Đọc truyện Lam Y Nữ Hiệp – Chương 11: Tứ tuần đại khánh, Trương viên ngoại thết dị nhân Bí truyền Nhuyễn thuật, Trương Lãng Tử thu đồ đệ
Chu Đức Kiệt vội hỏi :
– Ủa! Tiên sinh không đi cùng chúng tôi sao? Đi bây giờ, bao giờ lại tái kiến?
– Tôi đi cùng quí vị không tiện. Chiều nay gặp nhau ở Chiêu Dương lộ được không?
– Tưởng tiên sinh định đi thẳng. Thế nào cũng đúng hẹn nhé. Đừng để chúng tôi mỏi mắt trông chờ.
– Xin vâng. Thế nào tôi cũng tới thăm.
Thiết Xích Tử rẽ sang đường khác.
Bọn Chu, Phàn về tới Phiên Hoa quán, trời vừa hửng sáng.
Lớp sương lam hãy còn lẩn quẩn trên đầu cây ngọn cỏ như luyến tiếc cảnh đêm huyền bí mau tàn.
Thay y phục xong, Chu, Phàn bốn người xuống hàng, gọi uống qua loa, trả tiền quán lên ngựa về Dương Châu.
Chủ quán ân cần đưa ra tận cổng :
– Không hiểu có việc chi, hồi đầu canh năm quan quân phi mã qua đây, quí vị nghe thấy gì không?
Chu Đức Kiệt gật đầu :
– Vì bị tỉnh giấc nên chúng tôi mới dậy sớm. Ngủ lại không được nữa. Họ đi đông lắm phải không?
– Độ hai mươi ngựa thôi.
Bọn Đức Kiệt vẫy tay chào, thúc ngựa lên đường.
Gần trưa hôm ấy mới về tới Chiêu Dương lộ.
Mẹ con Hạ thái thái thấy đông đủ, vui mừng theo cả vào trong nhà.
Phàn Mộng Liên nói :
– Xong việc rồi cô mẫu ạ. Từ nay khỏi lo nạn đầu đà Kim Cương tự nữa.
Hạ thái thái thở phào :
– Phúc đức quá. Suốt đêm, cô lo lắng không an giấc, thắp hương
cầu cho các cháu thành công. Thiệt bất dung gian. Trừ được bọn ấy, công
đức lớn lao vô cùng. Sự thể đêm qua thế nào?
Vương lão thấy mọi người đã về cũng chạy sang hỏi thăm. Anh em
Phàn gia kể chuyện lại cho mọi người nghe. Ai nấy đều lắc đầu le lưỡi,
không ngờ ngôi chùa danh tiếng ấy lại ghê gớm đến thế. Chu Đức Kiệt yêu
cầu họ Vương kín tiếng vụ này, tránh mọi điều phiền toái.
Kể chuyện xong, bốn người lên lầu đi nghỉ, mãi tới xế chiều mới
dậy vừa lúc Thiết Xích Tử tới ngoài cửa hàng. Hạ thái thái thấy Thiết
Xích Tử kỳ dị đã có ý lo ngại.
Phàn Thế Hùng vội chạy ra đón vào, nói riêng với Hạ thái thái :
– Cháu quên không nói riêng để cô mẫu biết. Vị này là một hiệp
khách giang hồ hữu danh đó. Đêm qua, người cung dự vào vụ phá Kim Cương
tự. Bản lãnh cao siêu đáng bậc dị nhân quái khách.
Hạ thái thái nghe nói mới an tâm :
– Cháu cứ tự nhiên, quen cháu tức là người nhà rồi, nhưng nên cho cô biết trước kẻo cô yếu tim. Thấy lạ là lo sợ cháu ạ.
– Dạ, vị này đáng bực sư phụ của cháu đó. Họ Trương tên Tam Sơn, quán ở Võ Đang sơn, giới giang hồ thường gọi là Thiết Xích Tử…
– Thảo nào! Coi cái xích sắt trên lưng, cô phát hết hồn! Thôi! Vào nhà kẻo khách chờ.
Phàn Thế Hùng mỉm cười :
– Cháu muốn giữ quái khách nán lại nhà mấy ngày. Người này nhậu
khỏe lắm, cô ạ… Dám nhậu hết năm cân rượu một bữa chưa kể bốn, năm cân thịt tái.
Tuy tròn mắt ra ngạc nhiên, Hạ thái thái cũng gật đầu :
– Được rồi! Cháu hiếu khách nhất thành Dương Châu… Thôi, vào nhà trong đi!
Phàn Thế Hùng cười nheo mắt bước vào, nhưng thái thái đã gọi giật lại :
– Lúc nãy cháu nói quái khách uống bao nhiêu, cô quên rồi?
– Dạ ông nhậu tới năm cân rượu một bữa và cũng độ bấy nhiêu thịt tái.
Tuy tròn mắt ra ngạc nhiên, Hạ thái thái cũng gật đầu :
– Được rồi! Cháu hiếu khách là cô mừng. Chợ Bắc Qua gần đây có
Đoàn lang nấu rượu ngon nhất thành Dương Châu… Thôi, vào nhà trong đi!
Phàn Thế Hùng cười nheo mắt bước vào, nhưng thái thái đã gọi giật lại :
– Lúc nãy cháu nói quái khách uống bao nhiêu, cô quên rồi?
– Dạ ổng nhậu tới năm cân rượu một bữa và cũng độ bấy nhiêu thịt tái.
– Được rồi, để cô mua sẵn một lu!
Phàn Thế Hùng vào nhà trong quây quần ngồi cùng mọi người chuyện trò. Phàn Mộng Liên cùng Hạ Thái Phượng xuống bếp giúp con Tiểu Kim sửa soạn cơm nước.
Lam Y nữ hiệp cũng lảng vảng xuống bếp thấy hai thiếu nữ loay hoay làm lụng nấu ăn thì buồn cười :
– A ha! Thế này mới đáng mặt nhi nữ chứ. Cung kiếm hay, thêu
thùa giỏi, còn kiêm cả việc bếp núc nữa, đức lang quân nào lấy được vợ
đảm đang tề gia như này cũng sướng một đời!
Phàn Mộng Liên hai má đỏ ửng như trái đào :
– Gớm khiếp! Chu hiệp cứ giễu mãi, chị em tôi không bén gót, kể cả sắc lẫn tài…
Lam Y nghiêm sắc mặt :
– Tề gia nội trợ kém lắm, chỉ biết ăn mà không biết làm… Nói
thiệt đó!… A, tôi phải làm mai mới được… Này, nhưng liệu có chê
chồng nhiều tuổi không đấy?
Mộng Liên, Thái Phượng bẽn lẽn không trả tiếp :
– Thôi! Giỡn hoài, để cho hai cô thái thịt lại bầm vào tay bây giờ!… Sửa soạn đồ biếu bà mối ngay từ bây giờ đi nhé!
Nói đoạn, Lam Y khúc khích quay lại nhà trên. Chu Đức Kiệt, Phàn Thế Hùng đang cùng Thiết Xích Tử ôn lại chuyện đánh Kim Cương tự đêm
qua.
Phi Không dũng mãnh lắm, đỡ được những ngọn đòn của y, tôi thấy
rung chuyển cả hai tay. Nếu không nhờ y nóng giận muốn thắng lẹ sau khi
đồng bọn của y táng mạng thì chưa chắc ai đã ăn ai.
