Không gia đình

Chương 15 + 16


Bạn đang đọc Không gia đình: Chương 15 + 16

Chương 15 – Những đêm giáng sinh
Chúng tôi chỉ còn nói tới Arthur và bà Mil-ligan.
Họ đang ở đâu? Chúng tôi biết tìm họ ở đâu?
Chuyến viếng thăm của ông James Milligan làm chúng tôi nảy ra một ý nghĩ và đưa ra một kế hoạch mà kết quả xem ra là chắc chắn: vì James Milligan đã đến nhà cha mẹ tôi một lần thế nào ông ta chẳng đến nữa? Chắc ông ta có làm ăn gì đó với cha tôi. Vậy thì khi nào ông ta ra về, Mattia sẽ đi theo; biết chỗ ở của ông ta rồi sẽ lân la hỏi chuyện bọn đầy tớ, từ những tin tức này có thể đến được chỗ Arthur.
Đã đến lúc mà, đáng lẽ phải đi chơi đàn trong các phố vào ban ngày chúng tôi lại đi vào ban đêm bởi vì đúng vào nửa đêm mới là những buổi hòa nhạc Giáng sinh. Như vậy ban ngày ở nhà, một trong hai đứa chúng tôi sẽ canh gác, thế nào chẳng có lúc chộp được ông chú Arthur.
Một hôm trong khi đi dạo phố phường tôi thấy một người giả da đen mặc quần áo lố lăng có đuôi chim làm hiệu cho Mattia; lúc đầu tôi cứ tưởng một trò hề để làm vui công chúng mà chúng tôi là nạn nhân, nhưng thật ngạc nhiên Mattia thân mật đáp lại.
– Cậu quen anh ta à? – Tôi hỏi Mattia.
– Đó là Bob, bạn tớ hồi tớ làm ở rạp xiếc Gassot, chính anh ấy đã dạy tớ tiếng Anh đấy.
Sau khi trình diễn xong Những bản nhạc du dương của người da đen Bob đến chỗ chúng tôi và cứ xem cái cách anh ta lại gần Mattia, tôi hiểu được người bạn đường của tôi đã được mọi người yêu quý như thế nào. Đến một người anh ruột cũng không có được niềm vui trong ánh mắt, trong giọng nói như của anh hề da đen này, người mà “qua cái nghiệt ngã của thời gian buộc phải trở thành ca sĩ hát rong” như anh ta bảo chúng tôi. Nhưng chúng tôi phải mau chóng chia tay để anh ta còn đi theo đoàn, chúng tôi thì về nhà; hai người bạn đành phải để tới chủ nhật sau mới có dịp vui sướng kể nhau nghe đã từng làm gì từ khi xa cách. Có lẽ vì tình bạn với Mattia nên Bob rất muốn tỏ thiện cảm với tôi, thế là chẳng.bao lâu chúng tôi có một người bạn chân tình mà nhờ kinh nghiệm và những lời khuyên của anh, cuộc sống ở Londres đối với chúng tôi dễ chịu hơn suốt từ hồi nào cho tới lúc này.
Cứ như thế chúng tôi đến gần lễ Giáng sinh, lẽ ra ra đi buổi sáng thì chúng tôi lên đường mỗi buổi tối vào lúc tám hoặc chín giờ để tới những khu mà chúng tôi đã chọn sẵn.
Nhưng những ngày lễ Giáng sinh đã qua rồi mà James Milligan vẫn chưa xuất hiện. Sau Giáng sinh lại phải ra đi ban ngày chẳng còn mấy cơ hội trông thấy hắn ta nữa.
Không nói là chúng tôi đang bận tâm vì cái gì, Mattia cởi mở tâm tình với anh bạn Bob của chúng tôi, hỏi anh xem có thể tìm được địa chỉ một bà tên là Milligan hoặc một ông tên là James Milligan không. Nhưng Bob trả lời phải biết địa vị xã hội của họ hoặc nghề nghiệp của họ thì mới được, ở Londres nhất là trong cả nước Anh có biết bao người tên là Milligan.
Chúng tôi không nghĩ tới chuyện này nữa.
Mattia có ý kiến như sau: nó muốn chúng tôi quay về Pháp, nó nói, ở đó chúng tôi có nhiều cơ hội gặp lại Arthur và bà Milligan hơn. Lúc nào nó cũng nói đi nói lại ý nghĩ đó, nhưng tôi muốn trung thực với gia đình tôi nên từ chối không chịu trốn. Mattia khẳng định rằng gặp được bà Milligan tôi sẽ gặp gia đình đích thực của tôi. Nó nói thế với vẻ rất lạ nhưng không nói thêm gì.
Thời gian cứ chậm chạp trôi đi, đã tới lúc gia đình tôi từ bỏ Londres để đi khắp nước Anh.
Hai chiếc xe lưu động đã được sơn lại, chất đầy ắp những hàng hóa mà chúng có thể chứa nổi, hàng hóa thì người ta lôi ra từ hầm bí mật trong nhà xe.
Cuối cùng mọi thứ đã sẵn sàng để ra đi. Tối hôm trước cha tôi đã báo cho chúng tôi biết là chúng tôi sẽ đi theo họ, nhưng vẫn làm nghề chơi đàn.
Chúng tôi lại đi trên những con đường lớn.
Chúng tôi cứ theo sau hai cái xe, qua vùng đồng quê tươi đẹp thở không khí trong lành. Mỗi khi tới một ngôi làng lớn, họ đưa xe ra một chỗ rộng, hạ một bên thành xe xuống bày hàng ra trước sự tò mò của người mua.
– Hãy xem giá cả này! Xem giá cả này! – Cha tôi la lên. – Không ở đâu rẻ như thế..Tôi nghe thấy tiếng người mua xem hỏi giá rồi bỏ đi:
– Chỉ có là đồ ăn cắp mới rẻ thế.
Giá họ đưa mắt về phía tôi hẳn họ chẳng phải nghi ngờ gì nữa khi thấy mặt tôi đỏ lên.
Nếu như họ không thấy tôi bối rối thì Mattia thấy được điều này, buổi tối nó bảo tôi:
– Việc gì cậu cứ phải chịu đựng mãi nỗi hổ thẹn này nhỉ, Rémi? Chẳng lẽ cậu nghĩ cảnh sát để yên không hỏi xem tại sao ông Driscoll bán hàng với giá rẻ thế? Tất cả chúng ta đều có thể bị bắt… Làm sao chứng minh được là ta không làm gì? Bào chữa ình thế nào? … Ta hãy xem có cơ hội nào là lập tức chuồn ngay, tớ có linh cảm sắp xảy ra tai họa đến nơi. Xin cậu, Rémi, ta hãy quay lại Pháp đi!
– Cho tớ vài ngày nữa, rồi chúng ta sẽ xem.
– Mau mau lên, tớ cảm thấy nguy hiểm chẳng khác gì con yêu tinh ngửi thấy mùi thịt tươi.
Chưa bao giờ những lời nói, lời cầu khẩn của Mattia làm cho tôi bối rối đến như thế, mỗi khi nhớ lại những lời đó tôi lại tự bảo mình là sự do dự khiến tôi trăn trở thật là hèn, tôi phải quyết định một bề thôi.
Hoàn cảnh đã làm những gì mà tôi không dám làm.
Một hôm cha tôi đến đóng đô ở một thành phố, cho rằng ở đó làm ăn được. Tới nơi sớm lại không phải bày hàng nên tôi và Mattia đi xem trường đua ngựa ở cách thành phố khá xa.
Nhiều căn lều được dựng lên, từ xa đã có thể nhìn thấy những cột khói nhỏ đánh dấu giới hạn trường đua. Chẳng mấy chốc chúng tôi đổ ra một con đường trũng xuống nơi đất truông mọi khi cằn cỗi trơ trụi chiều nay đầy lán hàng dựng bằng ván gỗ trong đó có các quán rượu, xe cộ hoặc đơn giản là những trại đóng quân ngoài trời. Qua trước một ngọn lửa, chúng tôi gặp bạn chúng tôi, anh Bob. Thấy chúng tôi anh vui lắm. Anh ở đó cùng các bạn anh để tổ chức biểu diễn sức mạnh và sự khéo léo, nhưng mấy nhạc sĩ họ trông chờ lại lỡ hẹn thành ra ngày mai, lẽ ra rất thành công có chiều hỏng việc. Nếu muốn, chúng tôi có thể giúp họ: thay thế các nhạc sĩ, tiền thu được sẽ chia ra làm năm, lại có cả một phần cho Capi.
Vì chúng tôi tự do muốn làm gì thì làm tùy thích, nên chỉ với điều kiện đem lại thu nhập khá chúng tôi đã nhận lời ngay..Nhưng khi về nhà thông báo cho cha tôi biết việc thu xếp này, bỗng nảy ra một khó khăn.
– Ngày mai cha cần Capi. – ông bảo tôi.
