủ đoạn “tuyệt đối”. Mã Văn Ninh đã đào trộm không biết bao nhiêu mồ mả, mỗi lần đào một ngôi mồ lại vứt bừa xương cốt ra đồng hoang, đều là những việc làm xấu xa tuyệt tử tuyệt tôn, sao có thể bỏ lại mọi thứ để đưa một đống xương khô xuống dưới lòng đất chứ?
Nhị Rỗ nói:
– Dân gian đồn rằng, trong quan tài đá có tấm bản đồ thần bí lắm, Mã Văn Ninh lần theo tấm bản đồ đó mới tìm đến nơi này, chúng ta thử tìm xem?
Vương Uy gật đầu. Hai người nhặt hết xương ra, thấy bên trong quan tài còn một lớp vôi bột dày. Trong ba lô của Nhị Rỗ có một bọc quần áo của đám lính quân phục vàng, gã chuẩn bị sẵn để đề phòng lũ ba ba ăn xác bò lên được bè gỗ, hiện giờ vừa khéo đến lúc dùng.
Nhị Rỗ xé đống quân phục vàng ra làm hai phần, mỗi người một nửa, cả hai cùng chui vào quan tài, mau chóng gạt sạch vôi bột trong đó.
Gạt hết lớp vôi bột, quả nhiên trông thấy giữa quan tài có một bức hình khắc chìm, nhưng không phải bản đồ, mà là một bức tranh. Đường nét trong tranh thật rõ ràng, nét khắc tình tế, Vương Uy và Nhị Rỗ xem xong bức tranh, liền đưa mắt nhìn nhau, gần như cùng một lúc buột ra câu hỏi: Có phải chính bức tranh này đã xui khiến Mã Văn Ninh vượt ngàn dặm xa xôi đưa quan tài đá tới đây?
Bức tranh vẽ cảnh một vị quý tộc xuất tuần, kẻ hầu người hạ và cung nữ vây quanh không biết bao nhiêu mà kể, ô lọng, ngựa xe tấp nập. Vị quý tộc ngồi trên chiếc xe ngựa sang trọng dẫn đầu đoàn xa giá hai cô nữ tỳ ngồi hai bên vén rèm. Những nhân vật khác trong tranh đều đưọc chạm khắc rất sinh động, duy chỉ có vị quý tộc, y phục gấm hoa đều rõ nét, riêng khuôn mặt là mờ mịt, chỉ thấy một mảng tối đen, trông rất kỳ dị.
Vương Uy nói:
– Đống xương này là của tay quý tộc trong tranh hay của vị lạt ma đưa bản đồ đến cho Mã Văn Ninh nhỉ?
Nhị Rỗ khẳng định:
– Chắc chắn là tay quý tộc, lạt ma là cái thá gì? Lúc ông ta còn sống, Mã Văn Ninh đã cắt gân chân tay của ông ta, không coi ông ta ra gì, huống hồ khi ông ta đã chết?
Vương Uy không nói gì, anh cũng cho rằng Nhị Rỗ nói đúng. Nhưng Vương Uy không rõ tại sao Mã Văn Ninh chỉ vì một bức tranh như thế này mà hy sinh nhiều đến vậy, thậm chí vứt bỏ tất cả để đưa cỗ quan tài tới đây?
Lại nói đến đại tướng quân Trương Tử Thông những năm Vạn Lịch thời nhà Minh. Cũng giống như Mã Văn Ninh, hoàng đế Vạn Lịch nhận được tấm bản đồ của vị lạt ma, liền phái năm nghìn binh hùng tướng mạnh vào núi Đường Cổ Lạp, lẽ nào vấn đề bắt nguồn từ tấm bản đồ chứ không phải là bức vẽ trong quan tài sao?
Vương Uy nói với Nhị Rỗ suy nghĩ của mình, Nhị Rỗ cũng cảm thấy nghi ngờ, vấn đề là trong quan tài chỉ có bộ xương khô và bức vẽ, không có cái gì gọi là bản đồ cả, biết tìm đáp án ở đâu đày?
