Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 51: 36 Phẩm Phổ-hiền Hạnh
(Hán bộ quyển bốn mươi chín)Phổ Hiền đại Bồ Tát lại bảo chúng hội Bồ Tát rằng :Chư Phật Tử ! Như trước đã nói, đây chỉ là tùy theo căn khí thích nghi của chúng sanh mà lược nói ít phần cảnh giới của Như Lai.Tại sao vậy ?Chư Phật Thế Tôn vì các chúng sanh vô trí làm ác, chấp ngã và ngã sở, chấp trước lấy thân, điên đảo nghi lầm, tà kiến phân biệt, hằng tương ưng với những kiết phược, theo dòng sanh tử, xa đạo Như Lai nên mới xuất thế.Chư Phật Tử ! Tôi không thấy một pháp nào là lỗi lầm lớn như chư Bồ Tát sanh lòng sân với Bồ Tát khác.
Tại sao vậy ? Vì chư Bồ Tát sanh lòng sân với Bồ Tát khác thời liền thành tựu trăm vạn chướng môn.Những gì là trăm vạn chướng môn ?Chính là : chướng chẳng thấy Bồ Ðề, chướng chẳng nghe chánh pháp, chướng sanh vào thế giới bất tịnh, chướng sanh vào ác thú, chướng sanh vào chỗ nạn, chướng nhiều bịnh tật, chướng bị nhiều hủy báng, chướng sanh các loài ngoan độn, chướng hư mất chánh niệm, chướng khuyết thiếu trí huệ, nhãn chướng, nhĩ chướng, tỹ chướng, thiệt chướng, thân chướng, ý chướng, ác tri thức chướng, ác bạn đảng chướng, chướng thích tu tập Tiểu thừa, chướng thích gần gũi phàm ngu, chướng chẳng tin ưa người có đại oai đức, chướng thích ở chung với người lìa chánh kiến, chướng sanh nhà ngoại đạo, chướng ở cảnh giới ma, chướng rời Phật giáo, chướng chẳng thấy bạn lành, chướng thiện căn gặp nạn, chướng thêm pháp bất thiện, chướng sanh chỗ hạ liệt, chướng sanh biên địa, chướng sanh nhà người ác, chướng sanh trong ác Thần, sanh trong ác Long, ác Dạ Xoa, ác Càn Thát Bà, ác A tu la, ác Ca lâu la, ác Khẩn na la, ác Ma hầu la già, ác La sát, chướng chẳng thích Phật pháp, chướng thích tập việc trẻ con, chướng thích Tiểu thừa, chướng chẳng ưa Ðại thừa, chướng tánh hay kinh sợ, chướng tâm thường lo rầu, chướng ưa thích sanh tử, chướng chẳng chuyên Phật pháp, chướng chẳng thích thấy nghe thần thông tự tại của Phật, chướng chẳng được những căn của Bồ Tát, chướng chẳng thật hành tịnh hạnh của Bồ Tát, chướng thối kiếp thâm tâm của Bồ Tát, chướng chẳng sanh đại nguyện của Bồ Tát, chướng chẳng pháp tâm Nhứt thiết trí, chướng lười biếng đối với Bồ Tát hạnh, chướng chẳng thể trừ sạch các nghiệp, chướng chẳng thể nhiếp thủ đại phước, chướng trí lực chẳng thể sáng lẹ, chướng đoạn trí huệ quảng đại, chướng chẳng hộ trì Bồ Tát hạnh, chướng ưa chê bai lời Nhứt thiết trí, chướng xa lìa chư Phật Bồ Ðề, chướng thích ở cảnh giới ma, chướng chẳng chuyên tu Phật cảnh giới, chướng chẳng quyết định phát hoằng thệ của Bồ Tát, chướng chẳng thích cùng ở với Bồ Tát, chướng chẳng cầu Bồ Tát thiện căn, chướng tánh nhiều