Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn
Cổ Đại, Dị Giới, Dị Năng, Điền Văn, Đô Thị, Đông Phương, Huyền huyễn, Khoa Huyễn, Lịch Sử, Linh Dị, Mạt Thế, Phương Tây, chữ, Khác, Việt Nam
Nguồn: Internet
6.006
Đang ra
Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn
Thông tin truyện: Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn
Như lịch sử bộ phái cho biết Bồ tát Vô Trước và em là Bồ tát Thế Thân sáng lập Du Già Hành Tông tức Duy Thức Tông ở Trung Hoa, trước có học Không Luận của Bồ tát Long Thọ. Bốn thế kỷ sau, ngài Huyền Trang đến Ấn Độ 629) cũng theo học Du Già Hành Tông với pháp sư Giới Hiền tại đại học Na Lan Đa.
Như vậy, Duy Thức Học là tông triển khai Không Luận về mặt pháp tướng của vạn vật. Mà với lý duyên khởi, vạn vật chưa bao giờ “là”, nhưng luôn luôn “không là”. Chúng chỉ hiện hữu theo quy luật duyên sinh, nên có bản chất là Không hay là Không Tính. Nghĩa là vạn vật không có tự ngã vì không có tự tính. Sự hiện hữu ấy hoàn toàn lệ thuộc và liên hệ với trùng trùng nhân duyên khác. Trong những hiện tượng ấy thì Tâm Vương (có 8) và Tâm Sở (có 100) là hai mặt biểu hiện của vạn pháp. Hay Tâm Sở là nội dung của Tâm Vương, nên không hiểu tâm sở thì không biết được hoạt dụng của tâm vương. Từ đó, việc học kỹ 100 pháp là việc người học Phật không thể thiếu.
Hơn nữa, biết rõ 100 pháp là bước đầu đã biết cách tu tâm, vì nó cho ta biết nguyên do, hành tướng, kết quả của bất cứ tâm sở nào đang vận hành trong ta. Nó cũng cho ta biết tại sao đức Phật dùng pháp ấy để đối trị với phiền não ấy. Vấn đề còn lại là chúng ta có ra sức thực hành theo lời dạy của Phật hay không. Đó cũng là trọng tâm giáo pháp của đức Thế Tôn đặt cơ sở trên tự tu, tự chứng và tự nguyện, phi giáo điều. Với suy tư như vậy, tôi cố gắng dịch quyển Đại Thừa “Bách Pháp Minh Môn Luận” Nghiên Cứu của cư sĩ Giản Kim Võ soạn thuật do Phật Giáo Liên Xã, thành phố Đài Trung ấn tống.
Sau khi đức Thế Tôn thị tịch 900 năm, Bồ tát Thế Thân, ở Ấn Độ, làm ra Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn và tam tạng pháp sư Huyền Trang, đời Đường Thái Tông (năm 648) dịch từ Phạn văn sang Hán văn. Đối với người học Phật ở Việt Nam, từ xưa đến nay, luận này là sách căn bản nghiên cứu Tông Duy Thức cho tăng, ni sinh trong các trường Phật học.
Dù rất cố gắng trong lúc chuyển ngữ, chắc không tránh khỏi sơ suất, xin người đọc góp ý cho để in lại lần sau được tốt hơn. Vô cùng cảm tạ.
Gò Vấp, 2-9-2013
Lê Hồng Sơn
Kính
SSTruyen Mời các bạn tiếp tục đọc!
Danh sách chương
- Chương 1: Lời Người Dịch
- Chương 2: Lời Tựa
- Chương 3: Mục Đích Nguyên Cứu Bách Pháp
- Chương 4: Giới Thiệu Luận Chủ
- Chương 5: Làm Sáng Tỏ Ý Tạo Luận Vì Lợi Lạc Chúng Sanh
- Chương 6: Giải Thích Sơ Lược Đề Luận
- Chương 7: Giới Thiệu Dịch Giả
- Chương 8: Đức Thế Tôn Dạy Tất Cả Pháp Vô Ngã
- Chương 9: Năm Vị 100 Pháp
- Chương 10: Thứ Tư 100 Pháp
- Chương 11: Tám Tâm Vương Của Tâm Pháp
- Chương 12: Tâm Sở Hữu Pháp – Biến Hành
- Chương 13: Tâm Sở Hữu Pháp Biệt Cảnh
- Chương 14: Tâm Sở Hữu Pháp Thiện P1
- Chương 15: Tâm Sở Hữu Pháp Thiện P2
- Chương 16: Tâm Sở Hữu Pháp Căn Bản Phiền Não
- Chương 17: Tâm Sở Hữu Pháp Tiểu Tùy Phiền Não
- Chương 18: Tâm Sở Hữu Pháp Trung Tùy Phiền Não
- Chương 19: Tâm Sở Hữu Pháp Đại Tùy Phiền Não
- Chương 20: Tâm Sở Hữu Pháp Bất Định