Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 35: 25 Phẩm Thập Hồi-hướng 04
Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, chúng sanh chẳng trái tất cả cõi; cõi chẳng trái tất cả chúng sanh; cõi và chúng sanh chẳng trái tất cả nghiệp; nghiệp chẳng trái chúng sanh và cõi; tư duy chẳng trái tâm; tâm chẳng trái tư duy; tâm và tư duy chẳng trái cảnh giới; cảnh giới chẳng trái tâm và tư duy; nghiệp chẳng trái báo; báo chẳng trái nghiệp; nghiệp chẳng trái nghiệp đạo; nghiệp đạo chẳng trái nghiệp; pháp tánh chẳng trái tướng; pháp tướng chẳng trái tánh; pháp sanh chẳng trái tánh; pháp tánh chẳng trái sanh; cõi bình đẳng chẳng trái chúng sanh bình đẳng; chúng sanh bình đẳng chẳng trái cõi bình đẳng; tất cả chúng sanh bình đẳng trái tất cả pháp bình đẳng; tất cả pháp bình đẳng chẳng trái tất cả chúng sanh bình đẳng, mé lý dục bình đẳng chẳng trái tất cả chúng sanh an trụ bình đẳng; tất cả chúng sanh an trụ bình đẳng chẳng trái mé ly dục bình đẳng; quá khứ chẳng trái vị lai; vị lai chẳng trái quá khứ; quá khứ vị lai chẳng trái hiện tại; hiện tại chẳng trái quá khứ vị lai; thế gian bình đẳng chẳng trái Phật bình đẳng; Phật bình đẳng chẳng trái thế gian bình đẳng; Bồ Tát hạnh chẳng trái Nhứt thiết trí; Nhứt thiết trí chẳng trái Bồ Tát hạnh.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lúc hồi hướng như vậy được nghiệp bình đẳng, báo bình đẳng, thân bình đẳng, phương tiện bình đẳng, nguyện bình đẳng, tất cả chúng sanh bình đẳng, tất cả cỏi bình đẳng, tất cả hạnh bình đẳng, tất cả trí bình đẳng, tam thế Phật bình đẳng, được phụng thờ tất cả Phật, được cúng dường tất cả Bồ Tát, được gieo trồng tất cả căn lành, viên mãn tất cả nguyện lớn, giáo hóa tất cả chúng sanh, rõ biết tất cả nghiệp, thờ cúng tất cả thiện tri thức, vào tất cả đạo tràng, thông đạt tất cả chánh giáo, thành tựu viên mãn tất cả pháp lành.Chư Phật tử ! Ðây là bực Ðại Bồ tát bình đẳng tùy thuận nhứt thiết chúng sanh hồi hướng thứ bảy.Ðại Bồ Tát thành tựu bực hồi hướng này thời có thể xô dẹp tất cả ma oán, nhổ gai dục nhiễm, được vui xuất ly, trụ nơi tánh vô nhị, đủ oai đức lớn cứu độ chúng sanh, là vua công đức thần thông vô ngại, qua tất cả cõi, vào nơi tịch diệt, đủ tất cả thân, thành hạnh Bồ Tát, nơi các hạnh nguyện tâm được tự tại, phân biệt rõ biết tất cả pháp, đều có thể vãng sanh khắp tất cả Phật độ, được nhĩ căn vô ngại nghe tất cả âm thanh của tất cả cõi, được huệ nhãn thanh tịnh thấy tất cả Phật chưa từng tạm rời, nơi tất cả cảnh giới thành tựu thiện căn, tâm không cao hạ, nơi tất cả pháp được vô sở đắc.Ðại Bồ Tát đem tất cả thiện căn bình đẳng tùy thuận tất cả chúng sanh mà hồi hướng như vậy.Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát nương thần lực của Phật quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng :Bồ Tát tu hành những công đứcVi diệu rộng lớn rất sâu xaNhẫn đến một niệm mà tu hànhÐều hay hồi hướng vô biên lượng.Bao nhiêu sở hữu của Bồ TátNhiều thứ dẫy đầy vô lượng ứcHương tượng, bửu mã để thắng xeY phục, châu báu đều đẹp lạ,Hoặc đem đều, mắt và tay chân,Hoặc thêm thân thịt cùng xương tủyÐều khắp mười phương vô lượng cõiKhắp bố thí cho cả mọi loàiTu tập trong vô lượng ức kiếpTất cả công đức đều hồi hướngVì muốn cứu độ các quần sanhBồ Tát rốt ráo không thối chuyển.Bồ Tát vì độ các chúng sanhThường tu hồi hướng hạnh tối thắngKhiến khắp ba cõi được an vuiÐều khiến sẽ thành quả Vô thượng.Bồ Tát khắp phát nguyện bình đẳngTùy chỗ chứa nhóm nghiệp thanh tịnhÐều đem hồi hướng thí chúng sanhThệ nguyện rộng lớn trọn không bỏ.Nguyện lực Bồ Tát vô hạn ngạiNhiếp thọ tất cả các thế gianHồi hướng như vậy khắp quần sanhChưa hề tạm sanh lòng phân biệt.Nguyện cho chúng sanh trí sáng suốtBố thí, trí giới đều thanh tịnhTinh tấn tu hành chẳng bỏ trễ.Nguyện lớn như vậy không thôi dứt.Bồ Tát hồi hướng đến bờ kiaKhắp khai pháp môn diệu thanh tịnhTrí huệ đồng với đấng Thế TônPhân biệt thiệt nghĩa được rốt ráo.Bồ Tát đã thông suốt ngôn từCác thứ trí huệ cũng như vậyThuyết pháp đúng lý không chướng ngạiNhưng nơi trong ấy lòng không chấp.Chẳng thấy