Họ lại cần Capi ột công việc bẩn thỉu nào chăng? Nhưng cha tôi làm tiêu tan nỗi lo ngại của tôi ngay tức khắc:
– Capi tai thính, cái gì nó cũng nghe thấy, canh gác rất tốt, chúng ta cần nó để giữ xe, đông thế này họ có thể lấy cắp hàng của chúng ta. Hai đứa đi chơi đàn với Bob thôi, nếu công việc kéo dài thâu đêm, mà có thể như vậy lắm, thì các con tìm chúng ta ở quán Cây Sồi Lớn, bọn ta ngủ ở đó.
Sáng hôm sau, sau khi săn sóc Capi cẩn thận không để nó thiếu thốn cái gì, chính tay tôi buộc nó vào trục chiếc xe mà nó có nhiệm vụ canh gác, chúng tôi đi đến trường đua.
Vừa đến nơi chúng tôi bắt đầu chơi đàn ngay, và chơi không nghỉ cho đến tận chiều tối. Các đầu ngón tay tôi đau buốt như bị hàng ngàn cái gai đâm vào, Mattia thổi kèn đẩy đến hụt hơi thở không nổi nữa. Tuy nhiên Bob và các bạn anh vẫn không thôi biểu diễn các tiết mục. Tối đến, tôi tưởng đã đến lúc chúng tôi được nghỉ ngơi, hóa ra lại từ cái lều của chúng tôi chuyển sang một tiệm rượu lớn, rồi các tiết mục nhào lộn và âm nhạc lại tiếp diễn hăng hái hơn bao giờ hết. Cứ như thế cho tới nửa đêm. Tôi không còn biết mình đang chơi bản nhạc gì, Mattia cũng chẳng hơn gì tôi. Các bạn tôi cũng mệt rã rời, làm hỏng một trò diễn. Một lúc nào đó một cái sào lớn phục vụ biểu diễn rơi ngay xuống đúng đầu ngón chân Mattia. Đau đến nỗi nó kêu lên một tiếng, thịt rách ra, tuy xương không bị gãy nhưng Mattia không đi được nữa.
Thế là mọi người quyết định chúng tôi ngủ lại trong xe của Bob, sáng mai mới trở về quán.
Ngủ chỉ được vài tiếng đồng hồ nhưng cũng làm tôi lại sức, sáng hôm sau tôi tỉnh dậy chuẩn bị đi nếu như Mattia, lúc ấy còn đang ngủ, có thể đi theo tôi. Ra khỏi xe tôi đi lại phía Bob đang nhóm lửa. Mải nhìn anh ta đang dùng hết sức lực thổi phù phù dưới cái nồi, tôi hình như nhận ra Capi, đang bị một cảnh sát dẫn đi.
Giật mình tôi đứng lặng người tự hỏi thế nghĩa là thế nào, nhưng Capi, nhận ra tôi, liền giật thật mạnh khỏi dây buộc, thoát khỏi tay.người cảnh sát. Chỉ vài bước nó đã chạy tới chỗ tôi và lao vào vòng tay tôi.
Cảnh sát bước tới:
– Có phải con chó này của anh không? – Anh ta hỏi tôi.
– Vâng.
– Thế thì tôi bắt anh.
Và anh ta nắm lấy cánh tay tôi.
Bob đứng lên:
– Tại sao anh giữ thằng bé này? – Bob hỏi.
– Anh là anh nó à?
– Không, là bạn.
– Đêm qua có một người đàn ông và một thằng bé chui vào nhà thờ Saint-Georges qua một chiếc cửa sổ ở trên cao bằng một cái thang, có cả con chó này đi theo để canh gác nếu có ai làm phiền họ. Đúng là có người đến thật.
Họ nhanh chóng bỏ trốn không kịp mang theo con chó. Nhờ con chó này chắc chắn tôi sẽ tóm được kẻ gian. Thế là tóm được một rồi. Cha anh đâu?
Tôi hiểu ngay chuyện gì đã xảy ra: không phải người ta hỏi mượn tôi Capi để giữ xe mà để thông báo cho bọn ăn cắp trong nhà thờ biết có người đến! Tôi phải tự mình bào chữa ình thôi.
Mattia bị cuộc nói chuyện giữa chúng tôi làm thức giấc, ra khỏi xe.
– Anh hãy giải thích cho họ em làm sao phạm tội được vì suốt đêm em ở đây với các anh cơ mà.
Bob dịch lời tôi nói với viên cảnh sát nhưng viên cảnh sát không tin như là tôi hy vọng.
– Cái gì chứng tỏ điều đó là thực? – Cảnh sát nói.
– Tôi thề như thế chứ còn sao nữa! – Bob kêu lên.
– ồ! Anh ấy à, anh mà làm chứng thì còn phải xem lại đã.
– Này anh đừng có mà lăng nhục tôi. – Bob nói một cách tự trọng. – Tôi là công dân Anh đấy nhé!
– Trong khi chờ đợi, tôi hãy cứ đưa thằng bé này đi đã, nó sẽ giải thích với ông thẩm phán sau. Tôi giữ cả con chó, nó sẽ giúp tôi tìm thấy mấy kẻ kia..Nhà tù mà họ giam tôi không phải để đùa, như cái nhà tù ở trong chất đầy hành như chúng tôi đã thấy; đây là một nhà tù thực sự cửa sổ có chấn song lớn bằng sắt chỉ nhìn thấy đã tiêu tan ngay mọi ý định vượt ngục. Toàn bộ đồ đạc chỉ có một ghế dài và một cái võng.
Tôi ngả người xuống chiếc ghế và suy nghĩ rất lung về hoàn cảnh đáng buồn của mình.
Tối hôm qua mệt như thế nhưng lo lắng quá tôi không sao ngủ được. Tôi cũng không thể động đến thức ăn người ta mang cho tôi.
Ngược lại tôi vồ lấy nước mà uống, tôi khát đến cháy họng.
Tôi muốn chuẩn bị các câu trả lời để cãi ình, nhưng tôi hoảng hốt quá. ái chà! Mattia mới có lý làm sao! Lẽ ra tôi phải nghe nó!
Sáng hôm sau một người cai ngục tới dẫn tôi vào phòng lớn của tòa án. Một làn gió nóng thổi vào mặt tôi, tôi nghe thấy tiếng rì rầm khó phân biệt. Liếc mắt một cái tôi thấy ngay toàn cảnh rõ nét đang ở quanh tôi: đó là phòng xử của tòa án, trong phòng đầy những người.
Phòng xử khá rộng, trần cao, cửa sổ lớn, chia ra hai khoảng ngăn cách với nhau, một dành cho tòa, phần kia mở ra công chúng. Trên một cái bục cao có quan tòa ngồi, trước mặt quan tòa ở vị trí thấp hơn là ba vị thẩm phán, còn trước cái đài ngồi của tôi là một nhân vật mặc áo dài đeo tóc giả: luật sư của tôi.
Làm sao mà tôi có được một luật sư nhỉ?
Do Mattia và Bob gửi đến chăng? Những câu hỏi này chưa phải lúc để trả lời. Tôi có một luật sư, thế là đủ.

Trong một cái đài ngồi khác tôi nhìn thấy Bob và hai anh bạn và nhiều người khác nữa mà tôi không quen; còn trong một cái đài ngồi khác nữa là viên cảnh sát cùng một số người. Tôi hiểu đây là chỗ ngồi của những người làm chứng.
Nơi dành cho công chúng ngồi chật ních.
Tôi thấy Mattia, ánh mắt chúng tôi giao nhau, tôi cảm thấy mình can đảm trở lại.
Một trong các thẩm phán lên tiếng, ông giải thích tóm lược tình hình câu chuyện: một vụ ăn cắp xảy ra ở nhà thờ Saint-Georges, kẻ cắp là một người đàn ông và một đứa bé, dùng thang leo vào nhà thờ qua một cửa sổ mà chúng đập vỡ kính ra, chúng mang theo một con chó để canh gác. Một người qua đường về muộn thấy.lạ vì có ánh sáng le lói trong nhà thờ, ông ta lắng nghe thì có tiếng như tiếng vỡ, ngay tức khắc ông đánh thức người coi nhà thờ dậy; người ta đến khá đông nhưng con chó sủa lên thế là trong khi mọi người mở cửa bọn kẻ cắp tẩu thoát qua cửa sổ bỏ lại con chó; con chó này trong khi cảnh sát Jerry dẫn đi đã nhận ra chủ mình chính là thằng bé ngồi trên cái ghế dài kia, còn tên kẻ cắp thứ hai thì đang lần theo dấu vết.
Sau một vài nhận xét chứng tỏ tôi phạm tội, ông thẩm phán ngừng lời, sau đó một giọng the thé cất lên: “Im lặng!” Quan tòa không buồn nhìn về phía tôi mà như tự nói với chính mình, hỏi tôi tên tuổi, nghề nghiệp.