nghi ngờ, chướng tâm thường ngu tối, chướng chẳng chịu xả vì không thể thật hành hạnh thí bình đẳng của Bồ Tát, chướng sanh phá giới vì chẳng giữ được Phật giới, chướng khởi ngu si não hại sân hận vì chẳng vào được môn kham nhẫn, chướng sanh lười biếng vì chẳng thể thật hành Bồ Tát đại tinh tấn, chướng khởi tán loạn vì chẳng thể được những tam muội, chướng sanh ác huệ vì chẳng tu Bát nhã ba la mật, chướng ở trong xứ phi xứ chẳng thiện xảo, chướng ở trong sự độ sanh không phương tiện, chướng ở trong Bồ Tát trí huệ chẳng hay quán sát, chướng ở trong pháp Bồ Tát xuất ly chẳng hay rõ biết, chướng mắt như sanh manh vì chẳng thành tựu Bồ Tát mười thứ mắt quảng đại, chướng miệng như dê câm vì tai chẳng nghe pháp vô ngại, chướng tỹ căn hư hoại vì chẳng đủ tướng hảo, chướng thành tựu thiệt căn vì chẳng thể biện rõ ngôn của chúng sanh, chướng thành tựu thân căn vì khinh tiện chúng sanh, chướng thành tựu ý căn vì tâm nhiều cuồng loạn, chướng thành tựu thân nghiệp vì chẳng giữ ba thứ luật nghi, chướng thành tựu ngữ nghiệp vì hằng khởi bốn thứ tội lỗi, chướng thành tựu ý nghiệp vì nhiều tham sân tà kiến, chướng tặc tâm cầu pháp, chướng đoạn tuyệt cảnh giới Bồ Tát, chướng ở trong pháp Bồ Tát dũng mãnh sanh tâm thối khiếp, chướng ở trong đạo Bồ Tát xuất ly sanh lòng biếng trễ, chướng ở trong môn Bồ Tát trí huệ quang minh sanh lòng thôi dứt, chướng ở trong Bồ Tát niệm lực sanh lòng liệt nhược, chướng ở trong Như Lai giáo pháp chẳng hay trụ trì, chướng ở nơi đạo Bồ Tát ly sanh chẳng hay thân cận, chướng chẳng hay tu tập đạo Bồ Tát không hư mất, chướng tùy thuận chánh vị Nhị thừa, chướng xa lìa chủng tánh tam thế Phật và Bồ Tát.Chư Phật Tử ! Nếu Bồ Tát đối với Bồ Tát mà sanh một tâm sân thời thành tựu trăm vạn chướng môn như vậy.
Tôi chẳng thấy có một pháp nào lỗi ác lớn như chư Bồ Tát sanh lòng sân với Bồ Tát khác.
Vì thế nên chư đại Bồ Tát muốn mau đầy đủ hạnh Bồ Tát phải siêng tu mười pháp :Một là tâm chẳng xa bỏ tất cả chúng sanh.Hai là đối với chư Bồ Tát xem như Phật.Ba là trọn chẳng hủy báng tất cả Phật pháp.Bốn là biết các quốc độ không có cùng tận.Năm là rất có lòng tin mến nơi Bồ Tát hạnh.Sáu là chẳng bỏ tâm bình đẳng hư không pháp giới Bồ Ðề.Bảy là quán sát Bồ Ðề nhập Như Lai lực.Tám là siêng năng tu tập vô ngại biện tài.Chín là giáo hóa chúng sanh không nhàm mỏi.Mười là trụ nơi tất cả thế giới không tâm nhiễm trước.Chư Phật Tử ! Ðại Bồ Tát an trụ trong mười pháp này rồi thời có thể đầy đủ mười thứ thanh tịnh :Một là thông đạt thậm thâm pháp thanh tịnh.Hai là thân cận thiện tri thức thanh tịnh.Ba là hộ trì chư Phật pháp thanh tịnh.Bốn là liễu đạt hư không giới thanh tịnh.Năm là thâm nhập pháp giới