Bạn đang đọc Không gia đình: Chương 13 + 14
Chương 13 – Tìm kiếm
Tôi bắt đầu ngày hôm sau bằng việc viết thư á Barberin kể về những gì mình biết, việc này không phải nhỏ. Chẳng nhẽ khô khan bảo má là chồng má đã chết?
Cuối cùng tốt xấu gì chăng nữa thì tôi cũng viết xong bức thư nhắc đi nhắc lại niềm yêu thương không gì thay đổi của tôi đối với má.
Tôi đề nghị má cho tôi hay nếu như gia đình tôi có viết thư hỏi tin tức ông Barberin, nếu người ta cho địa chỉ thì má chuyển cho tôi.
Bốn ngày sau tôi nhận được thư má Barberin nhờ người viết cho tôi.
Má cho tôi biết má đã được báo trước về cái chết của ông chồng, trước đây ít lâu má có nhận được một bức thư của ông ta. Má nghĩ bức thư này có ích cho tôi nên gửi cho tôi, thư có những chỉ dẫn về gia đình tôi.
– Nhanh lên, Mattia, ta cùng đọc nào..Tay tôi run lên, tim tôi thắt lại khi đọc bức thư đó.
Nhà nó yêu quý của tôi, Tôi đang nằm bệnh viện, ốm lắm khó lòng còn dậy được. Tôi muốn nói rằng nếu như tôi không qua khỏi thì nhà viết cho Hãng Greth và Galley, Quảng trường Green, Lincohn’s lnn, Londres, đó là những người của Hãng Luật có nhiệm vụ đi tìm Rémi. Nhà nó bảo họ là chỉ có nhà mới có thể cho được tin tức đứa bé và cẩn thận bắt họ phải trả tiền vì những tin tức này.
Tiền này phải được dùng để làm nhà nó sung sướng trong tuổi già. Nhà nó sẽ biết Rémi ra sao khi viết thư cho ông Acquin, vốn làm nghề làm vườn nay bị giam trong nhà tù Clichy ở Paris.
Tôi đã gặp ông này. Hãy nhờ ông mục sư viết tất cả mọi thư từ vì trường hợp này không thể tin ai được. Đừng làm gì cả trước khi biết tôi không còn sống nữa. ạm hôn nhà nó lần cuối cùng.
Barberin Tôi chưa kịp đọc đến chữ cuối của bức thư thì Mattia đã nhảy dựng lên:
– Tiến về Londres!
Tôi vẫn đang còn ngạc nhiên vì những gì đã đọc thành ra cứ nhìn Mattia chẳng hiểu gì cả.
– Bởi vì thư của má Barberin bảo là những người hành nghề luật Anh chịu trách nhiệm đi tìm cậu, điều đó có nghĩa cha mẹ cậu là người Anh. Phải đi sang Anh, đó là cách tốt nhất để gần lại cha mẹ cậu. Ta có đủ tiền làm cuộc hành trình. Ta sẽ xuống tàu ở Boulogne, tàu đưa ta tới Londres. Không tốn kém lắm đâu.
– Thế thì ta đi. – Tôi bảo.
Chỉ trong hai phút chúng tôi gài xong túi, xuống nhà chuẩn bị đi. Tôi không muốn đi khỏi Paris mà không thăm cha Acquin và cho ông biết những tin tức trên.
Ông rất mừng biết tôi sắp tìm lại được gia đình.
– Mong sớm gặp lại con, con trai ạ, may mắn nhé! Nhớ viết thư cho cha.
Chúng tôi mất tám ngày để đi từ Paris đến Boulogne vì dọc đường còn dừng lại đôi chút ở những thành phố chính làm vài cuộc biểu diễn.
Tới Boulogne trong túi chúng tôi có hơn ba mươi phrăng, có nghĩa nhiều hơn số tiền cần chi cho đi tàu.
Tàu đi Londres khởi hành bốn giờ sáng hôm sau, ba giờ rưỡi chúng tôi đã lên tàu và cố gắng.ngồi sao cho thật ổn sau một đống thùng che chúng tôi khỏi làn gió bấc lạnh lẽo và ẩm thấp.
Dưới ánh sáng của mấy cái đèn tỏa khói, chúng tôi nhìn thấy người ta chất hàng lên tàu:
ròng rọc nghiến lên ken két, những chiếc thùng thả xuống hầm tàu kêu răng rắc, các thủy thủ thỉnh thoảng lại văng ra mấy tiếng khàn khàn; nhưng bao trùm lên hết thảy mọi ồn ào là tiếng lạo xạo của hơi nước thoát ra từ đầu máy từng đám trắng nho nhỏ một. Một hồi chuông gióng lên từng tiếng một, thừng chão rơi xuống nước, chúng tôi lên đường.
Sau một cuộc hành trình trên biển với sóng cả chưa từng thấy, qua đó Mattia đã hiểu thế nào là say sóng, chúng tôi vào tới những làn nước êm ả của sông Tamise và đến Londres.
Chúng tôi lên khỏi tàu. Thành phố chìm ngập trong một làn sương mù dày đặc, phố xá tối tăm lầy lội đầy những xe cộ. Chúng tôi cứ đi tới, chốc chốc lại hỏi đường những người qua lại mà mình gặp. Chúng tôi lạc vào một đám phố xá chằng chịt toàn những phố nhỏ yên tĩnh.
Trong khi Mattia hỏi đường một cái bóng đi qua thì tôi dừng lại, tôi không thở được nữa và tôi run lên.
Rồi chúng tôi lại tiếp tục đi, cuối cùng dừng lại trước một cái biển đồng trên đó đọc được những chữ sau đây: Greth và Galley.
Mattia tiến lên giật chuông, nhưng tôi ngăn tay nó lại:
– Từ từ đã, để tớ lấy lại can đảm đã.
