Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 37: Phẩm Thập Hồi Hướng Thứ Hai Mươi Lăm 02
Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn do pháp thí mà có, để hồi hướng như vầy :Nguyện cho tôi được vô tận pháp môn của Chư Phật rồi vì khắp chúng sanh mà phân biệt diễn nói cho họ đều hoan hỷ thỏa mãn, dẹp trừ tất cả dị luận ngoại đạo.Nguyện tôi có thể vì tất cả chúng sanh diễn nói chánh pháp của tam thế Chư Phật, đối với sự sanh khởi của mỗi mỗi pháp, nghĩa lý của mỗi mỗi pháp, danh ngôn của mỗi mỗi pháp, an lập của mỗi mỗi pháp, giải thuyết của mỗi mỗi pháp, hiển thị của mỗi mỗi pháp, môn hộ của mỗi mỗi pháp, ngộ nhập của mỗi mỗi pháp, quan sát của mỗi mỗi pháp, phận vị của mỗi mỗi pháp, tôi đều được vô biên vô tận pháp tạng, được vo sở úy, đủ tứ biện tài vì chúng sanh mà phân biệt giải thuyết vô cùng vô tận suốt thuở vị lai.
Như thế là vì muốn cho tất cả chúng sanh lập chí nguyện thù thắng phát sanh biện tài vô ngại không sai lầm, đều được hoan hỷ, đều được thành tựu trí huệ tùy theo tiếng của các loài mà diễn thuyết không dứt.
Vì muốn cho tất cả chúng sanh tin chắc vui mừng trụ Nhứt thiết trí, biết rõ các pháp không còn mê lầm, tự nghĩ rằng : Tôi sẽ ở khắp tất cả thế giới vì chúng sanh mà siêng năng tu tập, được thân vô lượng tự tại khắp pháp giới, được tâm vô lượng quảng đại khắp pháp giới, được đủ âm thanh vô lượng thanh tịnh khắp pháp giới, hiện đạo tràng vô lượng khắp pháp giới, tu hạnh Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới, được an trụ bực Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới, chứng đức bình đẳng vô lượng của Bồ Tát khắp pháp giới, học pháp Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới, trụ hạnh Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới, nhập hồi hướng Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới.Trên đây là đại Bồ Tát đem các thiện căn để hồi hướng, vì muốn cho chúng sanh đều được thành tựu Nhứt thiết trí.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy :Vì muốn thấy vô lượng Chư Phật khắp pháp giới, vì điều phục vô lượng chúng sanh khắp pháp giới, vì trụ trì vô lượng cõi Phật khắp pháp giới, vì chứng vô lượng trí Bồ Tát khắp pháp giới, vì được vô úy vô lượng khắp pháp giới, vì thành vô lượng đà la ni của Bồ Tát khắp pháp giới, vì được an trụ vô lượng bất tư nghì của Bồ Tát khắp pháp giới, vì đủ vô lượng công đức khắp pháp giới, vì đầy vô lượng thiện căn lợi ích chúng sanh khắp pháp giới.Ðại Bồ Tát lại nguyện do căn lành này khiến tôi được phước đức bình đẳng, trí huệ bình đẳng, lực bình đẳng, vô úy bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng, tự tại bình đẳng, chánh giác bình đẳng, thuyết pháp bình đẳng, nghĩa bình bình đẳng, quyết định bình đẳng, thần thông bình đẳng.
Tất cả pháp trên đây đều được viên mãn.
Tôi được như thế nào, nguyện tất cả chúng sanh cũng đồng được như tôi.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy :Như pháp giới vô lượng, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, được trí huệ vô lượng.
Như pháp giới vô biên, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, thấy Chư Phật vô biên.
Như pháp giới vô hạn, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, đến vô hạn Phật độ.
Như pháp giới vô tế, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, nơi tất cả thế giới tu hạnh Bồ Tát không có tế hạn.
Như pháp giới vô đoạn, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, an trụ Nhứt thiết trí trọn chẳng đoạn tuyệt.
Như pháp giới một tánh, thiện căn hồi hướng cũng vậy đồng một trí tánh với tất cả chúng sanh.
Như pháp giới tự tánh thanh tịnh, thiện căn hồi hướng cũng vậy, làm cho tất cả chúng sanh được rốt ráo thanh tịnh.
Như pháp giới tùy thuận, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, làm cho tất cả chúng sanh đều tùy thuận hạnh nguyện Phổ Hiền.
Như pháp giới trang nghiêm, thiện căn hồi hướng cũng vậy, làm cho tất cả chúng sanh dùng hạnh Phổ Hiền mà trang nghiêm.
Như pháp giới không thể mất hư, thiện căn hồi hướng cũng vậy, làm cho các Bồ Tát chẳng mất hư những hạnh thanh tịnh.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn này hồi hướng như vầy :Nguyện đem thiện căn này phụng thờ thiện căn Chư Phật, chư Bồ Tát đều hoan hỷ.
Nguyện do thiện căn này mau được vào Nhứt thiết trí.
Nguyện do thiện căn này tu Nhứt thiết trí khắp tất cả mọi nơi.
Nguyện do thiện căn này mà tất cả chúng sanh thường được qua thấy tất cả Chư Phật.
Nguyện do tất cả này mà tất cả chúng sanh thường được thấy Chư Phật và hay làm Phật sự.
Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, đối với những Phật sự chẳng sanh lòng lười trễ.
Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật lòng thanh tịnh hoan hỷ không thối chuyển.
Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, lòng khéo hiểu rõ.
Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, chẳng sanh lòng chấp trước.
Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, thấu suốt vô ngại.
Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, thành hạnh Phổ Hiền.
Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật hiện ra trước không lúc nào tạm bỏ.
Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, phát sanh vô lượng thần lực của Bồ Tát.
Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, nơi tất cả pháp trọn không quên mất.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem những thiện căn hồi hướng như vầy :Hồi hướng như tánh vô khởi của pháp giới.
Hồi hướng như tánh căn bổn của pháp giới.
Hồi hướng như tự thể tánh của pháp giới.
Hồi hướng như tánh vô sở y của pháp giới.
Hồi hướng như tánh không quên mất của pháp giới.
Hồi hướng như tánh không vô tánh của pháp giới.
Hồi hướng như tánh tịch tịnh của pháp giới.
Hồi hướng như tánh vô xứ sở của pháp giới.
Hồi hướng như tánh không hiên động của pháp giới.
Hồi hướng như tánh vô sai biệt của pháp giới.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem pháp thí, có bao nhiêu sự tuyên dạy, có bao nhiêu sự khai ngộ, và những thiện căn do đây phát khởi để hồi hướng như vầy :Nguyện tất cả chúng sanh thành Bồ Tát, Pháp Sư thường được Chư Phật hộ niệm.
nguyện tất cả chúng sanh làm Vô thượng Pháp Sư phương tiện an lập tất cả chúng sanh nơi Nhứt thiết trí.
Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư không thua sút, không ai vấn nạn cùng tận được.
Nguyện tất cả chúng sanh làm vô ngại Pháp Sư được quang minh vô ngại nơi tất cả pháp.
