Kinh Hoa Nghiêm

Chương 27: 20 Phẩm Dạ-ma Cung Kệ Tán Thứ Hai Mươi


Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 27: 20 Phẩm Dạ-ma Cung Kệ Tán Thứ Hai Mươi


Lúc đó do thần-lực của đức Phật, mười phương đều có một đại Bồ-Tát, mỗi vị đều cùng phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát câu hội, từ những thế-giới ngoài mười vạn phật-sát vi-trần-số quốc-độ mà đến.

Tên của mười vị Bồ-Tát đó là :Công-Ðức-Lâm Bồ-Tát, Huệ-Lâm Bồ-Tát, Thắng-Lâm Bồ-Tát, Vô-Úy-Lâm Bồ-Tát, Tàm-Quý-Lâm Bồ-Tát, Tinh-Tấn-Lâm Bồ-Tát, Lực-Lâm Bồ-Tát, Hạnh-Lâm Bồ-Tát, Giác-Lâm Bồ-Tát, Trí-Lâm Bồ-Tát.

Quốc-độ của các Ngài từ đó mà đến theo thứ-tự là :Thân-Huệ thế-giới, Tràng-Huệ thế-giới, Bửu-Huệ thế-giới, Thắng-Huệ thế-giới, Ðăng-Huệ thế-giới, Kim-Cang-Huệ thế-giới, An-Lạc-Huệ thế-giới, Nhựt-Huệ thế-giới, Tịnh-Huệ thế-giới, Phạm-Huệ thế-giới.

Chư Phật Thế-Tôn nơi thế-giới đó theo thứ tự là :Thường-Trụ-Nhãn Phật, Vô-Thắng-Nhãn Phật, Võ-Trụ-Nhãn Phật, Bất-Ðộng-Nhãn Phật, Thiên-Nhãn Phật, Giải-Thoát-Nhãn Phật, Thẩm-Ðế-Nhãn Phật, Minh-Tướng-Nhãn Phật, Tói-Thượng-Nhãn Phật, Cám-Thanh-Nhãn Phật.

Chư Bồ-Tát này đến dưới bửu-tòa đảnh lễ Phật, rồi theo phương của mình đến đều riêng hóa hiện tòa sư-tử liên-hoa-tạng mà ngồi kiết-già trên đó.

Tất cả Dạ-Ma thiên ở thập-phương thế-giới đều như thế cả.

Bồ-Tát, quốc-độ và Như-Lai cũng đồng danh, đồng hiệu như trên.

Lúc đó đức Thế-Tôn, từ trên hai bàn chưn, phóng ra trăm ngàn ức quang-minh màu đẹp chiếu khắp thập phương thế-giới.

Tất cả đạo-tràng, Phật và Bồ-Tát đều hiển hiện cả.

Bấy giờ, Công-Ðức-Lâm Bồ-Tát thừa oai-lực của đức Phật, quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Phật phóng đại quang-minhChiếu khắp nơi mười phươngÐều thấy Thiên-Nhơn-TônThông đạt không chướng-ngại.

Phật ngồi cung Dạ-MaKhắp cùng mười phương cõiViệc này rất lạ lùngThế-gian rất hi-hữu.

Trời Dạ-Ma Thiên-VươngCa ngợi mười Như-LaiNhư hội này đã thấyTất cả hội cũng vậy.

Những chúng Bồ-Tát kiaÐồng hiệu với chúng tôiThập phương tất cả chỗDiễn thuyết-pháp vô-thượng.

Bổn-quốc của các ngàiDanh-hiệu cũng không khácÐều riêng nơi bổn-PhậtTịnh tu các phạm-hạnh.

Các đức Như-Lai kiaDanh-hiệu cũng đều đồngQuốc-độ đều giàu vuiThần-lực đều tự-tại.

Tất cả chúng mười phươngÐều thấy Phật ở đâyHoặc thấy ở nhơn-gianHoặc thấy ở Thiên-cung.

Như-Lai an-trụ khắpTất cả các quốc-độNay chúng tôi thấy PhậtỞ tại Thiên-cung này.

Xưa phát nguyện bồ-đềKhắp đến mười phương cõiNên oai-lực của PhậtCùng khắp khó nghĩ bàn.

Lìa sự tham thế-gianAÐầy đủ vô-biên đứcNên được sức thần-thôngChúng-sanh đều thấy cả.

