Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 22: 15 Phẩm Thập-trụ Thứ Mười Lăm
Lúc bấy giờ Pháp-Huệ Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật, nhập Bồ-Tát vô-lượng phương tiện tam-muội.
Do sức tam-muội, ngoài ngàn phật-sát vi-trần-số thế-giới ở mười-phương, có ngàn phật-sát vi-trần-số Phật đều đồng hiệu là Pháp-Huệ và đồng hiện đến bảo Pháp-Huệ Bồ-Tát rằng :‘Lành thay ! lành thay ! Thiện-nam-tử ! Ông hay nhập Bồ-Tát Vô-Lượng phương-tiện tam-muội này.Thiện-nam-tử ! Trong mười-phương, ở mỗi phương đều có ngàn phật-sát vi-trần-số chư Phật đều dùng thần-lực đồng gia-hộ ông.Lại nguyện-lực và thần-lực của đức Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai đây, cùng năng-lực thiện-căn của ông đã tu, nhập tam-muội này, khiến ông thuyết pháp, vì để tăng-trưởng phật-trí, vì thâm nhập pháp-giới, vì khéo rõ chúng-sanh-giới, vì sở nhập vô-ngại, vì sở hành vô-chướng, vì được vô-đẳng phương-tiện, vì nhập nhứt-thiết-trí-tánh, vì giác tất cả pháp, vì biết tất cả căn, vì hay thọ-trì diễn-thuyết tất cả pháp : chính là phát khởi mười bực trụ của Bồ-Tát.Thiện-nam-tử ! Ông nên thừa thần-lực của Phật mà diễn-thuyết pháp thập trụ ấy !’Lúc đó chư Phật liền ban cho Pháp-Huệ Bồ-Tát trí vô-ngại, trí vô-trước, trí vô-đoạn, trí vô-si, trí vô-dị, trí vô-thất, trí vô-lượng, trí vô-thắng, trí vô-giải-đãi, trí vô-đoạt.
Tại sao vậy ? Vì năng-lực của tam-muội này pháp-nhĩ như vậy.Chư Phật đều đưa tay hữu xoa đảnh của Pháp-Huệ Bồ-Tát.Pháp-Huệ Bồ-Tát liền xuất định nói với chư Bồ-Tát rằng :‘Chư Phật-tử ! Trụ-xứ của Bồ-Tát rộng lớn đồng với hư-không-giới.Phật-tử ! Bồ-Tát trụ nơi nhà tam-thế chư Phật.Nay tôi sẽ nói về chỗ trụ của Bồ-Tát ấy.Chư Phật-tử ! Chỗ trụ của Bồ-Tát có mười bực mà tam-thế chư Phật đã nói, sẽ nói và hiện đương nói.Ðây là mười bực trụ :Sơ-phát-tâm-trụ, Trị-địa-trụ, Tu-hành-trụ, Sanh-quý-trụ, Cụ-túc phương-tiện-trụ, Chánh-tâm-trụ, Bất-thối-trụ, Ðồng-chơn-trụ, Pháp-vương-tử-trụ, Quán-đảnh-trụ.Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát phát-tâm-trụ ?Vị Bồ-Tát này thấy Phật hình dung đoan-nghiêm xinh đẹp có oai-lực lớn, hoặc thấy thần-túc, hoặc nghe thọ-ký, hoặc nghe giảng dạy, hoặc thấy chúng-sanh chịu những sự quá khổ, hoặc nghe phật-pháp rộng lớn của Như-Lai mà phát bồ-đề-tâm, cầu nhứt-thiết-trí.Vị Bồ-Tát này duyên mười pháp khó được mà phát tâm.
Ðây là mười pháp khó được :Trí biết rõ thị-xứ phi-xứ, trí biết rõ thiện-ác nghiệp báo, trí biết rõ căn tánh thắng-liệt, trí biết rõ các loại tri giải sai-biệt, trí biết rõ các cảnh-giới sai-biệt, trí biết rõ tất cả chí-xứ-đạo, trí biết rõ các thiền giải-thoát tam-muội, trí túc-mạng vô-ngại, trí thiên-nhãn vô-ngại, trí tam-thế lậu-tận.Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp.