Một lúc sau, nó giật chuông, chúng tôi bước vào một căn phòng có hai ba người đang ngồi viết dưới ánh sáng của nhiều cây đèn ga.
Mattia ngỏ lời với một trong mấy người này.
Tên Barberin gây được tác dụng nhanh chóng:
người ta đưa chúng tôi vào một gian phòng đầy sách và giấy tờ, có một ông ngồi trước cái bàn giấy, một ông khác mặc áo dài và đeo tóc giả đang nói chuyện với ông ta.
Người đưa chúng tôi vào giải thích vài lời ngắn gọn cho ông ta biết chúng tôi là ai.
– Ai là người trong hai cậu đã được Barberin nuôi? – ông ngồi trước bàn giấy hỏi bằng tiếng Pháp.
Tôi tiến lên một bước:
– Thưa ông, tôi ạ.
– Barberin đâu?
– ông ấy chết rồi ạ..Tôi kể lại tóm tắt vì sao tìm đến các ông đây. Tôi rất sốt ruột đến lượt mình đặt ra các câu hỏi nhất là một câu đang cháy bỏng trên môi tôi, nhưng không sao có thì giờ. Đầu tiên phải kể lại tôi đã được Barberin nuôi như thế nào, bị bán cho cụ Vitalis ra sao, rồi được gia đình Acquin đón nhận ra sao, sau đó lại bị vứt ra đường trôi nổi trong cuộc đời như thế nào.
Ông ta ghi chép lại hết và nhìn tôi với vẻ mặt khiến tôi đâm lúng túng; phải nói khuôn mặt ông ta rắn đanh lại, cái cười nom có cái gì bẩn thỉu bên trong.
– Thưa ông gia đình tôi sống ở Anh ạ?
– Nhất định rồi, ở Anh, ít nhất là trong lúc này. Tôi sẽ cho người dẫn cậu đi.
Ông ta bấm chuông. Cửa mở ra.
– à! Tôi quên, ông kia nói, họ của cậu là Dricsoll, tên họ cha cậu là như thế.
Mặc dầu khuôn mặt ông ta trông rất khó chịu tôi những muốn nhảy lên bá cổ ông ta nếu ông ta để tôi có thì giờ; nhưnh ông ta đã lấy tay chỉ chúng tôi ra cửa.
Người thư ký đưa chúng tôi đến nhà cha mẹ tôi là một gã đàn ông bé nhỏ đã già trông quắt queo, mặt mũi nhăn nheo, mặc bộ quần áo đen đã sờn và lên nước bóng loáng, thắt cà-vạt trắng.
Lão ta nhìn chúng tôi và cứ “sịt, sịt” với chúng tôi như sịt chó vậy, có ý bảo chúng tôi đi theo lão. Không mấy chốc chúng tôi đi sang một phố lớn xe cộ chen chúc nhau, lão dừng một chiếc xe lại và cho chúng tôi lên xe. Lão bắt chuyện với người đánh xe. Rất nhiều lần từ Bethnal Green được nhắc tới, tôi cho rằng đó là tên khu cha mẹ tôi ở. Tôi biết green tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lá cây, tôi hình dung khu này hẳn phải trồng nhiều cây to đẹp, tôi thấy dễ chịu quá. Chắc nó không giống những phố xá bẩn thỉu ở Londres mà chúng tôi vừa đi qua để tới nơi này.
Xe lăn bánh khá nhanh trong các phố rộng, sau đó vào các phố hẹp, rồi lại tới các phố rộng, nhưng không trông thấy gì ở chung quanh cả do sương mù bao phủ chúng tôi một màu mờ đục.
Trời bắt đầu lạnh, tuy thế chúng tôi cảm thấy khó thở. Tôi nói chúng tôi có nghĩa Mattia và tôi, vì lão dẫn đường ngược lại tỏ ra rất thoải mái, lão thở mạnh, miệng há ra rồi hít vào thật mạnh, như thể vội vã tích lấy một lượng không khí lớn trong phổi lão..Tuy tôi phát sốt lên vì xúc động khi nghĩ tới chỉ chốc nữa đây sắp được ôm hôn cha mẹ, anh chị tôi, tôi rất muốn trông thấy cái thành phố mình đang đi qua. Chẳng phải nó là thành phố của tôi, tổ quốc của tôi hay sao?
Nhưng cho dù có mở to mắt đến mấy tôi cũng chẳng nhìn thấy gì hoặc hầu như không nhìn thấy gì ngoài làn ánh sáng đỏ cạch của ga cháy trong sương mù như một đám mây khói dày đặc; chỉ mờ mờ thấy được những chiếc đèn của xe ngựa đi ngược lại phía chúng tôi, thỉnh thoảng xe chúng tôi phải đứng sững lại sợ đâm vào người đi đường.
Chúng tôi đi khỏi Greth và Galley đã lâu, điều này khẳng định cha mẹ tôi sống ở miền quê.
Nhưng đáng lẽ đi vào vùng nông thôn thì chúng tôi lại đi vào những con phố càng hẹp hơn, chúng tôi nghe thấy tiếng còi đầu máy xe lửa. Bùn trong phố tràn cả vào trong xe, bắn từng mảng đen lên tận chúng tôi; một mùi nhạt nhạt bao trùm lấy chúng tôi từ đã khá lâu chứng tỏ chúng tôi đang ở trong một khu tồi tàn, có lẽ khu cuối cùng trước khi ra tới đồng cỏ của Bethnal Green. Tôi có cảm giác chúng tôi quay trở lại, thỉnh thoảng người đánh xe lại cho xe đi chậm lại tựa như không rõ mình ở chỗ nào. Bỗng nhiên ông ta dừng xe hẳn lại và lỗ nhìn ra ngoài xe mở ra.