thanh tịnh.Sáu là quán sát vô biên tâm thanh tịn h.Bảy là cùng Bồ Tát đồng thiện căn thanh tịnh.Tám là chẳng chấp trước các kiếp thanh tịnh.Chín là quán sát tam thế thanh tịnh.Mười là tu hành tất cả những Phật pháp thanh tịnh.Chư Phật Tử ! Ðại Bồ Tát trụ nơi mười pháp này rồi thời đầy đủ mười thứ trí quảng đại :Một là trí biết tất cả tâm hành của chúng sanh.Hai là trí biết tất cả nghiệp báo của chúng sanh.Ba là trí biết tất cả Phật pháp.Bốn là trí biết lý thú thâm mật của tất cả Phật pháp.Năm là trí biết tất cả môn đà la ni.Sáu là trí biết tất cả văn tự biện tài.Bảy là trí biết tất cả ngôn ngữ âm thanh từ biện thiện xảo của chúng sanh.Tám là trí hiện thân mình ở khắp trong tất cả thế giới.Chín là trí hiện ảnh tượng mình ở khắp trong tất cả chúng hội đạo tràng.Mười là trí ở nơi tất cả chỗ thọ sanh đều đầy đủ Nhứt thiết trí.Chư Phật Tử ! Ðại Bồ Tát trụ trong mười trí này rồi thời được mười thứ phổ nhập :Một là tất cả thế giới vào một lỗ lông, một lỗ lông vào tất cả thế giới.Hai là tất cả thân chúng sanh vào một thân, một thân vào tất cả thân chúng sanh.Ba là tất cả kiếp vào một niệm, một niệm vào tất cả kiếp.Bốn là tất cả Phật pháp vào một pháp, một pháp vào tất cả Phật pháp.Năm là bất khả thuyết xứ vào một xứ, một xứ vào bất khả thuyết xứ.Sáu là bất khả thuyết căn vào một căn, một căn vào bất khả thuyết căn.Bảy là tất cả căn vào phi căn, phi căn vào tất cả căn.Tám là tất cả tưởng vào một tưởng, một tưởng vào tất cả tưởng.Chín là tất cả ngôn âm vào một ngôn âm, một ngôn âm vào tất cả ngôn âm.Mười là tất cả tam thế vào một thế, một thế vào tất cả tam thế.Chư Phật Tử ! Ðại Bồ Tát quán sát như vậy rồi thời an trụ mười tâm thắng diệu :Một là an trụ tâm thắng diệu tất cả thế giới ngữ ngôn phi ngữ ngôn.Hai là an trụ tâm thắng diệu tất cả chúng sanh tưởng niệm không chỗ y chỉ.Ba là an trụ tâm thắng diệu rốt ráo hư không giới.Bốn là an trụ tâm thắng diệu vô biên pháp giới.Năm là an trụ tâm thắng diệu tất cả Phật pháp thâm mật.Sáu là an trụ tâm thắng diệu pháp thậm thâm vô sai biệt.Bảy là an trụ tâm thắng diệu trừ diệt tất cả nghi lầm.Tám là an trụ tâm thắng diệu tất cả thế bình đẳng vô sai biệt.Chín là an trụ tâm thắng diệu tam thế chư Phật bình đẳng.Mười là an trụ tâm thắng diệu tất cả Phật lực vô lượng.Chư Phật Tử ! Ðại Bồ Tát an trụ mười tâm thắng diệu này rồi thời được mười thứ Phật pháp thiện xảo trí :Một là trí thiện xảo liễu đạt và xuất sanh Phật pháp thậm thâm quảng đại.Hai là trí thiện xảo tuyên thuyết các thứ Phật pháp.Ba là trí thiện xảo chứng nhập Phật pháp bình đẳng.Bốn là trí thiện xảo minh liễu Phật pháp sai biệt.Năm là trí thiện xảo ngộ giải Phật pháp vô sai biệt.Sáu là trí thiện xảo thâm nhập trang nghiêm Phật pháp.Bảy là trí thiện xảo một phương tiện vào Phật pháp.Tám là trí thiện xảo vô lượng phương tiện vào Phật pháp.Chín là trí thiện xảo biết vô biên Phật pháp vô sai biệt.Mười là trí thiện xảo dùng tự tâm tự lực không thối chuyển nơi tất cả Phật pháp.Chư Phật Tử ! Ðại Bồ Tát nghe pháp này rồi đều phải phát tâm cung kính thọ trì.