Ðây là mười pháp :Siêng cúng-dường Phật, thích ở sanh-tử, chủ-trương dìu dắt thế-gian khiến trừ ác nghiệp, thường đem pháp thắng-diệu dạy bảo, ca ngợI pháp vô-thượng, học công-đức của Phật, sanh ở trước Phật luôn được nhiếp thọ, phương-tiện diễn nói tam-muội tịch-tịnh, ngợi khen xa lìa sanh-tử luân-hồi, làm chỗ quy-y cho chúng-sanh đang bị khổ.Vì sao phải khuyên học mười pháp này.
Vì muốn vị Bồ-Tát này, ở trong phật-pháp, tâm thêm rộng lớn, có nghe được pháp liền tự hiểu, chẳng do người khác dạy.Chư Phật-tử ! Thế nào là bực Bồ-Tát trị-địa-trụ ?Vị Bồ-Tát này đối với chúng-sanh phát mười thứ tâm :Tâm-lợi-ích, tâm đại-bi, tâm an-lạc, tâm an-trụ, tâm lân-mẫn, tâm nhiếp-thọ, tâm thủ-hộ, tâm đồng với mình, tâm là thầy, tâm làm đạo-sư.Chư Phật-tử ! nên khuyên vị Bồ-Tát này học mười thứ pháp :Tụng tập học rộng, rảnh rang tịch-tịnh, gần thiện tri-thức, nói lời hòa vui, nói tất biết-thời, lòng không khiếp sợ, rõ thấu các nghĩa, tu hành đúng pháp, xa lìa ngu-mê, an-trụ bất-động.Do học mười pháp trên đây, vị Bồ-Tát này đối với chúng-sanh, thêm lớn đại-bi, có được nghe pháp liền tự hiểu chẳng do người khác dạy.Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát tự-tại hành-trụ ?Vị Bồ-Tát này dùng mười hạnh để quan-sát tất cả pháp :Quán tất cả pháp vô-thường, tất cả pháp khổ, tất cả pháp không, tất cả pháp vô-ngã, tất cả pháp vô-tác, tất cả pháp vô-vị, tất cả pháp bất-như-danh, tất cả pháp vô-xứ-sở, tất cả pháp rời phân-biệt, tất cả pháp không kiên thiệt.Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :Quan-sát chúng-sanh giới, pháp-giới, thế-giới, quan-sát địa-giới, thủy-giới, hỏa-giới, phong-giới, quan-sát dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới.
Vì muốn vị Bồ-Tát này được trí huệ sáng tỏ, có được nghe pháp liền tự hiểu, chẳng do người khác dạy.Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát sanh-quý-trụ ?Vị Bồ-Tát này từ thánh-giáo sanh, thành-tựu mười pháp :Trọn chẳng thối chuyển nơi Phật-đạo, sanh lòng tin sâu thanh-tịnh, khéo quan-sát pháp, rõ biết chúng-sanh, quốc-độ, thế-giới, nghiệp-hạnh, quả-báo, sanh-tử, niết-bàn.Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :Rõ biết tất cả phật-pháp thời quá-khứ, thời vị-lai, thời hiện-tại; tu tập tất cả phật-pháp thời quá-khứ, vị-lai, hiện-tại; viên-mãn tất cả phật-pháp quá-khứ, vị-lai, hiện tại; biết rõ tất cả Phật bình-đẳng.
Ðây là vì muốn cho vị Bồ-Tát này được thăng tiến, nơi trong tam-thế tâm được bình-đẳng, có được nghe pháp liền tự hiểu, chẳng do người khác dạy.Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát cụ-túc phương-tiện-trụ ?Vị Bồ-Tát này trọn đủ mười pháp :Căn lành tu tập đều vì cứu hộ tất cả chúng-sanh, lợi ích tất cả chúng-sanh, an-lạc tất cả chúng-sanh, ai-mẫn tất cả chúng-sanh, độ-thoát tất cả chúng-sanh, khiến tất cả chúng-sanh lìa những tai nạn, khiến tất cả chúng-sanh thoát khổ sanh-tử, khiến tất cả chúng-sanh phát-sanh tịnh-tín, khiến tất cả chúng-sanh đều được điều-phục, khiến tất cả chúng-sanh đều chứng niết-bàn.Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :Biết chúng-sanh vô-biên, vô-lượng, vô-số, biết chúng-sanh bất-tư-nghị, vô-lượng-sắc, bất-khả-lượng, biết chúng-sanh không, vô-sở-tác, vô-sở-hữu, vô-tự-tánh.Vì muốn vị Bồ-Tát này, tâm lại càng tăng-thắng hơn không bị nhiễm trước, có được nghe pháp liền tự hiểu, chẳng do người khác dạy.Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát chánh-tâm-trụ ?Vị Bồ-Tát này nghe mười pháp tâm định chẳng động :Nghe khen Phật hay chê Phật, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.