các pháp là có haiCũng lại chẳng thấy là bất nhịNơi nhị, bất nhị thảy đều rờiBiết đó đều là đường ngôn ngữBiết các thế gian đều bình đẳngÐều là nghiệp của ngữ, ý, thânChúng sanh huyễn hóa không có thiệtTất cả quả báo từ đây sanh.Tất cả sở hữu của thế gianCác thứ quả báo đều chẳng đồngTất cả đều do nghiệp lực thànhNếu diệt được nghiệp nó đều dứt.Bồ Tát quán sát các thế gianThân, khẩu, ý nghiệp đều bình đẳngCũng khiến chúng sanh trụ bình đẳngDường như Thế Tôn đấng Vô thượngThiện nghiệp, Bồ Tát đều hồi hướng.Khiến khắp chúng sanh “Sắc” thanh tịnhPhước đức phương tiện đều đầy đủÐồng với Ðiều Ngự đấng Vô thượng.Bồ Tát lợi ích khắp quần sanhVô biên công đức đều hồi hướngNguyện cho oai quang hơn thế gianÐược thành thân dũng mãnh đại lực.Bao nhiêu công đức đã tu tậpNguyện khắp thế gian đều thanh tịnhChư Phật thanh tịnh không ai sánhChúng sanh thanh tịnh cũng như vậy.Bồ Tát nơi nghĩa được khéo hiểuBiết được Phật pháp là hơn hếtÐem những nghiệp lành đồng hồi hướngNguyện khắp chúng sanh đồng với Phật.Bồ Tát rõ biết các pháp khôngTất cả thế gian không sở hữuKhông có tạo tác và tác giảNghiệp báo chúng sanh cũng chẳng mất.Các pháp tịch diệt, chẳng tịch diệtXa rời hai tâm phân biệt nàyBiết các phân biệt là thế kiếnVào nơi chánh vị hết phân biệt.Phật tử chơn thiệt như vậy thảyTừ nơi Phật pháp mà hóa sanhBồ Tát hồi hướng khéo như vậyThế gian nghi hoặc đều trừ diệt.Hán Bộ quyển Thứ 30Chư Phật tử ! Thế nào là đại Bồ Tát chơn như tướng hồi hướng ?Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát này chánh niệm rõ ràng, tâm vững chắc, xa rời mê lầm, chuyên tâm tu hành, thâm tâm chẳng lay động, thành nghiệp chẳng hư hoại, thẳng đến Nhứt thiết trí trọn không thối chuyển, chí cầu Ðại thừa, dũng mãnh vô úy, trồng các cội lành, an ổn khắp thế gian sanh căn lành tối thắng, tu pháp lành thanh tịnh, thêm lớn đức đại bi, thành tựu tâm bửu, thường niệm Chư Phật, hộ trì chánh pháp, tin chắc đạo Bồ Tát, thành tựu vô lượng thiện căn vi diệu thanh tịnh, siêng tu tập tất cả công đức trí huệ, là Ðiều Ngự Dư sanh những pháp lành, dùng trí phương tiện đem hồi hướng.Bấy giờ Bồ Tát dùng huệ nhãn xem khắp những thiện căn đã có vô lượng vô biên.
Lúc tu tập những thiện căn này, hoặc cầu duyên, hoặc sắm sửa, hoặc dọn sạch, hoặc thẳng tiến, hoặc chuyên gắng, hoặc khởi hành, hoặc sáng suốt, hoặc thuần gẫm xét, hoặc khai thị.Tất cả như vậy có nhiều môn, nhiều cảnh, nhiều tướng, nhiều sự, nhiều phần, nhiều hạnh, nhiều danh tự, nhiều phân biệt, nhiều xuất sanh, nhiều tu tập.Nơi đây có tất cả thiện căn đều là do phát tâm đại Bồ đề cầu Nhứt thiết chủng trí mà kiến lập cả, chỉ có một không hai, Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vầy :Nguyện được thân viên mản vô ngại tu hạnh Bồ Tát.
Nguyện được khẩu thanh tịnh vô ngại tu hạnh Bồ Tát.
Nguyện được ý thành thành tựu vô ngại an trụ nơi Ðại thừa.
Nguyện được tâm thanh tịnh viên mãn vô ngại tu tất cả hạnh Bồ Tát.
Nguyện khởi tâm bố thí rộng lớn vô lượng châu cấp tất cả chúng sanh.
Nguyện đối với các pháp tâm được tự tại diễn xướng đại pháp không bị che chướng.
Nguyện được thông đạt Nhứt thiết trí, phát tâm Bồ đề chiếu khắp thế gian.
Nguyện thường chánh niệm tam thế Phật, quán tưởng đức Như Lai thường hiện ở trước.
Nguyện trụ nơi chí nguyện viên mãn tăng thượng xa lìa tất cả ma oán.
Nguyện được an trụ mười trí lực của Phật, luôn nhiếp khắp tất cả chúng sanh.
Nguyện được tam muội đi khắp các cõi, nhưng không nhiễm trước nơi thế gian.
Nguyện trụ các thế giới không nhàm mỏi luôn giáo hóa chúng sanh.
Nguyện khởi vô lượng phương tiện về tư huệ, thành tựu đạo hạnh bất tư nghì của Bồ Tát.
Nguyện được trí chẳng mê lầm đối với mười phương đều có thể phân biệt tất cả thế gian.
Nguyện được trí lực thần thông tự tại, trong khoảng một niệm đều có thể nghiêm tịnh tất cả cõi nước.
Nguyện được vào khắp tự tánh của các pháp, thấy tất cả thế gian đều thanh tịnh.
Nguyện được sanh khởi trí vô sai biệt, trong khoảng sát na vào tất cả cõi.
Nguyện đem tất cả sự trang nghiêm của các cõi hiển thị ra tất cả để giáo hóa vô lượng vô biên chúng sanh.