Nguyện tất cả chúng sanh làm trí tạng Pháp Sư hay khéo diễn thuyết tất cả Phật pháp.
nguyện tất cả chúng sanh thành tự tại Pháp Sư khéo phân biệt trí huệ của Như Lai.
Nguyện tất cả chúng sanh làm như nhãn Pháp Sư nói pháp như thiệt không do người khác dạy.
Nguyện tất cả chúng sanh làm phước đức ghi nhớ tất cả Phật pháp thuyết pháp đúng lý không trái cú nghĩa.
Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư tu hành đạo vô tuớng, tự trang nghiêm với những diệu tướng, phóng vô lượng quang minh khéo vào các pháp.
Nguyện tất cả chúng sanh làm đại thân Pháp Sư, thân lớn đầy khắp tất cả quốc độ nổi mây pháp lớn, mưa những Phật pháp.
nguyện tất cả chúng sanh làm hộ pháp tạng Pháp Sư, dựng thắng tràng hộ trì Phật pháp khiến biển chánh pháp không khuyết giảm.
Nguyện tất cả chúng sanh làm pháp nhựt Pháp Sư được biện tài của Phật khéo nói các pháp.
nguyện tất cả chúng sanh làm diệu âm phương tiện Pháp Sư khéo diễn nói vô biên pháp tạng.
Nguyện tất cả chúng sanh làm đáo bĩ ngạn Pháp Sư dùng trí thần thông khai tạng chánh pháp.
Nguyện tất cả chúng sanh làm an trụ chánh pháp Pháp Sư diễn nói trí huệ rốt ráo của Như Lai.
Nguyện tất cả chúng sanh làm liễu đạt chư pháp Pháp Sư hay nói vô lượng vô tận công đức.
Nguyện tất cả chúng sanh là Pháp Sư không phỉnh dối thế gian, hay dùng phương tiện làm cho mọi người vào thiệt tế.
Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư phá các chúng ma, hay khéo rõ biết tất cả nghiệp ma.
Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư được Chư Phật nhiếp thọ, rời tâm ngã, ngã sở và nhiếp thọ.
Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư an ổn tất cả thế gian, thành tựu nguyện lực thuyết pháp của Bồ Tát.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem các thiện căn hồi hướng như vầy :Chẳng vì chấp lấy nghiệp mà hồi hướng.
Chẳng vì chấp lấy báo mà hồi hướng.
Chẳng vì chấp lấy tâm mà hồi hướng.
Chẳng vì chấp lấy sự mà hồi hướng.
Chẳng vì chấp lấy nhơn mà hồi hướng.
Chẳng vì chấp lấy ngữ ngôn, âm thanh mà hồi hướng.
Chẳng vì chấp lấy danh, cú, văn thân mà hồi hướng.
Chẳng vì chấp lấy hồi hướng mà hồi hướng.
Chẳng vì chấp lấy lợi ích chúng sanh mà hồi hướng.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy :Chẳng vì tham lấy cảnh giới của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà hồi hướng.
Chẳng vì cầu sanh cõi Trời mà hồi hướng.
Chẳng vì cầu dục lạc mà hồi hướng.
Chẳng vì mến cảnh giới cõi Dục mà hồi hướng.
Chẳng vì cầu quyến thuộc mà hồi hướng.
Chẳng vì cầu tự tại mà hồi hướng.
Chẳng vì cầu vui sanh tử mà hồi hướng.
Chẳng vì chấp lấy sanh tử mà hồi hướng.
Chẳng vì thích các cõi hữu lậu mà hồi hướng.
Chẳng vì cầu sự vui hòa hiệp mà hồi hướng.
Chẳng vì cầu chỗ đáng thích lấy mà hồi hướng.
Chẳng vì ôm lòng độc hại mà hồi hướng.
Vì chẳng để thiện căn hư hoại mà hồi hướng.
Vì chẳng y tựa ba cõi mà hồi hướng.
Vì chẳng chấp các thiền định giải thoát tam muội mà hồi hướng.
Vì chẳng trụ Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa mà hồi hướng.
Chỉ vì giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh mà hồi hướng.
Chỉ vì thành tựu viên mãn trí Nhứt thiết trí mà hồi hướng.
Chỉ vì được 0trí vô ngại mà hồi hướng.
Chỉ vì được thiện căn thanh tịnh vô ngại mà hồi hướng.
Chỉ vì làm cho tất cả chúng sanh thoát khỏi sanh tử chứng đại trí huệ mà hồi hướng.
Chỉ vì làm cho tâm đại Bồ đề như Kim Cang không hư hoại mà hồi hướng.
Chỉ vì thành tựu pháp rốt ráo bất tử mà hồi hướng.
Chỉ vì dùng vô lượng trang nghiêm để trang nghiêm chủng tánh Phật thị hiện Nhứt thiết trí tự tại mà hồi hướng.
Chỉ vì cầu trí nhứt thiết pháp minh đại thần thông mà hồi hướng.
Chỉ vì ở khắp pháp giới hư không giới tất cả Phật độ thật hành hạnh Phổ Hiền viên mãn bất hối, mặc áo giáp đại nguyện kiên cố, làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi bực Phổ Hiền mà hồi hướng.
Chỉ vì tột kiếp vị lai độ thoát chúng sanh thường không thôi nghỉ, thị hiện bực Nhứt thiết trí quang minh vô ngại hằng không dứt mà hồi hướng.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lúc đem thiện căn đó hồi hướng, thời dùng tâm như vầy mà hồi hướng :Dùng tâm bổn tánh bình đẳng mà hồi hướng.
Dùng tâm pháp tánh bình đẳng mà hồi hướng.
Dùng tâm tất cả chúng sanh vô lượng bình đẳng mà hồi hướng.
Dùng tâm vô tránh bình đẳng mà hồi hướng.
Dùng tâm tự tánh vô khởi bình đẳng mà hồi hướng.
Dùng tâm biết các pháp không loạn mà hồi hướng.
Dùng tâm vào tam thế bình đẳng mà hồi hướng.
Dùng tâm phát sanh tam thế Phật chủng tánh mà hồi hướng.
Dùng tâm được thần thông bất thối mà hồi hướng.
Dùng tâm sanh thành hạnh Nhứt thiết trí mà hồi hướng.Lại vì làm cho tất cả chúng sanh lìa hẳn tất cả địa ngục mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh chẳng vào loài súc sanh mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh chẳng đến chỗ Diêm Vương mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh trừ diệt tất cả pháp chướng đạo mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đầy đủ tất cả thiện căn mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh có thể ứng thời chuyển pháp luân khiến mọi loài đều hoan hỷ mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh vào Thập lực mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đầy đủ vô biên pháp nguyện thanh tịnh của Bồ Tát mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh tùy thuận tất cả thiện tri thức giáo hóa tâm Bồ đề được đầy đủ mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh thọ trì tu hành Phật pháp rất sâu được Phật trí huệ mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh tu hạnh vô ngại của Bồ Tát luôn hiện tiền mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh thường thấy Chư Phật hiện tiền mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh được pháp quang minh thanh tịnh thường hiện tiền mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh được trí bất tư nghì của Bồ Tát thường hiện tiền mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh cứu hộ khắp mọi loài khiến tâm đại bi thanh tịnh thường hiện tiền mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh dùng bất khả thuyết bất khả thuyết đồ trang nghiêm thắng diệu để trang nghiêm tất cả Phật độ mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh diệt trừ tất cả ma nghiệp mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh ở nơi tất cả Phật độ đều không y tựa luôn tu hạnh Bồ Tát mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh phát tâm Nhứt thiết chủng trí vào tất cả pháp môn rộng lớn của Phật mà hồi hướng.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn chánh niệm thanh tịnh mà hồi hướng.