Nghe khen pháp hay chê pháp, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.
Nghe khen Bồ-Tát hay chê Bồ-Tát, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.
Nghe khen hay chê công-hạnh của vị Bồ-Tát, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.
Nghe nói chúng-sanh hữu-lượng hay vô-lượng, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.
Nghe nói chúng-sanh hữu-cấu hay vô-cấu, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.
Nghe nói chúng-sanh dễ độ hay khó độ, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.
Nghe nói pháp-giới hữu-lượng hay vô-lượng, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.
Nghe nói pháp-giới có thành có hoại, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.
Nghe nói phật-pháp hoặc có hoặc không, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :Tất cả pháp vô-tướng, tất cả pháp vô-thể, tất cả pháp chẳng thể tự-tại, tất cả pháp vô-sở-hữu, tất cả pháp không chơn-thiệt, tất cả pháp không, tất cả pháp vô-tánh, tất cả pháp như huyễn, tất cả pháp như mộng, tất cả pháp vô-phân-biệt.Vì muốn vị Bồ-Tát này tâm lại càng thêm tăng-tiến được chẳng thối chuyển vô-sanh-pháp-nhãn.
Có được nghe pháp liền tự hiểu chẳng do người khác dạy.Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát bất thối-trụ ?Vị Bồ-Tát này nghe mười pháp kiên-cố bất-thối :Nghe có Phật hay không có Phật, nghe có pháp hay không pháp, nghe có Bồ-Tát hay không Bồ-Tát, nghe có Bồ-Tát hạnh hay không Bồ-Tát hạnh, nghe có Bồ-Tát tu hành được xuất-ly hay chẳng xuất-ly, nghe quá-khứ có Phật hay không Phật, nghe vị-lai có Phật hay không Phật, nghe hiện-tại có Phật hay không Phật, nghe Phật trí hữu-tận hay vô-tận, nghe tam-thế là một tướng hay chẳng phải một tướng, đối với trong phật-pháp tâm đều chẳng thối chuyển cả.Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp quảng đại :Nói một chính là nhiều, nói nhiều chính là một; văn tùy nơi nghĩa, nghĩa tùy nơi văn, chẳng có chính là có, có chính là chẳng phải có, vô-tướng chính là tướng, tướng chính là vô-tướng, vô-tánh chính là tánh, tánh chính là vô-tánh.Vì muốn khiến vị Bồ-Tát này tăng-tiến, nơi tất cả pháp khéo hay xuất-ly, có được nghe pháp liền tự hiểu chẳng do người khác dạy.Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát đồng-chơn-trụ ?Vị Bồ-Tát này trụ mười hạnh nghiệp :Thân-hạnh không lỗi, ngữ-hạnh không lỗi, ý-hạnh không lỗi, tùy ý thọ sanh, biết chúng-sanh các thứ dục, biết chúng-sanh các thứ tri-giải, biết chúng-sanh các thứ cảnh-giới, biết chúng-sanh các thứ nghiệp, biết thế-giới thành hoại, thần-túc tự-tại vô-ngại.Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :Biết tất cả phật-sát, động tất cả phật-sát, trì tất cả phật-sát, quán tất cả phật-sát, đến tất cả phật-sát, du-hành vô-số thế-giới, lãnh-thọ vô-số phật-pháp, hiện thân biến-hóa tự-tại, nói ra tiếng quảng-đại biến mãn, trong một sát-na thừa sự cúng-dường vô-số Phật.Vì muốn vị Bồ-Tát này tăng-tiến, hay được thiện-xảo đối với tất cả pháp, có được nghe pháp liền tự hiểu hẳng do người khác dạy.Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát pháp-vương-tử-trụ ?Vị Bồ-Tát này khéo biết mười pháp :Khéo biết chúng-sanh thọ sanh, khéo biết phiền-não hiện khởi, khéo biết tập-khí tương-tục, khéo biết chỗ làm phương-tiện, khéo biết vô-lượng-pháp, khéo biết các oai-nghi, khéo biết thế-giới sai biệt, khéo biết những việc của thế-gian trước thế-gian sau, khéo biết diễn thuyết đệ-nhứt-nghĩa.Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :Pháp-Vương xứ thiện-xảo, Pháp-Vương xứ quỷ-độ, Pháp-Vương xứ cung-điện, Pháp-Vương xứ thu-nhập, Pháp-Vương xứ quan-sát, Pháp-Vương xứ quán-đảnh, Pháp-Vương lực-trì, Pháp-Vương vô-úy, Pháp-Vương minh-tẩm, Pháp-Vương tán thán.Vì muốn khiến vị Bồ-Tát này tăng tiến tâm không chướng-ngại, có được nghe pháp liền tự hiểu chẳng do người khác dạy.Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát quán-đảnh-trụ ?Vị Bồ-Tát này được thành-tựu mười thứ trí :Chấn-động vô-số thế-giới, chiếu diệu vô-số thế-giới trụ-trì vô-số thế-giới, qua đến vô-số thế-giới, nghiêm-tịnh vô-số thế-giới, khai-thị vô-số chúng-sanh, quan-sát vô-số chúng-sanh, biết căn-tánh của vô-số chúng-sanh, khiến vô-số chúng-sanh thu nhập, khiến vô-số chúng-sanh điều-phục.Vị Bồ-Tát này thân và thân-nghiệp, thần-thông biến hiện, quá-khứ trí, vị-lai trí, hiện-tại trí, thành-tựu phật-độ tâm cảnh-giới, trí cảnh-giới, tất cả đều chẳng thể biết được, nhẫn đến Pháp-Vương-Tử Bồ-Tát cũng chẳng biết được.Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười thứ trí của Như-Lai :Tam-thế-trí, phật-pháp-trí, pháp-giới vô-ngại-trí, phật-giới vô-biên-trí, sung-mãn nhứt-thiết thế-giới-trí, phổ-chiếu nhứt-thiết thế-giới-trí, trụ-trì nhứt-thiết thế-giới-trí, tri nhứt-thiết chúng-sanh-trí, tri nhứt-thiết pháp trí tri vô-biên chư Phật trí.Vì muốn khiến vị Bồ-Tát này tăng trưởng nhứt-thiết chủng-trí, có được nghe pháp liền tự hiểu, chẳng do người khác dạy.Lúc bấy giờ, do thần-lực của đức Phật trong mười phương, mỗi phương đều một vạn phật-sát vi-trần-số thế-giới sáu thứ chấn-động.
Mưa thiên-hoa, tràng-hoa, thiên mạt-hương, thiên tạp-hương, thiên bửu-y, thiên bửu-vân, thiên trang-nghiêm cụ.
Những kỹ-nhạc trời tự-nhiên hòa tấu.