Vì đại Bồ Tát thọ trì pháp này ít tốn công lực mà mau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều được đầy đủ tất cả Phật pháp, đều bằng với tam thế Phật pháp.Bấy giờ do thần lực của Phật, do pháp như vậy, mười phương đều có mười bất khả thuyết trăm ngàn ức na do tha Phật sát vi trần số thế giới chấn động sáu cách, mưa mây tất cả hoa hơn hẳn chư Thiên, và mây hương, mây hương bột, y, lọng, tràng, phan, ma ni bửu v.v… và cùng mây tất cả đồ trang nghiêm.
Mưa mây những kỹ nhạc, mây chư Bồ Tát, mây bất khả thuyết sắc tướng của Như Lai, mây bất khả thuyết khen ngợi đức Như Lai : Lành thay ! Lại mưa mây âm thanh của Như Lai tràn đầy cả pháp giới, mây bất khả thuyết thế giới trang nghiêm, mây bất khả thuyết tăng trưởng Bồ Ðề, mây bất khả thuyết quang minh chiếu diệu, mây bất khả thuyết thần lực thuyết pháp.Như ở thế giới này thấy đức Như Lai thành Ðẳng Chánh Giác nơi Bồ Ðề tràng dưới cội Bồ Ðề trong Bồ Tát cung điện diễn thuyết pháp này, tất cả thế giới trong mười phương cũng đều như vậy.Bấy giờ do thần lực của Phật, do pháp như vậy, mười phương đều qua khỏi ngoài mười bất khả thuyết Phật sát vi trần số thế giới, có mười Phật sát vi trần số đại Bồ Tát đến cõi này, đông đầy khắp mười phương, đồng nói rằng : Lành thay ! Lành thay ! Phật tử Phổ Hiền có thể nói thâm pháp thọ ký thệ nguyện rất lớn của Như Lai.Phật tử ! Chúng tôi tất cả đồng hiệu là Phổ Hiền đều từ thế giới Phổ Thắng nơi đức Phổ Tràng Tự Tại Như Lai mà đến cõi này, đều nhờ thần lực của Phật, diễn thuyết pháp này ở tất cả chỗ, tất cả đều bình đẳng như chỗ đã nói nơi chúng hội này không có thêm bớt.Chúng tôi đều thừa oai thần của Phật đến đạo tràng này chứng minh cho Phật tử.Như tại đạo tràng này, chúng tôi mười Phật sát vi trần số đại Bồ Tát đến chứng minh, trong tất cả thế giới ở mười phương cũng đều như vậy.Bấy giờ Phổ Hiền đại Bồ Tát do thần lực của Phật, do sức thiện căn của mình, quán sát mười phương đến cả pháp giới, muốn khai thị Bồ Tát hạnh, muốn tuyên thuyết Bồ Ðề giới của Như Lai, muốn nói đại nguyện giới, muốn nói tất cả thế giới kiếp số, muốn thuyết minh chư Phật tùy thời nghi mà xuất thế, muốn nói Như Lai tùy chúng sanh căn cơ thuần thục mà xuất hiện cho họ cúng dường, muốn nói rõ đức Như Lai xuất thế chẳng uổng công, muốn nói rõ đã gieo thiện căn tất được quả