Trí huệ quyết định mà hồi hướng.
Biết hết tất cả Phật pháp phương tiện mà hồi hướng.
Vì thành tựu trí vô lượng vô ngại mà hồi hướng.
Vì muốn đầy đủ tâm thanh tịnh thủ thắng mà hồi hướng.
Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại từ mà hồi hướng.
Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại bi mà hồi hướng.
Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại hỷ mà hồi hướng.
Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại xả mà hồi hướng.
Vì lìa hẳn chấp trước hai bên, an trụ thiện căn thù thắng mà hồi hướng.
Vì tư duy quán sát phân biệt diễn thuyết tất cả pháp duyên khởi mà hồi hướng.
Vì lập tâm tràng đại dũng mãnh mà hồi hướng.
Vì lập tạng tràng vô năng thắng mà hồi hướng.
Vì phá các ma chúng mà hồi hướng.
Vì được tâm vô ngại thanh tịnh đối với tất cả pháp mà hồi hướng.
Vì tu tất cả hạnh Bồ Tát không thối chuyển mà hồi hướng.
Vì được tâm thích cầu pháp đệ nhứt thù thắng mà hồi hướng.
Vì được tâm thích cầu nghững pháp công đức Nhứt thiết chủng trí tự tại thanh tịnh mà hồi hướng.
Vì viên mãn tất cả nguyện, trừ tất cả đấu tránh, được pháp vô ngại thanh tịnh của Phật, vì chúng sanh chuyển pháp luân bất thối mà hồi hướng.
Vì được pháp vô thượng thù thắng của Phật do trăm ngàn quang minh của mặt trời trí huệ trang nghiêm chiếu khắp tất cả chúng sanh trong pháp giới mà hồi hướng.
Vì muốn điều phục tất cả chúng sanh tùy chỗ họ ưa thích thường làm cho họ được thỏa mãn, chẳng bỏ bổn nguyện, cùng tận thuở vị lai nghe chánh pháp, tu tập đại hạnh, được trí huệ thanh tịnh quang minh không cấu nhiễm, dứt trừ tất cả kiêu mạn, tiêu diệt tất cả phiền não, xé lưới ái dục, phá tối ngu si, đầy đủ pháp vô cấu vô ngại mà hồi hướng.
Vì tất cả chúng sanh, trong vô số kiếp thường siêng tu tập hạnh Nhứt thiết trí không thối chuyển, mỗi chúng sanh đều khiến được diệu huệ vô ngại, không ngớt thị hiện thần thông tự tại của Phật mà hồi hướng.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lúc đem những thiện căn hồi hướng như vậy, chẳng tham trước cảnh giới ngũ dục của ba cõi.Tại sao vậy ?Vì đại Bồ Tát phải sủng thiện căn không tham mà hồi hướng.
Phải dùng thiện căn không sân mà hồi hướng.
Phải dùng thiện căn không si mà hồi hướng.
Phải dùng thiện căn chẳng hại mà hồi hướng.
Phải dùng thiện căn lìa kiêu mạn mà hồi hướng.
Phải dùng thiện căn chẳng dua dối mà hồi hướng.
Phải dùng thiện căn chất trực mà hồi hướng.
Phải dùng thiện căn tinh tấn mà hồi hướng.
Phải dùng thiện căn tu tập mà hồi hướng.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lúc hồi hướng như vậy, được tâm tính tín, nơi hạnh Bồ Tát vui mừng nhẫn thọ, tu tập đạo thanh tịnh của đại Bồ Tát, đủ Phật chủng tánh, được Phật trí huệ, bỏ tất cả ác, lìa các ma nghiệp, gần gũi thiện hữu, thành tựu đại nguyện của mình, thỉnh các chúng sanh lập hội đại thí.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn do pháp thí sanh ra đây mà hồi hướng như vầy :Làm cho tất cả chúng sanh được diệu âm thanh tịnh, được nhu nhuyến âm, được thiên cổ âm, được vô lượng vô số bất tư nghì âm, được khả ái nhạo âm, được thanh tịnh âm, được âm thanh cùng khắp tất cả Phật độ, được âm thanh trang nghiêm với trăm ngàn ức na do tha bất khả thuyết công đức, được âm thanh cao xa, được âm thanh lớn rộng được âm thanh diệt tất cả tán loạn, được âm thanh nhiếp tất cả ngữ ngôn của chúng sanh, được trí biết vô biên âm thanh của tất cả chúng sanh, được trí âm thanh tất cả ngôn ngữ đều thanh tịnh, được trí âm thanh vô lượng ngôn ngữ, được âm thanh tự tại vào trí tất cả âm thanh, được tất cả âm thanh trang nghiêm thanh tịnh, được âm thanh tất cả thế gian không nhàm đủ, được âm thanh rốt ráo chẳng hệ thuộc tất cả thế gian, được hoan hỷ âm, được âm thanh ngôn ngữ thanh tịnh của Phật, được âm thanh diễn thuyết tất cả Phật pháp xa lìa mê lòa danh tiếng đồn khắp được âm thanh khiến tất cả chúng sanh được tất cả pháp đà la ni trang nghiêm, được âm thanh diễn thuyết vô lượng tất cả pháp, được âm thanh đến khắp pháp giới vô lượng chúng hội đạo tràng, được âm thanh nhiếp trì khắp bất tư nghì pháp cú Kim Cang, được âm thanh khai thị tất cả pháp, được âm thanh tạng trí huệ hay nói bất khả thuyết câu chữ sai biệt, được âm thanh chẳng ngớt diễn thuyết tất cả pháp vô sở trước, được âm thanh tất cả pháp sáng chói, được âm thanh có thể làm cho tất cả thế gian thanh tịnh rốt ráo đến Nhứt thiết trí, được âm thanh nhiếp khắp cú nghĩa của tất cả pháp, được âm thanh thần lực hộ trì tự tại vô ngại, được âm thanh đến trí rốt ráo cả thế gian.Ðại Bồ Tát lại đem căn lành này làm cho tất cả chúng sanh được âm thanh không hạ liệt, được âm thanh không bố úy, được âm thanh không nhiễm trước, được âm thanh tất cả đạo tràng đại chúng đều hoan hỷ, được âm thanh tùy thuận mỹ diệu, được âm thanh nói tất cả Phật pháp, được âm thanh dứt nghi niệm của tất cả chúng sanh làm cho họ đều được giác ngộ.
Ðược âm thanh đầy đủ biện tài, được âm thanh giác ngộ giấc ngủ dài của tất cả chúng sanh.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy :Nguyện tất cả chúng sanh được Pháp thân thanh tịnh lìa những lỗi ác.