Phóng thiên quang-minh và âm thinh vi-diệu.Như ở thế-giới này, thập-phương thế-giới, nơi điện Thiên-Ðế-Thích nói pháp thập-trụ và hiện thần-biến cũng như vậy cả.Lại do thần lực của Phật, mười phương đều có một vạn phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đến nơi đây và đồng nói rằng : ‘Lành thay ! Lành thay ! Này Phật-tử ! Ngài khéo nói pháp này.Chúng tôi đồng tên Pháp-Huệ, quốc-độ đồng hiệu Pháp-Vân, Như-Lai ở các cõi đó đều hiệu Diệu-Pháp, Nơi pháp-hội của Thế-Tôn chúng tôi cũng giảng thuyết thập-trụ, câu văn nghĩa lý và chúng-hội quyến-thuộc cũng đồng như nơi đây, không có tăng giảm.Chúng tôi thừa thần-lực của đức Phật mà đến nơi pháp-hội này để chứng-minh.Lúc đó Pháp-Huệ Bồ-Tát, thừa oai-lực của Phật, quan-sát mười phương khắp cùng pháp-giới, rồi nói kệ rằng :Thấy thân vi-diệu đấng Thắng-TríTướng-hảo đoan-nghiêm đều đầy đủTôn trọng như vậy rất khó gặpBồ-Tát dũng-mãnh sơ-phát-tâm.Thấy đại thần-thông không ai bằngNghe lời thọ ký và dạy bảoCác loài chúng-sanh khổ vô-lượngDo đây Bồ-Tát sơ-phág-tâm.Nghe chư Như-Lai đấng Phổ-ThắngTất cả công-đức đều thành-tựuVí như hư-không chẳng phân biệtBồ-Tát do đây sơ-phát-tâmTam-thế nhơn-quả gọi là xứTự-tánh chúng ta là phi-xứMuốn đều rõ biết nghĩa chơn thậtBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Tất cả hữu-vi các hạnh-đạoMỗi mỗi đều có chỗ nơi đếnÐều muốn rõ biết thể-tánh đóBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Tất cả thế-giới các chúng-sanhTùy nghiệp trôi lăn không tạm dứtMuốn được thiên-nhãn đều thấy rõBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Trong đời quá-khứ đã từng cóThể-tánh như vậy, tướng như vậyMuốn đều rõ biết túc-trụ kiaBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Tất cả chúng-sanh những phiền-nãoTương-tục, hiện khởi, và tập-khíMuốn đều rõ biết rốt ráo hếtBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Tùy những chúng-sanh chỗ an-lậpCác môn đàm luận đường ngữ ngônNhư thế-đế đó đều muốn biếtBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Tất cả các pháp lìa ngôn thuyếtTánh không tịch-diệt vốn vô-tácMuốn đều rõ thấu chơn-nghĩa nàyBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Muốn đều chấn-động mười phương cõiNghiên úp tất cả những đại-hảiÐầy đủ chư Phật đại thần-thôngBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Muốn một chưn lông phóng quang-minhChiếu khắp mười phương vô-lượng cõiTrong mỗi quang-minh giác tất cảBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Muốn đem nan-tư vô-lượng cõiÐể trong bàn tay mà chẳng độngRõ biết tất cả như huyễn hóaBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Muốn dùng một lông chấm nước biểnTất cả đại-hải đều làm cạnMà đều phân-biệt biết số kiaBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Quá-khứ vị-lai vô-lượng kiếpTất cả thế-gian tướng thành hoạiÐều muốn thấu rõ cùng biên-tếBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Tam thế tất cả chư Như-LaiTất cả Ðộc-Giác và Thanh-VănMuốn biết hết cả những pháp đóBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Vô-lượng vô-biên các thế-giớiMuốn dùng một lông đều cân nổINhư thể tướng kia đều biết rõBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Vô-lượng vô-số Luân-Vi-sơnMuốn