Kinh Hoa Nghiêm

Chương 24: 17 Phẩm Sơ Phát-tâm Công-đức Thứ Mười Bảy


Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 24: 17 Phẩm Sơ Phát-tâm Công-đức Thứ Mười Bảy


Lúc bấy giờ, Thiên-Ðế-Thích bạch Pháp-Huệ Bồ-Tát rằng :Thưa Phật-tử ! Bồ-Tát sơ phát bồ-đề tâm được bao nhiêu công-đức ?Pháp-Huệ Bồ-Tát nói :Nghĩa đó rất sâu, khó nói, khó biết, khó phân-biệt, khó tin hiểu, khó chứng, khó làm, khó thông-đạt, khó tư-duy, khó đạt-lượng, khó thu nhập.Tuy nhiên, thừa oai-thần của đức Phật, tôi sẽ nói cho ông.Này Phật-tử ! Giả sử có người đem tất cả đồ sở-thích cúng-dường chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở mười phương trọn một kiếp; rồi sau đó dạy họ thọ-trì ngũ-giới thanh-tịnh.

Cứ theo ý ông, công-đức của người này nhiều chăng ?Thiên-Ðế thưa : ‘Công-đức của người này, trừ Phật ra, không ai có thể lường được.’Pháp-Huệ Bồ-Tát nói : ‘Này Phật-tử ! Công-đức của người này đem so với công-đức sơ-phát-tâm của Bồ-Tát chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, một phần ức, một phần trăm ngàn na-do-tha ức, một phần số, một phần ca-la, một phần toán, một phần dụ, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà.Giả sử có người đem tất cả đồ sở-thích cúng-dường chúng-sanh trong mười vô-số thế-giới ở mười phương trọn trăm kiếp, rồi sau đó dạy họ đều tu thập-thiện.

Cúng-dường như vậy trọn trăm ngàn kiếp rồi dạy trụ tứ-vô-lượng-tâm.

Cúng-dường trọn ức kiếp rồi dạy trụ tứ-vô-sắc-định.

Cúng-dường trọn trăm ức kiếp rồi dạy trụ quả Tu-Ðà-Hoàn.

Cúng-dường trọn ngàn ức kiếp, rồi dạy trụ quả A-La-Hán.

Cúng-dường trọn trăm ngàn na-do-tha ức kiếp, rồi dạy trụ Bích-Chi-Phật.Này Phật-tử ! Cứ theo ý của ông, công-đức của người này có nhiều chăng ?Thiên-Ðế thưa : ‘Công-đức của người này, trừ Phật ra, không ai có thể lường được.’Pháp-Huệ Bồ-Tát nói : ‘Này Phật-tử ! Công-đức của người này đem so với công-đức sơ-phát-tâm của Bồ-Tát chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, một phần ức, một phần trăm ngàn na-do-tha ức, một phần số, một phần ca-la, một phần toán, một phần dụ, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà.Giả-sử có người đem tất cả đồ sở-thích cúng-dường chúng-sanh trong mười vô-số thế-giới ở mười phương trọn trăm kiếp, rồi sau đó dạy họ đều tu thập-thiện.

Cúng-dường như vậy trọn ngàn kiếp rồi dạy tứ-thiền.

Cúng-dường như vậy trọn trăm ngàn kiếp rồi dạy tứ-vô-lượng-tâm.


Cúng-dường trọn ức kiếp rồi dạy trụ tứ-vô-sắc-định.

Cúng-dường trọn trăm ức kiếp rồi dạy trụ quả Tu-Ðà-Hoàn.

Cúng-dường trọn ngàn ức kiếp rồi dạy trụ quả Tư-Ðà-Hàm.

Cúng-dường trọn trăm ngàn ức kiếp, rồi dạy trụ quả A-Na-Hàm.

Cúng-dường trọn trăm ngàn na-do-tha ức kiếp, rồi dạy trụ Bích-Chi-Phật.Này Phật-tử ! Cứ theo ý của ông, công-đức của người này có nhiều chăng ?Thiên-Ðế thưa : ‘Công-đức của người này chỉ có Phật là biết được thôi.’Pháp-Huệ Bồ-Tát nói : ‘Này Phật-tử ! Công-đức của người này đem so với công-đức của Bồ-Tát sơ-phát-tâm chẳng bằng một phần trăm, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà.Tại sao thế ? Này Phật-tử ! Tất cả chư Phật lúc sơ-phát-tâm, chẳng phải chỉ vì đem tất cả đồ sở-thích cúng-dường chúng-sanh trong mười vô-số thế-giới ở mười phương trải qua trăm kiếp, nhẫn đến trăm ngàn na-do-tha kiếp mà phát bồ-đề tâm.

Cũng chẳng phải chỉ vì giáo-hóa những chúng-sanh ấy tu ngũ-giới, thập-thiện, tứ-thiền, tứ-không, nhẫn đến khiến trụ nơi quả A-La-Hán và Bích-Chi-Phật mà phát bồ-đề tâm.

Chính là vì khiến Chủng-tánh Như-Lai chẳng dứt, vì đầy khắp tất cả thế-giới, vì độ thoát tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới, vì biết rõ cả sự thành hoại của tất cả thế-giới, vì biết rõ chúng-sanh cấu tịnh trong tất cả thế-giới, vì biết rõ sở-thích, phiền-não, tập-khí của tất cả chúng-sanh, vì biết rõ sự chết đây sanh kia của tất cả chúng-sanh, vì biết rõ căn tánh phương-tiện của tất cả chúng-sanh, vì biết rõ tâm hành của tất cả chúng-sanh, vì trí biết rõ tam-thế chúng-sanh, vì biết rõ cảnh-giới bình-đẳng của tất cả Phật, vì những điều trên đây mà phát tâm vô-thượng bồ-đề.Này Phật-tử ! Giả-sử có người trong một khoảng một niệm có thể qua khỏi phương đông vô-số thế-giới, đi luôn như vậy trọn vô-số kiếp, số thế-giới của người này đã trải qua khó có ai biết được.Người thứ hai, trong một niệm có thể qua khỏi tất cả thế-giới của người thứ nhứt đã trải qua trong vô-số kiếp, người này cũng đi luôn mãi trọn vô-số kiếp.Cứ lần lượt tuần-tự như vậy đến người thứ mười.