Nhị Rỗ nhìn kỹ lại bức tranh trong quan tài, nhưng không nhận ra được điều gì, đành nhặt xương cốt bỏ lại vào trong. Ngay lúc ấy, gã phát hiện một mảnh đồng lẫn trong đống xương,
Mảnh đồng này Nhị Rỗ trông rất quen, giống hệt với mảnh đồng buộc trên lục lạc mà gã lấy được từ cái xác máu, đúng là cùng một khuôn đúc ra.
Vương Uy thấy Nhị Rỗ mân mê mảnh đồng trên tay, bèn nói:
– Có phải mảnh đồng còn thiếu trên chiếc chuông Kim Cương không?
Nhị Rỗ trả lời:
– Giống lắm, nhưng phải cắm thử vào xem mới biết được.
Nhị Rỗ lấy chiếc chuông Kim Cương giắt ở thắt lưng ra, loay hoay thử nhét miếng đồng vào lỗ vuông trên bầu chuông, chợt nghe trong chuông lách cách một tiếng, mảnh đồng vừa khéo lấp kín ba lỗ vuông phía trước. Nhị Rỗ phấn khởi reo lên:
– Đúng nó rồi!
Mảnh đồng cắm vào lỗ, kết hợp với những đường nét trên bầu chuông, lại tạo thành một bức tranh, Nhị Rỗ vừa nhìn, bỗng ngớ ra.
Vương Uy cũng đến gần, nhìn những nét chạm khắc trên bầu chuông, ba lỗ vuông được mảnh đồng lấp kín kết hợp với những đường nét chạm khắc trên bầu chuông Kim Cương tạo thành một bức tranh, trong tranh có một hang động, cửa hang đầy sương mù, chẳng khác nào tiên cảnh, trong hang có một người đang ngồi thiền, dáng dấp rất giống vị quý tộc trong bức tranh khắc trong quan tài, gương mặt cũng chỉ là một mảng tối. Toàn thân người này trần truồng, tay cầm cái gì đó giống như tấm áo, buông rũ xuống.
Vương Uy lấy làm lạ, hỏi:
– Ông ta đang ngồi thiền, còn cầm áo làm gì?
Mặt Nhị Rỗ phủ một tầng sương lạnh, gã nhìn vào mắt Vưong Uy, nói:
– Chỉ huy xem kỹ lại đi, có phải áo không? Rõ ràng là một tấm da người.
Nghe Nhị Rỗ nói vậy, lòng Vương Uy chợt trầm hẳn xuống, anh nhìn Nhị Rỗ, thấy sắc mặt Nhị Rỗ hết sức u ám, lại nhìn sang bức họa trên bầu chuông Kim Cương. Vương Uy quan sát kỹ người ngồi thiền kia, thấy tấm áo người đó cầm trên tay rũ xuống, dính lại thành một đống, hơn nữa còn lờ mờ trông thấy sắc đỏ tươi, đúng là một tấm da người. Lại nhìn thân hình lõa lồ của người kia, thấy toàn thân trắng lôm lốp như trẻ con, nhưng thể hình cũng phải khoảng ngoài bốn mươi tuổi rồi.
Nhị Rỗ chăm chú nhìn Vương Uy, nói:
– Chỉ huy có nhận ra không, ông ta đang tự lột da mình ra đấy.
Vừa nghe nói, toàn thân Vương Uy liền nổi hết da gà. Nhị Rỗ nói đúng, người kia đã lột da của mình ra cầm trên tay. Vương Uy cầm chiếc chuông Kim Cương đến so sánh với bức vẽ trong quan tài, thấy tư thế ngồi cùng thần thái của vị quý tộc trong tranh giống hệt người kia, hơn nữa ở một góc trên bầu chuông có khắc một đống áo quần, nhìn kỹ có thể thấy đó là áo quần mà vị quý tộc trong tranh mặc trên người.