Tôi trả lời những câu hỏi của quan tòa sau đó xin phép được nói bằng tiếng Pháp. Tôi giải thích mình không thể ở nhà thờ vào giờ đó được bởi vì lúc đó tôi ngủ nơi trường đua ngựa cùng với các bạn tôi.
– Vậy anh giải thích thế nào về sự có mặt của con chó của anh trong nhà thờ? – Quan tòa hỏi, tỏ ra kém tin tưởng ở những lời khẳng định của tôi.
– Tôi không giải thích. Con chó không đi cùng với tôi. Buổi sáng tôi buộc nó vào một chiếc xe của chúng tôi.
Tôi không nói gì thêm vì sợ cho người ta những vũ khí chống lại cha tôi.
Người ta gọi một nhân chứng, người này tuyên thệ trên quyển Thánh Kinh là sẽ nói sự thật, không vì ghét hoặc vì yêu. Đó là một con người nhân hậu, thấp lùn, trông cực kỳ oai vệ mặc dầu mặt thì đỏ, mũi thì xanh nhợt: đó là người giữ nhà thờ.
Ông ta bắt đầu kể lể dài dòng, nào là mình đang hoang mang và phẫn nộ như thế nào khi người ta đến đánh thức bảo là có kẻ trộm trong nhà thờ; nào là lúc đầu cứ tưởng mọi người đùa mình, nhưng ai lại đùa với những người có tính cách như ông bao giờ, cho nên ông hiểu là đã xảy ra một chuyện gì nghiêm trọng; ông vội chạy tới, mở cửa nhà thờ ra, và thấy… một con chó ở trong đó.
Tôi không có gì để trả lời cho việc này, nhưng luật sư của tôi suốt từ đầu không nói gì bèn đứng dậy, lắc lắc bộ tóc giả, xốc lại chiếc áo dài trên vai và lên tiếng:.- Tối qua ai đóng cửa nhà thờ? – ông ta hỏi.
– Tôi. – Người gác nhà thờ trả lời.
– ông có chắc không?
– Tôi làm gì là chắc chắn đã làm việc ấy.
– Được; thế ông có chắc chắn đã khóa cả con chó ở trong nhà thờ không?
– Nếu con chó có ở trong nhà thờ thì tại sao tôi không trông thấy nó.
– Mắt ông có tốt không?
– Mắt tôi cũng như mắt mọi người.
– Cách đây sáu tháng, có phải ông đã đâm đầu vào bụng một con bê phơi mình treo ở trước cửa một cửa hàng bán thịt không?
– Tôi không thấy một câu hỏi như vậy có lợi gì khi đưa ra ột người có tính cách như tôi. – Người giữ nhà thờ kêu lên mặt hóa xanh ra.
– Xin ông hết lòng làm ơn trả lời câu hỏi này.
– Đúng là tôi có va vào một con bê treo một cách vô ý thức trước cửa một hàng thịt.
– ông không trông thấy nó ư?
– Lúc ấy tôi đang bận tâm nghĩ tới chuyện khác.
– Khi ông đóng cửa nhà thờ có phải ông vừa ăn cơm tối xong không?
– Hẳn là thế rồi.
– Thế khi ông đâm đầu vào con bê ông chưa ăn cơm tối chứ?
– Rồi, nhưng…
– Trong khi ăn cơm tối ông uống mấy vại bia?
– Hai.
– Có khi nào uống nhiều hơn không?
– Đôi khi ba.
– Sau bữa cơm có uống một cốc rượu trắng pha chanh với đường nữa chứ?
– Thỉnh thoảng thôi.
– Mấy cốc?
Vì người giữ nhà thờ không trả lời, mặt càng ngày càng xanh, ông luật sư lại ngồi xuống, vừa ngồi vừa nói:
– Cuộc thẩm vấn này đủ tỏ ra rằng có thể con chó đã bị người làm chứng vừa rồi khóa trong nhà thờ từ trước. ông này cứ sau bữa cơm.tối do bận lòng lo lắng cái gì đó nên không nhìn thấy cả những con bê nữa. Đó là tất cả những gì tôi muốn biết.
Giá mà dám, chắc là tôi đã ôm hôn ông luật sư. Tôi thoát rồi!
Sau người giữ nhà thờ, người ta còn nghe nhiều người làm chứng khác, rồi nghe đến các bạn tôi. Cuộc hỏi cung chấm dứt, quan tòa hỏi tôi có muốn nói thêm gì không.
Tôi trả lời là tôi vô tội, tôi xin phó thác mình vào công lý của tòa án.
Lúc đó quan tòa cho đọc biên bản rồi tuyên bố tôi sẽ chuyển sang nhà tù của quận chờ đại bồi thẩm đoàn quyết định xem có bị gọi ra tòa đại hình hay không.
Tôi xỉu đi trên chiếc ghế dài.
Rất lâu sau khi vào lại nhà tù, tôi tìm ra lý do để giải thích ình vì sao không được tha:
quan tòa còn đợi bắt được những người vào trong nhà thờ đã, để xem tôi có đồng lõa với họ không.
Ông thẩm phán nói là người ta đang theo hút họ; chẳng bao lâu nữa tôi sẽ phải đau khổ và nhục nhã xuất hiện bên cạnh họ trên ghế của tòa đại hình.
Biết bao câu hỏi trong óc tôi làm cho thời gian trôi nhanh hơn tối qua.
Trước nửa đêm một chút, tôi nghe có tiếng kèn đẩy, tôi nhận ra cách chơi kèn của Mattia.
Tiếng kèn vẳng tới tai tôi qua bức tường trước mặt cái cửa sổ phòng giam tôi. Cùng với tiếng kèn có tiếng bước chân và tiếng rì rầm mơ hồ.
Tôi đến mở cửa sổ ra. Tôi mở vô cùng thận trọng tránh cho nó kêu lên, cuối cùng nhờ hết sức nhẹ nhàng tôi đạt được kết quả. Tôi đứng đó lắng tai nghe ngóng.
Bỗng nhiên có đầu ai thò lên trên bờ tường:
đó là đầu Bob. Anh ta lấy tay ra hiệu cho tôi đứng xa cửa sổ ra. Tôi nghe theo tuy không hiểu gì. Tay kia hình như Bob cầm một ống xì đồng, để lên miệng. Tôi nghe thấy một tiếng thổi đồng thời trông thấy một cục tròn màu trắng bay vào rơi dưới chân tôi. Ngay lập tức đầu Bob biến mất, tiếng kèn đẩy cũng im. Tôi không nghe thấy gì nữa.
Tôi đóng cửa sổ lại, vồ lấy cục giấy mở ra đọc: “Tối mai người ta đưa cậu đến nhà tù quận.
Cậu sẽ đi tàu và ở trong toa tàu cùng với một cảnh sát. Hãy ngồi gần cửa toa chỗ cậu bước lên;.đi được độ bốn mươi nhăm phút (nhớ xem đồng hồ cho kỹ) tàu sẽ đi chậm lại vì có chỗ ngoặt; hãy mở cánh cửa toa tàu ra và dũng cảm lao xuống, khi lao hai tay duỗi ra phía trước sao cho rơi xuống trên hai chân; tới đất một cái leo lên sườn dốc bên trái, bọn tớ sẽ ở đó cùng một cái xe và một con ngựa tốt; đừng sợ gì cả; hai ngày sau ta sẽ về đến Pháp; can đảm lên!” Tôi thế là thoát rồi! Không phải xuất hiện trước tòa đại hình! ôi! Những người bạn tốt!
Tuy nhiên trong niềm vui bồng bột tôi có một ý nghĩ buồn: Còn Capi? Nhưng tôi nhanh chóng gạt bỏ ý nghĩ này. Không đời nào Mattia bỏ Capi. Nếu nó tìm được cách cho tôi vượt ngục nó cũng tìm được cách cho Capi trốn thoát.
Tôi đọc đi đọc lại mẩu giấy hai ba lần nữa rồi nhai nuốt nó đi. Tôi ngủ yên ả.
Thời gian trôi khá nhanh và chiều hôm sau, một viên cảnh sát vào ngục tôi bảo tôi đi theo.
Tôi hài lòng thấy đó là một người khoảng năm mươi tuổi thân hình không có vẻ mềm mại lắm.
Vậy là mọi việc có thể diễn biến theo chỉ dẫn của Mattia, lúc tàu sắp chạy tôi ngồi gần cửa toa tàu, viên cảnh sát ngồi trước mặt tôi, chỉ có hai chúng tôi ở trong toa.
Tôi dựa vào cửa toa tàu mà cửa kính mở ra, tôi xin phép viên cảnh sát được nhìn quang cảnh bên ngoài nơi chúng tôi đi qua, viên cảnh sát đồng ý. ông ta sợ gì cơ chứ? Tàu đang chạy nhanh. Bỗng nhiên không khí lạnh tạt vào mặt ông ta, ông ta đi xa cửa toa tàu vào ngồi ở giữa toa. Tôi chẳng biết lạnh là gì, nhẹ nhàng thò tay trái ra ngoài mở nắm cửa sẵn, tay phải thì giữ lấy cánh cửa.