Thiết Xích Tử nói :
– Ngoại trừ Thiếu Lâm tự, và Thiên Không sư huynh của y, Phi
Không chưa biết nhường một người nào về sức cũng như về tài nghệ ở Hoa
Nam này. Y có một điểm yếu ở gáy, bởi vậy tôi định đón đánh y ngay từ
lúc đầu:
Chu Đức Kiệt gật gù :
– Thảo nào, tôi thấy y giữ gìn phía sau đầu của hắn cẩn thận lắm nên tôi cũng đoán Phi Không yếu về mặt đó. Không ngờ lại có dịp đánh
trúng huyệt yếu của y.
Thiết Xích Tử khua cả hai tay cả cười :
– Nói vậy thì Chu hiệp quá nhũn nhặn. Lúc hạ xong Pháp Cổ, tôi
quan sát rõ ràng lắm. Lối đánh của Phi Không rất kỵ với cước bộ của Bắc
phái, mà y lại gặp trúng một tay kiệt liệt đất Bắc có lối đá và đạp vừa
mau lẹ vừa nguy hiểm, linh động khác thường thì dù có hớ hênh trong chớp mắt cũng đã táng mạng rồi. Còn một điều đáng chú ý nữa là, Phi Không
tuy hữu dũng nhưng trác táng, dù có chịu khó tẩm bổ biết mấy cũng không
giữ được nguyên khí như hồi y chưa hạ san.
Phàn Thế Hùng hỏi :
– Tiên sinh biết Phi Không từ lâu?
– Phải. Lúc đó y trạc hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi, tại Quý Dương bên Quý Châu…
Lam Y nữ hiệp hỏi :
– Đệ nhất đồ đệ của Đắc Đạo đại sư hiện nay ở đâu?
Thiết Xích Tử suy nghĩ giây lâu :
– Đắc Đạo đại sư trước ở Vân Nam, sau mới thiên về ở Thiên Linh
từ trên La Phù sơn cõi Lĩnh Nam. Hiện nay đã trọng tuổi. Còn Thiên Không thì sau mười mấy năm giang hồ, hiện đã trở về núi La Phù tu luyện thay
thế Đắc Đạo truyền dạy võ nghệ. Thiên Không chăm chỉ tu luyện, tài nghệ
của đáng bậc siêu đẳng.
Phải một nỗi kém điềm đạm, không chịu lựa chọn học trò nên mỗi
khi nhắc tới người của Đắc Đạo hay Thiên Không, giới giang hồ Hoa nam có ngay cảm tưởng là bọn gian ác rồi. Thật ra không phải tất cả người nào
xuất thân từ La Phù sơn cũng vậy. Trên bước đường giang hồ, nếu gặp
Thiên Không cũng nên tiểu tâm. Nhất là Phi Không bị táng mạn về tay Chu
hiệp, Hắc Đầu Đà lại chạy thoát, tôi e không khéo gây thành một tử thù.
Lam Y nữ hiệp suy nghĩ gật đầu :
– Tiên sinh dạy chí phải! Thiên Không biết sao được hành vi xấu
xa của sư đệ y? Hắc Đầu Đà trong khi lập lại vụ đánh Kim Cương tự sẽ bịa đặt thêm ra với mục đích tạo thành một mối tử thù!… Nhưng tôi mong
được gặp Thiên Không một chuyến để bái lãnh tài nghệ của y, biết đâu
không học hỏi được ít nhiều? Chẳng thân thì thù, lỗi đó không khởi xuất
từ bọn ta. Cái nghề giang hồ hành hiệp của chúng ta là như thế đó? Phải
không hả tiên sinh?
Lam Y nữ hiệp khoái luận lắm. Tôi rất đồng ý. Chính tôi cũng
muốn thử sức Thiên Không xem y tài nghệ tới mực nào. Nếu y cương thì ta
lấy nhu trị, lo chi!
Chu Đức Kiệt cười :
– Về nhuyễn thuật mà có sức mạnh như Thiết Xích Tử, kể cũng hiếm có!
– Tôi có sức là do lẽ tự nhiên trời sanh, nhưng ngu đệ Trương Tam Vân mới thật sự là người của nhuyễn thuật.
° ° °
Thuộc Tiểu Anh có ngọn Võ Đang sơn.
Ngay chân núi ấy có bốn thôn ở liền nhau: Trương, Sái, Liêu,
Đồng, duy có Trương gia thôn lớn nhất và đông người hơn cả, nên họ
Trương được ba thôn kia bầu làm Đại thôn trưởng. Còn một lẽ nữa đã khiến dân vùng ấy phục Trương gia vì Trương viên ngoại có hai người con trai
võ nghề siêu quần xuất chúng. Viên ngoại họ Trương tên Tam Chấn, tự là
Quang Huy, vốn người hiền lành phúc đức hay làm việc thiện. Trương Tam
vốn có hai vợ là Đậu thị và Trần thị, mỗi người sanh một con trai. Đậu
thì sanh ra Trương Tam Sơn, Trần Thị sanh Trương Tam Vân và một con gái
là Trương Tam Nương. Ba người này được cha mẹ yêu chiều, đón thầy về nhà dạy học. Trương Tam Sơn nước da bánh mật, có sức khỏe, ngoài giờ học
hành nghiên bút, thường hay cùng trẻ trong thôn đùa nghịch, đánh quyền
múa gậy, chẳng mấy chịu ngồi yên. Trái lại, Trương Tam Vân người mảnh
khảnh nước da trắng trẻo như con gái, vóc người nhỏ bé gầy yếu, tính
tình trầm lặng.
Trương Tam Nương cũng vậy, mới sáu, bảy tuổi mà đã ra dáng thùy mị đoan trang.
Năm ấy, Trương viên ngoại làm lễ tứ tuần đại khánh thì Trương
Tam Sơn vừa đúng mười một tuổi, Tam Vân lên chín và Tam Nương lên tám.
Bốn thôn và mấy nơi lân cận đưa lễ mừng rất đông, thực khách đầy nhà luôn luôn trong mấy ngày. Tới hôm thứ bảy anh em Tam Sơn, Tam Vân
đang chơi đùa ngoài cổng trang, thì bỗng có người hành khất đã già thân
hình gầy đét, nước da đen bóng, chống gậy đi qua. Tam Sơn đang quay
cuồng múa gậy với mấy đứa trẻ trong thôn. Tam Vân ngồi xem trên phiến đá dưới gốc liễu rủ xanh tươi, thỉnh thoảng lại thích chí vỗ tay tán
thưởng.
Người hành khất dừng lại nhìn Tam Vân hồi lâu, rồi lại ngắm Tam
Vân không hề chớp mắt. Tuy gầy ốm nhưng người hành khất có cặp mắt như
muốn bật ra tia lửa.
Tiến lại gần Tam Vân người đó hỏi :
– Này chú bé, nhà ở đâu?
Tam Vân ngửng đầu nhìn người lạ, chỉ vào trong thôn :
– Nhà tiểu nhi ở trong này.
Đoạn chỉ vào Tam Sơn :
– Đây là anh của tiểu nhi.
Người hành khất cười, đưa bàn tay gầy guộc xoa đầu Tam Vân :
– Chú bé ngoan quá! Sao không chạy ra kia nô đùa đánh gậy với anh?