Sự thật chứng minh, vị quý tộc trong bức tranh trong quan tài đá và người khắc trên bầu chuông là một. Người này lột da của mình, nhưng chẳng những không chết mà còn mọc ra một lớp da non như của trẻ sơ sinh, chuyện này thật quá chừng quái gở. Vương Uy nhìn hình khắc người lột da trên bầu chuông, thấy rợn cả tóc gáy.
Nhị Rỗ ngồi trước mặt Vương Uy, cứ xoắn mãi bộ râu dê của mình, đôi mày cau rúm lại, miệng méo xệch đi, trông dung tục vô cùng.
Thình lình Nhị Rỗ nói:
– Chỉ huy bảo, những người đã tận hưởng mọi vinh hoa phú quý ở đời, đứng trên muôn vạn người như hoàng đế Vạn Lịch hay Mã Văn Ninh sợ nhất điều gì?
Vương Uy như được đánh thức, vội đáp:
– Trường sinh bất tử, à ra là họ đang tìm phương pháp trường sinh bất tử.
Nhị Rỗ gật đầu, nói đầy vẻ kỳ bí:
– Người tự lột da được khắc họa trên bầu chuông Kim Cương, chẳng nhẽ là đang dùng tà thuật gì đó để lột xác, nên tuy tuổi đã gần năm mươi mà vẫn có được thân thể như trẻ sơ sinh, trường sinh bất lão? Mã Văn Ninh và hoàng đế Vạn Lịch tin điều đó nên mới không tiếc mọi giá, lặn lội tìm đến chốn này ư?
Vương Uy nghe mà rùng cả mình, lột da để sống tiếp thoạt nghe thực là hoang đường, nhưng những bức vẽ trong quan tài và trên bầu chuông Kim Cương lại miêu tả hết sức rõ ràng sống động, khiến Vương Uy xem mà lạnh hết sống lưng, dựng cả tóc gáy.
Nhị Rỗ ngồi đối diện với Vương Uy, im lặng hồi lâu, đoạn nói:
– Cứ coi như Mã Văn Ninh đến đây để cầu trường sinh bất lão, nhưng hắn ta xây cái gọi là kim tự tháp dưới nước này, lại đặt cỗ quan tài đá lên trên đó, liệu có thể đạt được mục đích lột xác để tiếp tục sống không? Chuyện này không cách nào giải thích rõ được.
Vương Uy cũng hết sức nghi hoặc, họ đi từ hẻm núi lớn thời tiền sử đến đây, trải qua muôn vàn hiểm nguy, thập tử nhất sinh, khó khăn lắm mới tìm thấy chỗ táng quan tài đá của Mã Văn Ninh, vậy mà không có bất cứ manh mối nào. Nếu cứ tiếp tục chống bè đi mãi, họ có thể chống được tới đâu? Nếu không tìm thấy lối ra, họ sẽ chết trong hang động sâu dưới lòng đất hàng mấy nghìn mét này ư?
Nhị Rỗ xoắn râu, gắng nghĩ xem lý do nào có khả năng nhất khiến Mã Văn Ninh phải tốn công sức để làm những việc này, gã lật đi lật lại cái chuông Kim Cương, xem đi xem lại hai bức vẽ, trong hang động rộng lớn, tiếng chuông cứ ngân nga hoài không dứt.
Vương Uy đột nhiên nói:
Anh có để ý không? Cái xác tên lính nhà Thanh kia nhảy xuống nước bỏ trốn, xét theo tình huống lúc bấy giờ, nhảy xuống nước chạy trốn là phương án duy nhất, nhưng cái kim tự tháp này có một phần chìm sâu dưới nước, phải chăng dưới nước vẫn còn có hang động? Tôi cứ cảm thấy mục đích của Mã Văn Ninh xây kim tự tháp không chỉ đơn thuần là để đặt cỗ quan tài đá này đâu.
Nhị Rỗ nhìn hai bức tranh khắc họa người lột da và Đại âm khư nói:
– Người lột da và địa thế phong thủy ở Đại âm khư có quan hệ gì? Tại sao hai bức họa này lại được khắc chung một chỗ?