Chín phương kia cũng đều như vậy.

Thế là trong mười phương có cả thảy trăm người.

Số thế-giới của trăm người này đã trải qua còn có thể biết được tế-hạn.Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát vô-thượng bồ-đề tâm, không ai có thể biết tế-hạn được.Này Phật-tử ! Tại sao vậy ? vì Bồ-Tát phát bồ-đề tâm không có tế-hạn.


Nghĩa là vì muốn biết rõ thập-phương tất cả thế-giới, muốn biết diệu thế-giới tức là thô thế-giới, và thô tức là diệu, thế-giới ngửa tức là thế-giới úp, và úp tức là ngửa, tiểu thế-giới tức là đại thế-giới và đại tức là tiểu, thế-giới rộng tức là thế-giới hẹp và hẹp tức là rộng, một thế-giới tức là bất-khả-thuyết thế-giới và bất-khả-thuyết tức là một, bất-khả-thuyết thế-giới vào trong một thế-giới và một thế-giới vào trong bất-khả-thuyết, uế thế-giới tức là tịnh thế-giới, và tịnh tức là uế, muốn biết trong đầu một sợi lông tất cả thế-giới tánh sai-biệt, trong tất cả thế-giới một đầu lông một thể-tánh, muốn biết trong một thế-giới xuất-sanh tất cả thế-giới, muốn biết tất cả thế-giới không thể-tánh, muốn dùng một niệm mà biết hết tất cả thế-giới rộng lớn mà không chướng-ngại.

Vì cớ trên đây mà phát tâm vô-thượng bồ-đề.Lại ví-dụ : giả-sử có người trong khoảng một niệm có thể biết kiếp số thành hoại trong vô-số thế-giới ở phương Ðông, cứ niệm niệm biết như vậy trọn vô-số kiếp.Người thứ hai trong khoảng một niệm có thể biết tất cả kiếp số của người thứ nhứt đã biết trong vô-số kiếp, rồi niệm niệm biết như vậy trọn vô-số kiếp.Cứ tuần tự tăng lên đến người thứ mười, chín phương kia cũng như vậy.Thế là có cả thảy trăm người.

Kiếp số thành hoại của tất cả thế-giới trong mười phương qua sự hiểu biết của trăm người này, còn có thể biết được ngằn mé.Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm không ai có thể biết được ngằn mé.Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát chẳng phải chỉ vì biết sự thành hoại của bao nhiêu thế-giới đó mà phát tâm vô-thượng bồ-đề.

Mà vì muốn biết rõ sự thành hoại của tất cả thế-giới không thừa không sót nên phát tâm.Nghĩa là muốn biết kiếp dài tức là kiếp ngắn, ngắn tức là dài, dài ngắn bình-đẳng, một kiếp bình-đẳng với vô-số kiếp, vô-số với một củng vậy, kiếp có Phật bình-đẳng với kiếp không Phật, không với có cũng vậy, trong kiếp một Phật có bất-khả-thuyết Phật, trong kiếp bất-khả-thuyết Phật có một Phật, hữu-lượng kiếp bình-đẳng với vô-lượng kiếp, vô-lượng kiếp bình-đẳng với hữu-lượng kiếp, hữu-tận kiếp bình-đẳng với vô-tận kiếp, vô-tận với hữu-tận cũng vậy, bất-khả-thuyết kiếp bình-đẳng với một niệm, một niệm bình-đẳng với bất-khả-thuyết kiếp, tất cả kiếp vào phi-kiếp, phi-kiếp vào tất cả kiếp.

Vì muốn trong một niệm biết hết kiếp số thành hoại của tất cả thế-giới trong ba thời quá-khứ, vị-lai và hiện-tại, nên phát tâm vô-thượng bồ-đề.Ðây gọi là sơ-phát-tâm đại-thệ trang-nghiêm trí thần-thông rõ biết tất cả kiếp.Lại ví-dụ : ‘Giả-sử có người, trong khoảng một niệm có thể biết những tri-giải sai biệt của tất cả chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Ðông.

Niệm niệm biết rõ như vậy mãn vô-số kiếp.Người thứ hai trong khoảng một niệm có thể biết những tri-giải của tất cả chúng-sanh mà người thứ nhứt đã biết trọn vô-số kiếp.

Lần lượt tuần-tự đến người thứ mười.

Chín phương kia cũng đều như vậy.Những tri-giải riêng biệt của tất cả chúng-sanh trong mười phương như vậy, còn có thể biết được ngằn mé.Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải vì chỉ muốn biết bao nhiêu tri-giải của bao nhiêu chúng-sanh đó, mà vì muốn biết những tri-giải của các chúng-sanh trong tất cả thế-giới.Nghĩa là Bồ-Tát phát tâm vô-thượng bồ-đề, vì muốn biết tất cả tri-giải sai-biệt vô-biên, tri-giải sai-biệt của một chúng-sanh bình-đẳng với tri-giải của vô-số chúng-sanh, vì muốn được trí phương-tiện biết rõ bất-khả-thuyết tri-giải sai-biệt, muốn biết rõ mỗi mỗi tri-giải sai-biệt của tất cả chúng-sanh trọn vẹn không thừa sót, muốn biết rõ tri-giải thiện, bất-thiện, quá-khứ, hiện-tại, vị-lai, muốn biết rõ tri-giải tương-tợ và chẳng tương-tợ, muốn biết rõ tất cả tri-giải tức là một tri-giải, một tri-giải tức là tất cả tri-giải, muốn biết được sức tri-giải của Như-Lai, muốn biết rõ sự sai-biệt của hữu-thượng-giải, vô-thượng-giải, hữu-dư-giải, vô-dư-giải, đẳng-giải, bất-đẳng-giải, hữu-y-giải, vô-y-giải, cộng-giải, bất-cộng-giải, hữu-biên-giải, vô-biên-giải, sai-biệt-giải, vô-sai-biệt-giải, thiện-giải, bất-thiện-giải, thế-gian-giải, xuất-thế-gian-giải, muốn được vô-ngại ở nơi tất cả diệu-giải, đại-giải, vô-lượng-giải, chánh-vị-giải, muốn dùng vô-lượng phương-tiện biết rõ trọn vẹn thập-phương tất cả chúng-sanh-giới, mỗi chúng-sanh có nào là tịnh-giải, tế-giải, thô-giải, muốn biết rõ trọn vẹn thâm-mật-giải, phương-tiện-giải, phân-biệt-giải, tự-nhiên-giải, tùy-nhân-khởi-giải, tùy-duyên-khởi-giải.Vì muốn được như trên đây mà Bồ-Tát phát tâm vô-thượng chắnh-đẳng chánh-giác.Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm, có thể biết căn tánh sai-biệt của tất cả chúng-sanh trong vô-số thế-giới phương Ðông, niệm niệm biết như vậy trọn vô-số kiếp.Người thứ hai, trong một niệm, có thể rõ biết tất cả sự biết về căn-tánh chúng-sanh trọn vô-số kiếp của người thứ nhứt.Lần lượt tuần-tự đến người thứ mười.