– Tiểu nhi không biết đánh gậy. Anh Tam Sơn cũng không biết đánh gậy.
– Chú bé có muốn học đánh gậy không?
– Có chứ! Nhưng không có thầy.
Tam Sơn bỏ bầy trẻ, kéo chiếc gậy dài lê thê chạy tới hỏi người hành khất :
– Ông nói chuyện gì thế? Đã ăn cơm chưa?
Người hành khất mỉm cười chưa trả lời, thì một gia nhân từ trong chạy ra.
Tam Sơn bảo gia nhân :
– Ông này chắc chưa ăn cơm, mời vào nhà ăn luôn thể.
Gia nhân lắc đầu trả lời :
– Không được! Tiệc thọ, trong nhà có quan khách đông, mời người
này vào nhà ngồi với ai? Thôi! Hai cậu về nhà đi kẻo viên ngoại mắng
tôi.
Nói đoạn, y dắt tay Tam Sơn và Tam Vân định đi vào cổng trang. Nhưng cả hai cùng vung tay ra. Tam Vân nói :
– Nếu anh không dám vào thì mặc tôi vào nói với phụ thân… Nhà có tiệc nhiều không mời người ăn để làm chi?
Nói đoạn chạy vụt vào trong cổng. Tên gia nhân định đuổi theo không cho vào nhưng bị Tam Sơn níu chặt lại. Y càu nhàu :
– Các cậu làm thế này, thế nào chủ nhân ông cũng rầy tôi thôi! Thiệt là trẻ nít quá!
Tam Vân vùn vụt chạy một mạch lên sảnh đường.
Trương viên ngoại đang quanh quẩn tiếp khách thấy con vào lấy làm lạ, chưa kịp hỏi thì Tam Vân đã nói :
– Phụ thân à, ngoài cổng có người hành khất đi qua, gầy yếu lắm, mời người ta vào nhà ăn đi. Nhà có tiệc vui mà.
Trương viên ngoại cau mày nói :
– Con bé dại biết gì việc người lớn. Vào trong nhà đi!
Tam Vân dùng dằng :
– Phụ thân vẫn dạy con làm điều lành, nay mời người ta ăn lại không bằng lòng ưng thuận.
Ôn tồn giảng giải, Trương viên ngoại nói :
– Ta sợ mất lòng quan khách thôi, nhưng ta có cấm con gói thực vật cho y đâu?
– Không, phụ thân cứ ra đây coi.
Vừa nói vừa níu áo, Tam Vân kéo Trương viên ngoại đi. Chiều con, viên ngoại đành xin lỗi mọi người, đi xem Tam Vân làm gì. Lát sau ra
tới cổng trang, Trương viên ngoại thấy Tam Sơn đang nói chuyện với người hành khất, còn tên gia nhân đang băn khoăn quạu cọ.
Người hành khất cái lạy :
– Kẻ bần hàn qua đây đói, ngừng bước xin ăn làm rộn viên ngoại, người vui lòng xin bố thí.
Nghe tiếng nói sang sảng như chuông đồng, nhìn cặp mắt sáng
ngời, Trương viên ngoại nghĩ thầm: “Hành khất chi mà giọng tốt thế! Mắt
sáng như sao, không khéo đây là dị nhân đội lốt hành khất đó thôi! Hai
thằng bé nhà mình kể ra cũng ranh mãnh thật”.
Trương viên ngoại vội vàng đáp lễ :
– Trong thiên hạ ai cũng là anh em cả, mời tiên sinh vào nhà
dùng bữa cùng mọi người luôn thể. Lễ tứ tuần của tôi, xin chớ chối từ.
Quan sát thấy viên ngoại biết nhìn người, người hành khất tuy vậy cũng giữ kẻo e quan khách hiểu lầm :
– Xin bố thí mà được viên ngoại cho vào nhà ăn còn gì hơn nữa,
nhưng thôi, cho phép tôi được ngồi cùng hai chú bé này là điều tôi mong
muốn nhất.
– Thế cũng được, xin tùy tiện, mời tiên sinh vào.
Anh em Tam Sơn, Tam Vân mừng quá bèn mỗi cậu một tay kéo người hành khất vào cổng trang.
Trương viên ngoại bảo gia nhân :
– Đưa vị khách này vào nhà trong, cơm rượu cho tươm nhé!
Viên ngoại nói với người hành khất :
– Tiên sinh cứ vào hậu đường trước với các cháu, lát nữa tôi sẽ vào sau.
Người làm trông thấy lạ đều trố mắt nhìn, nhưng thấy chủ nhân lễ phép với người hành khất không dám phê bình. Tới chiều, sau khi mọi
người đã ra về, Trương viên ngoại mới vào nhà trong thì thấy người hành
khất nằm co ro trên kỷ ngủ ngáy khò, trên thồi còn để ba hồ rượu rỗng
tuếch.
Anh em Tam Sơn, Tam Vân ngồi gần đấy. Viên ngoại bèn hất hàm ra ý hỏi hai con thế nào. Anh em Tam Sơn chưa kịp nói thì người khách là đã
thức giấc ngồi nhỏm dậy :
– Viên ngoại cho ăn no uống say quá không đi nổi nữa đành mạn phép, ngủ tới bây giờ.
Nói đoạn y đứng lên, đeo khăn gói tay cầm gậy…
– Tiên sinh định đi đâu? Chiều tối rồi. Xin mời nán lại đây, sớm mai sẽ lên đường cũng vừa.
– Quấy quả nhiều quá, chỉ phiền cho mọi người trong trang thôi.
– Tiên sinh yên trí, không sao! Trang rộng rãi thế này thiếu chi chỗ ngủ tốt…
Nói đoạn, viên ngoại đích thân đưa người hành khất xuống nhà
khách vào căn phòng riêng xinh xắn. Anh em Tam Sơn, Tam Vân lon ton theo sau…
– Đây, tiên sinh ngủ ở đây, lát nữa dùng bữa chiều. Cần dùng chi cứ gọi.
Nói đoạn, Trương viên ngoại quay ra.
Sẩm tối hôm ấy, người nhà bê thức ăn vào bầy trên thồi.
Người hành khất bảo :
– Này! Lấy thêm cho tôi hai hồ rượu nữa, uống thế này chẳng thấm vào đâu cả.
– Gia nhân quay đi lấy rượu, nghĩ thầm:
“Gớm, cha hành khất này đã được mời ăn lại còn thêm nghiền rượu
như trâu uống nước vậy. Đưa ra hồ nào uống luôn hồ ấy, không còn biết
ngượng là chi cả!”.
Tuy gầy ốm, người hành khất ăn ăn uống uống như hùm đói.
Tam Sơn, Tam Vân cứ loanh quanh đất nghe hành khất kể chuyện mãi, tới lúc mẹ cho người gọi về mới lên nhà, có luyến tiếc.
Người hành khất tức cười, bảo.
– Các chú cứ ngủ kỹ nhé. Mai lại gặp nhau lo chi.
Lát sau, Trương viên ngoại tới phòng.
– Người nhà hầu hạ có được châu đáo không? Suốt mấy hôm bận rộn
tiếp khách, nhiều công chuyện dồn lại không đích thân ngồi tiếp được,
tiên sinh hiểu cho nhé.
– Tôi rất cảm động tấm thịnh tình hiếm có này, còn e không có ngày trả được đó.