Nguyện tất cả chúng sanh được công đức tịnh diệu lìa những lỗi ác.
Nguyện tất cả chúng sanh được diệu tướng thanh tịnh lìa những lỗi ác.
Nguyện tất cả chúng sanh được nghiệp quả thanh tịnh lìa những lỗi ác.
Nguyện tất cả chúng sanh được tâm Nhứt thiết trí thanh tịnh lìa những lỗi ác.
Nguyện tất cả chúng sanh được tâm Bồ đề thanh tịnh vô lượng lìa những lỗi ác.
Nguyện tất cả chúng sanh được phương tiện thanh tịnh lìa những lỗi ác, biết rõ các căn lành.
Nguyện tất cả chúng sanh được tín giải thanh tịnh lìa những lỗi ác.
Nguyện tất cả chúng sanh được thanh tịnh siêng tu hạnh nguyện vô ngại lìa những lỗi ác.
Nguyện tất cả chúng sanh được chánh niệm biện tài trí huệ thanh tịnh lìa những lỗi ác.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại vì tất cả chúng sanh đem tất cả thiện căn hồi hướng như vầy :Nguyện được những thân vi diệu, như là : Thân sáng chói, thân lìa nhơ trược, thân không nhiễm, thân thanh tịnh, thân rất thanh tịnh, thân ly trần, thân lý cấu, thân đáng thích, thân vô ngại.Lại vì tất cả chúng sanh, nơi tất cả thế giới đại Bồ Tát hiện hình tượng nghiệp báo; nơi tất cả thế gian hiện hình tượng ngôn thuyết; nơi tất cả cung điện hiện hình tượng an lập.
Như trong gương sáng sạch, tất cả hình tượng đều tự nhiên hiển hiện.
Chỉ bày cho chúng sanh hạnh đại Bồ đề, diệu pháp thậm thâm, các thứ công đức, những đạo tu hành, những hạnh thành tựu hạnh nguyện của Bồ Tát.
Lại cũng chỉ bày cho chúng sanh thấy biết Ðức Phật xuất thế nơi một thế giới, nơi tất cả thế giới.
Chỉ bày thần thông biến hóa của tất cả Phật, chỉ bày oai lực giải thoát bất tư nghì của chư Bồ Tát cho tất cả chúng sanh.
Lại chỉ dạy cho tất cả chúng sanh thành mãn hạnh nguyện và tất cả trí tánh của Phổ Hiền Bồ Tát.Ðại Bồ Tát phương tiện dùng những thân thanh tịnh vi diệu như vậy để nhiếp thủ tất cả chúng sanh, làm cho họ đều thành tựu thân Nhứt thiết trí công đức thanh tịnh.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn do pháp thí phát sanh mà hồi hướng như vầy :Nguyện thân tôi tùy ở thế giới nào mà tu hạnh Bồ Tát, chúng sanh được thấy thời đều chẳng luống uổng, họ đều phát tâm Bồ đề trọn không thối chuyển, thuận theo nghĩa chơn thiệt không bị lay động, nới tất cả thế giới, tột kiếp vi lai luôn an trụ nơi đạo Bồ Tát không hề mỏi nhàm, đại bi tràn khắp lượng đồng pháp giới, biết căn tánh của chúng sanh, thuyết pháp phải thời luôn không thôi nghỉ.
Ðối với các bực thiện tri thức tâm thường chánh niệm, nhẫn đến chẳng bỏ rời khoảng một sát na.
Tất cả Chư Phật thường hiện tiền lòng vững chánh niệm chưa hề tạm thời giải đãi.
Tu những thiện căn không chút hư đối.
Ðặt để chúng sanh nơi Nhứt thiết trí làm cho họ không thối chuyển, đủ tất cả ánh sáng Phật pháp, giữ mây đại pháp, thọ mưa đại pháp, tu hạnh Bồ Tát, vào tất cả chúng sanh, vào tất cả Phật độ, vào tất cả pháp, vào tất cả ba đời, vào trí nghiệp báo của tất cả chúng sanh, vào trí phương tiện khéo léo của tất cả Bồ Tát, vào trí xuất sanh của tất cả Bồ Tát, vào trí cảnh giới thanh tịnh của tất cả Bồ Tát, vào thần thông tự tại của tất cả Phật, vào tất cả vô biên pháp giới an trụ nơi đây để tu hạnh Bồ Tát.Hán Bộ Quyển Thứ 33Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn do tu tập pháp thí mà hồi hướng như vầy :Nguyện tất cả cõi Phật thảy đều thanh tịnh, dùng bất khả thuyết bất khả thuyết đồ tốt đẹp để trang nghiêm.
Mỗi mỗi cõi Phật rộng lớn như pháp giới, thuần thiện, vô ngại, thanh tịnh, sáng suốt, Chư Phật hiện thành bực Vô thượng Chánh giác ở trong đó.
Cảnh giới thanh tịnh trong một cõi Phật đều có thể hiện tất cả cõi Phật.
Như một cõi Phật, tất cả cõi Phật cũng như vậy.Mỗi mỗi cõi đều dùng vô lượng vô biên đồ trang nghiêm châu báu thanh tịnh để nghiêm sức.
Như là :Vô số bửu tóa thanh tịnh trải bửu y.
Vô số bửu trướng rủ giăng bửu võng.
Vô số bửu cái nhiều châu báu chói suốt lẫn nhau.
Vô số bửu vân mưa các châu báu.
Vô số bửu hoa xinh đẹp trong sạch.
Vô số bao lơn lan can thanh tịnh bằng châu ngọc.
Vô số bửu linh luôn vang ra tâm thanh vi diệu của Phật khắp pháp giới.
Vô số bửu liên hoa nở màu đẹp báu chói sáng.
Vô số bửu thọ thành hàng khắp nơi hoa trái đều bằng vô lượng diệu bửu.
Vô số cung điện báu trong đó có căn lành Bồ Tát.
Vô số lâu các báu rộng rãi tráng lệ nối dài xa gần.
Vô số rào giậu báu trang nghiêm xinh đẹp bằng châu báu.
Vô số cửa nẻo báu, chuỗi báu đẹp rủ giăng.
Vô số cửa song báu trang nghiêm thanh tịnh bằng bất tư nghì châu báu.
Vô số bửu đa la hình bán nguyệt các loại châu báu họp thành.
Tất cả như vậy đều bằng châu báu đẹp trang nghiêm thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn, đều do thiện căn của Như Lai phát khởi, đủ vô số bửu tạng trang nghiêm.Lại có vô số sông ngòi báu chảy ra tất cả pháp lành thanh tịnh.
Vô số biển báu chứa đầy pháp thủy.
Vô số bạch liên hoa thường phát ra tiếng diệu pháp trong trắng.
Vô số núi bửu Tu Di, trí huệ Sơn Vương cao vọi thanh tịnh.
Vô số diệu bửu tám góc, xâu bằng giây báu rất trang nghiêm thanh tịnh, vô số tịnh quang bửu thường phóng đại trí quang minh vô ngại chiếu khắp pháp giới.