Du hành mười phương cõiNhư hư-không vô-ngạiMột thân vô-lượng thânThân-tướng bất-khả-đắc.

Phật công-đức vô-biênThế nào lường biết đượcKhông dừng cũng không điVào khắp trong pháp-giới.


Huệ-Lâm Bồ-Tát thừa oai-lực của đức Phật, quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Ðấng đạo-sư thế-gianÐấng ly-cấu vô-thượngbất-khả-tư-nghị kiếpKhó được gặp gỡ Phật.

Phật phóng đại quang-minhThế-gian đều khắp thấyVì chúng rộng diễn bàyLợi ích những quần-sanh.

Như-Lai xuất thế-gianVì đời trừ si tốiLà đèn sáng thế-gianHi-hữu khó thấy được.

Ðã tu thí, giới, nhẫnTinh-tấn và thiền-địnhBát-nhã ba-la-mậtDùng đây chiếu thế-gian.

Như-Lai không ai bằngMuốn sánh chẳng thể đượcChẳng rõ pháp chơn-thiệtThời không thể thấy Phật.

Thân Phật và thần-thôngTự-tại khó nghĩ bànKhông đi cũng không đếnThuyết-pháp độ chúng-sanh.

Nếu ai được thấy ngheÐấng đạo-sư thanh-tịnhThoát hẳn các ác-đạoXa lìa tất cả khổ.

Vô-lượng vô-số kiếpTu tập hạnh bồ-đềChẳng thể biết nghĩa nàyChẳng thể được thành Phật.

Bất-khả-tư-nghị kiếpCúng-dường vô-lượng PhậtNếu biết được nghĩa nàyCông-đức hơn công kia.

Cúng Phật với trân bửuÐầy cả vô-lượng cõichẳng biết được nghĩa nàyTrọn chẳng thành bồ-đề.

Lúc đó Thắng-Lâm Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật,quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng:Ví như tháng mạnh-hạKhông tịnh không mây mùMặt trời phóng quang-huyThập phương đều sáng chói.

Quang-minh không hạn lượngKhông ai lường biết đượcNgười mắt sáng còn vậyHuống là kẻ mù lòa.

Chư Phật cũng như vậyCông-đức vô-biên-tếBất-khả-tư-nghị kiếpChẳng thể phân-biệt biết.

Các pháp không lai-xứCũng không từ đâu sanhChẳng thể phân-biệt được.

Tất cả pháp không đếnVì thế nên không sanhVì đã không có sanhNên cũng không có diệt.

Tất cả pháp vô-sanhTất cả pháp vô-diệtNếu biết được như vậyNgười này thấy được Phật.

Vì các pháp vô-sanhNên không có tự-tánhPhân-biệt biết như vậyNgười này đạt thâm nghĩa.

Do vì pháp vô-tánhKhông thể rõ biết đượcNơi pháp hiểu như vậyRốt ráo không chỗ hiểu.

Nói rằng có sanh đóBởi hiện các quốc-độBiết được tánh quốc-độThời tâm không mê-hoặc.

Tánh quốc-độ thế-gianQuan-sát đều như thậtNếu nơi đây biết đượcKhéo nói tất cả nghĩa.

Vô-Úy-Lâm Bồ-Tát thừa oai-lực của đức Phật, quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Thân Như-Lai rộng lớnRốt ráo nơi pháp-giớiChẳng rời bửu-tòa nàyMà khắp tất cả chỗ.


Nếu ai nghe pháp nàyMà cung-kính tin ưaRời hẳn ba ác-đạoTất cả những khổ nạn.

Giả-sử như có ngườiQua vô-lượng thế-giớiChuyên tâm muốn được ngheSức tự-tại của Phật,Những phật-pháp như vậyLà vô-thượng bồ-đềGiả-sử muốn tạm ngheKhông ai có thể được.

Nếu ai thời quá-khứTin phật-pháp như vậyÐã thành Lưỡng-Túc-TônLàm đèn sáng thế-gian.

Nếu ai sẽ được ngheSức tự-tại của PhậtNghe rồi có lòng tinNgười này sẽ thành Phật.

Nếu có người hiện-tạiTin được phật-pháp nàyCũng sẽ thành chánh-giácThuyết-pháp vô-sở-úy.

Vô-lượng vô-số kiếpPháp này rất khó gặpNếu có người được ngheLà do bổn-nguyện-lực.

Nếu ai thọ-trì đượcNhững phật-pháp như vậyTrì xong rộng tuyên thuyếtNgười này sẽ thành Phật.