Thấy người hành khất nói năng lễ độ, viên ngoại càng nghi ngờ cho là mình xét người không sai.
– Chẳng hay quí tánh danh là chi, vui lòng cho biết, lỡ sau này gặp nhau còn biết đường gọi chớ.
Người hành khất mỉm cười :
– Danh tánh tôi không có chi đáng kể, viên ngoại hảo tâm hỏi thì tôi cũng xin nói. Tôi vốn họ Trương, mồ côi từ nhỏ, không biết quê quán ở đâu, tới khi biết suy luận thì đã thấy mình đi hầu người ta rồi!…
Năm ngoài hai mươi tuổi, chủ nhân tôi quá cố, chính thân rồi không biết
nghề sanh sống nên đi lang thang hành khất đó đây. Phải cái tật nghiền
rượu, xin được đồng nào, uống mất đồng ấy, thiên hạ quen gọi là Lãng Tử. Lúc nhỏ chủ nhân tôi kêu là Trương nhi. Bởi vậy, tôi không biết tên của chính tôi là gì cả. Viên ngoại kêu tôi như mọi người cũng được Trương
Lãng Tử.
– Tôi cũng họ Trương, chúng ta đồng danh với nhau rồi, chắc có họ xa.
– Viên ngoại quá thương dạy lời vàng ngọc, tôi lấy làm hổ thẹn.
Trương viên ngoại đứng dậy :
– Nếu ngày mai, không có việc chi, Trương tiên sinh cứ ở lại đây chơi ít ngày, không cần phải đi gấp.
Trương Lãng Tử cũng đứng lên chắp tay vái :
– Viên ngoại cho phép tôi suy tính đã, sớm mai sẽ định đoạt sau.
Trương viên ngoại cho là người này quen lanh bạt tự do nên không ép, cúi chào đi ra.
Suốt bảy hôm ròng, Trương gia thôn làm tiệc đãi khách, đêm ngày
nhộn nhịp bận công việc, gia nhân đều mỏi mệt, bữa nay ai nấy đều dọn
dẹp qua loa đi ngủ sớm, nên mới đầu canh hai mà trong trang đã im lìm
ngủ say cả rồi. Trương Lãng Tử cũng choàng chăn nằm ghé bên giường thiêm thiếp ngủ. Bọc hành trang để trên mặt kỷ. Sang đầu canh ba, tiếng mõ
canh vừa dứt, bỗng có tiếng ầm ầm ngoài cổng thôn. Mọi người trong nhà
tỉnh dậy nhìn ra thấy đuốc thắp sáng như ban ngày, người ngựa lố nhố khá đông, biết là có cướp, sợ hãi gọi nhau inh ỏi. ngoài cổng thôn tiếng
phá cửa ầm ầm. Từ trước tới nay, khu vực này vẫn bình an chưa hề xảy ra
vụ trộm cướp nào. nên nội trong bốn thôn Trương, Sái, Liêu, Đồng, không
dám nghĩ tới việc tổ chức phòng vệ. Nay bỗng dưng có cướp, ai nấy đều
xanh mặt run sợ.
Hai vợ chồng Trương viên ngoại, Đậu và Trần thị thì cho rằng
chồng dễ dàng quá, tiếp người hành khất lúc trưa. Bởi vậy cả hai cùng có ý trách chồng. Trương viên ngoại ở trong tình cảnh này cũng không biết
nói gì hơn, nghi nghi, hoặc hoặc. Giặc cướp tới nơi, tình hình cấp bách
phải mở cổng trang ra điều đình nộp tiền bạc cho chúng đi khỏi phá
phách, sát hại sinh linh là điều cần phải làm trước nhất. Đứng ỳ ra đây, suy nghĩ có ích lợi gì! Nghĩ đoạn, Trương viên ngoại chạy thẳng xuống
căn nhà xô cửa phòng Trương Lãng Tử thì thấy phòng trống không. Ngọc bấc dầu hãy còn leo lét trên bàn.
Viên ngoại ngẩn ngơ ra đi :
– Hừ! Thế này thì gớm thật! Nuôi ong tay áo. Đáng buồn Tú Anh nhân tình thế thái.
Họ Trương còn đang nghĩ ngợi thì bọn Sái, Liêu, Đồng, qua cổng sau tới.
Người nào cũng run rẩy mặt tía không còn hột máu :
– Làm… làm thế.. thế nào… hả Trương đại… đại ca?
Trương viên ngoại xua tay :
– Lo sợ cũng vô ích, mở cổng cho chúng vào rồi mặc chúng vơ vét, miễn là không hại tới sanh mạnh thì thôi!… Để tôi tự ra mở cổng
trang.
Nói đoạn, họ Trương đi thẳng ra phía cổng. Mọi người trong trang thấy Trương viên ngoại can đảm, đều líu ríu theo ra.
Họ Trương ra tới cổng trang, nói lớn :
– Các người không phải phá phách, la ó vang động khiến đàn bà
con trẻ kinh sợ. Muốn lấy của ta sẽ mở cổng ra cho mà lấy, với điều kiện là không được xâm phạm tới bất cứ một ai trong trang. Có ưng thuận hay
không?
Bên ngoài tiếng phá cổng thôi hẳn, nhường chỗ cho thứ tiếng cộc cằn thô bỉ :
– Được lắm! Thế mới biết điều. Mở cổng ra đem hết vàng bạc châu báu ra đây. Thiếu một chút, ta xét thấy cũng không xong.
Họ Trương đáp :
– Vàng bạc châu báu chẳng có là bao, ở đây chỉ có thóc gạo là nhiều thôi.
– Cứ mở ngay cổng ra, mau!
Không ngần ngại, Trương viên ngoại mở then cổng kéo tung hai cánh cổng ra.
Bọn cướp y phục đen tuyền, độ năm mươi tên mặt mũi dữ tợn võ
trang gươm giáo. Ba tên đứng hầu, trừ một tên non tuổi, còn hai tên kia
đều sức vóc to lớn nở nang, hung hãn. Tên mặt đen cầm long đao. Tên mặt
xám cầm xà mâu, và tên trẻ tuổi cầm giáo.
Họ Trương từ từ bước ra ngoài cổng, bắt đầu run sợ trước thái độ côn đồ hung hãn của tên cướp. Mọi người trong trang sợ hãi, đứng núp
trong cổng nhìn ra.
Tên mặt đen, nhảy tới trước mặt Họ Trương.
– Quỳ xuống mau! Biết lão gia ở đây mà chưa biết quỳ lạy sao?
Nói dứt cây, y hoa đao như muốn chém. Mọi người trong cổng kêu rú lên…
Nhưng một tiếng “choang!” kêu dội lên ngay lúc bấy giờ, một bóng đen mờ mờ từ trên ngọc cây gần đấy nhảy là xuống. Cây đại đao của tướng cướp bỗng văng ra một nơi.
Mọi người định thần nhìn kỹ, bóng đen ấy không phải ai xa lạ,
chính là Trương Lãng Tử, người hành khất. Y đứng chắn giữa tên cướp và
Trương viên ngoại.
– Viên ngoại lui bước, mặc mấy tên này cho tôi phân xử.