Chín phương kia cũng đều như vậy.Những căn-tánh sai-biệt của bao nhiêu chúng-sanh trong bao nhiêu thế-giới của trăm người đó rõ biết trọn vô-số kiếp, còn có thể biết được ngằn mé.Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải chỉ vì biết bao nhiêu căn-tánh đó, mà chính vì muốn biết rõ trọn vẹn những căn-tánh sai-biệt của tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới.


Nói rộng ra, nhẫn đến muốn biết trọn vẹn tất cả lưới căn-tánh mà Bồ-Tát phát tâm vô-thượng bồ-đề.Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm có thể biết những chỗ sở-thích của những chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Ðông, niệm niệm biết như vậy trọn vô-số kiếp.

Tuần tự nới rộng đến người thứ mười.

Chín phương kia cũng đều như vậy.

Chỗ sở-thích của thập phương chúng-sanh này còn có thể biết được ngằn mé.Công-đức thiện-căn của Bồ-Tát sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát-tâm chẳng phải vì chỉ để biết chừng ấy sở-thích của bao nhiêu chúng-sanh đó, mà chính là vì muốn biết tất cả sở-thích của tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới.Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm có thể biết những phương-tiện của những chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Ðông.

Tuần tự nới rộng như vậy nhẫn đến người thứ mười.

Chín phương kia cũng đều như vậy.Những loại phương-tiện cùng thập phương chúng-sanh đó còn có thể biết được ngằn mé.Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm không ai có thể biết được ngằn mé.Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát-tâm chẳng phải vì để biết bao nhiêu phương-tiện của thập phương chúng-sanh đó, mà chính là để biết trọn vẹn những phương-tiện của tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới.Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm có thể biết những tâm sai-biệt của những chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Ðông.

Nới rộng nhẫn đến những tâm sai-biệt của những chúng-sanh trong thập-phương thế-giới, còn có thể biết ngằn mé.Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải chỉ vì để biết ngần ấy tâm sai-biệt, mà chính vì để biết trọn vẹn những tâm sai-biệt của tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới.Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm có thể biết những nghiệp sai-biệt của những chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Ðông.

Nới rộng nhẫn đến những nghiệp sai-biệt của những chúng-sanh trong thập phương thế-giới, còn có thể biết ngằn mé.Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải chỉ vì để biết những nghiệp sai-biệt của bao nhiêu chúng-sanh đó, mà chính là vì để biết rõ trọn vẹn những nghiệp sai-biệt của tất cả chúng-sanh trong tất cả thế-giới và cả tam-thế.Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm, có thể biết những phiền-não của chúng-sanh trong vô-số thế-giới ở phương Ðông.

Lần lượt nới rộng nói đến người thứ mười và chín phương kia, còn có thể biết được ngằn mé.Công-đức căn lành của Bồ-Tát sơ-phát-tâm, không ai có thể biết được ngằn mé.Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải chỉ vì để biết những phiền-não của bao nhiêu chúng-sanh đó, mà chính vì để biết rõ trọn vẹn những phiền-não sai-biệt của những chúng-sanh trong tất cả thế-giới.Nghĩa là muốn biết rõ trọn vẹn nhửng phiền-não nhẹ, nặng, chủng-tử hiện-hành, tất cả chúng-sanh có vô-lượng phiền-não, các loại sai-biệt, các loại giác-quán để đói trị sạch tất cả những tạp-nhiễm.Muốn biết trọn vẹn phiền-não y tựa vô-minh, phiền-não tương-ưng với ai, để dứt kiết-sử phiền-não của tất cả loài.Muốn biết trọn vẹn tham-phần, sân-phần, si-phần và đẳng-phần phiền-não, để dứt căn-bổn phiền-não.Muốn biết trọn vẹn ngã phiền-não, ngã-sở phiền-não, ngã-mạn phiền-não, để giác-ngộ hết tất cả phiền-não.Muốn biết trọn vẹn từ điên-đảo phân-biệt sanh ra căn-bổn phiền-não, tùy phiền-não, nhơn thân-kiến sanh sáu mươi hai kiến chấp, để điều-phục tất cả phiền-não.Muốn biết trọn vẹn cái phiền-não, chướng-phiền-não, để phát tâm đại-bi, tâm cứu hộ dứt tất cả phiền-não khiến tất cả trí-tánh thanh-tịnh.Vì muốn được như vậy mà Bồ-Tát phát tâm vô-thượng bồ-đề.Lại ví-dụ : Giả-sử có người trong khoảng một niệm đem các thứ thượng-vị ẩm-thực, y-phục, hoa hương, phan lọng, tăng-già-lam, cung-điện thượng-diệu, màn-trướng báu, những tòa sư-tử trang-nghiêm và những diệu-bửu cung kính cúng-dường vô-số chư Phật phương Ðông và những chúng-sanh trong vô-số thế-giới, luôn trọn vô-số kiếp và cũng khuyên những chúng-sanh đó đồng cúng-dường Phật.

Ðến khi chư Phật nhập diệt đều xây tháp cao rộng trang-nghiêm để thờ xá-lợi và hình tượng của Phật trọn vô-số kiếp.

Chín phương kia cũng đều như vậy.Này Phật-tử ! Công-đức của người trên đây, theo ý ông, có nhiều chăng ?Thiên-Ðế thưa : ‘Công-đức đó chỉ có đức Phật là biết được thôi’.Pháp-Huệ Bồ-Tát nói : ‘Công-đức đem sánh với công-đức của Bồ-Tát sơ-phát-tâm không bằng một phần trăm, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà.Nới rộng như thế tuần-tự đến người thứ mười.