Nguyện ở trong một cõi Phật hiển thị vô biên pháp giới, tất cả cõi Phật cũng đều như vậy.
Nguyện được trí tự tại đại thần thông có thể qua đến tất cả cõi Phật.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát dùng các căn lành nguyện được trang nghiêm tất cả cõi Phật.
Nguyện được khắp cùng tất cả thế giới.
Nguyện được thành tựu trí huệ quán sát.Như vì thân mình mà hồi hướng như vậy, vì tất cả chúng sanh cũng như vầy :Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn tất cả địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.
Nguyện tất cả chúng sanh trừ diệt tất cả nghiệp chướng ngại.
Nguyện tất cả chúng sanh được trí huệ bình đẳng tâm bao khắp mọi nơi.
Nguyện tất cả chúng sanh đối với kẻ oán người thân đều bình đẳng nhiếp thọ, đều làm cho an vui trí huệ thanh tịnh.
Nguyện tất cả chúng sanh trí huệ viên mãn, tịnh quang soi khắp.
Nguyện tất cả chúng sanh tư huệ thành tựu viên mãn rõ nghĩa chơn thật.
Nguyện tất cả chúng sanh dùng chí nguyện thanh tịnh thẳng cầu Bồ đề được trí vô lượng.
Nguyện tất cả chúng sanh có thể hiện khắp chỗ ở an ổn.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát luôn dùng thiện căn hồi hướng như vậy, vì muốn tất cả chúng sanh gặp được mây mát mẻ rưới mưa pháp.
Vì muốn tất cả chúng sanh thường gặp phước điền cảnh giới tối thắng.
Vì muốn tất cả chúng sanh đều khéo vào được và tự hộ trì tâm đại Bồ đề.
Vì muốn tất cả chúng sanh khéo an trụ lìa những phiền não.
Vì muốn tất cả chúng sanh đều được trí thần thông vô ngại.
Vì muốn tất cả chúng sanh được thân tự tại thị hiện khắp nơi.
Vì muốn tất cả chúng sanh thành tựu Nhứt thiết chủng trí tối thắng, khắp làm việc lợi ích không để luống qua.
Vì muốn tất cả chúng sanh nhiếp khắp mọi loài làm cho đều thanh tịnh.
Vì muốn tất cả chúng sanh đều được rốt ráo Nhứt thiết trí.
Vì muốn tất cả chúng sanh tâm chẳng động lay, không chướng ngại.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát thấy những thứ đáng ưa thích, như cõi nước, vườn, rừng, cỏ cây, bông trái, hương thơm, y phục đẹp, châu báu, các vật trang sức, thôn xóm, tụ lạc.
Hoặc thấy bực Ðế vương oai đức tự tại, hoặc thấy chỗ ở không ồn náo.
Khi thấy xong, Bồ Tát dùng Phật trí siêng năng tu tập trọn nên vô lượng công đức thắng diệu.
Bồ Tát vì chúng sanh mà cần cầu pháp lành, không phóng dật, chứa nhiều điều lành rộng như biển và che khắp tất cả, là chỗ y tựa của các pháp lành.
Bồ Tát đem các căn lành phương tiện hồi hướng mà không phân biệt, khai thị vô lượng các môn thiện căn, khai thị vô lượng các môn thiện căn.
Trí của Bồ Tát thường quán sát tất cả chúng sanh, tâm luôn nghĩ nhớ cảnh giới căn lành, đem thiện căn chơn như bình đẳng không ngớt hồi hướng cho chúng sanh.Bấy giờ Bồ Tát đem các căn lành hồi hướng như vầy :Nguyện tất cả chúng sanh được trí vô thượng của Như Lai, thấy chơn tánh các pháp bình đẳng, viên mãn thanh tịnh không chấp lấy.
Nguyện tất cả chúng sanh thấy Chư Phật rất đáng mến kính cúng dường trọn vẹn.
Nguyện tất cả chúng sanh được vãng sanh Tịnh độ không tất cả phiền não.
Nguyện tất cả chúng sanh được thấy pháp đáng mến kính của Phật.
Nguyện tất cả chúng sanh thường thích hộ trì tất cả hạnh đáng mến kính của Bồ Tát.
Nguyện tất cả chúng sanh được con mắt đáng mến kính của thiện tri thức thấy khắp không chướng ngại.
Nguyện tất cả chúng sanh thường thấy tất cả vật đáng ưa thích không trái nghịch.
Nguyện tất cả chúng sanh chứng được pháp đáng mến kính và siêng hộ trì.
Nguyện tất cả chúng sanh được trí sáng suốt ở trong tất cả pháp đáng mến kính của Chư Phật.
Nguyện tất cả chúng sanh tu tâm xả thí đáng mến kính của chư Bồ Tát.
Nguyện tất cả chúng sanh được trí vô úy có thể nói tất cả pháp đáng mến kính.
Nguyện tất cả chúng sanh được tam muội thậm thâm rất đáng chuộng của chư Bồ Tát.
Nguyện tất cả chúng sanh được các môn đà la ni rất đáng mến của chư Bồ Tát.
Nguyện tất cả chúng sanh được trí khéo quán sát rất đáng mến thích của chư Bồ Tát.
Nguyện tất cả chúng sanh có thể hiện thần thông tự tại rất đáng kính mến của chư Bồ Tát.
Nguyện tất cả chúng sanh có thể nói diệu pháp rất sâu đáng mến kính ở giữa đại hội của Chư Phật.
Nguyện tất cả chúng sanh có thể dùng phương tiện khai thị diễn nói những câu rất đáng mến thích.
Nguyện tất cả chúng sanh thường hay phát lòng đại bi bình đẳng rất đáng mến kính.
Nguyện tất cả chúng sanh mỗi niệm luôn luôn phát tâm Bồ đề rộng lớn rất đáng mến thích, làm cho sáu căn vui vẻ sảng khoái.