Vô số bửu linh khua đánh lẫn nhau vang tiếng vi diệu.
Vô số báu thanh tịnh đầy những Bồ Tát bửu.
Vô số lục màu báu sáng sạch thòng rủ khắp nơi.
Vô số tràng báu đẹp dùng bán nguyệt bửu để trang sức.
Vô số bửu phan khắp rơi vô lượng bửu phan.
Vô số bửu đài giăng rủ giữa hư không trang nghiêm rất đẹp.
Vô số thảm báu mịn màng êm mát.
Vô số vòng báu hiển bày Nhứt thiết trí nhãn của Bồ Tát.
Vô số bửu anh lạc, mỗi anh lạc trăm ngàn Bồ Tát thượng diệu trang nghiêm.
Vô số cung điện báu diệu tuyệt vượt hơn tất cả.
Vô số đồ trang nghiêm báu bằng Kim Cang ma ni.
Vô số các loại trang nghiêm báu luôn hiện màu đẹp thanh tịnh.
Vô số báu thanh tịnh hình khác lạ ánh sáng chói suốt.
Vô số bửu sơn bao quanh làm tường vách thanh tịnh vô ngại.
Vô số bửu hương mùi thơm xông khắp tất cả thế giới.
Vô số bửu biến hóa, mỗi sự biến hóa đều khắp pháp giới.
Vô số quang minh báu, mỗi mỗi quang minh hiện tất cả quang minh.Lại có vô số bửu quang minh, trí quang thanh tịnh chiếu rõ các pháp.
Lại có vô số bửu quang minh người, mỗi mỗi quang minh đều khắp pháp giới.
Có vô số bửu xứ, mỗi xứ đều đủ tất cả châu báu.
Vô số bửu tạng khai thị tất cả tạng báu chánh pháp.
Vô số bửu tràng, tràng tướng Như Lai cao hơn tất cả.
Vô số bửu hiền, tượng hiền đại trí thanh tịnh viên mãn.
Vô số bửu viên, trong vườn xuất sanh tam muội hỷ lạc của chư Bồ Tát.
Vô số bửu âm, diệu âm của Như Lai dạy khắp thế gian.
Vô số bửu hình, mỗi mỗi hình đều phóng vô lượng quang minh diệu pháp.
Vô số bửu tướng, mỗi mỗi tướng đều vượt hơn các tướng.
Vô số bửu oai nghi, ai thấy được đều phát sanh sự hỷ lạc của Bồ Tát.
Vô số bửu tụ, ai thấy được đều phát sanh bửu tụ trí huệ.
Vô số bửu an trụ, ai thấy được đều sanh bửu tâm thiện trụ.
Vô số bửu y phục, ai được mặc thời phát sanh vô tỷ tam muội của chư Bồ Tát.
Chúng sanh bửu ca sa, ai được đắp thời vừa phát tâm liền được môn thiện kiến đà la ni.
Vô số bửu tu tập, ai được thấy thời biết tất cả bửu đều là nghiệp quả quyết định thanh tịnh.
Vô số bửu vô ngại tri kiến, ai được thấy thời được tất cả pháp nhãn thanh tịnh.
Vô số bửu quang tạng, ai được thấy thời được thành tựu tạng đại trí huệ.
Vô số bửu tòa, Ðức Phật ngự trên đó chuyển diệu pháp luân.
Vô số bửu đăng thường phóng quang minh trí huệ thanh tịnh.Lại có vô số bửu đa la thọ, hàng đều đặn ngay thẳng, dây báu bọc quanh trang nghiêm thanh tịnh.
Cây ấy lại có vô số thân báu tròn thẳng, vô số nhánh báu trang nghiêm rậm rạp, vô số chim bay đậu trong đó, luôn hót tiếng hòa diệu tuyên dương chánh pháp, vô số lá báu phóng trí quang lớn chói khắp nơi, vô số bông báu trên đó, có vô số Bồ Tát ngồi kiết già bay đi khắp pháp giới, vô số trái báu ai thấy đều được quả Nhứt thiết chủng trí bất thối.Lại có vô số bửu tụ lạc, ai thấy đều bỏ lìa pháp tu lạc thế gian, vô số bửu đô ấp, trong đó đông đầy chúng sanh tự tại vô ngại.
Vô số bửu cung điện, nhà vua ở trong đó thân Na La Diên mạnh khỏe, mặc áo giáp chánh pháp lòng không thối chuyển.
Vô số bửu xá, ai vào đó thời đều trừ được lòng luyến tiếc nhà cửa.
Vô số bửu y, ai mặc thời có thể hiểu rõ pháp vô trước.
Vô số bửu cung điện, xuất gia Bồ Tát ở đầy trong đó.
Vô số trân ngoại báu, người thấy đều sanh vô lượng hoan hỷ.
Vô số bửu luân phóng bất tư nghì quang minh trí huệ chuyển pháp luân bất thối.
Vô số cây bửu bạt đà bao bằng lưới nhơn đà la trang nghiêm thanh tịnh.
Vô số bửu địa, bất tư nghì bửu xen lẫn trang nghiêm.
Vô số làn hơi báu, tiếng thanh lượng khắp pháp giới, vô số trống báu, diệu âm hòa nhã chẳng dứt.
Vô số bửu chúng sanh đều có thể nhiếp trì pháp bửu vô thượng.
Vô số bửu thân đủ vô lượng công đức diệu bửu.
Vô số bửu khẩu thường nói tất cả bửu âm diệu pháp.
Vô số bửu tâm đủ ý thanh tịnh đại trí nguyện bửu.
Vô số bửu niệm dứt những ngu lầm, rốt ráo kiên cố Nhứt thiết trí bửu.
Vô số bửu minh tụng trì tất cả pháp bửu của Chư Phật.
Vô số bửu huệ quyết rõ pháp tạng của tất cả Chư Phật.
Vô số bửu trí được viên mãn Nhứt thiết trí bửu.
Vô số bửu nhãn xem gẫm Thập lực bửu không chướng ngại.
Vô số bửu nhĩ nghe căn lành thanh âm khắp pháp giới thanh tịnh vô ngại.
Vô số bửu tỹ thường ngửi tùy thuận bửu hương thanh tịnh.
Vô số bửu thiệt có thể nói vô lượng những pháp ngữ ngôn.
Vô số bửu thân đi khắp mười phương vô ngại.
Vô số bửu ý thường siêng tu tập hạnh nguyện Phổ Hiền.
Vô số bửu âm, âm thanh tịnh diệu khắp mười phương cõi.
Vô số bửu thân nghiệp, tất cả việc làm lấy trí làm đầu.
Vô số bửu ngữ nghiệp thường nói tu hành trí bửu vô ngại.
Vô số bửu ý nghiệp được rốt ráo viên mãn trí bửu rộng lớn vô ngại.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát ở trong tất cả Phật độ kia : mỗi một cõi, một phương, một xứ, một chân lông đều có vô lượng vô biên bất khả thuyết chư đại Bồ Tát, thảy đều thành tựu trí huệ thanh tịnh.
Khắp pháp giới, tột hư không giới cũng đều như vậy.Ðây là đại Bồ Tát đem những thiện căn để hồi hướng.