Lúc này chúng tôi tranh luận với nhau. Mat-tia bảo tôi nó hiểu rằng lão dẫn đường không muốn đi xa hơn vào khu trộm cắp này nữa.
Cuối cùng lão thư ký cho tiền người đánh xe, lão xuống xe và một lần nữa lại “sịt, sịt” chúng tôi, rõ ràng là đến lượt chúng tôi cũng phải xuống.
Chúng tôi ở trong một con phố đầy bùn giữa sương mù. Lão dẫn đường gọi một người qua đường lại hỏi: chẳng khó khăn gì chúng tôi hiểu là lão hỏi đường.
Tôi quá bối rối đến nỗi không hiểu làm thế nào mà chúng tôi lại đứng trong một căn buồng rộng được chiếu sáng bởi một cái đèn và một ngọn lửa bằng than đốt.
Trước ngọn lửa là một ông cụ già ngồi im như một pho tượng, râu bạc trắng, đầu đội một chiếc mũ trùm đầu màu đen. Một người đàn ông và một người đàn bà ngồi đối diện với nhau qua một cái bàn, người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi mặc bộ đồ nhung màu xám mặt mũi thông.minh nhưng đanh lại; người đàn bà kém độ năm sáu tuổi tóc vàng rủ xuống một chiếc khăn san kẻ ô đen trắng buộc chéo trước ngực, mắt không có tí thần nào, khuôn mặt chỉ lộ ra vẻ lãnh đạm và vô cảm. Trong phòng còn có bốn đứa trẻ, hai đứa con trai hai đứa con gái tóc đều vàng như mẹ; đứa lớn nhất khoảng mười một mười hai tuổi; đứa bé nhất chưa đến ba tuổi.
Chỉ một cái liếc mắt tôi nhìn thấy toàn bộ quang cảnh, trong khi lão thư ký già dẫn đường cho chúng tôi lên tiếng nói chuyện.
Mọi con mắt liền đổ dồn về phía Mattia và tôi, kể cả cụ già bất động, riêng đứa con gái bé tí thì chú ý đến Capi.
– Ai trong hai người là Rémi? – Người đàn ông mặc bộ đồ nhung xám hỏi bằng tiếng Pháp.
Tôi tiến lên một bước:
– Tôi ạ.
– Vậy thì ôm hôn cha con đi, con trai của cha.
– Còn bây giờ thì, – ông ta nói, – đây là ông con, mẹ con, các anh các chị em con.
Tôi bước tới chỗ mẹ tôi trước tiên, ôm bà trong hai tay, bà để mặc cho tôi hôn nhưng bà không hề ôm hôn tôi, chỉ nói với tôi vài ba lời mà tôi không hiểu gì cả.
– Đưa tay bắt tay ông đi, nhẹ nhàng thôi, ông bị liệt đấy.
Tôi cũng bắt tay các anh tôi và chị tôi, tôi muốn bế con bé con nhưng nó đẩy tôi ra vì đang bận chơi với con Capi.
Vừa đi từ người nọ sang người kia, tôi vừa tự giận mình. Sao nhỉ? Tôi không cảm thấy vui một chút nào khi cuối cùng được ở trong gia đình mình. Tôi đã chờ đợi giờ phút này với sự nóng lòng đến cháy bỏng thế mà tôi lại lúng túng, lại tò mò nhìn họ và không tìm được lời nào để nói cả.
Nhưng người ta không để tôi có thì giờ miệt mài với những cảm tưởng này lâu hơn.
– Thế còn thằng bé này là ai? – Cha tôi chỉ Mattia.
Tôi giải thích mối dây ràng buộc tôi với Mattia, tôi cố gắng đặt tất cả tình bạn vào trong những lời nói của mình.
– Được, – cha tôi nói. – Thế tại sao Barberin không tới?
– ông ấy chết rồi ạ.
Thế là cha tôi dịch ẹ tôi nghe những điều tôi vừa nói, tôi tưởng như mình hiểu được.là bà trả lời thế thì tốt vì bà nhiều lần nhắc đi nhắc lại hai chữ well và good mà tôi biết.
– n không biết tiếng Anh à? – Cha tôi hỏi.
– Không ạ. n chỉ biết tiếng Pháp và tiếng ý con học với một ông thầy mà Barberin đã cho ông ta thuê con.
– Vitalis ấy à? Tên ông này Barberin có nói với cha cách đây ít lâu khi cha sang Pháp tìm con. Chắc con lấy làm lạ tại sao suốt mười ba năm cha mẹ không đi tìm con và tại sao đột nhiên cha mẹ lại có ý định tìm Barberin. n lại đây, gần ngọn lửa này, cha sẽ kể cho con nghe.
Nhưng, khi tôi vừa duỗi đôi chân ẩm ướt vấy bùn trước ngọn lửa thì ông tôi khạc ngay đờm về phía tôi mà chẳng nói gì cả; không cần giải thích tôi cũng hiểu được là tôi đã làm vướng ông, tôi rụt chân lại.
– Đừng để ý làm gì, ông cụ không thích ai ở trước ngọn lửa của ông cụ; nhưng nếu con lạnh con cứ sưởi, không việc gì phải bận tâm vì ông ấy.
Thấy người ta nói về ông cụ như vậy tôi choáng váng cả người.
– n là con trai cả của cha mẹ, – cha tôi nói với tôi. – Cha mẹ lấy nhau được một năm thì sinh ra con. Khi cha lấy mẹ con, có một cô gái cứ tưởng rằng cha sẽ lấy cô ấy, đám cưới cha mẹ làm cô ta căm ghét người đàn bà mà cô ấy coi là tình địch. Để trả thù, lúc con được sáu tháng, cô ấy ăn cắp con đem sang Pháp, sang Paris bỏ con ở ngoài phố. Cha mẹ đã tìm khắp mọi nơi, nhưng không sang đến Pháp vì không thể ngờ họ đem con đi xa thế. Cha mẹ cứ tưởng con đã chết, nhưng cách đây ba tháng người đàn bà đó chết, khi hấp hối mới lộ bí mật này ra.