Nguyện tất cả chúng sanh được vào nhà Phật rất đáng mến thích.
Nguyện tất cả chúng sanh được hạnh điều phục đáng mến thích, không ngớt dùng hạnh này để điều phục chúng sanh.
Nguyện tất cả chúng sanh được biện tài vô tận diễn thuyết các pháp rất đáng mến thích của chư Bồ Tát.
Nguyện tất cả chúng sanh trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp ở trong tất cả thế gian đáng mến thích mà giáo hóa chúng sanh không không biết mỏi nhàm.
Nguyện tất cả chúng sanh dùng vô lượng phương tiện ngộ nhập được các pháp môn rất đáng mến thích của Chư Phật.
Nguyện tất cả chúng sanh đựơc phương tiện vô ngại đáng ưa thích biết tất cả pháp không có căn bổn.
Nguyện tất cả chúng sanh được hạnh ly dục đáng mến thích biết tất cả pháp rốt ráo vô nhị, dứt trừ tất cả chướng ngại, biết tất cả pháp bình đẳng chơn thiệt.
Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu đầy đủ các pháp không hư dối đáng ư thích của Bồ Tát.
Nguyện tất cả chúng sanh được tâm Kim Cang tinh tấn trọn nên đạo Nhứt thiết trí đáng ưa thích.
Nguyện tất cả chúng sanh thiện căn vô ngại đáng ưa thích xô dẹp tất cả phiền não.
Nguyện tất cả chúng sanh được môn Nhứt thiết trí đáng ưa thích, hiện thân thành bực Ðẳng Chánh Giác khắp thế gian.Chư Phật tử ! Lúc đại Bồ Tát tu tập những thiện căn như vậy được trí huệ minh, các Thiện tri thức đều nhiếp thọ, Phật trí chiếu sáng tâm của Bồ Tát này, do đây dứt hẳn si mê, siêng tu chánh pháp, vào các trí nghiệp, khéo học trí địa, giăng bủa căn lành khắp pháp giới, dùng trí huệ hồi hướng tột nguồn đáy thiện căn của chư Bồ Tát, dùng trí vào sâu biển phương tiện lớn, thành tựu vô lượng căn lành rộng lớn.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát đem căn lành này hồi hướng như vầy :Chẳng chấp thế gian, chẳng chấp chúng sanh, trong tâm luôn thanh tịnh không y tựa, chánh niệm đối với các pháp, rời phân biện kiến, chẳng bỏ trí huệ tự tại của Chư Phật, chẳng trái môn hồi hướng chơn tánh của tam thế Chư Phật, tùy thuận tất cả chánh pháp bình đẳng, chẳng mất tướng chơn thật của Như Lai, bình đẳng quán sát tam thế không tướng chúng sanh, khéo thuận Phật đạo, khéo thuyết chánh pháp, hiểu sâu ý nghĩa, vào bực tối thắng, ngộ pháp chơn thiệt, trí huệ viên mãn, tín nguyện bền chắc, dầu khéo tu chánh nghiệp mà biết nghiệp tánh vốn không rõ tất cả pháp đều như huyễn hóa, biết tất cả pháp không có tự tánh, quán sát tất cả nghĩa và các công hạnh tùy thuận ngôn thuyết thế gian mà không chấp trước, biết lý như thật, quán các pháp tánh thảy đều tịch diệt, rõ tất cả pháp đồng một thiệt tướng, biết các pháp tướng chẳng chống trái nhau, cùng ở chung với chư Bồ Tát, tu hạnh Bồ Tát khéo nhiếp chúng sanh vào môn hồi hướng của tam thế Bồ Tát, nơi tất cả Phật pháp không lòng hãi sợ, dùng vô lượng tâm làm cho khắp chúng sanh đều được thanh tịnh, nơi thập phương thế giới không sanh tâm chấp lấy ngã và ngã sở, nơi các thế gian không lòng phân biệt, nơi các cảnh giới chẳng hề nhiễm trước, siêng tu tất cả pháp xuất thế, nơi các thế gian không lấy không nương, nơi đạo thâm dịu bền vững chánh kiến, lìa các vọng kiến, rõ pháp chơn thiệt.Ví như chơn như khắp tất cả chỗ không có ngằn mé, thiện căn hồi hướng cũng khắp tất cả chỗ như vậy.
Ví như chơn như tánh là chơn thiệt, thiện căn hồi hướng cũng rõ tất cả pháp tánh là chơn thiện.
Ví như chơn như luôn gìn bổn tánh không thay đổi, thiện căn hồi hướng giữ bổn tánh nó trước sau không đổi.
Ví như chơn như dùng tất cả pháp không tánh làm tánh, thiện căn hồi hướng cũng rõ tất cả pháp không pháp làm tánh.
Ví như chơn như không tướng làm tướng, thiện căn hồi hướng cũng rõ tất cả pháp không tướng làm tướng.
Ví như chơn như nếu ai chứng được thời không thối chuyển, nơi thiện căn hồi hướng nếu có người được thời không còn thối chuyển nơi Phật pháp.
Ví như chơn như là chỗ đi của tất cả Phật, thiện căn hồi hướng cũng là chỗ đi của tất cả Phật.
Ví như chơn như lìa tướng cảnh giới mà làm cảnh giới, thiện căn hồi hướng cũng lìa cảnh giới tướng mà làm cảnh giới viên mãn của tất cả Phật.
Ví như chơn như hay an lập tất cả, thiện căn hồi hướng cũng có thể an lập tất cả chúng sanh.
Ví như chơn như tánh thường tùy thuận, thiện căn hồi hướng cũng luôn tùy thuận tận kiếp vị lai.
Ví như chơn như không ai trắc lượng được, thiện căn hồi hướng đồng như hư không, tất cả chúng sanh không trắc lượng được.