báo, muốn thuyết minh đại oai đức Bồ Tát vì tất cả chúng sanh mà hiện hình thuyết pháp cho họ khai ngộ, nên nói kệ rằng :Phật tử phải hoan hỷBỏ lìa những chướng cáiNhứt tâm cung kính ngheHạnh nguyện của Bồ TátThưở xưa, chư Bồ TátTối Thắng Nhơn Sư TửNhư kia đã tu hànhTôi sẽ tuần tự nóiCũng nói những kiếp sốThế giới và các nghiệpVà đến đấng Vô ÐẳngỞ đó mà xuất thếQuá khứ Phật như vậyÐại nguyện mà xuất thếThế nào vì chúng sanhDiệt trừ những khổ não.Tất cả Luận Sư TửTiếp nối tu đã mãnÐược Phật bình đẳng phápCảnh giới nhứt thiết tríThấy ở đời quá khứTất cả Nhơn Sư TửPhóng lưới đại quang minhChiếu khắp mười phương cõiTư duy phát nguyện này :Ta sẽ làm Thế ÐăngÐầy đủ Phật công đứcThập lực, Nhứt thiết tríTất cả các chúng sanhQuá nặng tham, sân, si.Ta sẽ đều cứu thoátKhiến diệt khổ ác đạoPhát thệ nguyện như vậyKiên cố không thối chuyểnTu đủ hạnh Bồ TátÐược mười vô ngại lựcThệ nguyện như vậy rồiTu hành không thối khiếpChỗ làm đều không luốngHiệu là Luận Sư TửỞ trong một Hiền kiếpNgàn Phật hiện ra đờiPhổ nhãn của chư PhậtTôi sẽ thứ đệ nóiNhư trong một hiền kiếpVô lượng kiếp cũng vậyChỗ làm Phật vị laiTôi sẽ phân biệt nóiNhư một Phật sát chủngVô lượng cõi cũng vậyÐấng Thập Lực vị laiCông hạnh, nay tôi nóiPhật xuất thế kế nhauTùy nguyện tùy danh hiệuTùy kia được thọ kýTùy kia trụ thọ mạngTùy chánh pháp đã tuChuyên cầu đạo vô ngạiTùy chúng sanh được độChánh pháp trụ thế gianTùy Phật độ đã tịnhChúng sanh và pháp luânDiễn thuyết thời phi thờiThứ đệ độ quần sanhTùy nghiệp của chúng sanhChỗ làm và tin hiểuThượng, trung, hạ chẳng đồngÐộ họ khiến tu tậpVào nơi trí như vậyTu những hạnh tối thắngThường làm nghiệp Phổ HiềnRộng độ các quần sanhThân nghiệp không chướng ngạiNgữ nghiệp đều thanh tịnhÝ hành cũng thanh tịnhTam thế đều vậy cảBồ Tát tu như vậyRốt ráo đạo Phổ HiềnXuất sanh trí thanh tịnhChiếu khắp cả pháp giớiNhững kiếp đời vị laiCõi nước bất khả thuyếtMột niệm đều biết rõNơi đó không phân biệtHành giả hay xu nhậpBực tối thắng như vậyNhững pháp Bồ Tát nàyTôi sẽ nói phần ítTrí huệ vô biên tếThông đạt Phật cảnh giớiTất cả đều khéo vàoChỗ làm chẳng thối chuyểnÐầy đủ huệ Phổ HiềnViên mãn nguyện Phổ HiềnVào nơi trí vô đẳngTôi sẽ nói hạnh đóỞ trong một vi trầnÐều thấy các thế giớiChúng sanh nếu ai ngheMê loạn tâm nghi cuồngNhư ở một vi trầnTất cả trần cũng vậyThế giới đều vào trongBất tư nghì như vậyTrong mỗi trần đều cóThập phương tam thế phápCõi loài đều vô lượngÐều hay phân biệt biếtTrong mỗi trần đều cóVô lượng những cõi PhậtChủng loại đều vô lượngNơi một trần đều biếtTrong pháp giới chỗ cóNhiều thứ những dị tướngCác loài đều sai khácÐều hay phân biệt rõThâm nhập trí vi tếPhân biệt các thế giớiTất cả kiếp thành