Công-đức cúng-dường của tất cả người trên đây cũng không bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà đối với công-đức của Bồ-Tát sơ-phát-tâm.Tại sao vậy ? Vì Bồ-Tát phát tâm chẳng phải chỉ hạn cúng-dường bao nhiêu đức Phật như vậy, mà chính vì để cúng-dường thập-phương tam-thế tất cả chư Phật.Bồ-Tát phát tâm này rồi, có thể biết tất cả quá-khứ chư Phật lúc mới thành chánh-giác đến lúc nhập niết-bàn, có thể tin bao nhiêu thiện-căn của tất cả vị-lai chư Phật, có thể biết bao nhiêu trí-huệ của tất cả hiện-tại chư Phật.Tam-thế chư Phật có bao nhiêu công-đức, Bồ-Tát này có thể tin được, thọ được, có thể biết, có thể tu, có thể được, có thể chứng, có thể trọn nên, có thể cùng chư Phật bình-đẳng một tánh.Tại sao vậy ? Bồ-Tát này vì chẳng dứt phật-chủng mà phát tâm, vì đày khắp tất cả thế-giới, vì độ thoát tất cả chúng-sanh, vì biết rõ sự thành hoại của tất cả thế-giới, vì biết rõ sự cấu-tịnh của tất cả chúng-sanh, vì biết rõ ba cõi thanh-tịnh của tất cả thế-giới, vì biết rõ sở-thích, phiền-não, tập-khí của tất cả chúng-sanh, vì biết rõ tất cả chúng-sanh chết đây sanh kia, vì biết rõ căn-tánh phương-tiện của tất cả chúng-sanh, vì biết rõ tâm hành của tất cả chúng-sanh, vì trí biết rõ tam-thế của tất cả chúng-sanh.Vì những điều trên đây mà Bồ-Tát phát tâm vô-thượng bồ-đề.Do phát tâm nên thường được tất cả tam-thế chư Phật ức-niệm, sẽ được vô-thượng bồ-đề.

Liền được tất cả tam-thế chư Phật ban diệu-pháp.

Liền cùng tất cả tam-thế chư Phật thể-tánh bình-đẳng.

Ðã tu pháp trợ-đạo của tất cả tam-thế chư Phật.

Trang-nghiêm phật-pháp bất cộng của tất cả tam-thế chư Phật.

Ðược trọn vẹn trí-huệ thuyết pháp của tất cả tam-thế chư Phật.Tại sao vậy ? Vì phát tâm như đây sẽ được thành Phật.Nên biết người này đồng với tam-thế chư Phật, bình-đẳng với cảnh-giới của chư Phật, bình-đẳng với công-đức của chư Phật, được trí-huệ chơn-thật một thân cùng vô-lượng thân rốt ráo bình-đẳng của chư Phật.Lúc vừa phát tâm liền được thập phương tất cả chư Phật đồng khen ngợi, liền có thể thuyết pháp giáo-hoá điều-phục chúng-sanh trong tất cả thế-giới, liền có thể chấn-động tất cả thế-giới, liền có thể chiếu sáng tất cả thế-giới, liền có thể dứt diệt những khổ ác đạo của tất cả thế-giới, liền có thể nghiêm-tịnh tất cả quốc-độ, liền có thể thị-hiện thành Phật trong tất cả thế-giới, liền có thể khiến tất cả chúng-sanh đều được vui mừng, liền có thể vào tất cả pháp-giới-tánh, liền có thể được trí-huệ quang-minh của tất cả Phật.Bồ-Tát sơ-phát-tâm đây chẳng phải cầu được một ít trong tam-thế, như là Phật, phật-pháp, Bồ-Tát, bồ-tát-pháp, Ðộc-giác, độc-giác-pháp, Thinh-văn, thinh-văn-pháp, thế-gian, thế-gian-pháp, xuất-thế-gian, xuất-thế-gian-pháp, chúng-sanh, chúng-sanh-pháp, mà chỉ cầu được nhứt-thiết-chủng-trí, nơi các pháp-giới, tâm không chấp trước.Lúc bấy giờ, do thần-lực của Phật, mười phương đều mười ngàn phật-sát vi-trần-số thế-giới chấn-động sáu cách, mưa hoa trời, hương trời, tràng hoa trời, y-phục trời, báu-trời, đồ trang-nghiêm-trời, trỗi kỹ-nhạc trời, phóng quang-minh trời và âm-thinh trời.Lúc đó, mười phương, đều qua khỏi ngoài mười phật-sát vi-trần-số thế-giới, có mười ngàn phật-sát vi-trần-số Phật đồng hiệu Pháp-Huệ, và đều hiện thân ra trước Pháp-Huệ Bồ-Tát mà bảo rằng :Lành thay ! Lành thay ! Này Pháp-Huệ ! Nay ông có thể thuyết được pháp đó.

Chúng thế-gian ở mười phương, đều mười ngàn phật-sát vi-trần-số chư Phật cũng thuyết pháp đó.Lúc ông thuyết pháp đó, có mười ngàn phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát phát tâm vô-thượng bồ-đề.

Chư Phật chúng thế-gian đều thọ-ký cho họ : qua khỏi ngàn bất-khả-thuyết vô-biên kiếp, đồng xuất thế thành Phật trong một kiếp và đồng hiệu Thanh-Tịnh-Tâm Như-Lai, thế-giới khác nhau.Chư Phật chúng thế-gian sẽ hộ-trì pháp này, khiến chư Bồ-Tát thời vị-lai, người chưa nghe đều được nghe.Như ở Ta-Bà thế-giới này, trên đảnh Tu-di thuyết pháp như vậy khiến các chúng-sanh nghe pháp thọ hóa, mười phương trăm ngàn ức-na-do-tha vô-lượng, vô-biên, tận pháp-giới hư-không-giới, trong tất cả thế-giới cũng nói pháp này giáo-hóa chúng-sanh.

Bồ-Tát thuyết-pháp đồng tên Pháp-Huệ.