Ví như chơn như tràn đầy tất cả, thiện căn hồi hướng trong một sát na trùm khắp pháp giới.
Ví như chơn như thường trụ vô tận, thiện căn hồi hướng cũng rốt ráo vô tận.
Ví như chơn như không có đối tượng, thiện căn hồi hướng có thể khắp viên mãn tất cả Phật pháp cũng không có đối tượng.
Ví như chơn như thể tánh kiên cố, các phiền não không làm chướng hư được.
Ví như chơn như chẳng bị phá hoại, thiện căn hồi hướng cũng không ai phá hoại được.
Ví như chơn như thể của nó là chói sáng, thiện căn hồi hướng cũng lấy sự chói sáng khắp nơi làm tánh.
Ví như chơn như không đâu là chẳng có, thiện căn hồi hướng cũng không đâu là chẳng có.
Ví như chơn như khắp tất cả thời gian, thiện căn hồi hướng cũng khắp tất cả thế giới.
Ví như chơn như tánh thường thanh tịnh, thiện căn hồi hướng dầu ở thế gian nhưng tánh thường thanh tịnh.
Ví như chơn như vô ngại với các pháp, thiện căn hồi hướng đi khắp tất cả mà cũng vô ngại.
Ví như chơn như là con mắt của các pháp, thiện căn hồi hướng cũng có thể làm con mắt của tất cả chúng sanh.
Ví như chơn như tánh không mỏi nhọc, thiện căn hồi hướng tu hành tất cả hạnh Bồ Tát vẫn không mỏi nhọc.
Ví như chơn như thể tánh rất sâu, thiện căn hồi hướng thể tánh cũng rất sâu.
Ví như chơn như không có một vật, thiện căn hồi hướng rõ biết tự tánh cũng không có một vật.
Ví như chơn như tánh chẳng phải xuất hiện thiện căn hồi hướng thể tánh vi diệu cũng khó thấy được.
Ví như chơn như lìa những bợn lòa, thiện căn hồi hướng huệ nhãn thanh tịnh cũng rời những mê lòa.
Ví như chơn như tánh không gì bằng, thiện căn hồi hướng thành tựu tất cả hạnh Bồ Tát cũng tối thượng không gì bằng.
Ví như chơn như thể tánh tịch tịnh, thiện căn hồi hướng cũng khéo tùy thuận pháp tịch tịnh.
Ví như chơn như không có căn bổn, thiện căn hồi hướng cũng hay vào tất cả pháp không căn bổn.
Ví như chơn như thể tánh vô biên, thiện căn hồi hướng cũng làm cho vô biên chúng sanh được thanh tịnh.
Ví như chơn như thể tánh vô trước, thiện căn hồi hướng cũng rốt ráo xa lìa tất cả chấp trước.
Ví như chơn như không có chướng ngại, thiện căn hồi hướng cũng trừ diệt tất cả chướng ngại thế gian.
Ví như chơn như chẳng phải chỗ đi của thế gian, thiện căn hồi hướng cũng chẳng phải thế gian có thể đi được.
Ví như chơn như thể tánh vô trụ, thiện căn hồi hướng cũng chẳng phải chỗ trụ của tất cả sanh tử.
Ví như chơn như tánh vốn vô tác, thiện căn hồi hướng cũng đều bỏ lìa tất cả sở tác.
Ví như chơn như thể tánh an trụ, thiện căn hồi hướng cũng an trụ nơi chơn thiệt.Ví như chơn như cùng tương ưng với tất cả pháp, thiện căn hồi hướng cũng cùng tương ứng với chư Bồ Tát về những sự kiến văn tu tập.
Ví như chơn như tánh thường bình đẳng nơi tất cả pháp, thiện căn hồi hướng ở trong thế gian cũng tu hạnh bình đẳng.
Ví như chơn như chẳng rời các pháp, thiện căn hồi hướng cùng tận vị lai cũng chẳng bỏ thế gian.
Ví như chơn như rốt ráo vô tận trong tất cả pháp, thiện căn hồi hướng cũng hồi hướng vô tận đối với chúng sanh.
Ví như chơn như không trái với tất cả pháp, thiện căn hồi hướng cũng chẳng trái tất cả Phật pháp.
Ví như chơn như nhiếp khắp các pháp, thiện căn hồi hướng cũng nhiếp tất cả căn lành của chúng sanh.
Ví như chơn như đồng thể tánh với các pháp, thiện căn hồi hướng cũng đồng thể tánh với tam thế Chư Phật.
Ví như chơn như không xa rời tất cả pháp, thiện căn hồi hướng cũng nhiếp trì tất cả pháp thế gian và xuất thế gian.
Ví như chơn như không gì che khuất được, thiện căn hồi hướng cũng không bị thế gian che khuất.
Ví như chơn như không bị lay động, thiện căn hồi hướng cũng không bị tất cả ma nghiệp làm lay động.
Ví như chơn như tánh không nhơ bợn, thiện căn hồi hướng tu hạnh Bồ Tát không bị nhơ bợn.
Ví như chơn như không có biến đổi, thiện căn hồi hướng luôn thương xót chúng sanh cũng không biến đổi.
Ví như chơn như không thể cùng tận, thiện căn hồi hướng chẳng phải thế pháp có thể cùng tận được.
Ví như chơn như tánh thường giác ngộ, thiện căn hồi hướng cũng hay giác ngộ, thiện căn hồi hướng cũng hay giác ngộ, khắp tất cả pháp.
Ví như chơn như không mất không hư, thiện căn hồi hướng đối với chúng sanh phát chí nguyện thù thắng trọn không hư mất.
Ví như chơn như rất chói sáng, thiện căn hồi hướng cũng dùng trí huệ soi sáng thế gian.