Cha đi sang Pháp ngay, cha đến cảnh sát quận nơi con được tìm thấy. Họ cho biết con được một người thợ nề ở Creuse nhận làm con nuôi, lập tức cha đi Chavanon. Barberin cho cha biết tất cả những gì ông ta biết. Cha không ở Pháp lâu để theo tìm cụ Vitalis được nên giao cho Barberin đi tìm giúp, cho ông ta tiền đi Paris.
Cha bảo ông ta thông báo cho những người lo việc này cho cha, tức là các ông ở hãng luật Greth và Galley, nếu như tìm thấy con. Sở dĩ cha không cho địa chỉ cha ở đây là vì cha mẹ chỉ ở Londres vào mùa đông; tới mùa ấm áp đẹp trời, cha mẹ đi khắp Anh và écosse để bán hàng lưu động.
Đó, con trai ạ, đó là tại sao cha mẹ lại tìm được con sau mười ba năm, tại sao con lại trở về được chỗ của mình trong gia đình. Cha hiểu con có.đôi chút hoảng sợ, đó là vì con không biết cha mẹ, không hiểu cha mẹ nói gì nhưng cha hy vọng con sẽ mau chóng quen thôi.
Trong khi tôi lắng nghe câu chuyện kể của cha tôi người ta bày xong bàn ăn.
– Ngồi vào bàn, hai cậu. – Cha tôi bảo.
Trước khi ngồi xuống, ông kéo chiếc ghế bành của ông tôi lại cạnh bàn ăn, rồi bản thân ông ngồi quay lưng lại ngọn lửa, ông bắt đầu cắt một khoanh thịt bò rán và tiếp cho chúng tôi hai lát to kèm theo khoai tay.
Tôi nhận thấy các anh chị tôi toàn thò tay vào ăn mà cha mẹ tôi chẳng tỏ ra bực bội gì cả.
Cơm tối xong, cha tôi nói bận chờ khách rồi ông cầm đèn đưa chúng tôi sang nhà để xe cạnh gian phòng vừa ăn: ở đó có hai cái xe to thường vẫn dùng để đi bán hàng lưu động. ông mở cửa một cái xe, chúng tôi nhìn thấy trong đó có một chiếc giường hai tầng.
– Giường của các con đây, ngủ ngon nhé!
Tôi được đón nhận vào gia đình tôi như vậy đó.
Chương 14 – Cha và mẹ danh dự
Cha tôi để cây nến lại cho chúng tôi nhưng đóng bên ngoài cửa xe lại. Chúng tôi chỉ còn có việc là đi ngủ không chuyện trò gì cả như thói quen của chúng tôi vào mỗi buổi tối.
Nhưng nến cháy hết rồi mà tôi vẫn không sao ngủ được. Tôi cứ liên tiếp trở mình trong cái giường hẹp. Tôi cũng nghe tiếng Mattia cựa quậy như thế ở trên đầu tôi.
Giấc ngủ không đến. Giờ nọ nối tiếp giờ kia, tôi không biết đêm đã khuya đến đâu nữa. Bỗng nhiên tôi nghe có tiếng gõ cửa nhà để xe rất mạnh, cửa này mở ra một phố ngang nhỏ, sau nhiều tiếng gõ cách quãng đều đặn, một ánh sáng tiến vào trong nhà để xe. Cha tôi mở cửa rất nhanh không tiếng động và đóng lại cũng như thế sau khi có hai người đàn ông vác những bọc rất nặng đi vào bên trong..Cha tôi để một ngón tay trên môi và dùng tay kia lúc ấy đang cầm một cái đèn chỉ cái xe trong đó chúng tôi đang nằm có ý nói đừng gây tiếng động sợ làm chúng tôi thức giấc.
Sự lưu tâm này làm tôi cảm động lắm.
Cha tôi biến đi đâu một lúc rồi trở lại cùng với mẹ tôi. Trong lúc vắng cha tôi, hai người đàn ông đã mở các bọc ra, bọc thì đầy các xấp vải, bọc thì có nào mũ nào áo dệt kim, quần đùi, tất, găng. Hai người này chắc là hai tay buôn hàng.
Cha tôi nhấc từng món hàng lên soi vào chiếc đèn đang cầm rồi đưa ẹ tôi, bà cầm kéo cắt đi những cái nhãn dán trên đó rồi cho các nhãn hàng vào túi áo.
Tôi thấy lạ, ngay cả giờ bán hàng cũng lạ.
Vừa xem vải vóc cha tôi vừa nói gì đó khe khẽ với hai tay kia. Tôi chỉ hiểu được hai từ bob và policemen được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Khi hàng hóa trong hai cái bọc đã được chia ra từng loại kỹ càng, hai người đàn ông rút khỏi nhà để xe đi vào trong nhà, chung quanh chúng tôi lại tối mịt mù như cũ.
Tôi cố hết sức tự thuyết phục mình những gì vừa trông thấy là hoàn toàn tự nhiên nhưng không sao làm nổi, những ý nghĩ đầy lo ngại làm tôi không yên, vừa lúc đó ánh đèn lại tràn ngập nhà để xe như lúc nãy.
Lúc này chỉ còn lại cha mẹ tôi. Trong khi mẹ tôi nhanh chóng bọc tất cả những thứ người ta mang đến thành hai gói, cha tôi quét một góc nhà để xe. ông lấy chổi quét rất mạnh lớp cát khô, lộ ra một cánh cửa sập, nhấc cánh cửa đó lên ông đưa hai cái gói xuống đó. Sau đó ông trèo lên, đóng cửa sập lại, lấy chổi phủ cát lên.
Công việc đó làm xong thì không ai có thể nhìn thấy đâu là cửa sập nữa, cả cha lẫn mẹ tôi lấy những mẩu rơm rạ rắc lên trên cát vì toàn bộ nền nhà để xe đều phủ đầy rơm.
Họ đi ra.
Lúc họ nhẹ nhàng khép cánh cửa vào nhà tôi thấy hình như Mattia cựa quậy trong giường tựa như nó lại đặt đầu trên gối. Nó có nhìn thấy những gì vừa diễn ra không? Tôi không dám hỏi.
Tôi sợ. Người tôi ướt đẫm mồ hôi lạnh toát.
Tôi cứ nằm như thế suốt đêm tới gần sáng mới thiếp đi trong một giấc ngủ nặng nề và bồn chồn khắc khoải..Tiếng chốt cửa mở làm tôi thức giấc, cửa xe của chúng tôi mở ra, tưởng đó là cha tôi, tôi nhắm mắt lại để khỏi nhìn thấy ông.
– Em cậu đấy. – Mattia bảo tôi. – Nó đi rồi.
Chúng tôi dậy. Chẳng ai nói với ai lời nào.
Tôi vào bếp nhưng không thấy cha mẹ tôi.
Ông tôi vẫn ngồi trước ngọn lửa trong ghế bành tựa như suốt từ tối qua không hề chuyển dịch, cô em gái lớn của tôi, Annie đang lau bàn trong khi cậu em lớn nhất của tôi, Alan, đang quét dưới đất.
Tôi đi tới gần bắt tay họ nhưng họ vẫn cứ tiếp tục công việc của mình. Tới chỗ ông tôi thì lại bị ông nhổ về phía tôi như tối qua, tôi lập tức thôi ngay.
Chúng tôi quyết định dạo chơi chung quanh một chút. Không dám đi xa lắm sợ lạc, Bethnal Green còn có vẻ ghê tởm hơn cả hôm qua trong đêm tối. Chỗ nào cũng thấy nghèo khổ ngự trị với tất cả những gì là đáng buồn nhất. Chúng tôi trở về. Mẹ tôi ngồi đó, đầu tựa vào bàn.
Tưởng bà ốm tôi chạy lại hôn bà. Bà ngẩng đầu lên, cái đầu đung đưa, rồi bà nhìn tôi nhưng không trông thấy tôi; ngửi thấy mùi rượu bách xù trong hơi thở của bà, tôi lùi lại. Bà lại gục đầu xuống giữa hai cánh tay duỗi dài trên bàn.
– Rượu gin đấy. – ông tôi nói.
Rồi ông nhìn tôi cười khẩy.
Lúc đầu tôi đứng yên; rồi mấy giây sau tôi nhìn Mattia, nó cũng nhìn tôi, nước mắt lưng tròng.
Tôi ra hiệu cho nó và chúng tôi lại đi ra ngoài.
Chúng tôi đi khá lâu, cứ thẳng trước mặt mà đi không biết là đi về đâu.
– Đến chỗ nào để ta có thể nói chuyện một chút đi. – Mattia bảo tôi.
Lúc đó chúng tôi vừa tới một công viên mênh mông có cây có cỏ xanh. Ngồi xuống một cái tôi òa khóc sà vào tay Mattia.
Sau một cơn thổn thức tôi cố hết sức trấn tĩnh lại.
– Mattia, đêm qua cậu có ngủ không? Có trông thấy…
– Trông thấy tất.
– Cậu có hiểu là thế nào không?.- Những tay bán hàng cho cha mẹ cậu không phải bán những hàng hóa mua về đâu. Cha cậu mắng họ sao không gõ cửa vào nhà mà lại gõ cửa nhà để xe, họ bảo là họ bị các bob rình, tức là cảnh sát ấy.
– Mattia, ta phải chia tay nhau thôi.
– Không bao giờ! Ta cùng đi với nhau.
– Không được! Cha mẹ tớ không là cái gì đối với cậu, nhưng đó là cha mẹ của tớ, tớ phải ở lại với họ.
– Cha mẹ gì mà lại thế! Lão già liệt kia là ông cậu ấy ư? Người đàn bà say rượu kia là mẹ cậu ấy ư?
– Mattia, đừng nói thế! Đó là cha mẹ của tớ, tớ phải tôn trọng, phải yêu họ.
– Đúng vậy nhưng nếu như họ là cha mẹ thực của cậu cơ. Nhưng họ có phải cha mẹ thực của cậu không? Cậu không giống cha cũng chẳng giống mẹ, tóc cậu đâu có vàng như tóc các anh chị cậu? Hơn nữa họ đâu có giàu để mà tiêu biết bao nhiêu tiền đi tìm con? Rémi ạ, cậu không phải con nhà Driscoll. Cậu hãy viết thư á Barberin hỏi má về quần áo của cậu khi người ta tìm thấy cậu. Có thư má rồi cậu sẽ hỏi cái người mà cậu gọi là cha ấy. Từ đây đến lúc đó, tớ sẽ ở với cậu. Chúng ta cùng làm việc với nhau.
Cha tôi về. ông không nhận xét gì về chuyến đi chơi khá lâu của chúng tôi cả. Mãi tới sau bữa cơm tối ông mới bảo chúng tôi đến trước lò sưởi; việc này làm ông tôi càu nhàu, để có chuyện muốn nói với chúng tôi.
– Cho cha biết các con làm gì để sống ở bên Pháp.
Tôi kể ông nghe tất mọi chuyện.
– Tốt lắm, cho cha xem các cậu có khả năng gì nào.