khiến đều vào trong chơn lôngLớn nhỏ của kia đều biết rõBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Muốn dùng một diệu-âm tịch-tịnhKhắp ứng mười phương tùy loại diễnNhư vậy đều khiến sáng sạch rõBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Ngôn ngữ của tất cả chúng-sanhMột lời diễn nói đều hết cảÐều muốn rõ biết tự-tánh kiaBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Ngôn âm thế-gian đều nói cảKhiến họ đều hiểu chứng tịch-diệtMuốn được như vậy diệu-thiệt-cănBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Muốn khiến mườI phương những thế-giớiCó tướng thành hoại đều được thấyMà đều biết từ phận-biệt sanhBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Tất cả mười phương những thế-giớiVô-lượng Như-Lai đều sung-mãnÐều muốn rõ biết Phật-pháp kiaBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Các loại biến-hóa vô-lượng thânTất cả thế-giới vi-trần thảyÐều muốn rõ thấu từ tâm khởiBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Quá-khứ, vị-lai và hiện-tạiVô-lượng vô-số chư Như-LaiMuốn nơi một niệm đều rõ biếtBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Muốn diễn thuyết đủ một câu phápA-tăng-kỳ kiếp không cùng tậnMà khiến văn nghĩa đều chẳng đồngBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Mười phương tất cả các chúng-sanhTùy tướng họ lưu-chuyển sanh diệtMuốn nơi một niệm đều rõ thấuBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Muốn dùng thân, ngữ và ý-nghiệpÐến khắp mười phương không chướng ngạiRõ biết tam-thế đều không-tịchBồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.Bồ-Tát phát tâm như vậy rồiKhiến nên qua đến mười phương cõiCung-kính cúng-dường chư Như-LaiDo đây khiến được không thối chuyển.Bồ-Tát dũng mãnh cầu Phật-đạoỞ nơi sanh-tử chẳng mỏi-nhàmVì kia ca ngợi khiến thuận lànhNhư vậy khiến kia không thối chuyển.Mười phương thế-giới vô-lượng cõiÐều ở trong đó làm Tôn-ChủVì chư Bồ-Tát nói như vậyDo đây khiến kia không thối chuyển.Tói-thắng, tối-thượng, tối-đệ-nhứtPháp thậm-thâm, vi-diệu, thanh-tịnhKhuyên chư Bồ-Tát nói cùng ngườiDạy như vậy khiến lìa phiền-não,Tất cả thế-gian không bằng đượcNơi chẳng thể khuynh-động dẹp phụcVì Bồ-Tát kia thường ca ngợiDạy như vậy khiến chẳng thối-chuyển.Phật là thế-gian Ðại-Lực-ChủÐầy đủ tất cả những công-đứcKhiến các Bồ-Tát trụ trong đóDùng đây dạy làm Thắng-Trượng-Phu,Nơi vô-lượng vô-biên chư PhậtÐều được qua đến để gần gũiThường được chư Phật luôn nhiếp thọDạy như vậy khiến chẳng thối chuyển.Bao nhiêu những tam-muội tịch-tịnhThảy đều diễn đạt không còn thừaVì Bồ-Tát kia nói như vậyDo đây khiến kia chẳng thối-chuyển.Dẹp trừ vòng sanh-tử các cõiMà chuyển diệu-pháp thanh-tịnh luânTất cả thế-gian không chỗ chấpVì các Bồ-Tát nói như vậy.Tất cả chúng-sanh đọa ác-đạoVô-lượng khổ nặng làm bức ngặtLàm chỗ quy-y cứu hộ họVì các Bồ-Tát nói như vậy.