Sau bốn mươi nhăm phút như Mattia đã dặn, đầu tàu rú còi và chạy chậm lại. Đến lúc rồi. Tôi nhanh nhẹn đẩy cánh cửa tàu và nhảy xuống xa nhất có thể. Tôi rơi xuống một cái hố. Cú sốc mạnh quá làm tôi lăn ra đất, ngất đi.
Khi tỉnh lại tôi cứ tưởng mình vẫn còn ở trong tàu vì thấy mình đang được mang đi theo một vận hành nhanh; tôi nghe thấy tiếng bánh xe lăn; tôi nằm trên một lớp rơm. Má tôi trán tôi có ai vuốt ve, một cái vuốt ve mềm và ấm.
Tôi mở mắt. Một con chó màu vàng nằm trên mình tôi và đang liếm cho tôi. Luồng mắt tôi gặp mắt Mattia đang quỳ bên cạnh tôi..- Cậu thoát rồi. – Nó vừa nói vừa gạt con chó ra, ôm lấy tôi.
– Chúng ta đang ở đâu thế này?
– Trên xe ngựa do Bob chở.
– Em thế nào rồi? – Bob hỏi.
– Em cũng không biết nữa. Có lẽ tốt thôi, hình như thế.

– Cử động tay, cử động chân xem nào. – Bob kêu.
Đang nằm thẳng trên nệm rơm, tôi làm như Bob bảo.
– Tốt rồi, – Mattia nói, – không chỗ nào bị gãy cả.
– Nhưng mọi việc xảy ra thế nào nhỉ?
– Cậu nhảy tàu, chấn động làm cậu choáng váng, cậu rơi vào trong hố, không thấy cậu đâu Bob bèn chạy xuống sườn dốc trong khi tớ giữ cương ngựa, Bob bế cậu lên. Chúng mình tưởng cậu đã chết cơ đấy. Sợ quá!
– Còn viên cảnh sát thì sao?
– Đi theo tàu. Tàu có dừng lại đâu.
Tôi đã biết những điều cơ bản. Tôi nhìn quanh thấy một con chó vàng nhìn tôi âu yếm, đôi mắt dịu dàng.
– Còn Capi? – Tôi hỏi. – Nó đâu?
Mattia chưa kịp trả lời thì con chó vàng nhảy lên người tôi vừa liếm tôi vừa khóc.
– Nó đấy thôi! – Mattia nói. – Bọn tớ nhuộm nó đi.
Tôi vuốt ve lại chú Capi tốt bụng, tôi hôn nó. Bob quay lại phía chúng tôi và bảo Mattia:
– Em cầm cương ngựa một lát, anh phải làm cho không ai nhận ra cái xe khi đến chỗ chắn đường nữa.
Đây là một cái xe phủ vải bạt trên những cái vòng, Bob bèn đặt những cái vòng đó vào trong xe, vải bạt thì gấp làm tư, anh bảo tôi lấy vải bạt phủ lên người và khuyên Mattia cũng ẩn mình dưới tấm vải. Làm như vậy cái xe hoàn toàn thay hình đổi dạng. Nếu người ta đuổi theo chúng tôi, các dấu hiệu mọi người kể lại sẽ làm mọi tìm kiếm bị lạc hướng.
– Ta đi đâu thế này? – Tôi hỏi Mattia khi nó nằm dài bên cạnh tôi.
– Đi Littlehampton, đấy là một hải cảng nhỏ, ở đấy Bob có người anh ruột chỉ huy một cái tàu chuyên đi Pháp mua bơ và trứng ở Norman-die, Isigny. Nếu ta trốn thoát mà chắc chắn là.chúng ta sẽ trốn được – đó là nhờ ở Bob. Bob làm tất cả đấy; chứ còn tớ, thằng bé khốn khổ tội nghiệp, tớ làm gì được cho cậu đâu! Chính Bob nghĩ ra cậu phải nhảy tàu, Bob mượn bạn bè cái xe và con ngựa này, rồi lại kiếm cho ta một cái tàu để mà về Pháp, bởi vì nếu cậu đi tàu chạy bằng hơi nước cậu sẽ bị bắt ngay. Cậu xem đấy, có bạn bè tốt thật là sung sướng.
– Còn Capi, ai có ý định đem nó đi theo?
– Tớ, nhưng Bob là người quyết định nhuộm lông nó thành màu vàng để người ta không nhận ra nó nữa, chúng mình ăn trộm nó từ viên cảnh sát Jerry; đành rằng Capi cũng cảm thấy ở tớ có chuyện gì đó nên để tớ muốn làm gì thì làm; hơn nữa Bob còn biết rõ tất cả mọi thuật của bọn ăn cắp chó.
– Còn chân cậu thế nào?
– Khỏi rồi, hoặc gần như khỏi; tớ chẳng còn thì giờ nghĩ đến nó nữa.
Chúng tôi đi rất nhanh vì ngựa tốt, Bob đánh xe cũng giỏi. Tuy nhiên chúng tôi phải dừng lại cho con ngựa thở một chút và cho nó ăn. Bob dừng lại giữa rừng, tháo ngựa và đeo vào cổ nó một cái túi dết đựng đầy lúa mạch lấy trong xe; đêm tối như bưng, ít có nguy cơ bị bắt lại. Lúc đó tôi liền nói chuyện với Bob, nói vài lời cảm động cảm ơn anh, nhưng anh không cho tôi nói hết những điều tôi cảm thấy.
– Bọn em đã giúp anh, – anh nói và bắt tay tôi, – giờ đến lượt anh: hơn nữa em gần như anh ruột của Mattia rồi còn gì, mà đối với một cậu bé tốt như Mattia thì người ta sẵn sàng làm cho nó mọi việc.
Tôi hỏi anh xem chúng tôi còn xa Little-hampton không; anh trả lời còn phải đi hai giờ nữa và chúng tôi phải gấp lên vì tàu của anh anh cứ đến thứ bảy là đi Isigny, thủy triều lên vào sáng sớm, mà hôm nay đã là thứ sáu rồi. Chúng tôi lại lên nằm trên ổ rơm dưới tấm vải bạt, con ngựa đã được nghỉ ngơi giờ đi rất nhanh.
– Cậu có sợ không? – Mattia hỏi tôi.
– Có và không. Tớ rất sợ bị bắt lại nhưng xem ra người ta không bắt lại tớ được. Chỉ có điều cứ giày vò tớ, đó là đi trốn chẳng khác gì mình có tội. Sẽ bào chữa ình thế nào bây giờ?
– Bọn mình cũng đã nghĩ đến điều đó, nhưng Bob tin rằng phải làm tất cả để cậu khỏi phải.xuất hiện trên ghế của tòa đại hình. Phải ngồi đó thì phiền lắm, ngay cả được tha bổng cũng vậy; tớ thì tớ không dám nói gì, bởi vì khẳng định thế nào cũng phải đưa cậu về Pháp, tớ sợ rằng ý định đó có thể khiến tớ khuyên cậu lầm chăng.
– Cậu làm thế là phải, và dù xảy ra cái gì chăng nữa thì tớ cũng chỉ có thể cảm ơn cậu và anh Bob mà thôi.
– Sẽ không xảy ra cái gì đâu, yên tâm đi. Khi tàu hỏa đến ga, viên cảnh sát của cậu sẽ báo cáo chuyện cậu, nhưng trước khi tổ chức xong việc tìm cậu thì đã mất khối thì giờ rồi. Mà ta thì lại phi nước đại. Hơn nữa họ đâu biết ta xuống tàu ở Littlehampton mà theo.
Chắc chắn là, nếu họ không theo hút chúng tôi, chúng tôi sẽ có cơ may xuống tàu không lo gì cả, nhưng tôi không yên tâm bằng Mattia.
Trong khi đó con ngựa của chúng tôi, được Bob điều khiển một cách mạnh mẽ, vẫn tiếp tục chạy trốn rất nhanh trên con đường vắng vẻ. Chỉ thỉnh thoảng chúng tôi mới bắt gặp một vài chiếc xe khác. Những ngôi làng chúng tôi đi qua đều im ắng, thỉnh thoảng lắm mới có một cửa sổ còn sáng đèn muộn; chỉ có vài con chó chú ý đến xe chúng tôi đang chạy nhanh nên sủa theo mà thôi.
Sau khi leo một đoạn đường dốc đứng, Bob dừng ngựa lại cho nó thở, chúng tôi xuống xe, dán tai xuống đất nghe ngóng, nhưng ngay cả Mattia, tai thính hơn chúng tôi, cũng không nghe thấy tiếng động nào khả nghi; chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình trong bóng tối và tĩnh lặng của đêm trường.