Huống là siêng tinh-tấnLòng kiên-cố chẳng bỏNên biết người như vậyQuyết định thành bồ-đề.

Lúc đó Tàm-Quý-Lâm Bồ-Tát, thừa oai-lực của đức Phật, quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Nếu ai được nghe phápHi-hữu tự-tại nàySanh được lòng hoan-hỷChóng trừ lưới si lầm.

Bực thấy biết tất cảTự nói lời như vầyPhật không gì chẳng biếtVì thế khó nghĩ bàn.

Không có từ vô-tríMà sanh ra trí-huệ,Thế-gian thường tối tămNên không thể sanh được.

Như sắc và phi-sắcHai đây chẳng là mộtTrí vô-trí cũng vậyThể nó đều sai biệt.

Như tướng cùng vô-tướngSanh tử với niết-bànPhân biệt đều chẳng đồngTrí, vô-trí cũng vậy.

Thế-giới mới thành lậpKhông có tướng bại hoạiTrí, vô-trí cũng vậyHai thứ chẳng đồng thời.

Như Bồ-Tát sơ-tâmChẳng chung với hậu-tâmTrí, vô-trí cũng vậyHai tâm chẳng đồng thời.

Ví như những thức-thânÐều riêng không hòa hiệpTrí, vô-trí cũng vậyRốt ráo không hòa hiệp.

Như thuốc a-già-đàHay diệt tất cả độcCó trí cũng như vậyHay diệt sự vô-trí.

Như-Lai không ai trênCũng không ai sánh bằngTất cả không so đượcThế nên khó gặp gỡ.

Tinh-Tấn-Lâm Bồ-Tát,thừa oai-lực của đức Phật,quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng:Các pháp vô-sai-biệtKhông ai biết được đóChỉ Phật cùng Phật biếtVì trí-huệ rốt ráo.


Như vàng và màu vàngTánh nó vô-sai-biệtPháp phi-pháp cũng vậyChúng-sanh phi-chúng-sanhHai đều không chơn thậtNhư vậy các pháp-tánhThật nghĩa đều chẳng có.

Ví như thời vị-laiKhông có tất cả tướng.

Ví như tướng sanh diệtCác thứ đều chẳng thiệtCác pháp đều cũng vậyTự-tánh vốn không có.

Niết-bàn bất-khả-thủThời-gian nói có haiCác pháp cũng như vậyPhân-biệt có sai khác.

Như nương vật bị đếmMà có cái hay đếmTánh kia vốn không cóNên rõ pháp như vậy.

Ví như pháp toán sốThêm một đến vô-lượngPhép đếm không thể-tánhVì trí nên sai khác.

Ví như các thế-gianKiếp hỏa có hư diệtHư-không chẳng tổn hưPhật-trí cũng như vậy.

Như thập phương chúng-sanhÐều lấy tướng hư-không,Chư Phật cũng như vậyThế-gian vọng phân-biệt.

Lúc đó Lực-Lâm Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Tất cả chúng-sanh-giớiÐều ở trong ba thời,Những chúng-sanh ba thờiÐều ở trong ngũ-uẩn.

Nghiệp là gốc của uẩnTâm là gốc các nghiệpTâm đó dường như huyễnThế-gian cũng như vậy.

Thế-gian chẳng tự làmChẳng phải cái khác làmMà nó được có thànhCũng lại được có hoại.

Thế-gian dầu có thànhThế-gian dầu có hoạiNgười rõ thấu thế-gianChẳng nên nói hai việc.

Thế nào là thế-gianThế nào phi-thế-gianThế-gian phi-thế-gianChỉ là tên sai khác !Tam-thế và ngũ-uẩnNói gọi là thế-gianNói diệt là phi-thếNhư vậy chỉ giả danh.

Sao gọi là các uẩnCác uẩn có tánh gìTánh uẩn chẳng diệt đượcVì vậy nói vô-sanh.

Phân-biệt các uẩn nàyTánh nó vốn không tịchVì không, nên chẳng diệtÐây là nghĩa vô-sanh.

Chúng-sanh đã như vậyChư Phật cũng như vậyPhật và các phật-phápTự-tánh vốn không có.

Biết được các pháp nàyNhư thật không điên-đảo.

Người thấy biết tất cảThường thấy ở nơi trước.