Nguyện khắp tất cả Phật độ đều đủ các thứ diệu bửu trang nghiêm như đã có nói rộng ở trước.
Những hương trang nghiêm, hoa trang nghiêm, tràng hoa trang nghiêm, hương thoa trang nghiêm, hương đốt trang nghiêm, hương bột trang nghiêm, y trang nghiêm, lọng trang nghiêm, tràng trang nghiêm, phan trang nghiêm, ma ni bửu trang nghiêm.
Lần lượt nhẫn đến trăm lần hơn đây đều nói rộng như bửu trang nghiêm.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát đem thiện căn do pháp thí chứa nhóm, vì để làm lớn các thiện căn mà hồi hướng.
Vì nghiêm tịnh tất cả Phật độ mà hồi hướng.
Vì thành tựu tất cả chúng sanh mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh tâm được thanh tịnh bất động mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều vào Phật pháp thậm thâm mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được công đức thanh tịnh tối thượng mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được phước lục thanh tịnh bất hoại mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được trí lực vô tận độ muôn loài vào Phật pháp mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh vô lượng ngôn âm bình đẳng thanh tịnh mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được trí nhãn bình đẳng vô ngại khắp pháp giới mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được niệm thanh tịnh biết tất cả thế giới thuở kiếp quá khứ mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được trí huệ vô ngại rộng lớn quyết rõ tất cả pháp tạng mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được đại Bồ đề vô hạnh lượng cùng khắp pháp giới không chướng ngại mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được đồng thể thiện căn bình đẳng vô phân biệt mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được thân, ngữ, ý ba nghiệp đầy đủ công đức thanh tịnh trang nghiêm mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được đồng hạnh Phổ Hiền mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được vào tất cả Phật độ đồng thể thanh tịnh mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều quan sát Nhứt thiết trí đều ngộ nhập viên mãn mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được xa lìa thiện căn bất bình đẳng mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được thâm tâm không dị tướng tuần tự viên mãn Nhứt thiết trí mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được an trụ tất cả pháp lành thanh tịnh mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều ở trong một niệm rốt ráo chứng được Nhứt thiết trí mà hồi hướng.
Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được thành tựu viên mãn đạo Nhứt thiết trí thanh tịnh mà hồi hướng.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát đem các thiện căn vì khắp tất cả chúng sanh mà hồi hướng như vậy rồi, lại đem thiện căn này muốn diễn thuyết trọn vẹn tất cả pháp lực hạnh thanh tịnh mà hồi hướng.
Vì muốn thành tựu oai lực hạnh thanh tịnh, được bất khả thuyết bất khả thuyết pháp hải mà hồi hướng.
Vì muốn nơi mỗi mỗi pháp hải đủ vô lượng trí quang minh thanh tịnh khắp pháp giới mà hồi hướng.
Vì muốn khai thị diễn nói cú nghĩa sai biệt của tất cả pháp mà hồi hướng.
Vì muốn thành tựu vô biên tam muội quảng đại mà hồi hướng.
Vì muốn tùy thuận biện tài của tam thế Chư Phật mà hồi hướng.
Vì muốn thành tựu thân tự tại của tam thế Chư Phật mà hồi hướng.
Vì tôn trọng pháp vô ngại đáng ưa thích của Chư Phật mà hồi hướng.
Vì đầy đủ tâm đại bi cứu hộ tất cả chúng sanh thường không thối chuyển mà hồi hướng.
Vì muốn thành tựu pháp sai biệt bất tư nghì, trí không chướng ngại, tâm không cấu nhiễm, sáu căn thanh tịnh, vào khắp tất cả đạo tràng mà hồi hướng.
Vì muốn thường chuyển pháp luân bất thối bình đẳng nơi tất cả Phật độ khắp pháp giới mà hồi hướng.
Vì muốn ở trong mỗi niệm được vô sở úy không cùng tận, trí huệ biện tài khai thị diễn thuyết mà hồi hướng.
Vì thích cầu các điều lành phát tâm tu tập thiện căn càng thêm được trí huệ đại thần thông đều biết rõ được tất cả pháp mà hồi hướng.
Vì muốn ở nơi tất cả đạo tràng thân cận cúng dường diễn thuyết tất cả pháp cho chúng sanh đều được hoan hỷ mà hồi hướng.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lại đem thiện căn này hồi hướng như vầy :Hồi hướng để an trụ nơi pháp giới vô lượng trụ.
Hồi hướng để an trụ pháp giới vô lượng thân nghiệp, vô lượng ngữ nghiệp, vô lượng ý nghiệp, pháp giới vô lượng sắc bình đẳng, vô lượng thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng.
Hồi hướng để an trụ nơi pháp giới vô lượng uẩn xứ giới bình đẳng.
Hồi hướng để an trụ pháp giới vô lượng nội pháp ngoại pháp bình đẳng.
Hồi hướng để an trụ pháp giới vô lượng phát khởi bình đẳng, thâm tâm bình đẳng, phương tiện bình đẳng, tín giải bình đẳng, căn lực bình đẳng, sơ trung hậu bình đẳng, nghiệp báo bình đẳng, nhiễm tịnh bình đẳng, chúng sanh bình đẳng, Phật độ bình đẳng, chánh pháp bình đẳng, thế gian quang minh bình đẳng, Chư Phật bình đẳng, chư Bồ Tát bình đẳng, hạnh nguyện Bồ Tát bình đẳng, Bồ Tát xuất ly bình đẳng, Bồ Tát giáo hóa điều phục bình đẳng, pháp giới vô nhị bình đẳng.
Nhẫn đến hồi hướng để an trụ nơi pháp giới vô lượng đạo tràng bình đẳng của Như Lai.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lúc hồi hướng như vậy, an trụ nơi pháp giới vô lượng thân thanh tịnh bình đẳng, ngữ thanh tịnh bình đẳng, tâm thanh tịnh bình đẳng, Bồ Tát hạnh nguyện thanh tịnh bình đẳng, đạo tràng thanh tịnh bình đẳng.Ðại Bồ Tát này an trụ nơi pháp giới vô lượng bình đẳng vì tất cả Bồ Tát rộng diễn thuyết trí thanh tịnh nơi tất cả pháp.
An trụ nơi pháp giới vô lượng bình đẳng có thể vào nơi thân cùng tận pháp giới tất cả thế giới.
An trụ nơi pháp giới vô lượng bình đẳng tất cả pháp sáng suốt trong sạch vô úy, có thể dùng một âm thanh dứt hết sự nghi lầm của tất cả chúng sanh, tùy theo căn tánh của họ đều làm cho hoan hỷ, an trụ nơi pháp giải thoát Vô thượng Nhứt thiết chủng trí, Thập lực, tứ vô úy, Thần thông tự tại, công đức rộng lớn.Chư Phật tử ! Ðây là đại Bồ tát đệ thập trụ đẳng pháp giới vô lượng hồi hướng.Ðại Bồ Tát này lúc đem tất cả thiện căn hồi hướng như vậy, thời thành tựu viên mạn vô lượng vô biên hạnh nguyện Phổ Hiền.
