Đọc truyện Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 – Chương 118
NHỮNG VŨ KHÚC CÒN LẠI CỦA ĐIỆU MÚA
APSARA.
Trên
thảm cỏ xanh thanh vắng và nhè nhẹ gió thoảng…
Khêri
bảo tôi kể những câu chuyện về quãng đời của tôi cho em nghe. Tôi kể cho nàng
nghe về vùng biển quê tôi, với những con thuyền và con sóng, cảnh làm ra hạt muối…
Cảnh đi học thời chiến tranh, học sinh nhiều lúc cũng chết do hai bên đánh
nhau, rồi lính nghĩa quân gài mìn ban đêm chưa kịp gỡ buổi sáng… (quê tôi thuộc
vùng trắng của quân đội Sài Gòn gồm ba quận bắc Bình Định: Phù Mỹ, Bồng Sơn và
Tam Quan). Do những khó khăn về vốn từ tiếng Việt, nên nhiều khi em cứ nói lại “em
không biết” rồi “em không hiểu” có lẽ do bí quá nên có lúc em buột miệng nói tiếng
K luôn (Từ Ót… Ót…) Có lẽ giây phút nàng xúc cảm nhiều nhất là khi nói về thời
đi học… Nói thật, khi đó tôi kể cho nàng nghe có lẽ nhiều ngôn từ, và nhiều
hình ảnh, cũng như nhiều cảm xúc hơn ta nghe bài hát “Phượng hồng” thể hiện hôm
nay:
“Những
chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm
phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám, thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.
Mối
tình đầu của tôi. Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Tà
áo ai bay trắng cả giấc mơ. Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa
giờ chơi mang đến lại mang về…”
Khêri
cùng thế hệ với tôi, và cũng là người may mắn được cắp sách đến trường, trong
giai đoạn đất nước K cũng khói lửa chiến tranh. Em kể cho tôi nghe về hình ảnh
ngày xưa nàng đi học, với những buổi học phải gián đoạn vì bom pháo. Hình ảnh
những học sinh trung học cùng trường của em bị pháo Mỹ… nằm chết lăn lóc với
mình đầy máu trên sân trường… Có những đoạn em phải dùng tiếng Pháp để diễn tả
cảm xúc (mà tôi thì tiếng Pháp dở ẹt, phải đoán qua cách phát âm và hình dung
ra từ tiếng Anh tương ứng, và bí quá thì cứ gật gù, không cần phải hiểu). Cảnh
những cô giáo bị lính của quân đội của chính quyền Lolnol bắt đi ngay trên bục
giảng…
Em
kể rất nhiều về phong tục và tập quán của người Campuchia, về tính tình của người
Campuchia mà tôi cần phải biết trong cuộc sống…
Giai
đoạn đẹp nhất của tôi và em được tái hiện khá rõ nét, những lời tâm sự bằng ba
ngôn ngữ… đã xua đi những hoàn cảnh thực tại mà tôi và em đang sống… người lính
tình nguyện ở một mảnh đất xa xôi, và người thiếu nữ Campuchia với một tương
lai không lấy gì sáng sủa. Con đường đi tới tương lai vẫn chưa được định hình
trong tâm trí em.
Qua
hơn hai năm thoát khỏi họa diệt chủng Polpot, em và nhiều người dân khác trên đất
nước Campuchia đã cảm nhận được hơi thở của cuộc sống hòa bình. Nỗi lo của họ
là khi nào bộ đội Việt Nam rút về nước, như đã từng làm trong lịch sử của xứ sở
Chùa Tháp này, liệu chế độ Polpot có trở lại hay không? Với Khêri, đây là điều
em quan tâm nhất.
Tôi
chỉ có thể nói với Khêri những điều tôi biết: Quân tình nguyện Việt Nam sẽ ở lại
giúp nhân dân Campuchia tái lập nền hòa bình, ổn định cuộc sống, đưa nhân dân
Campuchia phát triển và phồn vinh. Chỉ khi nào có yêu cầu của chính nhân dân
Campuchia thì Quân tình nguyện Việt Nam sẽ về nước.
Khêri
hỏi tôi “Sau đó anh sẽ làm gì?”
“Anh
sẽ trở lại trường học tiếp”… Tôi đáp lại.
Sự
đồng cảm đã len lỏi và chiếm toàn bộ trái tim của Khêri.
Bất
chợt, vòng tay em càng xiết chặt lại. Khắp gương mặt tôi là điểm đến của đôi
môi dịu dàng nhưng cháy bỏng của Khêri. Đất trời và thời gian như ngưng lại…
Gió
vẫn thổi về từng cơn đứt quãng.
Những
ngọn cỏ vẫn đang chờ đón những giọt sương khuya của đất trời.