Tên cướp nhìn thấy Trương Lãng Tử thân hình ốm nhom lại có tuổi
rồi, đứng gần như con diều hâu trên cột đá thì có ý khinh thường. Nhưng
trông chiếc xích sắt nặng nề của Trương Lãng Tử cầm trong tay và cây đại đao bị buộc ra khỏi tay y vừa rồi, y đâm ra nghi hoặc không biết nên xử trí ra sao cho hạp thời. Dù thế nào, bị mất thể diện trước mặt thủ hạ
và đối phương, tướng cướp cũng tức lắm, la hét đùng đùng, nhảy chồm tới
nhặt cây đại đao. Lẹ hơn, Trương Lãng Tử chỉ trong chớp mắt đã tới trước lấy một chân chặn lên cây đại đao. tướng cướp dùng sức cầm cán đao định nhấc bổng đối phương sang bên, nhưng kỳ thay, cây đao như bị sức nặng
ngàn cân đè chặt không nhúc nhích. Trong trang, mọi người thấy tướng
cướp loay hoay mãi không nhắc được đao lên thì cười ầm ầm, khiến y nổi
hung tống mạnh một trái thôi sơn vào mặt đối phương.
Lẹ như cắt, Trương Lãng Tử hắt cây đao ra xa, né người sang một
bên, đưa tay đón lấy cổ tên tướng cướp rút mạnh ra phía sau. Tướng cướp
mất đà và bị một sức mạnh ghê gớm của bàn tay gầy guộc nhưng cứng như
thép của Trương Lãng Tử kéo tuột ra phái trước mặt, khiến y chúi nhào
xuống đất lộn đi mấy vòng, nằm xoài ra mặt đất như con nhái bén. thấy
bạn lâm nguy, hai tên kia cầm mâu và vác giáo hò hét đồng bọn xúm lại
vây đánh Trương Lãng Tử. Còn mấy đứa khác thì vực tướng cướp mặt đen lên ngựa đứng sang một góc.
Trương Lãng Tử bị vây tròn vào giữa, mọi người trong trang thấy
lo ngại, nhưng chỉ một thoáng không đáng kể vì chỉ trong giây lát,
Trương Lãng Tử vung xích sắt múa tròn vù vù như đạo hắc quang.
Binh khí của bọn cướp bị xích sắt quấn tung ra tứ phái, bỏ chạy
tán loạn. Tên mặt xám la hét như hùm đói múa mâu đánh tới tấp, không ngờ bị xích sắt quấn tròn lấy chân giật tung lên trên không, đầu lao xuống
trước trúng mô đá “bốp” bể sọ chết tươi. Tên trẻ tuổi biết không thể nào địch nổi Trương Lãng Tử bèn hô đồng bọn cướp xác chạy bán tử. Không cố ý sát hại, Trương Lãng Tử mặc chúng chạy hỗn loạn, không đuổi theo.
Mọi người bấy giờ mới hiểu người hành khất kỳ dị ấy là một tay
võ dũng cự phách đều theo, Trương viên ngoại chạy ra lạy tạ ơn cứu thoát bốn thôn trang khỏi vòng nguy hiểm.
– Trương tiên sinh quả là thần tướng nhà trời sai xuống giúp
chúng tôi, thế mà bọn tôi mù quáng không hiểu biết, thất lễ rất nhiều.
Thâu xích sắt lại cho vào trong bọc đeo lưng, Trương Lãng Tử đáp lễ :
– Xá chi việc nhỏ mọn này, khuya rồi mời quí vị về đi nghỉ sang mai sẽ nói chuyện sau.
Anh em Trương Tam Sơn, Tam Vân cũng được mục kích tài nghệ của
Trương Lãng Tử, vui sướng quá líu ríu níu chặt hai tay dị nhân đó đi vào trong trang.
Trương Lãng Tử xoa đầu hai tiểu nhi.
– Hai chú bé về phòng đi ngủ cho ngoan, mai sẽ gặp nhau nói chuyện nhiều nhé.
Hôm sau, Trương viên ngoại đặt tiệc ăn mừng mời cả ba viên Sái,
Liêu, Đồng họp mặt, tôn Trương Lãng Tử lên làm thượng khách kính trọng
vô cùng.
Rượu đã ngà ngà, Trương viên ngoại hỏi :
– Làm thế nào mà tiên sinh biết có cướp, tới cứu chúng tôi vậy.
Nhắc ly rượu lớn uống một hơi cạn, Trương Lãng Tử nói :
– Đây cũng là một sự tình cờ thôi! Cách đây năm bữa, tôi từ Tiêu Anh phủ đi về lối khu vực này, tới một quán rượu bên đường, khát quá
bèn rẽ vào đó gọi rượu uống. Không ngờ gặp ba tên cướp đang ngồi nhậu ở
thồi trong góc nhà chung đầu với nhau nói chuyện. Thoạt trông, tôi biết
ngay chúng là tay đạo tặc chớ không phải người hiền lương, bèn cố sức
nghe xem chúng nói gì. Chúng nói lớn không cần giấu diếm vì cả ba cùng
dùng tiếng lóng của bọn hắc đạo giang hồ.
Tên mặt đen cầm đao hôm qua đó nói rằng :
– Này hiền đệ, tôi mới được tin Trương gia thôn ở Võ Đang sơn
vào tiệc tứ tuần đại khánh ăn uống luôn trong nhiều ngày, ta liệu tổ
chức đến đó làm một mẻ, Hồ hiền đệ và hiền điệt nghĩ sao.
Tên mặt xám cầm mâu trả lời :
– Được lắm! Từ đại ca nghĩ rất phải. Đã lâu lắm bọn ta chưa làm
được vụ nào ra hồn cả. Tôi cũng nghe thấy nơi thôn trang ở Võ Đang sơn
khá giàu.
Đoạn hắn quay sang phía tên ít tuổi.
– Lưu hiền điệt có đi cùng không?
– Có chứ! Đã lâu không hoạt động, cháu ngứa ngáy cả tứ chi rồi. Bao giờ thì hành động, hả bá phụ?
Từ tặc nói :
– Chúng ta cùng về sửa soạn đi. Kể cả bữa nay, canh ba đêm hôm thứ tư thì đánh Trương gia thôn.
Kể tới đây, Trương Lãng Tử uống ly rượu nữa, gắp thức nhắm rồi nói tiếp :
– Tôi ngồi đó, vừa ăn uống vừa để ý nghe chúng nói chuyện. Thì
ra sào huyệt của chúng không xa lắm. Ở Hổ Đầu cốc cách Võ Đang sơn hơn
một ngày đường.
Trương viên ngoại ngạc nhiên.
– Hổ Đầu cốc? Nơi đó bây giờ có cướp ở sao.
Trương Lãng Tử gật đầu :
– Phải, mới đầu tôi cũng ngạc nhiên như viên ngoại, vì cuối năm
kia tôi qua Hổ đầu cốc không thấy ở đó có giặc cướp nào cả. Chắc hẳn bọn giặc cỏ này mới tới đó thôi.
Hạ Liêu nói :
– Nếu vậy, ta nên trình báo quan đại hạt đánh đuổi chúng đi nơi khác họa chăng thôn ta mới an ổn được.
Trương Lãng Tử lắc đầu :
– Trình báo lôi thôi mất thì giờ lắm. Thế nào tôi cũng qua đó đánh đuổi chúng đi cho kỳ hết.