Ðều do thần-lực của Phật, nguyện-lực của Phật, vì muốn hiển-thị phật-pháp, vì dùng trí-quang chiếu khắp, vì muốn khai xiển thật nghĩa, vì khiến chứng được pháp-tánh, vì khiến hội chúng đều hoan-hỷ, vì muốn khai thị nhơn phật-pháp, vì được tất cả Phật bình-đẳng, vì rõ pháp-giới vô-nhị, nên thuyết-pháp như vậy.Lúc đó Pháp-Huệ Bồ-Tát quan-sát khắp tất cả chúng-hội mười phương thế-giới, muốn đều thành-tựu các chúng-sanh, muốn đều trừ sạch những nghiệp quả báo, muốn đều khai hiển thanh-tịnh pháp-giới, muốn đều nhổ trừ căn-bổn tạp-nhiễm, muốn đều tăng-trưởng tín giải rộng lớn, muốn đều khiến biết rõ căn-tánh vô-lượng chúng-sanh, muồn đều khiến biết pháp tam-thế bình-đẳng, muốn đều khiến quan-sát niết-bàn-giới, muốn tăng-trưởng thiện-căn thanh-tịnh của mình, thừa oai-lực của Phật mà nói kệ rằng :Vì lợi thế-gian phát đại tâmTâm đó khắp cùng cả mười phươngChúng-sanh, quốc-độ pháp tam-thếPhật và Bồ-Tát biển tối-thắng.Rốt ráo hư-không khắp pháp-giớiChỗ có tất cả những thế-gianNhư các Phật-pháp đều qua đếnPhát tâm như vậy không thối-chuyển.Từ-niệm chúng-sanh không tạm bỏLìa những não hại khắp nhiêu íchQuang-minh chiếu thế làm sở-quyThập-Lực hộ niệm khó nghĩ bàn.Thập phương quốc-độ đều đến vàoTất cả hình sắc đều thị-hiệnNhư Phật phước trí rộng vô-biênTùy thuận tu nhơn không chấp trước.Có cõi ngửa, hoặc nghiêng, hoặc úpThô diệu rộng lớn vô-lượng thứBồ-Tát một khi phát đại-tâmÐều qua đến được không chướng-ngại.Bồ-Tát thắng hạnh bất-khả-thuyếtÐều siêng tu tập vô-sở-trụThấy tất cả Phật lòng mến thíchKhắp vào biển pháp sâu của Phật.Thương xót ngũ-thú các quần-sanhKhiến trừ cấu uế khắp thanh-tịnhNối thạnh phật-chủng chẳng đoạn-tuyệtDẹp dứt cung ma không có thừa.Ðã trụ Như-Lai bình-đẳng tánhKhéo tu vi-diệu phương-tiện-đạoNơi Phật cảnh-giới sanh tín-tâmÐược Phật quán đảnh tâm không trước.Nhớ nghĩ báo ân cho đức PhậtLòng như kim-cương chẳng bị ngănCó thể chiếu rõ công-hạnh PhậtTự-nhiên tu tập hạnh bồ-đề.Các loài sai-biệt vô-lượng tưởngNghiệp quả và tâm cũng chẳng mộtNhẫn đến căn-tánh các loại khácMột khi phát tâm đều thấy rõ.Tâm đó rộng lớn khắp pháp-giớiVô-y, vô-biến, như hư-khôngXu-hướng phật-trí, không sở-thủRõ chắc thiệt-tế lìa phân-biệt.Biết tâm chúng-sanh không sanh-tưởngRõ thấu các pháp không pháp-tưởngDầu khắp phân-biệt mà vô-biệtỨc na-do cõi đều qua đến.Vô-lượng chư Phật diệu-pháp-tạngTùy thuận quan-sát đều vào đượcCăn hạnh chúng-sanh đều biết cảÐến chỗ như vậy là như Phật.Nguyện lớn thanh-tịnh hằng tương-ưngThích cúng-dường Phật không thối-chuyểnTrời người thấy đó không nhàm chánThường được chư Phật chỗ hộ niệm.Tâm đó thanh-tịnh vô-sở-yDầu quán thâm-pháp mà chẳng chấpTư-duy như vậy vô-lượng kiếpỞ trong tam-thế không sở trước.Tâm đó kiên-cố khó chế ngănÐến Phật bồ-đề không chướng-ngạiChí cầu diệu-đạo trừ mê hoặcÐi khắp pháp-giới chẳng khổ nhọc.Biết pháp ngữ ngôn đều tịch-diệtChỉ vào chơn-như tuyệt dị-giảiChư Phật cảnh-giới đều thuận quánÐạt nơi tam-thế tâm vô-ngại.Bồ-Tát mới phát tâm rộng lớnCó thể qua khắp mười phương cõiPháp-môn vô-lượng bất-khả-thuyếtTrí-quang chiếu khắp đều sáng tỏ.Ðại-bi rộng độ rất không sánhTừ-tâm cùng khắp đồng hư-khôngMà với chúng-sanh chẳng phân-biệtThanh-tịnh như vậy đi thế-gian.Thập phương chúng-sanh đều an-ủyTất cả chỗ làm đều chơn-thậtHằng dùng tịnh-tâm lời chẳng khácThường được chư Phật đồng gia-hộ.Quá-khứ chỗ có đều ghi nhớVị-lai tất cả đều phân-biệtThập phương thế-giới khắp vào trongÐể độ chúng-sanh khiến ra khỏi.Bồ-Tát đầy đủ diệu trí-quangKhéo rõ nhơn-duyên không có nghiTất cả mê hoặc đều dứt trừNhư vậy mà đi nơi pháp-giới.Ma-Vương cung-điện đều dẹp pháChúng-sanh màn lòa đều trừ dứtLìa những phân-biệt tâm chẳng độngKhéo rõ cảnh-giới của Như-Lai.Lưới nghi tam-thế đều đã trừÐối với Như-Lai sanh tịnh-tínDo tin được thành trí bất-độngDo trí thanh-tịnh hiểu chơn-thiệt.Vì khiến chúng-sanh được xuất lyTận thời vị-lai khắp lợi-íchMãi mãi cần khổ tâm chẳng nhàmNhẫn đến địa-ngục cũng an-thọ.Phước trí vô-lượng đều đầy đủChúng-sanh căn dục đều