Bây giờ không phải chúng tôi nằm dưới tấm vải bạt để trốn nữa mà là để tránh lạnh, một làn gió lạnh thổi đã khá lâu. Khi chúng tôi thè lưỡi liếm môi, chúng tôi thấy vị mặn của muối; đã gần đến biển. Chẳng mấy chốc chúng tôi nhận thấy một luồng ánh sáng cứ từng khoảng cách đều đặn biến đi rồi lại hiện ra rực rỡ: đó là một chiếc đèn pha. Chúng tôi đã đến nơi. Bob dừng ngựa, đưa nó đi thong thả nhẹ nhàng vào một con đường ngang. Rồi anh xuống xe, bảo chúng tôi cứ ở yên đó, giữ lấy ngựa. Anh đi xem anh của mình đã khởi hành chưa và liệu chúng tôi xuống thuyền có nguy hiểm không.
Tôi thú thật là thời gian Bob vắng mặt đối với tôi sao mà lâu quá. Chúng tôi không ai nóigì chỉ nghe sóng biển đập vào bờ cát sỏi ở gần đâu đấy với tiếng động đều đều càng làm tăng nỗi xúc động của chúng tôi. Mattia run bắn lên, tôi cũng vậy.
Cuối cùng chúng tôi nghe thấy tiếng bước chân ở con đường lúc nãy Bob đi. Chính là Bob trở lại. Anh không đi một mình. Khi anh tới gần, chúng tôi trông thấy một người đi cùng với anh, đó là một người đàn ông mặc chiếc áo va-rơi bằng vải dầu và đội một cái mũ len.
– Đây là anh anh, – Bob nói, – anh ấy sẵn lòng nhận các em lên tàu. Ta chia tay nhau ở đây thôi. Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong những hoàn cảnh tốt đẹp hơn, anh hứa với các em như thế.
Anh không nói thêm lời nào nữa và ôm hôn từng đứa chúng tôi, rất xúc động. Họng chúng tôi nghẹn lại không biết nói gì. Bob ra đi không một tiếng động trong đêm tối.
Chúng tôi đi theo anh anh, và chẳng bao lâu đã đi vào những con phố tĩnh mịch của thành phố, rồi sau vài khúc ngoặt ra tới bến cảng, gió biển quất vào mặt chúng tôi. Anh của Bob chỉ con tàu của mình cho chúng tôi, không nói gì.
Vài phút sau chúng tôi xuống tàu, anh đưa chúng tôi vào một ca-bin nhỏ.
– Hai tiếng nữa anh mới khởi hành, – anh nói. – Bọn em đừng gây tiếng động nhé.
Khi anh đã khóa cửa ca-bin Mattia sà vào vòng tay tôi không một tiếng động, ôm hôn tôi.
Nó không run nữa.
Chương 16 – Tàu Thiên Nga
Anh của Bob đi khỏi, con tàu im ắng một lúc rồi dần dần hoạt động lên. Nhiều tiếng chân vang lên trên cầu tàu, dây chão được thả xuống, ròng rọc nghiến lên kèn kẹt; tiếng dây xích cuộn vào rồi thả ra; người ta quay cái tời đứng; bánh lái rên lên và bỗng nhiên con tàu nghiêng hẳn sang bên trái rồi bắt đầu rập rình. Chúng tôi lên đường.
Lúc đầu con tàu rập rình chậm và nhẹ, chẳng bao lâu chao đảo nhanh và dữ dội; tàu như bị nhấn chìm xuống trước khi chao đảo và hàng tảng sóng biển đột ngột đánh vào sống mũi tàu và mạn phải tàu.
Mattia, giống như lần chúng tôi sang Anh, buồn nôn dữ dội.
Tôi cầm tay nó:
– Tội nghiệp Mattia quá đi mất!
– Không sao. Cậu đã được cứu thoát. – Nó nói. – Không ngờ thoát được như thế này.
Ngay lúc đó cánh cửa ca-bin mở ra:
– Nếu các em muốn lên cầu tàu, – anh của Bob nói, – thì cứ lên không nguy hiểm gì đâu.
– ở đâu đỡ ốm hơn ạ? – Mattia hỏi.
– Nằm yên trên cái ghế nằm đó.
– Cảm ơn anh, thế thì em nằm yên ở đây vậy.
– Thủy thủ sẽ mang cho bọn em chút gì ăn cho ấm bụng. – Thuyền trưởng nói.
Tôi muốn ở lại bên Mattia, nhưng nó đẩy tôi lên cầu tàu, cứ nhắc đi nhắc lại mãi:
– Không sao cả, cậu được cứu thoát rồi, tớ không sao hình dung được tớ lại thích được say sóng như thế này.
– Nếu gió cứ tiếp tục như vậy, – thuyền trưởng bảo tôi, – thì chiều tối nay ta sẽ đến Isigny sớm thôi; chiếc tàu buồm Thiên Thực này chạy thốt lắm.
Cả một ngày trên biển, có thể hơn một ngày nữa là khác!
Tuy nhiên thời gian cứ trôi, tôi lên cầu tàu chơi rồi lại xuống ca-bin, từ ca-bin lại lên cầu.tàu cho hết thì giờ. Vào một lúc nào đó, trong khi tôi nói chuyện với thuyền trưởng, anh đưa tay chỉ về phía đông-nam, tôi nhìn thấy một cái cột àu trắng in hình trên nền trời xanh nhạt.
– Barfleur đấy. – Anh bảo tôi.
Tôi lập tức chạy xuống báo tin vui này cho Mattia: thế là chúng tôi đã nhìn thấy nước Pháp; nhưng từ Barfleur đến Isigny còn xa, bởi vì còn phải đi dọc suốt bán đảo Cotentin mới vào tới Vire và Eure. Khi tàu Thiên Thực cặp bến thì đã quá muộn, thuyền trưởng mời chúng tôi ngủ lại trên tàu, sáng hôm sau chúng tôi mới chia tay nhau sau khi đã cảm ơn anh rất phải phép.
– Khi nào các em muốn trở lại Anh, – anh nói và bắt tay chúng tôi thật mạnh, – thì tàu Thiên Thực, thứ ba nào cũng từ đây đi, anh sẵn sàng chở các em.
Lên khỏi tàu buồm, việc đầu tiên chúng tôi bận tâm là đi tìm một túi lính cũ và mua hai áo sơ mi, hai đôi tất dài, một mẩu xà phòng, lược, kim chỉ, khuy áo và cuối cùng là một bản đồ nước Pháp, vì toàn bộ đồ đạc của chúng tôi để lại cả ở nhà Driscoll.

Giờ đây đã sang tới nước Pháp, chúng tôi đi đâu? Theo con đường nào?
Đó là câu hỏi khuấy động chúng tôi khi chúng tôi ra khỏi Isigny theo đường Bayeux.
– Tớ thì sang trái hay sang phải đều được, chẳng bên nào hơn bên nào, – Mattia nói, – tớ chỉ đòi hỏi một điều.
– Điều gì?
– Đi theo một dòng sông lớn hoặc sông nhỏ hoặc sông đào, bởi vì tớ có một ý như thế này.
Tôi bảo Mattia nói cho tôi nghe, nó nói tiếp:
– Hồi Arthur ốm, bà Milligan đưa nó đi chơi trên tàu, cậu gặp Arthur đang đi như thế trên tàu Thiên Nga chứ gì?
– Bây giờ nó không ốm nữa.
– Tức là nó khá hơn thôi; còn trước kia ngược lại, nó rất ốm và chỉ sống được nhờ sự chăm sóc của mẹ nó mà thôi. Cho nên tớ nghĩ là, để cho nó khỏi hẳn, bà Milligan vẫn còn đưa nó đi chơi trên tàu, trên các sông lớn, sông nhỏ, sông đào nào chở được tàu Thiên Nga; cho nên, nếu ta cứ đi theo những dòng sông lớn, những con sông nhỏ thì ta sẽ có cơ may gặp lại được tàu Thiên Nga..- Ai bảo là tàu Thiên Nga ở Pháp?
– Chẳng ai bảo cả. Tuy nhiên, vì tàu này không đi trên biển được, ta phải tin là nó còn ở Pháp. Tớ thì tớ muốn chúng ta gặp lại bà Milligan, ta không được lơ là chuyện đó.
– Nhưng còn Lise, Alexis, Benjamin, chị étiennette!
– Trên đường đi tìm bà Milligan ta sẽ gặp họ: như vậy ta phải làm sao tới được dòng chảy của một con sông hoặc một con sông đào. Ta hãy tìm trên bản đồ xem sông nào gần đây nhất.
Bản đồ được trải ra trên mặt cỏ ở đường đi, chúng tôi tìm con sông gần nhất: đó là sông Seine.
– Ta tới sông Seine. – Mattia nói.
– Sông Seine chảy qua Paris.
– Thì đã làm sao?
– ảnh hưởng lắm chứ; tớ nghe cụ Vitalis nói khi người ta muốn tìm ai, cứ đến Paris mà tìm.