Tôi cầm lấy cây đàn hác-pơ chơi một điệu nhạc, Mattia cũng làm như vậy với cây vĩ cầm và một trong những chiếc kèn đẩy của mình. Nó làm cho trẻ con vỗ tay ầm lên, bọn chúng tụ tập thành vòng tròn quanh chúng tôi.
– Còn Capi? – Cha tôi hỏi.
Tôi rất tự hào về tài năng của Capi, tôi muốn nó thực hiện mấy trò trong danh mục biểu diễn của nó, thế là nó thu được thắng lợi thường thấy bên bọn trẻ con.
– n chó này là cả một tài sản chứ chẳng chơi. – Cha tôi bảo..Cha tôi dịch câu này sang tiếng Anh và hình như còn thêm vào đó vài chữ mà tôi chẳng hiểu gì cả nhưng làm cả nhà cười ồ lên.
– Cha đề nghị với các con thế này nhé, – cha tôi tiếp tục nói, – nhưng mà trước hết phải hỏi xem Mattia có bằng lòng ở lại với chúng ta không đã.
– Cháu muốn ở lại với Rémi, nó đi đâu cháu đi đấy. – Mattia trả lời.
Cha tôi không hiểu ý tứ ẩn dưới câu trả lời đó nên hài lòng lắm.
– Tốt quá, – ông nói, – cha trở lại với đề nghị của cha. Chúng ta không giàu, ai cũng phải làm việc để mà sống. Mùa hè cả nhà đi khắp nước Anh, trẻ con phải đem hàng mời những người không muốn tới tận chỗ chúng ta mua.
Nhưng mùa đông chẳng có việc làm gì mấy.
Chừng nào ta còn ở Londres thì Rémi và Mattia có thể chơi nhạc trong các phố, cha tin là chẳng mấy chốc sẽ có nhiều ngày kiếm khá đấy nhất là sắp đến lễ Giáng sinh. Nhưng vì ở đời này không nên để lãng phí một cái gì cả, Capi sẽ đi biểu diễn cùng Alan và Ned.
– Capi chỉ làm việc với con thì mới biểu diễn khá được. – Tôi nói ngay.
– Nó sẽ học làm việc với Alan và Ned. Cha nói điều gì, – Cha tôi nói. – cha muốn người ta thực hiện điều đó. Đó là quy luật của nhà này.
Còn cãi sao được. Buồn thay! Chúng tôi sắp phải xa nhau. Chúng tôi về cái xe của chúng tôi, nhưng tối hôm đó cha tôi không khóa chúng tôi ở trong. Khi tôi đi ngủ, Mattia nói với tôi bằng giọng nghẹn ngào:
– Cậu xem đấy, cái người mà cậu gọi là cha ấy không những cần những đứa trẻ làm việc cho ông ta mà cần cả những con chó nữa; cái đó chẳng làm cho cậu mở mắt ra hay sao? Mai ta sẽ viết thư á Barberin.
Ngày hôm sau phải lên lớp cho Capi, giải thích cho nó là nó phải làm việc với các em tôi.
Tôi hôn nó trên mũi và nó đi với Alan và Ned, vẻ buồn rầu nhưng không chống đối.
Còn Mattia và tôi thì cha tôi dẫn sang khu Tây, khu giàu có của Londres, ở đầu kia thành phố.
Chúng tôi về nhà khá muộn vì từ khu Tây về đến Bethnal Green rất xa. Tôi mừng gặp lại Capi, lấm bùn be bét nhưng có vẻ vui lắm. Tôi.lấy rơm khô chải lông cho nó và cho nó ngủ trong giường tôi. Tôi và nó, ai sung sướng hơn?
Khó mà nói được.
Mọi việc cứ tiếp diễn như vậy trong nhiều ngày, một buổi tối cha tôi bảo tôi là hôm sau có thể mang Capi đi theo vì cha tôi cần giữ Alan và Ned ở nhà.
Chúng tôi tới Holborn, một trong những phố buôn bán đông đúc nhất của Londres. Bỗng nhiên tôi thấy Capi không đi theo chúng tôi nữa. Nó ra sao rồi? Tôi dừng lại chờ nó và khe khẽ huýt sáo. Tôi đã bắt đầu thấy lo ngại sợ người ta ăn cắp mất nó chăng thì nó phóng tới miệng ngậm một đôi tất len, đuôi vẫy tít lên. Trông nó đầy tự hào, y như những lúc vừa diễn thành công những trò khó nhất. Tôi ngớ cả người thấy Mattia đột ngột kéo tôi vào một phố nhỏ.
– Đi nhanh lên, – nó bảo, – nhưng đừng có chạy.
Chỉ rất nhiều phút sau nó mới dừng lại và giải thích:
– Tớ nghe thấy một người đàn ông nói: “Kẻ cắp đâu? ” Kẻ cắp, chính là Capi đấy. Nếu không có sương mù hẳn chúng ta đã bị tóm rồi.
Tôi sửng sốt. Họ đã biến Capi thành một tên ăn cắp!
– Về nhà đi. – Tôi bảo Mattia.
Mattia không nói gì. Chúng tôi vội vã về nhà. Cả nhà đang ngồi quanh bàn, bận gấp vải. Tôi ném đôi tất lên bàn, Alan và Ned cười to lên.
– Đây là thứ Capi đã ăn cắp được, bởi vì người ta đã biến nó thành một tên ăn cắp. Tôi cho rằng nó chỉ đùa thôi.
Tôi vừa nói vừa run tuy nhiên chưa bao giờ thấy mình kiên quyết đến như thế.
– Thế ngộ nhỡ không phải chuyện đùa thì sao? – Cha tôi hỏi.
– Thì con sẽ buộc một cái dây vào cổ Capi và dù có yêu nó con cũng sẽ dìm nó xuống sông Tamise. n không muốn Capi trở thành một kẻ cắp cũng như con đây con cũng không muốn trở thành kẻ cắp. Nếu biết rằng rồi đây con cũng phải trở thành kẻ cắp thì con sẽ cùng với nó trẫm mình luôn.