rõ biếtVà những nghiệp-hạnh đều biết cảTheo sở-thích họ vì thuyết-pháp.Rõ biết tất cả không vô-ngãTừ-niệm chúng-sanh thường không bỏDùng một đại-bi vi-diệu âmVào khắp thế-gian mà diễn-thuyết.Phóng đại quang-minh các mầu sắcChiếu khắp chúng-sanh trừ đen tốiTrong quang Bồ-Tát ngồi liên-hoaVì chúng xiển-dương pháp thanh-tịnh.Nơi đầu một lông hiện các cõiChư đại Bồ-Tát đều sung mãnChúng-hội trí-huệ sai-khác cảÐều rõ biết được tâm chúng-sanh.Thập phương thế-giới bất-khả-thuyếtMột niệm đi khắp hết tất cảLợi ích chúng-sanh cúng-dường PhậtNơi chỗ chư Phật hỏi thâm-nghĩa.Nơi chư Như-Lai tưởng là chaVì lợi chúng-sanh tu giác-hạnhTrí-huệ thiện-xảo thông pháp-tạngVào nơi thâm-trí không sở-trước.Tùy thuận tư-duy nói pháp-giớiTrải vô-lượng kiếp chẳng cùng tậnTrí dầu khéo vào không xứ sởKhông có mỏi nhàm không sở-trước.Sanh trong nhà tam-thế chư PhậtChứng được Như-Lai diệu pháp-thânKhắp vì quần-sanh hiện các sắcVí như thuật-gia làm tất cả.Hoặc hiện mới tu hạnh thù-thắngHoặc hiện sơ-sanh và xuất-giaHoặc hiện dưới cây thành bồ-đềHoặc vì chúng-sanh hiện nhập diệt.Bồ-Tát trụ nơi pháp hi-hữuLà Phật-cảnh chẳng phải nhị-thừaThân ngữ ý tưởng đều đã trừCác thứ tùy nghi đều hiện được.Bồ-Tát chỗ được các phật-phápChúng-sanh tư-duy phát cuồng loạnTrí nhập thiệt-tế tâm vô-ngạiKhắp hiện Như-Lai sức tự-tại.Ðây ở thế-gian không sánh bằngHuống là lại thêm hạnh thù-thắngDầu chưa đầy đủ nhất-thiết-tríÐã được Như-Lai tự-tại-lực.Ðã trụ nhứt-thừa đạo rốt-ráoSâu vào pháp vi-diệu tối-thượngKhéo biết chúng-sanh thời, phi-thờiVì lợi-ích nên hiện thần-thông.Phân thân đầy khắp tất cả cõiPhóng tịnh quang-minh trừ đời tốiVí như Long-Vương khởi đại-vânKhắp tuôn mưa mầu đều đầy thấm.Quan-sát chúng-sanh như ảo-mộngDo nghiệp-lực nên thường lưu chuyểnÐại-bi xót thương đều cứu vớtVì nói vô-vi tịnh pháp-tánh.Phật-lực vô-lượng đây cũng vậyVí như hư-không vô-lượng-biênVì khiến chúng-sanh được giải-thoátỨc kiếp siêng tu không mỏi nhọc.Quan-sát tư-duy diệu công-đứcKhéo tự-tại hạnh đệ-nhứt vô-thượngNơi các thắng-hạnh luôn chẳng bỏChuyên niệm sanh thành nhứt-thiết-trí.Một thân thị-hiện vô-lượng thânTất cả thế-giới đều đầy khắpTâm đó thanh-tịnh vô phân-biệtMột niệm khó nghĩ, sức như vậy.Nơi các thế-gian chẳng phân-biệtNơi tất cả pháp không vọng-tưởngQuán sâu các pháp mà chẳng lấyHằng cứu chúng-sanh không sở-độ.Tất cả thế-gian chỉ là tưởngỞ trong các thứ đều sai khácBiết cảnh-giới tưởng hiểm và sâuVì hiện thần-thông để độ thoát.Ví như thuật-gia sức tự-tạiBồ-Tát thần-biến cũng như vậyThân khắp pháp-giới và hư-khôngTùy tâm chúng-sanh đều được thấy.Năng sở phân-biệt lìa cả haiTạp nhiễm thanh-tịnh không sở-thúHoặc phược hoặc giải trí đều quênChỉ nguyện khắp ban vui quần-chúng.Tất cả thế-gian chỉ tưởng lựcDùng trí mà vào tâm vô-úyTư-duy các pháp cũng như vậySuy cầu tam-thế bất-khả-đắc.Hay vào quá-khứ trọn thời trướcHay vào vị-lai trọn thời sauHay vào hiện-tại tất cả chỗThường siêng quan-sát không chỗ có.Tùy-thuận niết-bàn pháp tịch-diệtTrụ nơi vô-tránh vô-sở-yTâm như thiệt-tế không gì sánhChuyên hướng bồ-đề trọn chẳng thối.Tự-tại những thắng hạnh không thối khiếpAn trụ bồ-đề chẳng động layPhật và Bồ-Tát cùng thế-gianCùng tận pháp-giới đều sáng tỏ.Muốn được tối-thắng đạo đệ nhứtLà vua giải-thoát nhứt-thiết-tríNên phải mau phát bồ-đề tâmHết hẳn hữu-lậu lợi quần-sanh.Xu-hướng bồ-đề tâm thanh-tịnhCông-đức rộng lớn bất-khả-thuyếtVì lợi quần-sanh nên khen thuậtPhật-tử các ngài nên nghe kỹ.Vô-lượng thế-giới đều làm bụiTrong mỗi hạt bụi vô-lượng cõiMỗi cõi chư Phật đều vô-lượngÐều hay thấy rõ không sở-thủ.Khéo biết chúng-sanh không sanh-tưởngKhéo biết ngữ-ngôn không ngữ-tưởngNơi các thế-giới tâm vô ngạiÐều khéo biết rõ không sở-trước.Tâm đó rộng lớn như hư-khôngViệc trong tam-thế đều rõ suốtTất cả nghi-hoặc đều dứt trừChánh-quán phật-pháp không sở-thủ.Mười phương vô-lượng các quốc-độMột niệm qua đến lòng vô-trướcLiễu đạt thế-gian những pháp khổÐều trụ vô-sanh chân-thiệt-tế.Vô-lượng nan-tư chỗ chư PhậtÐều đến hội đó để lễ PhậtThường