hoạiÐều hay thuyết rõ ràngBiết những kiếp dài vănTam thế tức nhứt niệmCác hạnh đồng, chẳng đồngÐều hay phân biệt rõVào sâu các thế giớiRộng lớn, chẳng rộng lớnMột thân vô lượng cõiMột cõi vô lượng thânTrong mười phương chỗ cóNhững thế giới dị loạiRộng lớn vô lượng tướngTất cả đều được biếtTrong tất cả tam thếVô lượng các quốc độÐầy đủ trí thậm thâmÐều biết kia thành bạiMười phương các thế giớiCó thành hoặc có hoạiBất khả thuyết như vậyHiền đức đều sâu rõHoặc có những quốc độNhiều loại đất nghiêm sứcCác loài cũng trang nghiêmÐây do nghiệp thanh tịnhHoặc có các thế giớiVô lượng thứ tạp nhiễmÐây do chúng sanh cảmTất cả đúng như nghiệpVô lượng vô biên cõiRõ biết tức một cõiVào các cõi như vậySố đó chẳng biết đượcTất cả các thế giớiÐều vào trong một cõiThế giới chẳng là mộtLại cũng không tạp loạnThế giới có ngửa úpHoặc cao hoặc lại thấpÐều là chúng sanh tưởngÐều hay phân biệt biếtNhững thế giới rộng rãiVô lượng và vô biênBiết nhiều thứ là mộtBiết một là nhiều thứCác Phật tử Phổ HiềnÐều dùng trí Phổ HiềnBiết rõ số các cõiSố đó không ngằn méBiết thế giới như hóaCõi hóa, chúng sanh hóaPháp hóa, chư Phật hóaTất cả đều rốt ráoTất cả các thế giớiCõi vi tế, cõi lớnNhiếu thứ trang nghiêm lạÐều do nghiệp gây nênVô lượng chư Phật tửKhéo học nhập pháp giớiThần thông lực tự tạiCùng khắp cả mười phươngKiếp bằng số chúng sanhNói tên những cõi đóCũng chẳng nói hết đượcChỉ trừ Phật khai thịThế giới và Như LaiNhững danh hiệu sai khácTrải qua vô lượng kiếpNơi đó chẳng thể hếtHuống là trí tối thắngTam thế những Phật phápTừ nơi pháp giới sanhÐầy khắp Như Lai địaNiệm thanh tịnh vô ngạiHuệ vô biên vô ngạiPhân biệt nói pháp giớiÐược đến nơi bĩ ngạnQuá khứ những thế giớiQuảng đại và vi tếTu tập chỗ trang nghiêmMột niệm đều biết đượcBực Sư Tử trong ngườiTu tập những hạnh PhậtThành bực Ðẳng Chánh GiácThị hiện những tự tạiNhư vậy đời vị laiThứ đệ vô lượng kiếpCó bao nhiêu Như LaiBồ Tát đều biết đượcCó bao nhiêu hạnh nguyệnCó bao nhiêu cảnh giớiNhư vậy siêng tu hànhTrong đó thành Chánh giácCũng biết chúng hội kiaThọ mạng hóa chúng sanhDùng các pháp môn nàyVì chúng chuyển pháp luânBồ Tát biết như vậyTrụ bực Phổ Hiền hạnhTrí huệ đều rõ ràngXuất sanh tất cả PhậtÐời hiện tại hiện cóTất cả những Phật độVào sâu những cõi nàyThông đạt nơi pháp giớiTrong những thế giới kiaHiện tại tất cả PhậtNơi pháp được tự tạiNgôn luận không chỗ ngạiCũng biết chúng hội kiaSức tịnh độ ứng hóaTận vô lượng ức kiếpThường tư duy việc nàyÐức Ðiều Ngự Thế TônChỗ có oai thần lựcTạng trí tuệ vô tậnTất cả đều được biếtXuất sanh mắt vô ngạiNhĩ tỷ thân vô ngạiLưỡi rộng dài vô ngạiHay khiến chúng hoan hỷTâm tối thắng vô ngạiRộng lớn khắp thanh tịnhTrí huệ khắp tràn đầyÐều biết pháp tam thếKhéo học tất cả hóaCõi hóa, chúng sanh hóaThế hóa, điều phục hóaRốt ráo hóa bĩ ngạnThế gian những sai khácÐều do nơi tưởng trụNhập Phật phương tiện tríNơi đây đều biết rõBất khả thuyết chúng hộiMỗi mỗi vì hiện thânÐều khiến thấy Như LaiÐộ thoát vô biên chúngTrí chư Phật rất sâuNhư mặt nhựt hiện raTrong tất cả cõi nướcHiển hiện khắp không dứtRõ thấu các thế gianGiả danh không có thiệtChúng sanh và thế giớiNhư mộng như quang ảnhNơi các pháp thế gianChẳng sanh chấp phân biệtNgười khéo rời phân biệtCũng chẳng thấy phân biệtVô lượng vô số kiếpHiểu đó tức một niệmBiết niệm cũng vô niệmNhư vậy thấy thế gianVô lượng các cõi nướcMột niệm đều siêu việtTrải qua vô lượng kiếpChẳng động nơi bổn xứBất khả thuyết những kiếpTức là khoảng giây látChẳng thấy dài và vắnRốt ráo pháp sát naTâm trụ nơi thế gianThế gian trụ nơi tâmNơi đây chẳng vọng khởiPhân biệt hai, chẳng haiChúng sanh, thế giới kiếp,Chư Phật và Phật phápTất cả như huyễn hóaPháp giới đều bình đẳngỞ khắp mười phương cõiThị hiện vô lượng thânBiết thân từ duyên khởiRốt ráo không chỗ chấpY nơi trí vô nhịXuất hiện Nhơn Sư TửChẳng chấp pháp vô nhịBiết không hai, chẳng haiRõ biết các thế gianNhư dương diệm như ảnhNhư vang cũng như mộngNhư huyễn như biến hóaTùy thuận nhập như vậyChỗ sở hành chư PhậtThành tựu trí Phổ HiềnChiếu khắp thâm pháp giớiChúng sanh, cõi, nhiễm trướcTất cả đều bỏ lìaMà khởi tâm đại biTịnh khắp các thế gianBồ Tát thường chánh niệmLuận sư tử diệu phápThanh tịnh như hư khôngMà khởi đại phương tiệnThấy thế gian mê đảoPhát tâm đều cứu độSở hành đều thanh tịnhCùng khắp các thế giớiChư Phật và Bồ TátPhật pháp thế gian phápNếu thấy tánh chơn thiệtTất cả vô sai biệtNhư Lai tạng pháp thânVào khắp trong thế gianDầu ở tại thế gianMà không nhiễm thế phápVí như nước trong sạchẢnh tượng không lai khứPháp thân khắp thế gianNên biết cũng như vậyRời nhiễm trước như vậyThân thế đều thanh tịnhLặng dừng như hư khôngTất cả không có sanhBiết thân là vô tậnKhông sanh cũng không diệtChẳng thường chẳng vô thườngThị hiện các thế gianTrừ diệt các tà kiếnKhai thị nơi chánh kiếnPháp tánh không lai khứChẳng chấp ngã, ngã sởThí như nhà huyễn thuậtHuyễn hiện các sự vậtKhông từ đâu sự đếnSự đi không về đâuHuyễn tánh chẳng hữu lượngCũng chẳng phải vô lượngỞ trong đại chúng kiaThị hiện lượng vô lượngDùng tâm tịch định nàyTu tập những thiện cănXuất sanh tất cả PhậtChẳng lượng, chẳng vô lượngHữu lượng và vô lượngThảy đều là vọng tưởngThấu rõ tất cả loàiChăng chấp lượng vô lượngPháp thậm thâm của PhậtRộng lớn rất tịch diệtTrí thậm thâm vô lượngBiết các loài thậm thâmBồ Tát lìa mê đảoTâm tịnh thường tương tụcKhéo dùng sức thần thôngÐộ vô