Cha tôi nhìn tôi, làm một cử chỉ giận dữ, đôi mắt nhìn tôi như thiêu như đốt, tuy nhiên tôi không hề cụp mắt xuống, dần dần bộ mặt căng thẳng của ông dịu lại..- n nói đúng khi nghĩ rằng đó chỉ là trò đùa, – ông nói, – từ nay Capi chỉ đi theo con mà thôi.
Sau chuyện này, quan hệ giữa gia đình tôi và tôi được hình thành rõ rệt như sau: tất cả mọi người đều muốn cà khịa với tôi chẳng úp mở gì, cha tôi chỉ quan tâm đến tôi vào buổi tối để hỏi tiền kiếm được; mẹ tôi thì thường xuyên trong tình trạng lơ mơ như không sống trên đời này.
Nếu tôi quả là người của gia đình này thì tình cảm mọi người đối với tôi phải khác chứ.
Chúng tôi chờ má Barberin trả lời qua hòm thư lưu. Cuối cùng chúng tôi nhận được bức thư trả lời đầy mong đợi.
Chúng tôi đi vào một con hẻm ở phố gần đó để đọc lá thư má Barberin nhờ ông mục sư ở Chavanon viết.
Má Barberin bày tỏ với tôi tình cảm yêu thương, âu yếm, đồng thời cũng tỏ ra ngạc nhiên và thất vọng thấy cha mẹ tôi không phải là người giàu có; cuối cùng má mô tả quần áo tôi mặc trên người khi tới nhà má: một chiếc mũ bằng đăng-ten, một áo cánh bằng vải toan mịn đính đầy đăng-ten, tất dài bằng len trắng, giày trẻ con hàng dệt kim trắng có nơ lụa, một áo dài fla-nen trắng, cuối cùng là một áo khoác mặt trong là lông có mũ bằng ca-sơ-mia trắng lót lụa, trang trí với những hình thêu rất đẹp. Không áo quần nào được đánh dấu cả, nhưng chắc chắn là có dấu vì một số góc đã bị cắt đi chứng tỏ người ta rất cẩn thận làm lạc hướng mọi tìm kiếm.
– Mô tả đầy đủ như thế thì ông Driscoll không thể nào được nhầm lẫn trong việc kể tên những thứ cậu mặc khi người ta ăn cắp cậu.
– ông có thể quên chứ.
– Người ta có thể quên quần áo của đứa con người ta bị mất không? Chính là từ quần áo đó mới tìm lại được nó chứ?
Không dễ dàng gì hỏi cha tôi khi người ta lấy cắp tôi, tôi mặc quần áo như thế nào. Cuối cùng vào một hôm trời mưa giá rét chúng tôi về sớm hơn mọi khi, tôi bèn hỏi ông.
Tôi vừa hé lời hỏi, cha tôi bèn nhìn thẳng vào mặt tôi dò hỏi đôi mắt tôi nhưng tôi chịu đựng cái nhìn đó một cách can trường. Tôi tưởng ông sắp giận dữ, nhưng không. ông mỉm cười, trong cái cười này có cái gì đanh ác.
– Điều tốt nhất đã giúp cha tìm lại được con, – ông nói, – chính là sự mô tả quần áo con mặc lúc con biến mất..Và ông mô tả lại hoàn toàn giống mô tả của má Barberin. ông nói thêm:
– Cha hy vọng nhiều vào hai chữ F.D đánh dấu trên quần áo con, tức là Francis Driscoll, tên thật của con, nhưng dấu này đã bị cô ăn cắp cắt đi mất; cha cũng đã phải đưa ra giấy khai sinh của con mà cha giữ trong tủ này.
Vừa nói thế ông vừa lục tìm trong một cái ngăn kéo với vẻ thích thú khá bất thường ở ông, ngay sau đó ông lấy ra một tờ giấy to đóng rất nhiều dấu, đưa cho tôi.
Tôi cố gắng một lần cuối cùng:
– Nếu cha cho phép con sẽ nhờ Mattia dịch cho con.
Từ lời dịch mà Mattia dịch tàm tạm, tôi được sinh ra vào ngày thứ năm mồng hai tháng tám, là con trai của Patrick Driscoll và Margareth Grange, vợ ông.
Còn đòi hỏi gì hơn nữa?
Tuy nhiên Mattia tỏ ra chưa thỏa mãn, buổi tối khi chúng tôi lui về chiếc xe của mình, nó tâm sự:
– Tất cả những điều đó vẫn chưa giải thích được làm sao mà Patrick Driscoll và Margarreth Grange lại đủ giàu để ăn mặc cho con bộ cánh giàu có đến thế. Bọn bán hàng lưu động làm gì giàu đến như thế được. Tớ thì tớ tin là cậu không phải là con của ông Driscoll mà là đứa trẻ bị ông Driscoll ăn cắp.
– Nếu tớ không phải con ông thì ông tìm tớ làm gì? Việc gì ông phải cho tiền Barberin, cho tiền hãng Greth và Galley? – Tôi đập lại.
Mattia không trả lời được.
Ai dám bảo khi tôi khóc than không có gia đình là rồi đây tôi sẽ khóc vì tuyệt vọng vì có gia đình?
ấy thế mà tôi vẫn cứ phải hát, phải nhảy phải cười phải nhăn nhở, trong khi trái tim tôi buồn bã sâu sắc đến thế. Chủ nhật là những ngày tốt đẹp hơn cho tôi vì ngày hôm ấy không được chơi nhạc trong phố phường Londres, tôi có thể tự do mà buồn khổ trong khi đi dạo chơi cùng Mattia và Capi.