làm thượng-thủ hỏi Như-LaiBồ-Tát thật-hành những nguyện-hạnh.Tâm thường nhớ đến Phật mười phươngMà không sở-y không sở-thủHằng khuyên chúng-sanh trồng thiện-cănTrang-nghiêm quốc-độ khiến thanh-tịnh.Tất cả chúng-sanh trong ba cõiDùng vô-ngại-nhãn đều quan-sátBao nhiêu tập tánh những căn giảiVô-lượng vô-biên đều thấy rõ.Chúng-sanh sở-thích đều rõ biếtNhư vậy tùy nghi vì thuyết phápNơi những nhiễm tịnh đều thông đạtKhiến kia vô-số những tam-muộIBồ-Tát một niệm đều vào đượcTrong đó tưởng trí và sở-duyênÐều khéo biết rõ được tự-tại.Bồ-Tát được trí rộng lớn nàyMau đến bồ-đề không sở-ngạiVì muốn lợi ích các quần-sanhMọi nơi tuyên dương đại-nhơn pháp.Khéo biết thế-gian kiếp dài ngắnMột tháng nửa tháng và ngày đêmQuốc-độ riêng biệt tánh bình-đẳngThường siêng quan-sát chẳng phóng-dật.Ðến khắp mười phương các thế-giớiMà nơi phương xứ không sở-thủNghiêm-tịnh quốc-độ đều không thừaMà chẳng phân biệt là nghiêm-tịnh.Chúng-sanh thị-xứ hoặc phi-xứVà đến những nghiệp hoặc báo khácTùy thuận tư-duy vào Phật-lựcNơi đây tất cả đều rõ biết.Tất cả thế-gian những căn tánhNhững thứ nghiệp-hạnh vào ba cõiLợi-căn và trung cùng hạ-cănTất cả như vậy đều quan-sát.Tịnh cùng bất-tịnh những tri-giảiThắng, liệt và trung đều thấy rõCông-hạnh chỗ đến của chúng-sanhBa cõi tương-tục đều thuyết được.Thiền-định giải-thoát các tam-muộiNhiễm-tịnh nhơn khởi đều chẳng đồngVà cùng đời trước khổ vui khácTịnh tu phật-lực đều hay thấy.Chúng-sanh nghiệp hoặc nối các loàiDứt các loài này được tịch-diệtNhững pháp hữu-lậu trọn chẳng sanhVà tập chủng kia đều rõ biết.Như-Lai phiền-não đều trừ hếtÐại-trí quang-minh chiếu thế-gianBồ-Tát ở trong Phật thập-lựcDầu chưa chứng được cũng không nghi.Bồ-Tát ở trong một chưn lôngNiệm khắp mười phương vô-lượng cõiHoặc có tạp nhiễm hoặc thế-gianCác thứ nghiệp hạnh đều rõ biết.Trong một vi-trần vô-lượng cõiVô-lượng chư Phật và Phật-tửCác cõi riêng khác không tạp loạnNhư một, tất cả đều thấy rõ.Nơi một chưn lông thấy mười phươngHết Hư-không-giới các thế-gianChẳng có một nơi không có PhậtCõi Phật như vậy đều thanh-tịnh.Ở trong chưn lông thấy cõi PhậtLại thấy tất cả các chúng-sanhTam-thế sáu loài đều chẳng đồngNgày, đêm, giờ, tháng có phược giải.Ðại-trí như vậy các Bồ-TátChuyên tâm xu-hướng ngôi Pháp-VươngNơi cảnh Phật trụ thuận tư-duyMà được vô-biên đại-hoan-hỷ.Bồ-Tát phân thân vô-lượng ứcCúng-dường tất cả chư Như-LaiThần-thông biến-hiện thắng vô-tỉChỗ Phật sở-hành đều trụ được.Với vô-lượng Phật đều mến khenBao nhiêu pháp-tạng đều say nếmThấy Phật nghe pháp siêng tu hànhNhư uống cam-lộ lòng vui đẹp.Ðã được Như-Lai thắng tam-muộiKhéo vào các pháp trí tăng-trưởngTín tâm bất động như Tu-DiLàm tạng công-đức cho quần-sanh.Từ-tâm rộng lớn khắp chúng-sanh.Ðều nguyện mau thành nhứt-thiết-tríMà luôn vô-trước, không sở-yLìa các phiền-não được tự-tại.Trí rộng lớn thương xót chúng-sanhNhiếp khắp tất cả đồng với mìnhBiết không, vô-tướng, không chơn thậtMà lòng tu hành không lười trễ.Bồ-Tát phát tâm lượng công-đứcỨc kiếp ca ngợi không hết đượcVì xuất-sanh các đức Như-LaiVà quả Thinh-văn quả Ðộc-giác.Mười phương quốc-độ các chúng-sanhBan cho an-vui vô-lượng-kiếpKhuyên trì ngũ giới và thập thiệnTứ-thiền, tứ-tâm, các định-xứ.Lại trọn nhiều kiếp ban an vuiKhiến dứt phiền-não thành La-HánNhững phước-đức đó dầu vô-lượngNhưng chẳng bằng công-đức phát tâm.Lại dạy ức chúng thành duyên-giácÐược hạnh vô-tránh đạo vi-diệuÐem đó sánh với bồ-đề tâmToán-số thí-dụ không bằng được.Một niệm qua được trần số cõiNhư vậy đi mãi vô-lượng kiếpSố những cõi đó còn tính đượcCông-đức phát tâm chẳng thể biết.Quá-khứ, vị-lai và hiện tạiBao nhiêu kiếp-số vô-lượng-biênNhững kiếp số này còn biết đượcCông-đức phát tâm chẳng thể lường.Do tâm bồ-đề khắp mười phươngBao nhiêu phân-biệt đều biết cảMột niệm tam-thế đều thấu tỏVì lợi-ích vô-lượng chúng-sanh.Thập phương thế-giới những chúng-sanhÝ muốn, tri-giải và phương tiệnÐến hư-không-giới đều lường đượccông-đức phát tâm khó lường biết.Bồ-Tát chí nguyện khắp mười phươngTừ-tâm