Nếu cảnh sát Anh tìm tớ vì vụ ăn cắp ở nhà thờ Saint-Georges thì sao, tớ không muốn họ tìm thấy tớ vì nếu vậy việc chúng ta đi khỏi Anh chẳng hóa ra vô ích.
– Cảnh sát Anh theo tìm cậu tận bên Pháp?
– Tớ không biết, nhưng nếu thế thật thì ta không nên đi Paris.
– Ta có thể theo sông Seine đến ngoại ô Paris thôi, ta không vào Paris mà đến chỗ xa hơn vả lại cứ đi theo nó là được chứ gì. Tớ, tớ cũng chẳng muốn gặp lại Garifoli.
– Có lẽ.
– Thế thì ta cứ làm như vậy, ta sẽ hỏi thăm các thủy thủ đường sông, những người kéo thuyền, và vì tàu Thiên Nga không giống với những con tàu khác, nếu nó chạy qua sông Seine thì người ta phải nhìn thấy chứ; ta mà không tìm thấy nó ở đó thì lại tìm trên sông Loire, sông Garonne, trên tất cả các con sông của nước Pháp, cuối cùng thế nào cũng tìm thấy.
Tôi không có gì phản đối ý kiến này; thế là chúng tôi quyết định tiếp cận dòng chảy của sông Seine rồi cứ đi dọc theo sông, ngược dòng lên phía thượng nguồn.
Sau khi nghĩ đến bản thân mình, đã đến lúc chúng tôi lo đến Capi, nhuộm vàng như thế nó đâu còn là Capi nữa. Chúng tôi mua xà phòng mềm, tới con sông nhỏ đầu tiên đem nó ra chà xát thật mạnh. Nhưng thuốc nhuộm của Bob thuộc loại hảo hạng, phải tắm rất nhiều lần, chà xà phòng thật kỹ trong nhiều tuần nhiều tháng Capi mới trở lại màu bẩm sinh của nó được..May thay, Normandie là xứ sở của nước cho nên ngày nào chúng tôi cũng có thể tắm cho nó.
Qua Bayeux, Caen, Pont-l’évêque và Pont-Aude-mer, chúng tôi tiếp cận sông Seine ở Bouille.
Khi mà, từ trên những ngọn đồi cao phủ rừng và ở chỗ rẽ của một con đường râm mát, Mattia đột nhiên nhìn thấy sông Seine vạch một đường cong lớn ở giữa nơi chúng tôi đang đứng rồi sau đó thong thả đưa dòng nước êm đềm và mạnh mẽ của mình đi đây đi đó, dòng nước trên phủ đầy tàu buồm trắng và những con tàu chạy bằng hơi nước khói bay lên đến tận chỗ chúng tôi, nó tuyên bố lại có cảm tình với nước trở lại và hiểu được vì sao người ta sung sướng được thả mình theo dòng sông êm đềm này giữa những đồng cỏ tươi xanh, những cánh đồng được trồng trọt màu mỡ và những khu rừng tối thẫm.
– Chắc chắn bà Milligan đưa Arthur đi chơi trên sông Seine rồi. – Mattia bảo tôi.
– Ta sẽ biết ngay thôi khi hỏi chuyện những người trong làng ở dưới kia.
Lúc đó tôi chưa biết hỏi chuyện những người Normandie khó thế nào.
– Các cậu hỏi một con tàu từ Havre hay từ Rouen tới? Nó là tàu hay là thuyền nhỏ? Hay đò con, hay sà lan, hay xuồng?
Khi đã trả lời kỹ tất cả những câu hỏi họ đặt ra cho chúng tôi, chúng tôi mới hơi chắc chắn tàu Thiên Nga chưa bao giờ tới La Bouille hoặc nếu có đi qua, thì là đi qua vào ban đêm nên không ai nhìn thấy.
Từ La Bouille chúng tôi đi Rouen, ở đây sự tìm kiếm của chúng tôi không đem lại kết quả nào khả quan hơn; ở Elbeuf người ta cũng không thể nói gì với chúng tôi về tàu Thiên Nga; đến Poses, nơi có nhiều cống, nhiều tàu bè đi qua, cũng thế.
Nhưng chúng tôi không nản, vẫn tiến tới, liên tục hỏi thăm: chẳng đem lại hy vọng gì lớn lao, bởi vì tàu Thiên Nga không thể bắt đầu khởi hành từ một điểm giữa chừng được. Bà Milligan và Arthur phải lên tàu ở Quillebeuf hoặc Caudebec, thế thì mới có thể hiểu được, hoặc tốt hơn là ở Rouen; nhưng vì không tìm thấy dấu vết cuộc hành trình của họ, chúng tôi đành phải đi Paris, hoặc xa hơn Paris.
Vì chúng tôi không phải chỉ có đi, mà còn phải kiếm sống hàng ngày, nên mất năm tuần chúng tôi mới từ Isigny đến được Charenton.
Đến đây một câu hỏi được đặt ra: chúng tôi cứ đi theo sông Seine, hay đi theo sông Marne?
Tôi luôn tự hỏi khi nghiên cứu bản đồ..May mắn thay đến Charenton chúng tôi không phải ngân ngừ gì nữa vì hỏi một cái người ta trả lời ngay là lần đầu tiên họ nhìn thấy một cái tàu giống tàu Thiên Nga; đó là một cái tàu chỉ để đi du ngoạn có một cái hiên.
Mattia sung sướng quá nhảy một điệu ngay trên kè sông rồi cầm cây vĩ cầm điên cuồng chơi một hành khúc chiến thắng.
Trong lúc đó tôi tiếp tục hỏi một thủy thủ đường sông nhiệt tình trả lời tôi; không còn nghi ngờ gì nữa đúng là tàu Thiên Nga rồi; nó đi qua Charenton cách đây hai tháng ngược dòng sông Seine.
Như vậy nó đi trước chúng tôi quá lâu.
Nhưng cần gì! Cuối cùng theo kịp nó là được.
Thời gian không còn là vấn đề gì nữa; điều chủ yếu, tuyệt vời nhất, kỳ lạ nhất, là tìm thấy tàu Thiên Nga.
– Ai có lý nào? – Mattia kêu lên.
Chúng tôi không cần dừng lại hỏi thăm tin tức nữa, tàu Thiên Nga ở đằng trước chúng tôi; chỉ việc đi theo sông Seine.
Nhưng ở Moret, con sông Loing đổ vào sông Seine thành ra đến đấy lại phải hỏi những câu hỏi của chúng tôi; người ta nói tàu Thiên Nga tiếp tục ngược dòng sông Seine.
Tới Montereau, lại phải hỏi nữa. Lần này tàu Thiên Nga bỏ sông Seine đi vào sông Yonne; tàu rời Montereau đã hai tháng, trên tàu có một bà quý phái trẻ tuổi người Anh và một cậu con trai luôn nằm duỗi thẳng trên giường.
Trong khi đi theo tàu Thiên Nga như vậy chúng tôi tới gần Lise, tim tôi đập mạnh khi tự hỏi trong khi nghiên cứu bản đồ: sau Joigny, bà Milligan chọn sông đào Bourgogne hay sông đào Nivernais?
Chúng tôi tới chỗ hợp lưu của hai con sông Yonne và Armencon; tàu Thiên Nga tiếp tục đi ngược dòng sông Yonne: chúng tôi sẽ đi qua Dreuzy và gặp Lise. Em sẽ nói cho chúng tôi biết về bà Milligan và Arthur.
Suốt từ khi chạy theo tàu Thiên Nga chúng tôi chẳng mất thì giờ mấy cho biểu diễn nữa, Capi không sao hiểu được tại sao chúng tôi lại vội vã như thế.
– Nhanh lên, – Mattia nói, – đuổi cho kịp tàu Thiên Nga.
Đến tối không bao giờ chúng tôi phàn nàn vì mệt mỏi dù đoạn đường đi có xa đến đâu.chăng nữa; ngược lại chúng tôi thỏa thuận mai lại ra đi từ sáng sớm.
– Đánh thức tớ nhé. – Mattia bảo, xưa nay nó vốn thích ngủ. Và mỗi khi tôi đánh thức nó bao giờ nó cũng vùng dậy rất nhanh.
Thỉnh thoảng nó tỏ ra rất tham ăn.
– Tớ chỉ mong bà Milligan vẫn còn cô bếp làm bánh kem mứt rất ngon cho cậu ấy, – nó nói, – chắc là ngon lắm, bánh kem mứt mơ ấy.
– Cậu chưa ăn bao giờ à?
– Tớ đã ăn bánh kẹp mứt táo nhưng chưa ăn bánh kem mứt mơ, mới nhìn thấy thôi. Những thứ nho nhỏ trăng trắng gắn vào mứt là cái gì ấy nhỉ?
– Hạnh nhân đấy.
– ôi!
Và Mattia há miệng như thể đang nuốt cả một cái bánh kem mứt mơ.