Ðây là ‘Bồ-Tát phát-tâm-trụ’Nhứt hướng chí cầu vô-thượng-đạo,Như tôi đã nói pháp dạy bảoTất cả chư Phật cũng như vậy.Thứ hai : ‘Bồ-Tát trị-đĩa-trụ’Phải nên phát khởi tâm như vầy :Mười phương tất cả những chúng-sanhNguyện đều thuận theo lời Phật dạy,Tâm đại-bi, lợi-ích, an-lạc,Tâm an-trụ, xót-thương, nhiếp-thọ,Tâm thủ-hộ chúng-sanh đồng mình,Tâm làm thầy và tâm đạo-sư,Ðã trụ tâm thắng-diệu như vậyKế khiến tụng tập cầu học rộngThường thích tịch-tịnh, chánh tư-duyGần-gũi tất cả thiện-tri-thức.Nói lời hòa vui, lìa thô cứngNói tất cả biết thời, không e sợRõ thấu nghĩa lý làm đúng phápXa lìa ngu mê tâm bất động :Ðây là sơ-học bồ-đề hạnhLàm được hạnh này : Chơn-Phật-tửNay tôi nói chỗ kia nên làmNhư vậy Phật-tử phải siêng học.Thứ ba : ‘Bồ-Tát tu-hành-trụ’Thường y phật-giáo siêng quan-sátCác pháp vô-thường, khổ, và khôngCũng không ngã nhơn, không động-tác.Tất cả các pháp chẳng đáng ưaKhông đúng danh-tự, không xứ-sởKhông chỗ phân-biệt, không chơn thiệtNgười quán như vậy gọi Bồ-Tát.Kế, khiến quan-sát chúng-sanh giớIVà cũng quan-sát nơi pháp-giớiThế-giới sai biệt trọn không thừaNơi kia đều nên khuyên quan-sát.Thập phương thế-giới và hư-khôngBao nhiêu địa, thủy, cùng hỏa, phongDục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giớiÐều khuyên quán-sát đến cùng tận.Quán-sát cõi kia đều sai khácVà thể-tánh nó, đều rốt ráoDạy siêng tu hành được như vậyÐây thời gọi là chơn Phật-tử.thứ tư : ‘Bồ-Tát sanh-quý-trụ’Từ các thánh-giáo mà xuất sanhRõ thấu các cõi không chỗ cóVượt qua pháp kia sanh pháp-giới.Tin Phật kiên-cố, chẳng thể hoạiQuán pháp tịch-diệt, tâm an-trụTùy những chúng-sanh đều rõ biếtThể-tánh hư-vọng không chơn thiệt.Thế-gian, sát-độ, nghiệp và báoSanh-tử, niết-bàn đều như vậyPhật-tử nơi pháp quán như vậyTừ Phật thân sanh, gọi Phật-tử.Quá-khứ vị-lai và hiện-tạiTrong đó bao nhiêu những phật-phápRõ biết chứa họp và viên-mãnTu học như vậy khiến rốt ráo.Tam-thế tất cả chư Như-LaiHay tùy quán-sát đều bình-đẳngCác thứ sai biệt bất-khả-đắcNgười quán như vậy đạt tam-thế.Như tôi tán dương ca ngợi đóLà những công-đức đệ-tứ-trụNếu hay y pháp siêng tu hànhMau thành Phật bồ-đề vô-thượng.Ðây đến Bồ-Tát trụ thứ nămHiệu là ‘cụ-túc-phương-tiện-trụ’Vào sâu vô-lượng phương-tiện khéoPhát-sanh nghiệp công-đức rốt ráo.Bồ-Tát chỗ tu các phước-đứcÐều vì cứu hộ các quần-sanhChuyên tâm làm lợi-ích an-lạcMột mặt xót thương khiến độ thoát.Vì tất cả đời trừ các nạnDẫn thoát sanh-tử, khiến vui mừngMỗi mỗi điều-phục không để sótÐều khiến đủ đức hướng niết-bàn.Tất cả chúng-sanh vô-lượng-biênVô-lượng, vô-số, bất-tư-nghịNhẫn đến bất-khả-xưng-lượng thảyNghe lãnh Như-Lai pháp như vậy.Ðây là Phật-tử đệ-ngũ-trụThành-tựu phương-tiện độ chúng-sanhÐấng đại-trí viên-mãn công-đứcÐem pháp như vậy để khai-thị.Thứ sáu : ‘chánh-tâm-viên-mãn-trụ’Nơi pháp tự-tánh không mê hoặcChánh-niệm tư-duy, rời phân-biệtTất cả trời người chẳng động được.Nghe khen chê Phật, cùng Phật-phápBồ-Tát và cùng Bồ-Tát hạnhChúng-sanh hữu-lượng hoặc vô-lượngHữu-cấu vô-cấu, độ khó dễ,Pháp-giới lớn nhỏ và thành hoạiHoặc có hoặc không, lòng chẳng độngQuá-khứ, vị-lai và hiện-tạiNhớ kỹ tư-duy hằng quyết-định.Tất cả các pháp đều vô-tướngVô-thể, vô-tánh, không, vô-thiệtNhư ảo, như mộng, rời phân-biệtThường thích được nghe nghĩa như vậy.Thứ bảy : ‘Bất-thối-chuyển Bồ-Tát’Nơi Phật, phật-pháp, bồ-tát-hạnhHoặc có, hoặc không, xuất, chẳng xuấtDầu nghe thuyết ấy không thối-chuyển.Quá-khứ, vị-lai và hiện-tạiTất cả chư Phật có cùng khôngPhật-trí hữu-tận hoặc vô-tậnTam-thế một tướng các thứ tướng.Một tức là nhiều, nhiều là mộtVăn tùy nơi nghĩa, nghĩa tùy vănNhư vậy tất