Sau bữa tiệc hôm ấy, Trương viên ngoại bàn với hai vợ việc muốn
mời Trương Lãng Tử ở lại truyền thụ võ nghệ cho Tam Sơn và Tam Vân.
– Tôi có ý này từ lâu nhưng chưa biết tìm ai giỏi giang. Nay gặp Trương tiên sinh là việc hạn hữu. Hai đứa trẻ nhà mình cũng mến người
ấy lắm, chi bằng yêu cầu người ấy ở lại cho hai con làm lễ bái sư. Chỉ
sợ Trương tiên sinh không nhận lời thôi.
Đậu thị nói :
– Phu quân nghĩ rất phải, thiếp phận nhi nữ chỉ biết phục tòng… Nhưng phu quân đã nói ra thiếp dám phát biểu ý kiến.
– Bốn thôn trang này hợp lại khá lớn, người nhiều. Làm ăn được
tất phải có bọn đạo tặc manh tâm nhòm ngó, thì việc cho các con theo học võ nghệ là sự cần thiết rồi, phu quân khỏi phải đắn đo. Chỉ mong sao
các con sau này tài sức hơn người, dù chẳng ra trận chém tướng cướp cờ
gì nhưng ít ra cũng bảo vệ được chính thân chúng không đến nỗi bị thua
kém anh em trên đời… Ý nguyện của thiếp là như vậy đó.
Trương viên ngoại mỉm cười :
– Tôi cũng nghĩ như vậy nên mới bàn luận. Thôi được, để tôi nói với người ta xem sao.
Họ Trương liền đứng lên đi xuống phòng Trương Lãng Tử, ngỏ ý mời nán lại Trương gia thôn truyền võ nghệ cho Tam Sơn và Tam Vân.
Trương Lãng Tử đáp :
– Tôi tới đây không phải là việc ngẫu nhiên. Trước hết giữa
đường gặp sự bất bình không thể bỏ qua được, nên tới tiếp cứu thôn trang này, không ngờ gặp anh em Tam Sơn và Tam Vân thấy mến ngay, bởi vậy
chính tôi có ý truyền dạy võ nghệ cho chúng. Tới tuổi này, tôi chưa từng thâu dạy đồ đệ, nhưng thiết nghĩ cũng là lúc cần phải ngừng bước giang
hồ truyền lại cái vốn học bình sanh…
– Các trẻ được tiên sinh thương mến thâu nhận làm đồ đệ thì còn chi hay bằng!
– Nghề võ này bạc bẽo lắm, viên ngoại ạ. Đã theo học, phải luyện cho tới khi thành tài, công phu và thì giờ rất nhiều. Học dở dang chẳng qua chỉ chuốc lấy cái nhục mà thôi, chẳng hay viên ngoại có ưng thuận
cho hai trẻ theo học tập luyện trong nhiều năm không?
– Tôi không hề mong mỏi gì hơn là được tiên sinh chịu phí thì giờ dạy chúng…
– Được lắm, sáng nay tôi lên ngọn Võ Đang sơn, địa thế rất đẹp,
muốn yêu cầu tiên sinh cất cho tôi một cái am nhỏ lưng chừng núi, sau
này tới trình độ phải vào núi các trẻ sẽ có chỗ luyện tập, như vậy có
phiền nhiễu lắm không?
– Tưởng chi, chớ việc đó không đáng quan tâm. Tiên sinh chọn địa thế đi, tôi sẽ khởi công ngay. Và nhân thể chọn ngày tốt làm lễ bái sư
cho ba cháu. Tôi có ý cho cả con Tam Nương theo hai anh nó tập luyện
luôn thể, được không?
– Tôi xin vì viên ngoại dạy bảo ba anh em nó thành tài, truyền hết tài học bình sanh…
Trương viên ngoại cả mừng, đứng dậy vái tạ ơn Trương Lãng Tử rồi cáo lui.
Hai hôm sau, lễ bái sư được cử hành long trọng, và từ đó ba anh
em Tam Sơn, Tam Vân, Tam Nương theo học Trương Lãng Tử ngay trong thôn
trang. Trương Lãng Tử chọn một nơi trên sườn Võ Đang sơn cạnh suối. Nửa
năm sau xây xong chiếc am khá khang trang rộng rãi. Từ am trông thẳng
xuống thôn trang, bao quát cả một vùng. Trương Lãng Tử đặt tên là Trương gia am.
(Chiếc am này, sau khi Trương Lãng Tử tạ thế, được Trương Tam
Vân coi sóc, truyền hết con đến cháu nhưng cũng vẫn ở trong giới hạn gia truyền. Tới đời Trương Tam Phong cháu bốn đời của Trương Tam Vân, môn
võ Nhuyễn thuật của Trương Lãng Tử lấy tên là Võ Đương vang dậy như sóng cồn dưới thời vua Càn Long và Khang Hy nhà Thanh, không kém chi mấy võ
phái Nga My, Côn Luân, Thiếu Lâm, Bạch Hạt.
Võ Đương phái đã đào tạo ra rất nhiều tay anh hùng cự phách nổi
tiếng cả một thời. Chiếc am cất từ đời Trương Lãng Tử đã được sửa lại,
chữa lại nhiều lần và tới lúc tác giả viết mấy dòng này, am đó cũng hãy
còn, danh tiếng Trương vẫn cũng không vì thời gian phai lợt trong lòng
khách mộ điệu. Con cháu họ Trương cũng vẫn nêu cao dòng họ tài nghệ công phu điêu luyện đặc biệt của họ).
Nói về Trương Lãng Tử từ ngày thâu nhận ba anh em họ Trương làm
đồ đệ thì hết lòng truyền nghệ. Tam Sơn, Tam Vân, Tam Nương rất chăm
chỉ, thông minh lỗi lạc, học tới đâu biết tới đó, thâu nhận được hết cả
tài học bình sanh của Trương sư phụ. Trương Tam Sơn bắt chước sư phụ họ
đánh xích sắt. Trương Tam Vân và Tam Nương mỗi người được sư phụ cho một cây nhuyễn đao sắc như nước. Đầu và đốc đao có móc, có thể quấn tròn
lại móc hai đầu vào nhau thành thứ đai lưng dị kỳ. Lúc cần dùng tới, chỉ việc mở móc đó ra, vung mạnh tay một cái là lưỡi đao thẳng tắp dùng
được ngay.
Sở dĩ Trương Lãng Tử có được thứ Nhuyễn đao quí báu này là vì sư phụ của họ Trương trước đây là một vị hòa thượng Tây Tạng lúc lâm chung trao lại cho mấy thứ bảo vật này. Bởi thế hình thể hai cây Nhuyễn đao
đó không giống thứ đơn đao của Trung Quốc. Chuôi ngắn hơn, lưỡi hẹp
ngang, nhưng dài hơn lưỡi đơn đao đôi chút.
Lúc mới khởi đầu, Trương Lãng Tử dạy ba anh em họ Trương ngay ở
trong thôn trang. Nhưng khi lập xong Trương gia am, cả bốn thầy cùng lên ở hẳn trên Võ Đang sơn tập luyện. Trương Lãng Tử đem hết cả tài nghệ
bình sang những món sở trường truyền hết cho ba đồ đệ thân yêu.
Mười hai năm sau…
Trương Tam Sơn hai mươi ba tuổi, Tam Vân hai mươi mốt và Tam
Nương mười tám, cả ba người đều hấp thụ được tất cả các công phu đặc
biệt siêu quần của sư phụ. Trương Lãng Tử cũng tự hào rèn luyện nổi ba
đồ đệ tài ba.