Vì sông Yonne có rất nhiều đoạn quanh co giữa Joigny và Auxerre mà chúng tôi thì đi theo đường cái, cho nên chúng tôi được lợi một số thời gian so với tàu Thiên Nga, nhưng từ Auxerre trở đi thì hết khả năng này bởi vì tàu Thiên Nga, theo sông đào Nivernais, chạy rất nhanh trên làn nước yên tĩnh.
Cứ đến mỗi cái cống chúng tôi lại thu nhập thêm tin tức, vì trên sông đào ít tàu bè qua lại ai cũng để ý đến con tàu trông rất ít giống các con tàu khác này.
Không những người ta nói về tàu Thiên Nga với chúng tôi mà con nói tới bà Milligan “một phu nhân người Anh rất tốt” và về Arthur “một cậu bé hầu như lúc nào cũng nằm trên cái giường đặt trên cầu tàu, dưới một cái hiên phủ đầy cây lá và đầy hoa, nhưng thỉnh thoảng cậu ta cũng đứng dậy.” Vậy là Arthur có khá hơn.
Chúng tôi tới gần Dreuzy; còn hai ngày, rồi một ngày, rồi vài giờ.
Cuối cùng chúng tôi nhận ra khu rừng mùa thu năm ngoái đã đi chơi với Lise, cả cái cống, cả căn nhà nhỏ của bà Catherine.
Tuy chẳng ai nói với ai câu nào nhưng cả hai chúng tôi, tôi và Mattia cùng đồng lòng rảo bước, chúng tôi không đi nữa mà chạy, Capi chạy lên trước để báo cho Lise là chúng tôi đã đến; em sẽ ra đón chúng tôi.
Tuy nhiên chúng tôi không trông thấy Lise ra khỏi nhà, chính Capi chạy ra như bị người ta đuổi..Theo bản năng cả hai chúng tôi dừng ngay lại và tự hỏi thế là nghĩa thế nào, có chuyện gì đã xảy ra? Sau đó chúng tôi tiếp tục đi không ai thốt lên được lời nào.
Capi trở lại chỗ chúng tôi, tiu nghỉu tiến sau chúng tôi. Một người đàn ông đang vặn cái van ở cửa cống, không phải chú của Lise. Chúng tôi đi tới tận nhà; một người đàn bà mà chúng tôi không quen đang đi đi lại lại trong bếp.
– Thưa, chúng tôi hỏi bà Suriot ạ. – Chúng tôi hỏi bà.
Bà ta nhìn chúng tôi một chặp trước khi trả lời, tựa như chúng tôi đã đưa ra một câu hỏi ngớ ngẩn.
– Bà ấy không ở đây nữa. – Cuối cùng bà ta đáp.
– Thế bà ấy ở đâu ạ?
– ở Ai Cập Tôi và Mattia nhìn nhau, sững sờ. ở Ai Cập.
Thực ra chúng tôi cũng không biết nước này ở chỗ nào nhưng mơ hồ nghĩ rằng nó ở rất xa, bên kia biển cả.
– Bà có biết em Lise không ạ?
– Biết chứ! Nó đi theo tàu một bà người Anh rồi.
Lise trên tàu Thiên Nga! Chúng tôi nằm mơ chăng?
Người đàn bà trả lời chúng tôi là chúng tôi đang ở trong thực tế hiển nhiên.

– Cậu là Rémi chăng? – Bà hỏi tôi.
– Vâng.
– Khi ông Suriot chết đuối… – Bà bảo chúng tôi.
– Chết đuối!
– Chết đuối trong cửa cống ấy! à, các cậu không biết đấy thôi, sinh ư nghệ tử ư nghệ mà!
Lúc ông Suriot chết đuối, Catherine lúng túng lắm. Nhưng biết làm thế nào? Tiền thiếu thì làm sao tạo ra một sớm một chiều được. Một bà trước đây Catherine ở làm vú em, cho Catherine một chỗ dạy các con bà ở Ai Cập. Catherine không biết làm thế nào vì vướng Lise. Thế là một buổi chiều kia có một phu nhân người Anh đưa đứa con trai ốm đi chơi trên thuyền dừng lại nơi cửa cống. Họ nói chuyện với nhau, bà phu nhân đang tìm một đứa trẻ để chơi với con bà, bèn nhận nuôi Lise hứa trông nom em và chữa cho em khỏi bệnh. Bà phu nhân tốt quá.
Catherine đồng ý. Lise lên tàu, Catherine đi Ai Cập. Chồng tôi thay thế ông Suriot. Trước khi.đi, Lise yêu cầu dì mình giải thích cho tôi để tôi nói lại với cậu khi cậu đến thăm nó. Sự tình là như thế.
Tôi ngớ cả người không tìm được lời nào mà nói, nhưng Mattia vẫn tỉnh táo.
– Vậy thế sau đó bà người Anh đi đâu ạ? -Nó hỏi.
– Đi miền Nam nước Pháp hoặc Thụy Sĩ; bà người Anh nói sẽ viết thư, cho tôi địa chỉ nhưng chưa thấy.
Trong khi tôi vẫn còn sững sờ thì Mattia làm một điều mà tôi không nghĩ tới, nó nói ngay:
– Cảm ơn bà.
Chúng tôi lại đi theo tàu Thiên Nga không chậm trễ. Chúng tôi chỉ dừng lại để ngủ và để kiếm vài đồng xu.
Tới Decize, nơi sông đào Nivernai đổ vào sông Loire, chúng tôi hỏi thăm tin tức tàu Thiên Nga thì được biết nó đi theo con sông đào ở bên, chúng tôi cứ theo con sông đào đó đi Digoin, rồi sau đó theo con sông đào ở chính giữa mà tới Chalon.
Bản đồ của tôi chỉ ra rằng, nếu từ Charolles chúng tôi đi thẳng đến Mâcon thì sẽ khỏi phải đi vòng trong nhiều ngày, nhưng quyết định đó quá liều lĩnh cả tôi và Mattia đều không muốn theo, ngộ nhỡ tàu Thiên Nga dừng ở dọc đường thì chúng tôi đâm ra vượt qua nó, rồi lại phải quay trở lại.
Thế là chúng tôi xuống sông Saône từ đoạn Chalon đi Lyon.
Giữa những chiếc tàu qua lại trên sông Rhône và sông Saône, có lẽ tàu Thiên Nga đã đi qua mà không ai thấy. Chúng tôi hỏi các thủy thủ, những người chở thuyền và tất cả những ai sống trên kè sông, cuối cùng chúng tôi tin chắc bà Milligan đã tới Thụy Sĩ, do đó chúng tôi theo sông Rhône mà đi.
Tới Seyssel chúng tôi đi xuống bờ sông; thật ngạc nhiên biết bao khi từ xa tôi đã nhận ra tàu Thiên Nga.
Chúng tôi bắt đầu chạy, đúng tàu Thiên Nga rồi, tuy nhiên trông nó như một chiếc tàu không có người; nó được thả neo một cách chắc chắn đằng sau một cái cừ bảo vệ nó. Trên tàu các cửa đóng kín cả.
Chuyện gì xảy ra vậy? Có gì xảy đến với Arthur không? Với Lise không?.Chúng tôi dừng chân, tim nghẹt lại vì lo lắng.
Có một người đứng gần đó, chúng tôi hỏi ông ta. Đó chính là người trông coi tàu Thiên Nga.
– Bà người Anh ở trên tàu với một cậu con trai ốm và một cô bé câm đang ở Thụy Sĩ. Bà bỏ con tàu lại vì tàu không ngược sông Rhône lên xa hơn được. Bà phu nhân đi xe ngựa với hai đứa trẻ con và một bà giúp việc; các đầy tớ khác đi sau cùng với hành lý; mùa thu bà mới trở lại lấy tàu Thiên Nga, sẽ theo sông Rhône xuống tận dưới biển và qua mùa đông ở miền Nam nước Pháp.
Chúng tôi lại thở được. Tốt đẹp cả thôi.
– Vậy thế bây giờ bà phu nhân ở đâu ạ?
– Bà thuê một ngôi nhà nghỉ bên bờ hồ Genève, mạn Vevey ấy, nhưng tôi không biết rõ ở chỗ nào.
Lên đường đi Vevey ngay!
Bốn ngày sau khi rời Seyssel chúng tôi bắt đầu tìm quanh khu Vevey giữa biết bao biệt thự trải dài duyên dáng suốt từ cái hồ nước xanh trong tới những sườn núi phủ xanh lá cây rừng để xem bà Milligan, Arthur và Lise ở trong cái biệt thự nào. Thế là cuối cùng chúng tôi đã đến nơi, vừa vặn còn có ba xu trong túi và giày đã vẹt hẳn gót.
Tốt nhất là đích thân chúng tôi phải tìm và đi thăm tất cả những ngôi nhà mà người ngoại quốc có thể cư trú; thực tế điều này không lấy gì làm khó, chúng tôi chỉ việc biểu diễn các tiết mục của chúng tôi trong tất cả các phố.