Ðều có thể nghiêm tịnh khắp pháp giới hư không giới tất cả cõi Phật, làm cho tất cả chúng sanh cũng được như vậy, thành tựu đủ vô biên trí huệ rõ tất cả pháp, trong mỗi niệm thấy tất cả Phật xuất thế.
Trong mỗi niệm thấy vô lượng vô biên tự tại lực của tất cả Phật.
Những là :Tự tại lực rộng lớn, tự tại lực vô trước, tự tại lực vô ngại, tự tại lực bất tư nghì, tự tại lực thanh tịnh tất cả chúng sanh, tự tại lực lập tất cả thế giới, tự tại lực hiện bất khả thuyết ngôn ngữ, tự tại lực tùy thời ứng hiện, tự tại lực an trụ nơi trí thần thông bất thối chuyển, tự tại lực diễn thuyết vô biên tất cả pháp giới không để sót, tự tại lực xuất sanh trí nhãn vô biên tế của Phổ Hiền Bồ Tát, tự tại lực dùng vô ngại nhĩ thức nghe và ghi nhận vô lượng Phật pháp, tự tại lực hiện một thân ngồi kiết già khắp vô lượng pháp giới mười phương mà không chật hẹp đối với chúng sanh, tự tại lực dùng trí viên mãn vào khắp tam thế vô lượng pháp.Lại được vô lượng thanh tịnh.
Những là :Tất cả chúng sanh thanh tịnh, tất cả Phật độ thanh tịnh, tất cả pháp thanh tịnh, trí biết khắp tất cả xứ thanh tịnh, trí vô biên khắp hư không giới thanh tịnh, trí được tất cả ngôn âm sai biệt dùng nhiều loại ngôn âm ứng khắp chúng sanh thanh tịnh, phóng vô lượng quang minh viên mãn chiếu khắp vô biên tất cả thế giới thanh tịnh, trí lực xuất sanh tam thế tất cả Bồ Tát hạnh thanh tịnh, trí lực trong một niệm vào khắp đạo tràng của tam thế tất cả Chư Phật thanh tịnh, vào vô biên tất cả thế gian khiến tất cả chúng sanh đều làm những việc nên làm thanh tịnh.Tất cả sự trên đây đều được đầy đủ, đều được thành tựu, đều đã tu tập, đều được bình đẳng, thảy đều hiện tiền, đều thấy biết, đều ngộ nhập, đều đã quan sát, đều được thanh tịnh đến bĩ ngạn.Lúc bấy giờ, do thần lực của Phật, sáu thứ chấn động khắp trăm vạn Phật sát vi trần số thế giới ở mười phương trong mười phương.
Những là :Ðộng, biến động, đẳng biến động.
Khởi biến khởi, đẳng biến khởi.
Dũng, biến dũng, đẳng biến dũng.
Chấn, biến chấn, đẳng biến chấn.
Hống, biến hống, đẳng biến hống.
Kích, biến kích, đẳng biến kích.Vì do thần lực của Phật, vì pháp như vậy, tự nhiên mưa các thứ hoa trời, tràng hoa trời, hương bột và các loại hương trời, y phục trời, tân bửu trời, đồ trang nghiêm trới, báu ma ni trời, hương trầm thủy trời, hương chiên đàn trời, lọng thượng điều trời, các thứ tràng các thứ phan trời, vô số thân trời.
Vô lượng pháp âm trời, bất tư nghì tiếng ca ngợi Phật của trời, vô số tiếng hoan hỷ của trời đồng xướng “Thiên Tai !”, vô lượng vô số Chư Thiên cung kính lễ bái, vô số Thiên Tử thường niệm Phật mong cầu vô lượng công đức của Phật lòng chẳng bỏ lìa, vô số Thiên tử trổi nhạc ca ngâm khen ngợi cúng dường Như Lai, vô số Chư Thiên phóng đại quang minh chiếu khắp tất cả Phật độ, hiển hiện vô lượng vô số cảnh giới của Chư Phật hóa thân của Như Lai hơn hẳn cõi trời.Như ở cung Ðâu Suất Ðà nơi thế giới này, cùng khắp mười phương nơi cung Ðâu Suất Ðà của tất cả thế giới cũng đều thuyết pháp như thế.Bấy giờ do thần lực của Phật, mỗi phương trong mười phương đều quá ngoài trăm vạn Phật sát vi trần số thế giới, đều có trăm vạn Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến hội họp và đồng xướng rằng : “Lành thay ! Lành thay ! Phật tử có thể nói được pháp đại hồi hướng này.
chúng tôi đều đồng một hiệu là Kim Cang Tràng, đều từ thế giới Kim Cang Quang của Ðức Phật Kim Cang Tràng mà đến đây.
Do thần lực của Phật, nơi các thế giới ấy cũng nói pháp này, chúng hội đại tràng văn từ cú nghĩa cũng như vậy cả không tăng, không giảm.Chúng tôi thừa oai thần của Phật đến đây để chứng minh cho Ngài.Như sự chứng minh nơi đây, tất cả cung Ðâu Suất Ðà trong mười phương thế giới, chư Bồ Tát hiện đến chứng minh cũng như vậy.Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật quan sát tất cả chúng hội khắp mười phương pháp giới, tâm đại từ bi càng thêm rộng lớn, vào công đức của tất cả Phật, thành tựu thân tự tại của Phật, quan sát chỗ sở thích của tất cả chúng sanh và thiện căn của họ đã vun trồng, đều biết rõ tất cả.