Thấy các con đã trưởng thành, Trương viên ngoại lần lần trao hết công việc làm ăn trong trang trại cho ba anh em Tam Sơn, rồi thường
ngày lên Trương gia am uống rượu đánh cờ tiêu dao ngày tháng cùng Trương Lãng Tử, đàm đạo việc thiên hạ. Tam Sơn càng lớn càng thô kệch, tánh
tình tàng tàng y hệt sư phụ. Trái lại, Tam Vân vóc dáng thanh tú, nước
da trắng trẻo như một thơ sinh nhàn nhã ít nói cười. Mi thanh mục tú,
môi son, không ai có thể ngờ được con người ấy lại có công phu võ thuật
tiềm tàng đáng liệt vào hàng cự phách ở Hoa Nam thời ấy. Trương Tam
Nương cũng vậy, mặt hoa da phấn còn có tài võ nghệ, cho nên các thanh
niên trong khu vực Võ Đang sơn không một người nào dám rắp tâm bắn sẻ,
biết rằng dù có hỏi, nàng cũng chẳng ưng thuận nào.
Đọc nhiều cổ thư anh hùng truyện, Trương Tam Nương vẫn ước mong
được đi khắp đó đây hành hiệp giống như Hồng Tuyết Nữ, Nhiếp Ẩn Nương
thời xưa.
Nói về bọn cướp Hổ Đầu cốc sau khi bị Trương Lãng Tử đánh cho
một trận thất điên bát đảo, bèn rút cả về sào huyệt, chôn cất họ Hồ.
Không ngờ ít lâu sau, họ Từ cũng bị Trương Lãng Tử đánh ngã, bị ứ huyết
thác nốt. Tên trẻ tuổi là cháu gọi Hồ bằng cậu ruột, tên Lưu Nghị bèn
giải tán đồ đảng khăn gói lên đường tầm sư học nghệ với ý tưởng một ngày thành tài sẽ trở lại Võ Đang sơn báo thù. Lưu Nghị đi khắp đó đây suốt
mấy năm trời. Trong bước giang hồ, y gặp cũng nhiều võ sư nhưng xét về
tài nghệ không có một ai khả dĩ thắng nổi Trương Lãng Tử theo ý đoán của họ Lưu.
Mãi đi xuống miền Quảng Tây mới nghe thấy nói với La Phù sơn,
Lưu Nghị giật mình chợt nhớ ra đã từng nghe thấy bọn hắc đạo nói về Đắc
Đạo đại sư ở cõi Lĩnh Nam trên La Phù sơn thâu nhận đồ đệ với điều kiện
dễ dàng, bèn tìm đường đến đó. Qua Liễu Châu, Lưu Nghị thẳng tiến xuống
miền Nam, tìm đường đột nhập La Phù sơn lên Thiên Linh tự.
Đắc Đạo đại sư thâu nhận ngay.
Sở dĩ, Lưu Nghị không dám xin nhập học Thiếu Lâm tự là vì nghe
thấy chùa này qui luật rất nghiêm ngặt, e vào thì còn dễ nhưng lúc ra
rất khó, nên họ Lưu mới cố tìm nơi khác là vì thế. Theo học Đắc Đạo đại
sư được trên năm năm, bản lãnh của Lưu Nghị đã khác trước một vực một
trời. Họ Lưu bèn xin phép Hạ Sơn. Đắc Đạo ưng thuận ngay. Lưu Nghị sung
sướng xuống núi. Lúc đó Thiên Không và Phi Không chưa lên núi nhập học.
Cậy có bản lãnh cao cường, phi thiềm tẩu bích nhẹ nhàng, Lưu
Nghị thường trổ thủ đoạn lẻn vào lấy của các nhà giàu chi dùng, giao kết với bọn tà đạo lục lâm. Cũng vì lang thang la cà chỗ nọ nơi kia, nên
hai năm sau, Lưu Nghị mới qua Tiêu Anh phủ và thẳng đường đến Võ Đang
sơn.
– Các thôn trang ở đây đã khác hơn mười năm trước nhiều, được mở rộng thêm ra, nhà cửa san sát, người nhiều.
Mặt tiền Trương gia thôn vẫn như cũ. Mấy cây liễu xanh cành lá
rườm rà rung rinh trước gió. Đây đó, mấy mô đá vẫn y nguyên. Ngau cả mô
đá nhỏ mà người mấy năm trước, họ Hồ bị Trương Lãng Tử kéo tay mạnh quá
đến nỗi húc đầu bể sọ vào đó cũng vẫn còn kia. Nếu khác họa chăng chỉ
còn cụm cỏ quanh thay vì vũng máu năm xưa… Nhận xét tới đây, bỗng
nhiên Lưu Nghị cảm thấy bừng bừng nổi giận tiến thẳng tới cổng trang.
Tên gia nhân đang quét cổng thấy một mãnh hán trạc ngoại tam
tuần vận võ phục, vai quẩy bọc hành trang, tay cầm cây giáo sắt sầm sầm
đi tới mặt đỏ ngầu thì vội ngừng tay chổi, lạ lùng nhìn.
Lưu Nghị hất hàm hỏi tên gia nhân.
– Lão già có nhà không.
– Tên gia nhân này mới vào hầu trong thôn được hơn năm nay nên không hiểu chuyện xưa.
– Hảo hán hỏi lão già nào? Đây không có lão già nào cả! Chỉ có Trương viên ngoại.
Lưu Nghị trừng mắt nhìn dữ dội, khiến tên gia nhân lo sợ lùi lại một bước.
– Trong thôn này có mấy lão già.
– Ta muốn nói về lão già nhỏ bé, hom hem gầy ốm hơn mười năm trước đó! Ngươi hiểu chưa? Gọi hắn ra đây ta dạy!
Đoạn Lưu Nghị chống cây giáo sắt xuống đất đứng chờ trả tiếp :
– Tôi mới làm ở đây có mấy năm nên không hiểu biết chi cả về
việc mười mấy năm về trước, lúc tôi còn nhỏ. thôn trang này có nhiều lão trượng lắm…
Lưu Nghị phì cười vì nét mặt ngớ ngẩn của tên gia nhân trẻ tuổi.
– Ta muốn nói đến lão già nhỏ bé biết võ nghệ đó. Y có ở đây không?
– À ra thế! Có, Trương tiên sinh ở đây, nhưng hảo hán muốn hỏi chi? Quý danh là chi để tôi vào báo.
– Mi cứ nói là có người hỏi, vào gọi y ra đây chịu chết, nghe.
Tên gia nhân lùi lại mấy bước lắc đầu :
– Không xưng tên thì tôi xin chịu không dám vào trình, e Nhị lang tôi quở mắng.
Lưu Nghị trợn mắt hoa giáo tiến tới nạt nộ. Tên gia nhân vội
chạy vào trong cổng trang qua sân lên tới hành lang trên sảnh đường.
Trương Tam Vân vừa ở trong nhà bước ra thấy y hớt hải liền hỏi :
– Bảo Tứ! Có việc chi sợ hãi vậy?
Bảo Tứ chỉ tay về phía cổng trang.