Chỉ một ngày chúng tôi đã đi khắp Vevey và thu được khá nhiều tiền.
Ngày hôm sau chúng tôi tiếp tục tìm kiếm ở vùng ngoại vi Vevey, chúng tôi chơi đàn trước cửa sổ những ngôi nhà mặt ngoài đẹp một chút; nhưng đến tối chúng tôi lại ra về như hôm trước; ấy thế mà chúng tôi đã đi suốt từ hồ lên tận trên núi lại từ trên núi xuống hồ, nhìn quanh nhìn quất, chốc chốc lại hỏi thăm những người mà chúng tôi cho là sẵn sàng nghe và sẵn sàng trả lời.
Ngày hôm đó người ta cho chúng tôi hai tin vui hụt khi trả lời là tuy không biết tên nhưng họ biết rõ bà phu nhân mà chúng tôi nói tới.
Một lần họ chỉ cho chúng tôi tới một nhà nghỉ giữa lưng chừng núi, lần kia họ khẳng định bà ta ở bên bờ hồ. Đúng là hai bà người Anh thật, nhưng không phải bà Milligan..Một buổi chiều, chúng tôi biểu diễn hòa nhạc giữa phố, trước mặt chỉ có một cái cổng sắt mà chúng tôi chủ ý hát vọng vào đó, sau lưng chúng tôi là một bức tường, chúng tôi không quan tâm.
Tôi hát đến đinh tai nhức óc đoạn đầu bài ca của tôi về Na-pô-li và đang chuẩn bị hát tiếp sang đoạn sau thì bỗng nhiên chúng tôi nghe thấy ở đằng sau, bên kia bức tường, một tiếng kêu; rồi có ai đó hát lên đoạn hai của bài hát bằng một giọng yếu ớt và nghe rất lạ tai:
Giọng ai thế nhỉ?
– Arthur chăng? – Mattia hỏi.
Không, không phải Arthur.
Không thể chịu đựng nổi nữa, tôi kêu lên:
– Ai hát đó nhỉ?
Và giọng kia trả lời:
– Rémi!
Tên tôi thay cho câu trả lời! Tôi và Mattia nhìn nhau sững sờ. Chúng tôi cứ đứng ngây ra như vậy trước mặt nhau. Tôi bỗng thấy đằng sau Mattia, ở đầu bức tường, phía trên một hàng giậu thấp có chiếc mùi-xoa trắng vẫy vẫy trong gió; chúng tôi chạy lại phía đó.
Chỉ mãi tới khi chạy tới hàng giậu chúng tôi mới biết cánh tay vẫy cái khăn đó là tay ai:
– Lise!
Cuối cùng, chúng tôi đã tìm thấy em, cùng với em sẽ là bà Milligan và Arthur.
Nhưng ai đã hát mới được chứ? Đó là câu hỏi mà cả hai chúng tôi, Mattia và tôi cùng đồng thời hỏi em, ngay khi chúng tôi đã tìm ra lời để nói.
– Em chứ ai. – Lise nói.
Lise hát! Lise nói!
Đành rằng trước đây đã bao lần tôi nghe nói một ngày kia Lise sẽ trở lại nói được rất có thể là nhờ một xúc động thật mạnh; tôi vẫn không sao tin được điều đó xảy ra.
ấy thế mà điều đó lại thực hiện được đấy; em đã nói được; phép thần đã hoàn thành; và chính là nhờ nghe tôi hát, thấy lại tôi trở về với em trong khi tưởng đã mất tôi vĩnh viễn em đã có cái xúc động thật mạnh đó!
Chỉ với ý nghĩ đó bản thân tôi cũng xúc động dữ dội đến nỗi tôi phải nắm vào một cành cây bên hàng giậu.
Nhưng không thể buông xuôi theo những cảm xúc đó mãi:.- Bà Milligan đâu, – tôi hỏi, – Arthur đâu?
Lise mấp máy môi để nói nhưng chỉ bật ra được những tiếng bập bẹ không đâu vào đâu.
Thế là em lại dùng tay để diễn đạt ý mình cho nhanh.
Mắt tôi theo dõi ngôn ngữ đó của em đồng thời tôi trông thấy ở xa xa tận cuối vườn một người đầy tớ đang đẩy một cái xe dài. Trên xe có Arthur nằm duỗi thẳng, phía sau là mẹ nó và… tôi cúi hẳn người xuống để xem cho rõ… và ông James Milligan; ngay lập tức tôi ngồi sụp xuống sau hàng giậu và vội vàng bảo Mattia cũng làm như thế. Không nghĩ ra James Milligan không biết mặt Mattia.
Giây phút hoảng hốt đã qua, tôi hiểu rằng Lise sẽ sững sờ khi thấy chúng tôi biến mất. Tôi hơi nhỏm người lên một chút khe khẽ bảo em:
– Không thể để James Milligan trông thấy anh được, hắn sẽ làm anh phải trở lại bên Anh mất.
Em giơ hai cánh tay lên sợ hãi.
– Em cứ đứng yên, – tôi tiếp tục nói, – đừng nói gì về bọn anh cả; chín giờ sáng mai, bọn anh sẽ trở lại chỗ này; cố gắng chỉ có một mình thôi nhé, bây giờ em đi đi.
Đồng thời chúng tôi ẩn mình sau bức tường.
– Cậu ạ, – Mattia bảo tôi, – tớ phải đi gặp bà Milligan ngay để nói với bà… tất cả những gì chúng mình biết. James Milligan đã thấy mặt tớ bao giờ đâu, hắn không thể liên hệ tới cậu và gia đình Driscoll được. Bà Milligan sẽ quyết định chúng ta phải làm gì.
Tôi chờ rất lâu mới thấy Mattia trở lại có bà James Milligan đi cùng. Tôi chạy tới, bà đưa tay ra, tôi cầm lấy tay bà mà hôn; nhưng bà ôm lấy tôi, và cúi xuống dịu dàng hôn tôi trên trán.
– Con ạ, – bà nói mắt không rời tôi, – bạn con đưa đến cho ta những tin rất quan trọng; con hãy kể cho ta nghe con tới gia đình Driscoll như thế nào và chuyến tới thăm của James Mil-ligan ra sao.
Tôi thuật lại những điều được hỏi.
– Tất cả những điều này đối với con có ý nghĩa cực kỳ trọng đại. Kể từ ngày hôm nay con và bạn con phải từ bỏ ngay cuộc đời khổ cực này. Trong hai giờ nữa các con hãy đến Territet, khách sạn núi Alpes, ta sẽ gửi người tin cậy đến giữ chỗ trước; chúng ta sẽ gặp nhau ở đó vì ta buộc phải xa các con bây giờ..Bà lại ôm hôn tôi và đưa tay cho Mattia bắt, rồi nhanh chóng rời chân.
Ngày hôm sau bà Milligan tới thăm chúng tôi; đi theo bà là một người thợ may và một bà chuyên trách đồ vải họ đo người chúng tôi để may quần áo, may áo sơ mi.
Suốt bốn ngày liền ngày nào bà cũng đến.
Ngày thứ năm thì bà phục vụ mà tôi đã gặp trên tàu Thiên Nga tới chỗ chúng tôi mà không phải là bà Milligan. Bà phục vụ nói là bà Milligan chờ chúng tôi ở chỗ bà và bà ta đưa chúng tôi đi.
Arthur chìa tay cho tôi; tôi chạy tới chỗ nó, tôi ôm hôn Lise, nhưng bà Milligan ôm hôn tôi.
– Cuối cùng, – bà nói, – đã đến lúc con có thể trở về đúng chỗ của con được rồi.
Tôi trông thấy má Barberin đi vào tay ôm một nắm quần áo trẻ con.
Trong khi tôi ôm hôn má, bà Milligan ra lệnh gì đó ột người đày tớ, tôi chỉ nghe thấy tên James Milligan, tên này làm mặt tôi xanh đi vì sợ.
– Không việc gì phải sợ cả con ạ. – Bà Mil-ligan dịu dàng bảo tôi. – ngược lại, con lại gần ta đây.
Ngay lúc đó cửa phòng khách mở ra trước mặt James Milligan, hắn nhìn thấy tôi.
Bà Milligan không để hắn có thì giờ nói.
– Tôi mời chú đến để giới thiệu với chú con trai cả của tôi mà tôi hạnh phúc đã tìm thấy cháu, chính chú cũng biết cháu phải không, ở nhà cái tên đã ăn cắp cháu ấy, chú đến để hỏi thăm hắn về tình hình sức khỏe của cháu, có phải không nào?
– Thế nghĩa là thế nào?… – James Milligan nói, mặt biến sắc.
– … Tên ấy, ngày hôm nay đang ngồi tù về tội ăn cắp trong một nhà thờ, đã thú nhận tất cả..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.