Vương Uy nói:
Xem ra chỉ có lặn xuống nước xem thử mới rõ được. Nhị Rỗ thần người hỏi:
– Xuống nước thì giải quyết lũ ba ba ăn thịt như thế nào? Vương Uy nói:
– Đám ba ba đều đã bơi xuôi xuống hạ lưu rồi, xung quanh kim tự tháp tuy nhiều xác người, nhưng tôi thấy đều nguyên vẹn, không có cái nào chỉ còn vỏ rỗng cả.
Nhị Rỗ nghe nói vậy, chừng như nhớ ra điều gì, liền bước ra mép của đỉnh tháp nhìn xuống, quả nhiên thấy trên mặt nước lềnh bềnh rất nhiều xác lính mặc quân phục vàng, cái nào cái nấy miệng mũi đều hoàn chỉnh, không có dấu vết bị ba ba gặm rỉa.
Bỗng Nhị Rỗ nói lớn: – Đúng rồi, địa thế ở đây có gì đó khác lắm, tại sao trên mặt nước dày đặc xác người như thế mà ba ba ăn xác lại không dám đến? Là vì đây chính là Đại âm khư. Đại âm khư là gì, là sào huyệt của ngàn vạn ma quỷ, ngay đám ba ba ăn xác cũng phải sợ âm khí của nó, đời nào dám bén mảng?
Vương Uy nghe mà sững sờ, vội nói:
– Theo anh nói thì Đại âm khư ở dưới chân kim tự tháp này à?
Nhị Rỗ gật đầu, nói:
– Có thể lắm, nếu không phải bên dưới là tuyệt địa phong thủy Đại âm khư thì dưới chân kim tự tháp nhiều xác người như vậy, đáng lẽ đám ba ba ăn xác đã bu đặc rồi mới phải. Hơn nữa, chỉ huy xem, cái xác lính nhà Thanh kia trong nháy mắt đã có thể vùng dậy, đi lại như gió, theo tôi đến tám chín phần mười có liên quan tới Đại âm khư.
Vương Uy nhìn Nhị Rỗ, thấy gã đang buộc lại cái chuông Kim Cương vào thắt lưng, nhét súng tiểu liên vào trong áo bông, rồi nhanh nhẹn trượt xuống kim tự tháp, nhảy ùm xuống nước. Vương Uy cũng tụt từ đỉnh tháp xuống theo, thuật lại sơ qua cho Dương Hoài Ngọc biết kế hoạch hành động, đoạn hai người buộc bè gỗ vào một tảng đá của kim tự tháp, cùng nhảy xuống nước.
Dưới nước tối om om, Vương Uy vừa lặn xuống đã không thấy gì nữa, chỉ nghe thấy tiếng nước chảy bên tai, cùng tiếng Dương Hoài Ngọc quạt nước đằng sau. Nhị Rỗ xuông trước họ chừng hơn mười phút, vậy mà phía trước lại chẳng thấy động tĩnh gì, không biết gã đã bơi đi đâu nữa.
Vương Uy lần theo một mặt tường của kim tự tháp, dưới nước là hàng lớp đá, anh cứ mò mẫm lặn xuống. Đá ngâm lâu ngày dưới nước, sờ vào như chạm phải băng, lạnh đến run người.
Vương Uy mò mẫm lặn xuống hơn chục mét, trong đầu chợt thoáng ý nghĩ, Nhị Rỗ lặn xuống hơn chục phút mà vẫn chưa ng lên thở, lẽ nào đã xảy ra chuyện gì, hay đã phát hiện ra lối vào nào khác rồi, bằng không gã đổi hơi thế nào?
Lặn xuống đến đây, Vương Uy bắt đầu cảm thấy áp lực nước quá lớn, khiến anh hơi ngạt thở, bèn nghĩ tới việc ngoi lên lấy hơi rồi lặn tiếp. Hai tay anh nắm lấy những tảng đá bên mặt tường kim tự tháp, tìm cách xoay người hướng lên trên, chợt đầu anh đụng phải một vật gì đó, đoán rằng đấy là Dương Hoài Ngọc, anh liền đẩy cô ra, tỏ ý bảo cô ngoi lên lấy hơi đã rồi hẵng lặn xuống tiếp.