lợi khắp các quần-sanhÐều khiến tu-hành Phật công-đứcThế nên sức đó không ngằn mé.Chúng-sanh : muốn, hiểu, lòng sở-thíchCăn-tánh, phương-tiện, hạnh riêng biệtNơi trong một niệm đều rõ biếtNhứt-thiết-trí-trí tâm đồng đẳng.Tất cả chúng-sanh các hoặc nghiệpBa cõi tương-tục không tạm dứtNhững ngằn mé này còn biết đượcCông-đức phát tâm khó nghĩ bàn.Phát tâm hay lìa nghiệp phiền-nãoCúng-dường tất cả chư Như-LaiNghiệp hoặc đã lìa tương-tục dứtKhắp trong bình-đẳng đời được giải-thoát.Một niệm cúng-dường vô-biên PhậtCũng cúng vô-số các chúng-sanhÐều dùng hương hoa và tràng đẹpTràng phan lọng báu y-phục tốt.Thức ngon tòa báu chỗ kinh-hànhCác thứ cung-điện đều nghiêm tốtTỳ-Lô-Giá-Na diệu bửu-châuNhư-ý ma-ni phát sáng chói,Như vậy niệm niệm đem cúng-dườngTrọn vô-lượng kiếp bất-khả-thuyếtNgười đó phước-tụ dầu lại nhiềuChẳng bằng phát tâm công-đức lớn.Ðã nói bao nhiêu những ví-dụKhông có bằng được bồ-đề-tâmBởi vì tam-thế chư Như-LaiÐều từ phát tâm này mà có.Phát tâm vô-ngại không chừng ngằnMuốn cầu lượng đó không thể đượcNhứt-thiết-trí-trí nguyện tất thànhBao nhiêu chúng-sanh đều độ trọn.Phát tâm rộng lớn đồng hư-khôngSanh những công-đức đồng pháp-giớiCông-hạnh phổ-biến không khác : ‘như’Trọn lìa chấp-trước bình-đẳng : ‘Phật’.Tất cả pháp-môn đều vào cảTất cả quốc-độ đều qua đượcTất cả trí-cảnh đều thông-đạtTất cả công-đức đều thành-tựu.Tất cả năng-xả luôn tương tụcTịnh các giới-phẩm không sở-trướcÐầy đủ vô-thượng công-đức lớnthường siêng tinh-tấn bất-thối-chuyển.Vào thâm thiền-định thường tư-duyTrí-huệ rộng lớn đồng tương-ưngÐây là bực Bồ-Tát tối-thắngXuất sanh tất cả đạo Phổ-Hiền.Tam-thế tất cả chư Như-LaiÐều dùng tam-muội đà-la-niThần-thông biến-hóa đồng trang-nghiêm.Mười phương chúng-sanh vô-biên-lượngThế-giới hư-không cũng như vậyPhát tâm vô-lượng hơn số kiaDo đây hay sanh tất cả Phật.Bồ-đề tâm là gốc thập-lựcCũng là gốc tứ-biện vô-úyVà mười tám phật-pháp bất-cộngTất cả đều từ phát tâm được.Chư Phật thân sắc-tướng đoan-nghiêmNhẫn đến diệu-pháp-thân bình-đẳngTrí-huệ vô-trước đáng cúng-dườngÐều do phát tâm mà được có.Tất cả Ðộc-Giác Thinh-Văn thừaSắc-giới tứ-thiền tam-muội lạcVà vô sắc-giới tứ định-xứÐều do phát tâm làm cội gốc.Tất cả Trời người tự-tại vuiNhẫn đến các loài các thứ vuiTinh-tấn, định, huệ, căn, lực thảyTất cả đều do sơ-phát-tâm.Từ nhơn phát khởi tâm rộng lớnThời hay tu-hành lục-độ hạnhKhuyên các chúng-sanh tự-tại chánh-hạnhỞ trong tam-giới thọ an-vui.Trụ Phật-trí vô-ngại thiệt nghĩaBao nhiêu diệu-hạnh đều khai mởHay khiến vô-lượng các chúng-sanhÐều dứt hoặc nghiệp hướng niết-bàn.Trí-huệ sáng chói như tịnh-nhựtCác hạnh đầy đủ như trăng trònCông-đức luôn đầy như biển-cảKhông nhơ không ngại đồng hư-không.Khắp phát vô-biên nguyện công-đứcÐều ban vui tất cả chúng-sanhTận thuở vị-lai y nguyện hạnhThường siêng tu tập độ chúng-sanh.Vô-lượng đại-nguyện khó nghĩ bànNguyện khiến chúng-sanh đều thanh-tịnhKhông, vô-tướng, vô-nguyện, vô-yDo vì nguyện-lực đều hiển rõ.Rõ pháp tự-tánh như hư-khôngTất cả tịch-diệt đều bình-đẳngPháp-môn vô-số bất-khả-thuyếtVì chúng-sanh nói không sở-trước.Thập phương thế-giới chư Như-LaiÐều đồng tán-thán sơ-phát-tâmTâm này vô-lượng đức trang-nghiêmÐến được bờ kia đồng với Phật.Như số chúng-sanh ngần ấy kiếpNói công-đức đó chẳng thể hếtBởi ở nhà lớn của Như-LaiCác pháp thế-gian không dụ được.Muốn biết tất cả các phật-phápPhải nên mau phát bồ-đề-tâmTâm này hơn hết trong công-đứcTất được Như-Lai vô-ngại-trí.Chúng-sanh tâm hành đếm biết đượcQuốc-độ vi-trần cũng đếm đượcNgằn mé hư-không có thể lườngPhát tâm công-đức không lường được.Xuất-sanh tam-thế tất cả PhậtThành-tựu thế-gian tất cả vuiTăng-trưởng tất cả thắng công-đứcDứt hẳn tất cả các nghi hoặc.Khai-thị tất cả diệu cảnh-giớiTrừ hết tất cả các chướng-ngạiThành-tựu tất cả cõi thanh-tịnhXuất-sanh tất cả trí Như-Lai.Muốn thấy thập-phương tất cả PhậtMuốn ban vô tận công-đức tạngMuốn diệt chúng-sanh tất cả khổPhải nên mau phát bồ-đề-tâm..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.