Hạnh-Lâm Bồ-Tát thừa oai-lực của đức Phật quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Ví như mười phương cõiTất cả những địa-chủngTự-tánh vốn không cóKhông chỗ nào chẳng khắp.

Thân Phật cũng như vậyCùng khắp các thế-giớiNhững sắc tướng sai khácKhông dừng, không chỗ đến.

Chỉ do vì các nghiệpNói tên là chúng-sanhCũng chẳng lìa chúng-sanhMà có được các nghiệp.

Nghiệp-tánh vốn không tịchChúng-sanh chỗ y-chỉKhắp làm các hình sắcCũng lại không chỗ đến.

Những hình sắc như vậyNghiệp-lực khó nghĩ bànLiễu đạt căn-bổn kiaNơi trong, không chỗ thấy.

Thân Phật cũng như vậyChẳng thể nghĩ bàn đượcNhững sắc-tướng sai khácHiện khắp mười phương cõiThân chẳng phải là PhậtPhật cũng chẳng phải thânChỉ lấy pháp làm thânThông đạt tất cả pháp.


Nếu thấy được thân PhậtThanh-tịnh như pháp-tánhVới tất cả phật-phápNgười này không nghi lầm.

Nếu thấy tất cả phápBổn-tánh như niết-bànÐây thời thấy Như-LaiRốt ráo vô-sở-trụ.

Nếu tu tập chánh-niệmSáng tỏ thấy chánh-giácVô-tướng, vô-phân-biệtÐây gọi Pháp-Vương-Tử.

Lúc đó Giác-Lâm Bồ-Tát thừa oai-lực của đức Phật, quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Ví như họa-sư kiaPhân bố những màu sắcHư-vọng lấy dị-tướngÐại-chủng không sai khác.

Trong đại-chủng không sắcTrong sắc không đại-chủngCũng chẳng ngoài đại-chủngMà có được màu sắc.

Trong tâm, không màu vẽTrong màu vẽ, không tâmNhưng chẳng rời nơi tâmMà có được màu vẽ.

Tâm đó luôn chẳng trụVô-lượng khó nghĩ bànThị-hiện tất cả sắcÐều riêng chẳng biết nhau.

Ví như nhà họa-sưChẳng biết được tự-tâmMà do tâm nên vẽCác pháp-tánh như vậy.

Tâm như nhà họa-sưHay vẽ những thế-gianNgũ-uẩn từ tâm sanhKhông pháp gì chẳng tạo.

Như tâm, Phật cũng như vậyNhư Phật, chúng-sanh đồngPhải biết Phật cùng tâmThể-tánh đều vô-tận.

Nếu người biết tâm hànhBảo khắp các thế-gianNgười này thời thấy PhậtRõ Phật chơn-thật-tánh.

Tâm chẳng trụ nơi thânThân chẳng trụ nơi tâmMà làm được phật-sựTự-tại chưa từng có.

Nếu người muốn rõ biếtTất cả Phật ba đờiPhải quán pháp-giới-tánhTất cả duy tâm tạo.

Trí-Lâm Bồ-Tát thừa oai-lực của đức Phật, quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Sở-thủ chẳng thể lấySở-kiến chẳng thể thấySở-văn chẳng thể ngheNhứt-tâm bất-tư-nghị.

Hữu-lượng và vô-lượngCả hai chẳng thể lấyNếu có ai muốn lấyRốt ráo chẳng thể được.

Chẳng nên nói mà nóiÐây là tự khi dốiViệc mình chẳng thành-tựuChẳng khiến chúng vui mừng.

Có người muốn khen PhậtVô-biên diệu-sắc thânTận cả vô-số kiếpKhông kể thuật hết được.

Vì như châu như-ýHay hiện tất cả màuKhông màu mà hiện màuChư Phật cũng như vậy.

Lại như hư-không sạchPhi-sắc, chẳng thấy đượcDầu hiện tất cả sắcKhông ai thấy hư-không.

Chư Phật cũng như vậyHiện khắp vô-lượng sắcChẳng phải cảnh của tâmTất cả chẳng thấy được.

Dầu nghe tiếng Như-LaiÂm-thinh chẳng phải PhậtCũng chẳng ngoài âm-thinhBiết được đấng Chánh-Giác.

Bồ-đề không lai khứLìa tất cả phân-biệtThế nào ở trong đóTự nói là thấy được.

Chư Phật không có phápPhật chỗ nào có nói,Chỉ theo tự-tâm chúngCho rằng Phật nói pháp.

.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.