Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn

Chương 3: Mục Đích Nguyên Cứu Bách Pháp


Đọc truyện Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn – Chương 3: Mục Đích Nguyên Cứu Bách Pháp


Mục Đích Nghiên Cứu Luận Này Là Gì?Trong Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn, Đại SưTĩnh Am nói: Ngàn kinh, trăm luận đều nói về pháp môn Tịnh Độ, cho nên trong Văn Sao, Đại Sư Ấn Quang nói: Pháp môn Tịnh Độ rộng lớn như pháp giới, rốt ráo dường hư không.

Tất cả pháp môn đều từ pháp giới mà ra; tất cả pháp môn, không pháp môn nào không trở về với pháp giới.

Pháp giới theo lý mà nói là lý tánh chân như cùng với pháp giới giống nhau.

Giới có nghĩa là nguyên nhân, tất cả thánh đạo từ đó sanh ra.

Giới còn có nghĩa là tánh: chỗ nương của tất cả pháp.Tiếp nối đại sư Ấn Quang, ngài Tuyết Lư, hoằng pháp tại Đài Trung gần 40 năm, trước sau đều lấy pháp môn Tịnh Độ dẫn dắt mọi người.

Bất cứ diễn giảng kinh, luận nào Ngài đều hướng về Tây phương Tịnh Độ.


Ngay cả những câu chuyện thường ngày, Ngài cũng hướng dẫn, khuyến khích tu tập pháp môn niệm Phật cầu sanh về Cực lạc.

Do vậy hôm nay chúng ta nghiên cứu luận này với mục đích gì? Những độc giả thông minh, không nói đều hiểu; nói đơn giản, chính là hiểu thì nương vào Duy Thức còn thực hành thì nương vào Tịnh Độ.

Cư sĩ Đại Viên là một nhà duy thức học, Ông có viết sách DuyThức Nghiên Cứu Thuật Yếu, nói: Nghiên cứu Duy Thức để làm gì? Vì muốn tịnh nghiệp được vững chắc mà học Duy Thức.

Tịnh nghiệp là nghiệp nhân vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.

Như hiếu dưỡng Cha Mẹ, vâng lời và làm theo Sư trưởng, tâm từ không giết hại chúng sanh, tu mười nghiệp lành đều là tịnh nghiệp.

Cư sĩ Đại Viên nói với chúng sanh rằng: Vì để vững chắc nghiệp nhân vãng sanh Tây phương Tịnh Độ mới nghiên cứu duy thức.

Nói cách khác: Nguyên cứu Duy thức, không vì việc gì khác, chỉ vì cầu vãng sanh.Tác giả của Luận này là Bồ Tát Thế Thân.

Ngài là Tổ thứ ba của Tông Duy Thức, cũng cầu sanh Tây phương Tịnh Độ của Phật A Di Đà.

Bồ Tát Thế Thân, một đời, trước tác rất nhiều luận, người đời sau tôn làm Thiên Bộ luận chủ.

Trung Luận Vô Lượng Thọ Kinh, Ngài chỉ bày pháp môn Tịnh Độ, có câu kệ rằng:Ngã tác luận thuyết kệ,Nguyện kiến Di Đà Phật,Phổ cộng chư chúng sanh,Vãng sanh An lạc quốc.Nghĩa:Con làm kệ luận thuyết,Mong gặp Phật Di Đà,Cùng tất cả chúng sanh,Sanh về nước Cực lạc.Xin quý độc giả suy nghĩ thật kỹ, luận này chính là Bồ tát Thế Thân làm ra, ngay từ đầu đã nêu lên Tông chỉ bằng cách lấy chính mình làm nguyên tắc là nguyện sanh về Tây phương.

Chúng ta ngày nay, nghiên cứu bộ luận này, sau mới hiểu ra, thì chí hướng phải làm gì? Đó chính là phải bắt chước theo tâm nguyện của các bậc Hiền Thánh ngày xưa.A: Về Phương Diện Tri Thức.1) Tổng quát, muốn biết vạn pháp nên nghiên cứu luận này thì có thể biết được cương yếu của vạn pháp.


Trong Du Già sư địa luận, Bồ Tát Di Lặc đem vạn pháp quy về 660 pháp.

Bồ Tát Thế Thân muốn cho hậu học dễ biết, dễ theo, lại thu tóm vạn pháp thành 100 pháp.

Chúng ta chỉ cần hiểu rõ 100 pháp, thì nắm được yếu nghĩa của vạn pháp.2) Hiểu rõ lý vô ngã.

Yếu chỉ của luận này nêu rõ đạo lý duyên khởi vô ngã (nhân vô ngã và pháp vô ngã).

Chúng ta nghiên cứu luận này, nếu luôn luôn nắm vững lý vô ngã, ở trong các pháp thấu suốt nhị không, thì người ấy đã học tốt luận này.

Ngược lại, nếu không thể lãnh hội được lý vô ngã, thì dẫu cho có xem Bách pháp như của báu cũng chẳng có ích lợi gì.B: Về Phương Diện Thực Hành.1) Phá chấp, trừ phiền não.

Phải biết lý do chúng sanh lưu chuyển trong vòng sanh tử không ngừng, nguyên nhân chính là phiền não, chấp trước.


Phàm phu khắp nơi đều chấp trước, nên phiền não vô vàn đưa đến sống, chết trôi nổi không ngừng.

Tuyệt nhiên không biết rằng mỹ sắc, tiếng xấu…, nếu dùng chánh trí quán chiếu chỉ là duyên khởi vô ngã thì biết không một pháp nào không là giả dối và có thật, mà bản tánh của nó vốn là không tịch.

Cho nên, nếu hiểu thấu chân lý vô ngã, thì gặp cảnh, gặp duyên không bị ngoại vật làm mê mờ, không chỉ bỏ được chấp trước phiền não mà còn được giải thoát chân chánh.2) Trợ giúp niệm Phật có hiệu quả.

Có người đem chuyện niệm Phật so sánh với việc ăn cơm, đem chuyện nghiên cứu kinh luận so sánh với chuyện ăn rau.

Ăn cơm là chính, ăn rau là phụ.

Cũng vậy, chúng ta nghiên cứu kinh luận là để trợ giúp cho việc niệm Phật..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.