Vương Uy đẩy mạnh một cái, chạm phải đùi Dương Hoài Ngọc nhưng cô chẳng hề phản ứng gì. Vương Uy bị ngạt tưởng như sắp đứt hơi tới nơi, vậy mà Dương Hoài Ngọc vẫn chắn ngang trước mặt, khiến anh không sao ngoi lên nổi. Anh lại cố sức đẩy lần nữa, nào ngờ Dương Hoài Ngọc vẫn bất động. Không còn cách nào, Vương Uy đành nhích sang vị trí khác, tránh Dương Hoài Ngọc ra để nổi lên.
Anh lấy làm lạ, Dương Hoài Ngọc là người sống, vậy mà tại sao vô duyên vô cớ lại chẳng phản ứng gì cả? Vương Uy âm thầm chú ý, bèn bơi tới bên cạnh Dương Hoài Ngọc từ từ sáp lại gần cô, còn chưa chạm đến người Dương Hoài Ngọc, anh đã thấy lạnh buốt xương, như chạm vào đá lát trên tường kim tự tháp vậy, thật là kỳ lạ?
Vương Uy tay cầm súng, lùi dần về phía sau, anh có thể khẳng định thứ ở đằng trước không phải người sống, thân mình người sống luôn ấm áp, đâu thể lạnh buốt như vậy?
Thứ lạnh như băng kia hình như phát hiện ra Vương Uy đang đến gần, bỗng nhiên thân thể nó quẫy mạnh, khiến nước xung quanh cuộn lên. Vương Uy chỉ thấy loáng cái trước mặt đã không còn gì, vật đó lặn tuốt xuống dưới, nước xung quanh cuộn lên dữ dội, khiến anh bị sóng nước đẩy lùi về phía sau.
Vương Uy hết sức ngạc nhiên, từ lúc xuống nước, Dương Hoài Ngọc vẫn bám theo sau, cách anh chưa tới một mét, anh còn nghe rõ tiếng quẫy nước của cô, tại sao người bỗng nhiên không thấy đâu nữa? Còn một khả năng khác, chính là vào một lúc nào đó, Dương Hoài Ngọc đã lặng lẽ biến mất, thứ lạnh như băng kia nhân cơ hội ấy bèn bám theo anh mà anh không hay biết.
Vương Uy nhớ lại cảm giác lạnh buốt mà anh chạm phải vừa rồi, tim bỗng tê dại đi, anh nương theo hướng luồng nước lặn xuống, dưới làn nước tối tăm xòe bàn tay không thấy ngón, tất cả chỉ dựa vào cảm giác, Vương Uy gắng nén sợ hãi, tiếp tục lặn sâu xuống, áp lực nước càng lúc càng lớn hơn, khiến anh tưởng chừng sắp vỡ phổi tới nơi.
Vương Uy nương làn sóng, bám theo thứ lạnh như băng kia, giữ một khoảng cách vừa phải. Bỗng ngọn sóng xô vào tường kim tự tháp rồi lặng dần, Vương Uy cầm súng, thận trọng bơi đến, anh áp sát người vào bức tường, đột nhiên sờ thấy một lỗ hổng, thứ kia đã lỉnh vào bên trong kim tự tháp.
Dưới áp lực của nước, ngực Vương Uy vô cùng khó chịu, anh vội nổi lên, hổn hển hít thở cho đến khi hơi thở bình ổn trở lại, rồi hít một hơi thật sâu, lặn xuống tìm đúng chỗ cái lỗ kia, khom người chui vào.
Vương Uy theo lối cũ nổi lên, rồi lại theo lối cũ lặn xuống nhưng vẫn không phát hiện tung tích Dương Hoài Ngọc. Anh từng chứng kiến tài bơi lội của Dương Hoài Ngọc, cô ta là thổ phỉ trên biển, chiến đấu dưới nước hay giết người đoạt mạng dễ như trở bàn tay, nếu nói một con người dũng mãnh như thế bỗng dưng biến mất thì quả là khó bề tưởng tượng.