lượng chúng san hKẻ chưa an khiến anÐã an chỉ đạo tràngKhắp pháp giới như vậyNơi tâm không chấp trướcChẳng trụ nơi thiệt tếChẳng nhập nơi Niết BànKhắp thế gian như vậyKhai ngộ các quần sanhPháp số chúng sanh sốBiết rõ mà chẳng chấpKhắp mưa những pháp vũNhuận đầy cả thế gianỞ khắp các thế giớiNiệm niệm thành Chánh giácMà tu hạnh Bồ TátChưa từng có thối chuyểnThế gian các thứ thânTất cả đều biết rõBiết thân pháp như vậyThời được thân chư PhậtBiết khắp các chúng sanhNhững kiếp và những cõiMười phương không bờ méBiển trí đều nhập cảThân chúng sanh vô lượngVì họ mà hiện thânThân của Phật vô luợngNgười trí đều xem thấyTrong một niệm biết rõChư Như Lai xuất hiệnTrải qua vô lượng kiếpCa ngợi không thể hếtChư Phật hay hiện thânXứ xứ nhập Niết BànTrong một niệm vô lượngXá Lợi đều sai khácÐời vị lai như vậyCó ai cầu Phật quảTâm Bồ Ðề vô lượngTrí quyết định đều biếtTrong tam thế như vậyCó bao nhiêu Như LaiTất cả đều biết đượcGọi trụ hạnh Phổ HiềnPhân biệt biết như vậyVô lượng các hạnh địaVào nơi chỗ trí huệPháp đó chẳng thối chuyểnTrí vi diệu rộng lớnThâm nhập cảnh Như LaiNhập rồi chẳng thối chuyểnGọi là Phổ Hiền huệTất cả đấng Tối ThắngVào khắp cảnh giới PhậtTu hành chẳng thối chuyểnÐược Vô thượng Bồ ÐềTâm vô lượng vô biênNhững nghiệp đều sai khácÐều do tưởng huệ nhómBình đẳng đều biết rõNhiễm ô, chẳng nhiễm ôTâm học, tâm vô họcBất khả thuyết những tâmTrong mỗi niệm đều biếtBiết rõ chẳng một haiChẳng nhiễm cũng chẳng tịnhCũng lại không tạp loạnÐều từ tâm tưởng sanhÐều thấy rõ như vậyTất cả các chúng sanhTâm tưởng đều chẳng đồngKhởi các thứ thế gianDùng phương tiện như vậyTu những hạnh tối thắngTừ Phật pháp hóa sanhÐược gọi là Phổ HiềnChúng sanh đều vọng khởiTưởng lành, dữ, các loàiDo đây hoặc sanh ThiênHoặc bị đọa địa ngụcBồ Tát quán thế gianDo nghiệp vọng tưởng sanhVì vọng tưởng vô biênThế gian cũng vô lượngTất cả các quốc độLưới vọng tưởng hiện raVì phương tiện lưới huyễnMột niệm đều vào đượcNhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thânÝ căn cũng như vậyThế gian tưởng sai khácBình đẳng đều hay vàoMỗi mỗi cảnh giới nhãnVô lượng nhãn đều vàoNhững thứ tánh sai biệtVô lượng bất khả thuyếtChỗ thấy vô sai biệtCũng lại không tạp loạnÐều tùy nơi tự nghiệpThọ dụng quả báo đóSức Phổ Hiền vô lượngÐều biết tất cả kiaTất cả cảnh giới nhãnÐại trí đều hay nhậpCác thế gian như vậyÐều hay phân biệt biếtMà tu tất cả hạnhCũng lại không thối chuyểnPhật thuyết, chúng sanh thuyếtNhẫn đến quốc độ thuyếtTam thế thuyết như vậyÐều rõ biết tất cảVị lai trong quá khứHiện tại trong vị laiTam thế lẫn thấy nhauMỗi mỗi đều rõ ràngNhư vậy vô lượng thứKhai ngộ các thế gianNhứt thiết trí phương tiệnBiên tế bất khả đắc..