Ví như chơn như không thể nói phô, thiện căn hồi hướng cũng không thể dùng ngôn ngữ nói phô được.
Ví như chơn như nhiếp trì các thế gian, thiện căn hồi hướng cũng có thể nhiếp trì tất cả hạnh Bồ Tát.
Ví như chơn như tùy theo ngôn thuyết thế gian, thiện căn hồi hướng cũng tùy thuận tất cả trí huệ ngôn thuyết.
Ví như chơn như khắp tất cả pháp, thiện căn hồi hướng cũng khắp tất cả cõi Phật ở mười phương, hiện đại thần thông thành đẳng Chánh giác.
Ví như chơn như không có phân biệt, thiện căn hồi hướng cũng không phân biệt đối với thế gian.
Ví như chơn như khắp tất cả thân thiện căn hồi hướng cũng khắp trong vô lượng thân nơi mười phương cõi.
Ví như chơn như thể vốn vô sanh, thiện căn hồi hướng dầu phương tiện thị hiện có sanh, nhưng vẫn vô sanh.
Ví như chơn như khắp tất cả, thiện căn hồi hướng hiện thần thông khắp các Phật độ trong thập phương tam thế.
Ví như chơn như khắp ở đêm tối, thiện căn hồi hướng cũng phóng đại quang minh làm các Phật sự trong tất cả đêm tối.
Ví như chơn như khắp trong ban ngày, thiện căn hồi hướng cũng làm cho chúng sanh nơi ban ngày thấy thần thông của Phật diễn pháp bất thối thanh tịnh ly cấu, không bỏ luống thời gian.
Ví như chơn như khắp trong nửa tháng, nhẫn đến một tháng, thiện căn hồi hướng ở trong thời tiết thế gian cũng được phương tiện khéo, ở trong khoảng một niệm biết rõ tất cả thời gian.
Ví như chơn như khắp trong năm tuổi, thiện căn hồi hướng trụ vô lượng kiếp cũng sáng suốt thành thục tất cả căn lành đều làm cho viên mãn cả.
Ví như chơn như khắp cả kiếp thành, kiếp hoại, thiện căn hồi hướng trụ trong tất cả kiếp thanh tịnh vô nhiễm, giáo hóa chúng sanh đều làm cho thanh tịnh.
Ví như chơn như cùng tận thuở vị lai, thiện căn hồi hướng cũng tột kiếp vị lai tu Bồ Tát hạnh, viên mãn đại nguyện trọn không thối chuyển.
Ví như chơn như ở khắp tam thế, thiện căn hồi hướng khiến các chúng sanh trong một sát na thấy tam thế Phật, chưa từng có một niệm bỏ rời.
Ví như chơn như khắp tất cả chỗ, thiện căn hồi hướng vượt khỏi ba cõi khắp tất cả nơi đều được tự tại.
Ví như chơn như trụ nơi pháp hữu, pháp vô, thiện căn hồi hướng cũng rõ thấu tất cả pháp hữu, pháp vô rốt ráo thanh tịnh.
Ví như chơn như thể tánh thanh tịnh, thiện căn hồi hướng cũng hay dùng phương tiện nhóm pháp trợ đạo, tu tập thanh tịnh tất cả hạnh Bồ Tát.
Ví như chơn như thể tánh sáng sạch, thiện căn hồi hướng làm cho chư Bồ Tát đều được tam muội, tâm thanh tịnh sáng suốt.
Ví như chơn như thể tánh vô cấu, thiện căn hồi hướng cũng xa lìa cấu nhiễm viên mãn tất cả những ý thanh tịnh.
Ví như chơn như không ngã và ngã sở, thiện căn hồi hướng cũng dùng tâm thanh tịnh không ngã ngã sở, đầy khắp mười phương Phật độ.
Ví như chơn như thể tánh bình đẳng, thiện căn hồi hướng cũng được Nhứt thiết trí bình đẳng, chiếu rõ các pháp lìa hẳn mê si.
Ví như chơn như vượt ngoài số lượng, thiện căn hồi hướng đồng ở một chỗ với pháp tạng Nhứt thiết trí, nổi mây pháp rộng lớn khắp tất cả thế giới ở mười phương.
Ví như chơn như an trụ bình đẳng, thiện căn hồi hướng cũng phát sanh tất cả hạnh Bồ Tát bình đẳng an trụ nơi đạo Nhứt thiết trí.
Ví như chơn như trụ khắp trong tất cả chúng sanh giới, thiện căn hồi hướng đầy đủ Nhứt thiết chủng trí vô ngại đều hiện ở trước khắp chúng sanh giới.
Ví như chơn như không có phân biệt, ở khắp trong tất cả trí âm thanh, thiện căn hồi hướng cũng đầy đủ tất cả trí ngôn âm, có thể hiển thị các thứ ngôn âm để giáo hóa chúng sanh.
Ví như chơn như lìa hẳn thế gian, thiện căn hồi hướng cũng khiến khắp chúng sanh thoát hẳn thế gian.
Ví như chơn như thể tánh rộng lớn, thiện căn hồi hướng cũng đều có thể thọ trì Phật pháp rộng lớn chẳng quên mất siêng tu tất cả hạnh Bồ Tát.
Ví như chơn như không có xen dứt, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, vì muốn để chúng sanh ở an nơi bực đại trí, trong tất cả, kiếp tu hạnh Bồ Tát không có xen dứt.
Ví như chơn như thể tánh rộng rãi khắp tất cả pháp, thiện căn hồi hướng tịnh niệm vô ngại nhiếp khắp tất cả pháp môn rộng lớn.
Ví như chơn như nhiếp khắp chúng sanh, thiện căn hồi hướng chứng được vô lượng trí tu tập hạnh Bồ Tát vi diệu chơn thiệt.