Vương Uy chui qua lỗ hổng trên tường kim tự tháp, lọt vào hang đá, tuy cái lỗ khá lớn, nhưng vào sâu chừng mười mấy mét thì hang đá đột ngột thu hẹp lại, chỉ đủ ột người chui lọt.
Anh mò mẫm những tảng đá xây quanh lỗ hổng, phát hiện ra chúng không theo một quy chuẩn nào cả, chỗ nào cũng có dấu vết đục đẽo sứt sẹo, tổng thể tựa như đã bị cho nổ tung ra vậy. Vương Uy lần theo hang đá lặn xuống, lòng bỗng rờn rợn, hang đá này rất hẹp, nếu bên trong xảy ra chuyện gì thì không có cách nào né tránh cả, cho dù thứ kia không làm hại mạng người thì chỉ cần nó bịt chặt lối vào, người bên trong chẳng sống nổi mấy phút đã ngạt thở chết rồi.
Hang đá này chênh chếch hướng xuống, ăn sâu vào giữa kim tự tháp mấy chục mét. Vương Uy mò mẫm bơi vào đến tận cùng, chợt đụng phải một phiến đá đáy hang. Hang đá này thẳng băng không có ngóc ngách nào cả, vừa rồi anh bám theo thứ lạnh như băng kia mới tìm thấy lối vào, thứ ấy đích xác đã chui vào đây, không còn nghi ngờ gì nữa. Vương Uy chỉ nổi lên lấy hơi trong một khắc, mà thứ kia hình thể lại rất lớn, không lý nào có thể chui ra nhanh như vậy được, thứ to lớn như vậy cũng không thể vô duyên vô cớ biến mất, vậy nó đã đi đâu?
Vương Uy rất nghi ngờ, không chỉ thứ lạnh buốt kia mà cả Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc cũng vô cớ biến mất, chuyện này thật quỷ dị vô cùng, nghĩ mà lạnh cả người.
Vương Uy gõ gõ vào phiến đá, ghé tai nghe ngóng, chỉ thấy tiếng nước chảy róc rách, quả nhiên phía sau có không gian, anh cũng có phần yên tâm hơn. Nhưng xung quanh phiến đá này hết sức bằng phẳng, không chỗ nào có thể dùng lực tác động cả, Vương Uy sờ quanh phiến đá vài lần, nhưng chẳng thấy có chỗ lõm nào hết. Ngụm khí anh gắng nén trong ngực cạn dần, Vương Uy cũng không thể nấn ná lâu thêm dưới nước nữa, nhưng nếu nổi lên lấy hơi rồi lại lặn xuống thì xuống đến nơi cũng hết hơi. Anh đành nghiến răng, cố nhịn thở, đúng lúc này, bên trong phiến đá thình lình vang lên tiếng gõ đập, anh vội lùi lại, móc súng ra lăm lăm trên tay, chờ thứ ở sau phiến đá xông là nổ liền hai phát súng, cứ bắn gục nó trước rồi sẽ tính sau. Nếu không, lại phải giao tranh dưới nước với thứ đó, mà phổi anh đã nóng như lửa đốt, không sao thở nổi, lỡ bị sặc nước chắc chắn sẽ bỏ mạng trong hang động này.
Trong hang đá ồn ào một hồi, bỗng ào một tiếng, nước từ sau phiến đá tràn ra, Vương Uy biết thứ kia đã xuất hiện, vội giương súng nhắm bắn. Nào ngờ, thứ đó đã nhanh chóng tóm lấy khẩu súng trong tay anh ấn xuống, Vương Uy không kịp trở tay, cánh tay cầm súng của anh bị ấn chặt xuống nền đất, không sao cử động nổi.
Vưong Uy vừa kích động thì ngụm khí vẫn nín nãy giờ cũng cạn luôn, anh há miệng hớp phải hai hớp nước, bị nghẹn lại ở cổ họng, khạc không ra nuốt không vô, đầu óc dần mơ hồ hẳn đi.