cả xoay vần thànhBực bất-thối nên vì chúng nói.Hoặc pháp có tướng và vô-tướngHoặc pháp có tánh và vô-tánhCác thứ sai biệt thuộc lẫn nhauNgười này nghe được rồi rốt ráo.Thứ tám : ‘Bồ-Tát đồng-chơn-trụ’Thân ngữ ý hạnh đều đầy đủTất cả thanh-tịnh không có lỗiTùy ý thọ sanh được tự-tại.Biết những chúng-sanh lòng sở-thíchCác thứ ý-giải đều sai khácVà kia chỗ có tất cả phápThập-phương quốc-độ tướng thành hoại,Ðến được diệu thần-thông mau chóngTrong tất cả chỗ tùy niệm quaNơi chư Phật được nghe diệu-phápKhen ngợi tu hành không lười mỏi,Rõ biết tất cả các phật-độChấn-động, gia-trì và quán-sátVượt qua phật-độ vô-lượng-sốDu hành thế-giới vô-biên-số.Vô-số diệu-pháp đều hỏi hanChỗ muốn thọ thân đều tự-tạiNgôn âm thiện-xảo đều sung mãnChư Phật vô-số đều thờ kính.Thứ chín : ‘Bồ-Tát vương-tử-trụ’Hay thấy chúng-sanh thọ sanh khácPhiền-não hiện, tập, đều biết cảChỗ làm phương tiện đều khéo rõ,Các pháp đều khác, oai-nghi khácThế-giới chẳng đồng, thuở trước sauNhư kia thế-tục, đệ-nhứt-nghĩaÐều khéo biết rõ không có thừa,Chỗ Pháp-Vương thiện-xảo an lậpTùy nơi chỗ kia có diệu-phápPháp-Vương cung-điện hoặc thu nhậpVà trong nơi đó quan-sát thấy,Pháp-Vương chỗ có pháp quán-đảnhThần-lực, gia-trì, không khiếp sợYên nghỉ cung thất, và ngợi khenÐem đây dạy bảo Pháp-Vương-Tử.Như vậy vì nói đều hết cảMà khiến tâm kia không chấp trướcNơi đây rõ biết tu chánh-niệmTất cả chư Phật hiện ra trước.Thứ mười : ‘Quán-đảnh chơn-phật-tử’Thành mãn pháp tối-thượng đệ-nhứtThập phương vô-số các thế-giớiÐều hay chấn-động quang chiếu khắp,Trụ trì, qua đến, cũng không thừaThanh-tịnh trang-nghiêm đều đầy đủKhai thị chúng-sanh vô-hạn sốQuan-sát căn-tánh đều biết cả.Phát tâm điều-phục cũng vô-biênÐều khiến thu-hướng đại bồ-đềTất cả pháp-giới đều quan-sátThập phương quốc-độ đều khiến đến.Nơi đó, thân và thân hành-độngThần-thông biến hiện khó lường đượcTam-thế phật-độ các cảnh-giớiNhẫn đến Vương-Tử không rõ được.Pháp-giới vô-ngại vô-biên tríSung mãn nhất-thiết thế-giới-tríChiếu-diệu thế-giới trụ-trì tríRõ biết chúng-sanh chư pháp-tríVà biết chánh-giác vô-biên tríNhư-Lai vì nói đều đủ cả.Thập-trụ Bồ-Tát như vậy thảyÐều từ Như-Lai pháp hóa-sanhTùy kia chỗ có công-đức hạnhTất cả trời người chẳng lường được.Quá-khứ, vị-lai và hiện-tạiPhát tâm cầu Phật số vô-biênThập-phương quốc-độ đều sung-mãnÐều sẽ được thành nhứt-thiết-trí.Tất cả quốc-độ không ngằn méThế-giới chúng-sanh pháp cũng vậyHoặc, nghiệp, sở-thích đều khác biệtNương đó mà phát bồ-đề tâm.Ban đầu một niệm cầu Phật-đạoChúng-sanh thế-gian và nhị-thừaHết sức suy gẫm còn chẳng biếtHuống là bao nhiêu công-đức khác.Thập-phương tất cả các thế-giớiDùng một lông đều cân nhắc được,Người đó biết được phật-tử nàyCông-hạnh hướng đến Phật đại-trí.Thập phương chỗ có những biển lớnÐều dùng sợi lông chấm khiến cạn,Người đó biết được phật-tử nàyCông-đức tu hành trong một niệm.Tất cả thế-giới nghiền làm bụiÐều phân-biệt được biết rõ số,Người như vậy mới có thể thấyÐạo tu hành của Bồ-Tát này.Thập phương chư Phật trong tam-thếTất cả Ðộc-Giác và Thinh-VănÐều dùng tất cả diệu biệt-tàiKhai thị sơ phát bồ-đề tâm.Phát tâm công-đức chẳng lường đượcSung-mãn tất cả cõi chúng-sanhChúng trí cùng nói không hết đượcHuống là bao nhiêu diệu-hạnh khác..