Ví như chơn như, không có chấp trước, thiện căn hồi hướng đều không chấp lấy các pháp, trừ diệt tất cả sự chấp lấy của thế gian làm cho đều được thanh tịnh.
Ví như chơn như thể tánh bất động, thiện căn hồi hướng an trụ nơi hạnh nguyện viên mãn của Phổ Hiền rốt ráo bất động.
Ví như chơn như là cảnh giới của Phật, thiện căn hồi hướng làm cho chúng sanh đầy đủ cảnh giới Nhứt thiết trí, dứt cảnh phiền não đều khiến thanh tịnh.
Ví như chơn như không gì chế phục được, thiện căn hồi hướng cũng vậy, không bị tất cả ma nghiệp, ngoại đạo, tà luận chế phục được.
Ví như chơn như chẳng phải là có thể tu và không thể tu, thiện căn hồi hướng xa lìa tất cả vọng tưởng chấp trước, không phân biệt với tu và chẳng tu.
Ví như chơn như không có lui bỏ, thiện căn hồi hướng thường thấy chư Phật phát tâm Bồ đề, thệ nguyện rộng lớn trọn không lui bỏ.
Ví như chơn như nhiếp khắp ngôn âm của tất cả thế gian, thiện căn hồi hướng có thể được tất cả ngôn âm sai khác, thần thông trí huệ phát ra tất cả ngôn từ.
Ví như chơn như đối với tất cả pháp không chỗ mong cầu, thiện căn hồi hướng làm cho chúng sanh nương hạnh Phổ Hiền mà được xuất ly, đối với tất cả pháp không chút tham cầu.
Ví như chơn như trụ nơi tất cả bực thiện căn hồi hướng làm cho chúng sanh bỏ bực thế gian mà trụ trí huệ, tự trang nghiêm với hạnh Phổ Hiền.
Ví như chơn như không có đoạn tuyệt, thiện căn hồi hướng được vô úy đối với tất cả pháp, tùy theo âm thanh của mỗi loài, không ngớt diễn thuyết ở mọi nơi.
Ví như chơn như xa lìa hữu lậu, thiện căn hồi hướng làm cho tất cả chúng sanh thành tựu pháp trí, rõ thấu các pháp viên mãn công đức Bồ đề vô lậu.
Ví như chơn như không có chút pháp gì làm hư hoại loạn động được một phần nhỏ, thiện căn hồi hướng làm cho chúng sanh tỏ ngộ tất cả pháp, tâm lượng rộng lớn trùm khắp pháp giới.
Ví như chơn như : quá khứ chẳng phải khởi thủy, vị lai chẳng phải rốt sau, hiện tại chẳng phải đổi khác, thiện căn hồi hướng cũng vậy, vì tất cả chúng sanh mà luôn khởi phát tâm Bồ đề làm cho tất cả thanh tịnh lìa hẳn sanh tử.
Ví như chơn như không phân biệt đối với tam thế, thiện căn hồi hướng tâm thường giác ngộ trong hiện tại, nơi quá khứ và vị lai thảy đều thanh tịnh.
Ví như chơn như thành tựu tất cả Chư Phật và Bồ Tát, thiện căn hồi hướng phát khởi tất cả đại nguyện phương tiện thành tựu trí huệ rộng lớn của Chư Phật.
Ví như chơn như rốt ráo thanh tịnh không cùng chung với tất cả phiền não, thiện căn hồi hướng cũng hay diệt tất cả phiền não của chúng sanh, làm cho viên mãn tất cả trí huệ thanh tịnh.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát lúc hồi hướng như vậy, thời được thế này :Vì trang nghiêm thanh tịnh khắp tất cả thế giới nên được tất cả cõi Phật bình đẳng.
Vì khắp chuyển Pháp luân vô ngại nên được tất cả chúng sanh bình đẳng.
Vì khắp phát tất cả trí nguyện nên được tất cả Bồ Tát bình đẳng.
Vì quan sát Chư Phật thể tánh vô nhị nên được tất cả Chư Phật bình đẳng.
Vì biết khắp các pháp tánh thể không đổi dời nên được tất cả pháp bình đẳng.
Vì dùng trí phương tiện khéo hiểu tất cả ngữ ngôn nên được tất cả thế gian bình đẳng.
Vì tùy theo các thứ thiện căn đều hồi hướng hết cả nên được tất cả Bồ Tát bình đẳng.
Vì siêng tu hành Phật sự trong tất cả thời gian không ngớt hở nên được tất cả thời gian bình đẳng.
Vì nơi các thiện căn thế gian và xuất thế đều không nhiễm trước và đều rốt ráo nên được tất cả nghiệp quả bình đẳng.
Vì tùy thuận thế gian hiện Phật sự nên được tất cả thần thông tự tại của Phật bình đẳng.Chư Phật tử ! Ðây là đại Bồ tát chơn như tướng hồi hướng thứ tám.Ðại Bồ Tát trụ nơi bực hồi hướng này chứng được vô lượng pháp môn thanh tịnh, có thể làm Như Lai Ðại Sư Tử hống tự tại vô úy, dùng thiện phương tiện giáo hóa thành tựu vô lượng Bồ Tát khắp trong tất cả thời gian không ngừng nghỉ.
Ðược vô lượng thân viên mãn của Phật, mỗi thân bao khắp tất cả thế giới.
Ðược vô lượng âm thanh viên mãn của Phật, mỗi âm thanh khai ngộ tất cả chúng sanh.
Ðược vô lượng sức viên mãn của Phật, trong mỗi chân lông có thể dung nạp khắp tất cả cõi nước.
Ðược vô lượng thần thông viên mãn của Phật, để các chúng sanh trong một vi trần.
Ðược vô lượng giải thoát viên mãn của Phật, nơi thân một chúng sanh thị hiện tất cả cảnh giới của Chư Phật thành Vô thượng Giác.