Thưa Nhị lang, có một mãnh hán cầm dao sắt nạt nộ tôi ngoài cổng rang. Y nói tìm một người già nhỏ bé, gầy ốm, con chắc là Trương tiên
sinh vào đây trình báo.
– Được rồi. Ngươi cứ đi làm việc khác để ta vào thưa với Trương tiên sinh và viên ngoại.
Tam Vân vào nhà khách. Trương Lãng Tử và Trương viên ngoại đang uống rượu đánh cờ.
– Bẩm sư phụ có một người nào đó tới gây gổ ngoài cổng trang, hình như muốn tìm sư phụ để đồ đệ ra xem y muốn việc chi.
Không chờ trả lời, Trương Tam Vân quay ngoắt ra ngoài trang thấy mãnh hán khoanh tay đứng chờ. Trước mặt, một cây giáo sắt cắm ngược
dưới đất. Bọc hành trang treo trên nhành liễu gần đó. Lưu Nghị đang chờ
kẻ thù thì thấy nho sinh bước ra, ngọa nghễ nhìn từ đầu chí chân chàng
thanh niên tuấn tú ấy nhếch miệng cười im lặng. Trương Tam Vân ngạc
nhiên, không nhận ra tên cướp trẻ tuổi mười mấy năm về trước nữa.
Quả vậy, Lưu Nghị nét mặt đượm phong trần, đẫy đã quắc thước hơn trước nhiều.
– Hảo hán muốn tìm kiếm ai trong bản trang. Đây là Trương gia thôn. Có lẽ hảo hán lầm đường chăng?
– Lầm sao được! Ta muốn kiếm tên lão tặc giết người trên mười
mấy năm trước đây. Y còn ở đây hay không? Nếu y sợ hãi, biểu ra đây tạ
tội, ta cũng không hẹp hòi gì mà không tha thứ.
Thấy Lưu Nghị hỗn xược, kiêu ngạo Trương Tam Vân cười lạt.
– Nếu tôi không lầm, hảo hán là một khách giang hồ, nhiều từng
trải cũng cần có lẽ độ đôi chút mới được! Lão trượng đó là sư phụ tôi,
hảo hán muốn hỏi gì?
Bảo Tứ đã nói chuyện cho mọi người trong trang biết, nên họ kéo ra ngoài trang xem sự gì.
Trương viên ngoại và Trương Lãng Tử cũng theo ra. Trương Tam Sơn vắng mặt vì có việc lên Tiêu Anh phủ. Trương Tam Nương ở hậu đường thấy động bèn xin phép mẹ ra xem.
Giữa lúc ấy, Lưu Nghị nghe Tam Vân ôn tồn như vậy thì ha hả cười :
– Thiếu niên chớ có xen vào việc người lớn, có mất mạng lại kêu oan…! A ha! Thằng già kia rồi.
Trương Lãng Tử nhận ngay ra tên tướng cướp mười mấy năm trước,
bèn lững thững tiến lên. Nhưng Trương Tam Vân đã nhớ lại, hiểu ngay đây
là hậu quả trận đánh cướp trước kia, lúc chàng còn nhỏ dại, bèn cởi áo
dài ném cho gia nhân, tiến lên trước…
Lưu Nghị đứng nguyên chỗ cũ chưa hiểu thanh niên hành động như
thế nào, thì Tam Vân đã lẹ như chớp nhảy tới rút phắt cây giáo sắt lên,
khiến họ Lưu phải nhảy lui lại vài bước, tưởng thanh niên dùng cây giáo
đó đánh mình.
Trương Tam Vân cười ha hả liếc nhìn Trương Lãng Tử :
– Giết gà cần gì đến dao mổ trâu! Sư phụ mặc kệ đệ tử.
Nói đoạn, chàng dang tay cầm hai đầu cây giáo dắt uốn cong lại
hình móng ngựa rồi liệng giáo trước mặt Lưu Nghị quắc mắt nhìn như tia
ra lửa.
– Tên bại tặc này không biết tự lượng sức mình dám tới đây khua môi múa mép. Có gì uốn lại cây giáo này ta coi!
Thấy Tam Vân tuấn tú mảnh khảnh như nho sinh không ngờ lại có
sức khỏe công phu dày dạn nhường ấy. Lưu Nghị toát mồ hôi, biết rằng lần này lại gặp phải tay công phu siêu quần nhất chúng. Tuy vậy, họ Lưu vẫn tin ở sức mình, bèn nhặt cây giáo lên, xuống tấn vận tất cả sức lực ở
hai tay kéo mạnh, những tưởng vuốt thẳng được cây giáo sắt ra ngay, ai
ngờ như chuồn chuồn húc thạch trụ, đỏ mặt tía tai mà chẳng ăn thua chi
cả.
Bọn gia nhân và một đoàn người ngựa đi qua đó thấy lạ ngừng lại
xem đều cười vang vỗ tay rầm ran, khiến Lưu Nghị mắc cỡ ném cây giáo
xuống đất.
– Được lắm! Ta sẽ trở lại trả lời các ngươi về vụ này.
Nói đoạn, Lưu Nghị bước lại chỗ cây liễu lấy gói hành lý đeo lên vai định đi.
Trương Lãng Tử tiến lên nói :
– Lão phu biết hảo hán đã có công luyện tập lại, nhưng công phu
đó không được chuyên luyện mà dám tới đây báo thù ư? Đi ăn cướp bị đánh
thua. Một kẻ trong khi giao đấu bị té, đầu đập vào đá bể sọ chết.
– Lão tha cho đồng bọn chạy, các người không biết ơn thì thôi,
nay còn tới báo thù, còn trời đất nào nữa? Một người còn đối địch không
lại huống chi trong thôn này có tới bốn người như vậy, hảo hán định giỡn với tử thần chăng?
Trương Lãng Tử đưa mắt nhìn Trương Tam Nương, tay chỉ vào ngọn giáo trên mặt đất.
Tam Nương hiểu ý bỏ áo dài, bước tới nhạt ngọn giáo kéo thẳng ra như trước, đoạn nàng dang tay lao vút ngọn giáo ra phía đường đi trước
mặt xa tới hai trăm bộ.
Mọi người kinh ngạc hoan hô vang động.
Lưu Nghị tái mặt, vác khăn gói đi thẳng. Lúc qua chỗ ngọn giáo
cắm ngập xuống đất tới một nửa. Lưu Nghị hai tay cầm cán rút lên không
được…
Đang loay hoay chưa biết xử trí ra sao thì bỗng sau lưng có tiếng nói :
– Đừng mất công vô ích, để lão giúp cho.
Lưu Nghị quay lại nhìn thì ra Trương Lãng Tử đã tới sau lưng từ
lúc nào, đưa tay trái cầm cán giáo rút phắt lên nhẹ nhàng như không cần
phải dùng sức.
Đưa cây giáo cho Lưu Nghị, Trương Lãng Tử cười :
– Thôi, chúc hảo hán lên đường may mắn. Bữa nay nếu có Nhất lang ở nhà thì hảo hán mất mạng rồi đó…
Lưu Nghị đón ngọn giáo, lẳng lặng rảo bước đi.
Trương Lãng Tử mỉm cười lững thững quay về. Tới cổng trang, có
một thiếu niên trạc hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi vóc người tầm thước, vận võ phục, lưng đeo cung tên, cắm cây thiên phương họa kích xuống đất chạy tới vái chào…