Bồ Tát tùy thuận pháp thân vì họ mà hiện thân diệu sắc thanh tịnh, liền trong lúc đó nói kệ rằng :Bồ Tát thành tựu pháp trí huệNgộ giải vô biên chánh pháp mônLà pháp quang minh Ðiều Ngự SưBiết rõ pháp chơn thiệt vô ngại.Bồ Tát là pháp đại Ðạo SưKhai thị pháp thậm thâm khó đượcDẫn đạo vô lượng chúng mười phươngÐiều khiến an trụ trong chánh pháp.Bồ Tát đã uống biển Phật phápPháp vân mưa khắp mười phương cõiPháp nhựt xuất hiện nơi thế gianXiển dương diệu pháp lợi muôn loạiThường làm chủ pháp thí khó gặpBiết rõ phương tiện khéo nhập phápPháp quang thanh tịnh chiếu nơi tâmThuyết pháp nơi đời luôn vô úy.Khéo tu Phật pháp tâm tự tạiÐều hay ngộ nhập các pháp mônThành tựu pháp hải rất diệu sâuVì khắp chúng sanh đánh trống pháp.Tuyên nói pháp rất sâu hy hữuDùng pháp nuôi lớn các công đứcTâm pháp hỷ thanh tịnh đủ đầyThị hiện thế gian Phật pháp tạng.Ðược Phật pháp Vương quán đảnh choThành tựu pháp tánh thân trí tạngÐều hiểu rõ được pháp thiệt tướngAn trụ tất cả những pháp lành.Bồ Tát tu hành pháp thí lớnTất cả Như Lai đều mừng khenNhẫn khả việc làm của Bồ TátDo đây được thành bực Nhơn Tôn.Bồ Tát thành tựu diệu pháp thânChính được Chư Phật pháp hóa sanhVì lợi chúng sanh làm đèn phápDiễn nói vô lượng pháp tối thắng.Tùy chỗ tu hành pháp thí diệu.Cũng thường quán sát thiện căn kiaLàm các điều thiện vì chúng sanhÐều dùng trí huệ mà hồi hướngBao nhiêu pháp thành công Ðức PhậtÐều đem hồi hướng cho chúng sanhNguyện họ tất cả đều sạch trongÐến bờ trang nghiêm Ba la mật.Mười phương cõi Phật vô lượng sốÐều đủ vô lượng đại trang nghiêmTrang nghiêm như thế bất tư nghìÐều dùng trang nghiêm một quốc độ.Bao nhiêu thịnh trí của Như LaiNguyện cho chúng sanh đều trọn đủGiống như Phổ Hiền chơn Phật tửTất cả công đức tự trang nghiêm.Thành tựu thần thông sức quảng đạiÐến tất cả cõi khắp mười phươngTất cả chúng sanh không để sótÐều khiến tu hành Bồ Tát đạo.Chư Phật Như Lai đã khai ngộVô lượng chúng sanh khắp mười phươngKhiến họ tất cả như Phổ Hiền.Tu hành đầy đủ hạnh tối thượng.Chư Phật Bồ Tát đã thành tựuCác loại công đức đều sai khácCông đức như vậy vô số lượngNguyện chư chúng sanh đều viên mãnBồ Tát đầy đủ tự tại lựcChỗ đáng đến học đến họcThị hiện tất cả đại thần thôngÐến khắp mười phương vô lượng cõi.Bồ Tát có thể khoảng một niệmThấy khắp chúng sanh vô số PhậtVà lại ở trong một chân lôngNhiếp hết các pháp đều thấy rõ.Thế gian chúng sanh vô số lượngBồ Tát dùng trí đều biết rõChư Phật vô lượng đồng chúng sanhBồ Tát cúng dường khắp tất cả.Các thứ hương thơm hoa thượng diệuChâu báu xiêm y và phan lọngPhân bủa pháp giới đầy khắp nơiPhát tâm cúng dường khắp Chư Phật.Trong một chân lông đều thấy rõVô lượng vô số chư Như LaiTất cả chân lông đều như vậyLễ khắp tất cả đấng Thế Tôn.Ðem thân thứ đệ cung kính lạyVô biên vô lượng chư Như LaiCũng dùng lời lẽ khen ngợi PhậtCùng tận vị lai tất cả kiếp.Sắm đồ cúng dường một Như LaiSố nhiều vô lượng đồng chúng sanhNhư đã cúng dường một Như LaiCúng dường tất cả Phật cũng vậy.Cùng tận thế gian tất cả kiếp.Cúng dường tán thán chư Như LaiKiếp số thế gian còn hết đượcBồ Tát cúng Phật không thôi trễ.Tất cả thế gian tất cả kiếpTrong những kiếp đó tu công hạnhCung kính cúng dường một Như LaiSuốt tất cả kiếp không nhàm đủ.Như vô lượng kiếp cúng một Phật.Cúng tất cả Phật đều như vậyCũng chẳng phân biệt là kiếp sốCông việc cúng dường không nhàm mỏi.Pháp giới rộng lớn không ngằn méBồ Tát quan sát đều rõ ràngÐem hoa sen lớn rải khắp nơiThí khắp chúng sanh và cúng Phật.Bửu hoa hương sắc đều vẹn toànThanh tịnh trang nghiêm rất vi diệuTất cả thế gian không thể víÐem hoa cúng dường đấng Thế Tôn.Vô số vô lượng những quốc độ.Lọng báu đẹp xinh đầy trong đóÐều đem cúng dường một Như LaiCúng dường tất cả Phật cũng vậy.Hương thoa vi diệu rất thù thắngTất cả thế gian chưa từng cóDùng đây cúng dường Thiên Nhơn SưCùng tận vi trần vô lượng kiếp.Hương bột, hương đốt, hoa thượng diệuNhững y phục báu đồ trang nghiêmNhư vậy cúng dường chư Như LaiHoan hỷ phụng thờ ông nhàm đủ.Vô số vô lượng Chiếu Thế ÐăngMỗi niệm thành tựu Bồ đề đạoDùng vô biên kệ tụng ca ngợiCúng dường tất cả đấng Ðiều Ngự.Vô lượng vô số đấng Thế TônÐều t vô thượng diệu cúng dườngVô lượng vô số vi trần kiếpKhen ngợi như vậy không cùng tận.Trong lúc Bồ Tát cúng dường PhậtDo thần lực Phật đều cùng khắpÐều thấy mười phương vô lượng Phật.An trụ Phổ Hiền Bồ Tát hạnh.Quá khứ, vị lai và hiện tại.Ðã có tất cả những thiện cănKhiến tôi thường tu hạnh Phổ HiềnMau được an trụ Phổ Hiền địa.Tất cả Như Lai chỗ thấy biếtThế gian vô lượng những chúng sanhÐều nguyện đầy đủ như Phổ HiềnÐược người trí huệ luôn khen ngợi.Ðây là mười phương chư Bồ TátCùng lo tu tập hạnh hồi hướngChư Phật Như Lai giảng cho tôiHạnh hồi hướng này rất vô thượng.Mười phương tất cả các thế giớiTrong đó tất cả các chúng sanhÐều làn cho họ được tỏ ngộVà được trọn vẹn hạnh Phổ Hiền.Bồ Tát hồi hướng hạnh bố thíCũng lại giữ chắc các giới cấmTinh tấn tu hành không khiếp luiNhu hòa nhẫn nhục tâm bất động.Nhiếp tâm thiền định thường duyên mộtTrí huệ rõ cảnh đồng tam muộiKhứ, lai, hiện tại đều thông đạt.Thế gian không thể do ngằn méBồ Tát thân, tâm và ngữ nghiệpNghĩ, nói, việc làm đều thanh tịnhTất cả tu hành không hở sótTrọn vẹn đồng như đức Phổ Hiền.Ví như pháp giới vô phân biệtHí luận, nhiễm trước đều hết hẳnCũng như Niết Bàn không chướng ngạiTâm thường như vậy lìa chấp trước.Người trí đã có pháp hồi hướngChư Phật Như Lai đã khai thịTất cả căn lành đều hồi hướngDo đây hay thành Bồ Tát đạo.Phật tử khéo học hồi hướng nàyVô lượng hạnh nguyện đều viên mãnNhiếp lấy pháp giới trọn không thừaDo đây hay thành trí lực Phật.Nếu muốn thành tựu lời Phật dạyBồ Tát quảng đại hạnh thù thắngPhải nên khéo trụ hồi hướng nàyPhổ Hiền là hiệu của Phật tử.Tất cả chúng sanh còn đếm được,Tam thế tâm lượng cũng biết đượcPhật tử Phổ Hiền hạnh như đâyNgằn mé công đức không lường được.Lông đo không gian biết được sốVi trần các cõi biết được sốNhư vậy Chư Phật chơn Phật tửHạnh nguyện đã tu không lường được..