Ðược vô lượng tam muội viên mãn của Phật, trong mỗi tam muội có thể hiện khắp tất cả tam muội.
Ðược vô lượng biện tài viên mãn của Phật, diễn nói một câu pháp cùng tận kiếp vị lai vẫn không hết, trừ sạch tất cả sự nghi lầm của chúng sanh.
Ðược đủ mười trí lực của Phật, thị hiện thành Chánh giác khắp chúng sanh giới.Chư Phật tử ! Ðây là đại Bồ tát đem tất cả thiện căn thuận theo chơn như tướng mà hồi hướng.Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa oai lực của Phật, quan sát khắp mười phương mà nói kệ rằng :Bồ Tát chí nguyện thường an trụChánh niệm kiên cố lìa mê lầmTâm Ngài lành mềm luôn sạch mátChứa nhóm vô biên hạnh công đức.Bồ Tát khiêm thuận không trái nghịchBao nhiêu chí nguyện đều thanh tịnhÐã được trí huệ quang minh lớnKhéo hay soi rõ tất cả nghiệp.Bồ Tát tư duy hạnh rộng lớnCác thứ sai biệt rất hy hữuÝ quyết tu hành không thối chuyểnDùng đây lợi ích các quần sanhNhững hạnh sai khác vô lượng thứBồ Tát tất cả đều siêng tuTùy thuận chúng sanh chẳng trái ýKhiến họ tâm tịnh sanh hoan hỷ.Ðã lên bực Ðiều Ngự tôn qúyLìa những nhiệt não tâm vô ngạiNơi pháp nơi nghĩa đều khéo biếtVì lợi chúng sanh mà siêng học.Bồ Tát tu hành những hạnh lànhVô lượng vô số hạnh sai khácNơi đó tất cả đều biết rõVì lợi quần sanh nên hồi hướngDùng diệu trí huệ thường quán sátLý chơn thiệt rộng lớn rốt ráoDứt hết hữu lậu không để thừaNhư chơn như kia, khéo hồi hướng.Ví như chơn như khắp tất cảNhiếp khắp thế gian cũng như vậyBồ Tát dùng tâm hồi hướng nàyÐều khiến chúng sanh không chấp trước.Nguyện lực Bồ Tát khắp tất cảVí như chơn như đâu cũng cóHoặc thấy chẳng thấy, niệm đều cùngTrọn đem công đức mà hồi hướng.An trụ trong đêm, ngày cũng trụNửa tháng, một tháng cũng an trụCũng đều trụ trong năm cùng kiếpChơn như dường ấy, hạnh cũng vậy.Tất cả thời gian và không gianTất cả chúng sanh và các phápÐều trụ trong đó, nhưng vô trụDùng hạnh như vậy mà hồi hướng.Ví như tự tánh của chơn nhưBồ Tát phát tâm cũng như vậyChơn như ở đâu nguyện ở đóDùng hạnh như vậy mà hồi hướngVí như tự tánh của chơn nhưTrong đó chư từng có một phápChẳng được tự tánh là chơn tánhÐem hạnh như vậy mà hồi hướng.Như tướng chơn như, hạnh cũng vậyNhư tánh chơn như, hạnh cũng vậyNhư tánh chơn như vốn chơn thiệtHạnh cũng như vậy đồng chơn như.Ví như chơn như không ngằn méHạnh cũng như vậy không có ngằnNhưng ở trong đó không chấp trướcThế nên hạnh này được thanh tịnh.Bồ Tát trí huệ lớn như vậyChí nguyện kiên cố không động layDùng sức trí huệ khéo thông đạtVào tạng phương tiện của Chư Phật.Giác ngộ Pháp Vương pháp chơn thiệtTrong đó không chấp cũng không lấyVô ngại tự tại tâm như vậyChưa từng thấy có một pháp sanh.Pháp thân Như Lai hiển công hạnhTất cả thế gian như tướng đóNói các pháp tướng đều vô tướngBiết tướng như vậy là biết pháp.Bồ Tát trụ cảnh bất tư nghìTrong đó tư nghì chẳng hết đượcVào chỗ bất khả tư nghì nàyTư và phi tư đều vắng bặt.Tư duy phát tánh như thế ấyRõ thấu tất cả nghiệp sai biệtBao nhiêu ngã chấp đều diệt trừTrụ nơi công đức không bị động.Những nghiệp quả báo của Bồ TátÐều được vô tận trí ấn khảTự tánh vô tận như vậy hếtVô tận phương tiện cũng dứt diệt.Bồ Tát quán tâm chẳng ở ngoàiCũng lại chẳng được thấy ở trongBiết tâm tánh kia vốn không cóNgã pháp đều lìa trọn tịch diệtCác Phật tử kia biết như vậyTất cả pháp tánh thường trống lặngKhông có một pháp hay tạo tácÐồng với Chư Phật ngộ vô ngã.Rõ biết tất cả các thế gianCùng chơn như tánh tướng bình đẳngThấy tướng bất khả tư nghì nàyÐây thời hay biết pháp vô tướng.Nếu hay trụ pháp thậm thâm nàyThường thích tu hành hạnh Bồ TátVì muốn lợi ích các quần sanhNguyện lớn trang nghiêm không thối chuyểnÐây thời vượt hơn nơi thế gianTất cả đều từ nghiệp duyên đượcVì muốn cứu độ tu các hạnhNhiếp khắp ba cõi không ai sótRõ biết chúng sanh loại sai khácÐều là tưởng hành mà phân biệtQuán sát nơi đây đều rõ ràngMà chẳng hư hoại tánh các phápBực trí rõ biết các Phật phápÐem hạnh như vậy mà hồi hướngThương xót tất cả các chúng sanhKhiến tánh tu duy nơi thiệt pháp.Hết tập 3.