Thứ kia tóm tay Vương Uy lôi vào trong, anh đang bị ngạt thở, toàn thân vô lực, đành mặc cho nó tóm chặt, không sao giãy giụa được.
Hai mắt Vưong Uy đã trắng dã, bọt khí ùng ục thoát ra theo đường miệng đường mũi, dù đang mê man nhưng anh vẫn phải liều mạng nín hơi, giữ lấy một hơi thở, cảm giác này quả là sống không bằng chết.
Thứ đó một tay kẹp Vương Uy vào nách, tay kia đẩy mạnh vào phiến đá, loay hoay mấy lần, rồi chuồi mình vào làn nước, bơi về phía trước. Tuy Vương Uy bị nghẹn khí đến nỗi mơ hồ hẳn đi, nhưng tâm trí anh vẫn tỉnh táo, đầu óc không ngừng xoay chuyển, suy đoán xem nó rốt cuộc là cái gì.
Có thể thứ đó có hơi ấm, hình như là người sống, dưới lòng đất này đâu đâu cũng có người chết, người sống chỉ còn ba người họ và lão Tôn chưa biết sống chết thế nào mà thôi. Sực nhớ đến lão Tôn, Vương Uy chợt thấy hết sức căng thăng. Thân hình kẻ này cũng không cao, rất giống dáng gù gù của lão Tôn, nơi nào có lão Tôn xuất hiện, nơi đó bọn Vương Uy không được sống yên, huống hồ lão còn ra mặt ngay trong tòa kim tự tháp thần bí này.
Người đó bơi trong nước một quãng, rồi bất ngờ nổi lên mặt nước, đẩy Vương Uy lên bờ, bản thân cũng bò lên theo. Miệng mũi Vương Uy đau rát, mắt không mở ra nổi, anh há hốc miệng định nôn nước trong họng ra, nhưng gắng mấy vẫn không nôn ra nổi.
Người đó đặt Vương Uy nằm thẳng lên bờ, rồi vỗ vỗ vào lưng anh cho xuôi khí. Vương Uy được vỗ lưng, cuối cùng cũng ọc ra mấy ngụm nước thối, khí độc bị nén trong ngực cũng tan đi, người khỏe khoắn hẳn lên.
Vương Uy vừa lấy lại sức, lập tức trở mình tóm lấy tay kia của kẻ đó, trong tay hắn vẫn còn cầm khẩu súng của Vương Uy, lúc bị hắn kẹp vào nách Vương Uy đã mấy lần đụng phải khẩu súng này rồi.
Người kia vừa ngồi xuống trước mặt Vương Uy, anh liền lấy đầu húc mạnh vào chính giữa ngực hắn. Cú húc này của anh rất mạnh, lại trúng vào ngực, khiến hắn không kịp trở tay, ngã lăn ra đất. Anh thừa cơ nhảy lên người hắn hai chân ghì lấy đầu gối hắn, hai tay bóp cổ đối phương.
Người kia nằm dưới Vương Uy, giãy giụa một hồi, rồi từ từ đuối sức, không cục cựa gì được nữa. Vương Uy nới lỏng tay bóp cổ, hạ giọng hỏi:
– Mày là ai?
Người kia ho sặc lên một hồi mới hắng giọng đáp:
– Chỉ… chỉ huy, tôi là… Nhị Rỗ đây… mà…
Vừa nghe thấy giọng Nhị Rỗ, Vương Uy lập tức buông ngay tay ra. Nhị Rỗ ho sặc sụa một lúc mới nói năng bình thường lại được. Vương Uy châm đuốc lên, thấy Nhị Rỗ nằm ngửa trên mặt đất, mặt mày đỏ có trắng có, chòm râu dê dính bết vào mặt, trông thật thê thảm. Nhị Rỗ thở hắt ra, hào hển nói:
– Chỉ huy đúng là… thân thủ nhanh quá…
Vương Uy vỗ vỗ vào người Nhị Rỗ:
– Anh giả thần giả quỷ khá quá nhỉ, may mà tôi chưa ột băng đạn đấy.
Nhị Rỗ nhăn nhó, đáp:
– Tôi ở dưới nước, hễ há miệng ra là nước ộc vào, còn nói gì được nữa?
Vương Uy cứng họng, vội chuyển chủ đề:
– Cô Ngọc đâu rồi?
Nhị Rỗ nói:
– Cô ấy ở trên giữ bè cơ mà? Xuống nước làm gì?
Vương Uy bèn kể lại cho Nhị Rỗ nghe mọi chuyện từ sau khi gã nhảy xuống nước, gã cũng lấy làm kinh ngạc, rõ ràng một người sống sờ sờ như vậy, sao có thể vô cớ mất tích được, huống hồ cô ta còn là cướp biển.
Nhị Rỗ nói:
– Tôi đoán cái thứ lạnh buốt mà chỉ huy bảo là xác tên lính nhà Thanh, trước khi anh bơi vào hang, tôi còn giáp mặt với nó. Nó chạy cực nhanh, thoáng cái đã va vào tôi làm tắt cả đuốc, rồi mất hút.
Vương Uy lẩm bẩm:
– Người nó lạnh ngắt, nhưng lại có thể chảy máu, rốt cuộc là người hay thây ma đây?
Nhị Rỗ lắc đầu
– Phải bắt được nó, hỏi cho rõ mói biết được.
Vương Uy đứng dậy, soi đuốc nhìn quanh một vòng, họ đang đứng bên mép nước, giữa một vùng trống trải, dưới chân là nền đá lát, vực nước này xem ra là một đầm nước bên trong kim tự tháp, nước không sâu, có thể nhìn thấy đáy.
Nhị Rỗ cũng thắp đuốc lên, hai người đi tiếp một quãng nữa thì thấy dưới nền đá trải đầy da thú, đều là những tấm da hoàn chỉnh, sờ tay vào có cảm giác khô ráo lạ thường.
Vương Uy sờ mãi những tấm da thú rồi lật qua lật lại xem, đoạn nói với Nhị Rỗ:
– Anh xem, sao tôi chưa bao giờ thấy những tấm da này nhỉ, không phải da hổ, cũng không phải là da sư tử hay báo?
Nhị Rỗ ngửi ngửi tấm da, rồi dí ngọn đuốc lại xem cho rõ, nhận xét:
– Tôi thấy cũng chưa chắc, những tấm da này có vẻ rất giống da trên mình những con thú mà chúng ta đụng phải trong sương mù, chỉ huy thử nghĩ xem, có đúng không?
Bấy giờ cả ba người đều không trông rõ được hình dáng của những con thú trong sương mù ấy, chỉ có chút ấn tưọng mơ hồ mà thôi. Hơn nữa, chúng chạv rất nhanh, lại ẩn náu trong sương mù và bóng tối, chỉ có thể thấy chiếc bóng lướt qua, nhưng thân mình chúng quả thực có màu vàng xám.
Nhị Rỗ đi vòng quanh đống da trên mặt đất, chợt buột miệng nói:
– Chỉ huy xem, hình như trên mặt đất có khắc gì này.
Vương Uy lại gần, quả nhiên thấy trên nền đá có những đường vòng cung, nhưng chỉ lộ ra một phần, đại bộ phận còn lại bị những tấm da che khuất. Vương Uy và Nhị Rỗ dồn những tấm da vào một góc, rồi soi đuốc nhìn, chỉ thấy trên nền đá khắc một tô tem khổng lồ hình một vòng tròn lớn, ở giữa đầy những vòng tròn nhỏ sin sít nhau, đây chẳng phải là thế trận mà những quái vật náu mình trong sương mù bày ra hay sao?
Hai người nhìn nhau, lòng hoang mang như có một lớp sương mù bao phủ, từ bàn tay pho tượng đất đến Thần Thú đại điện, rồi lại đến bức tô tem, thế trận thần bí này rốt cuộc có ý nghĩa gì? Tại sao ở những nơi ly kỳ này lại có thể xuất hiện một thế trận như vậy?