Một ngày chủ nhật khi tôi chuẩn bị đi ra ngoài với Mattia, cha tôi giữ tôi ở lại nhà lấy cớ là cần đến tôi, cho Mattia đi chơi một mình.
Ông tôi hôm ấy không xuống dưới nhà, mẹ tôi cùng các anh chị em tôi đi rong phố. ở nhà chỉ có cha tôi và tôi. Khoảng một tiếng đồng hồ sau thì có người gõ cửa. Cha tôi ra mở cửa và đi vào cùng một người không giống những người bạn ông vẫn thường tiếp tí nào: ông này đúng là một người ở nước Anh gọi là ông quý phái có nghĩa một ngài quý tộc thực sự, ăn mặc sang trọng mặt mũi cao ngạo tuy có vẻ gì mệt mỏi trên nét mặt. ông độ năm mươi tuổi. Cái gây ấn tượng nhất với tôi là cái cười của ông ta, làm lộ ra những chiếc răng trắng và nhọn như răng chó con. Người ta tự hỏi cái cười của ông gây ra cái mím môi hay là ông đang muốn cắn.
Vừa nói chuyện với cha tôi bằng tiếng Anh ông vừa chốc chốc lại đưa mắt nhìn về phía tôi, nhưng khi gặp mắt tôi, ông ta thôi không khảo sát tôi nữa.
Sau mấy phút chuyện trò như thế ông bỏ tiếng Anh chuyển sang dùng tiếng Pháp. ông ta nói tiếng Pháp dễ dàng như không gần như không có âm điệu ngoại quốc nào.
– Đây là đứa trẻ mà ông nói chuyện với tôi chứ gì? – ông ta nói với cha tôi, tay chỉ tôi. -Cháu có khỏe mạnh không nhỉ? – ông hỏi tôi.
– Thưa ông có ạ.
– Có bao giờ bị ốm không?
– Cách đây ba năm cháu có bị sưng phổi một lần khi phải nằm trên tuyết vào một ngày lạnh khủng khiếp.
– Từ đó có bị bệnh này lần nào nữa không?
– Không ạ.
– Không bao giờ thấy mệt mỏi uể oải chứ?
– Không bao giờ. Khi nào cháu đi nhiều thì cháu mệt nhưng không vì thế mà ốm ông ta đứng lên đi lại gần tôi, sờ tay tôi, đặt tay lên tim tôi, cuối cùng áp tai vào lưng tôi, vào ngực tôi bảo tôi thở mạnh lên rồi ho lên.
Ông ta tiếp tục nói chuyện với cha tôi bằng tiếng Anh rồi vài phút sau cả hai đi ra nhà để xe.
Chuyện này nghĩa là thế nào nhỉ? ông quý phái này muốn mượn tôi làm cho ông ta ư? Vậy thì tôi phải xa Mattia và Capi ư? Mà tôi thì quyết định không bao giờ làm đày tớ cho ai hết.
Sau một lát cha tôi trở vào, ông không giải thích gì cả chỉ nói là tôi được tự do đi chơi.
Tôi không muốn đi chơi, nhưng ngồi làm gì trong căn nhà này? Trời mưa tôi bèn vào xe lấy tấm da cừu. Tôi giật mình thấy Mattia trong đó!
Tôi định nói với nó thì nó đặt bàn tay lên miệng thì thầm:.- Ra mở cửa nhà để xe đi; tớ sẽ nhẹ nhàng đi treo cậu. Không nên để ai biết tớ đã có mặt trong xe.
Chỉ khi ra tới phố rồi Mattia mới nói:
– Cậu có biết cái ông lúc nãy đứng với cha cậu là ai không? – Nó nói. – ông Miligan đấy, chú của Arthur bạn cậu mà cậu thường nói chuyện với tớ đấy.
Tôi đứng lặng giữa phố, Mattia nắm lấy cánh tay tôi vừa đi vừa nói tiếp:
– Tớ đi một mình trong mấy phố nhỏ chán quá nên về nhà nằm, nhưng không ngủ được. Cha cậu cùng một ông quý phái đi vào nhà để xe.
Tớ nghe họ nói chuyện với nhau như sau: “Vững chãi như một tảng đá, ông quý phái nói, ở địa vị nó thì mười thằng nhóc đã phải chết rồi, thế mà nó thoát, chỉ bị sưng phổi!”. Vì không biết có phải nói đến cậu không nên tớ chăm chú nghe.
Lúc này cuộc nói chuyện đổi đề tài. “Thế thằng cháu ông thế nào rồi?” Cha cậu hỏi. “Khá hơn.
Lần này nó lại thoát chết. Trước đây ba tháng thì bác sĩ nào cũng bảo là nó không thể chữa được; mẹ nó lại cứu nó lần nữa. ái chà! Cái bà Milligan này mới là một bà mẹ tốt chứ!” Cậu xem, tớ càng chú ý đến thế nào. “Này thế nếu thằng cháu ông khá lên như thế thì ông lo toan thận trọng như vậy vô ích à?”. “Lúc này thì có lẽ thế thật đấy nhưng tôi không muốn chấp nhận Arthur sống được, bởi vì sống được là phải có phép thần mà phép thần ở đời này đâu còn. Ngày mà nó chết tôi phải được bảo đảm không có sự trở về nào cả. Người thừa kế duy nhất chỉ là tôi, James Milligan mà thôi.” “ạng cứ yên tâm, cha cậu nói, nếu chỉ cần có thế thì tôi xin bảo đảm chuyện này”. “Tôi trông cậy ở ông đấy” nói xong ông quý phái còn nói thêm gì nữa mà tớ không hiểu, tớ dịch sơ sơ như thế này: “Tới lúc ấy ta sẽ xem nên làm gì”. Rồi ông ta đi ra.
Arthur còn sống! Sức khỏe nó lại khá lên nữa chứ! Lúc này đây tin vui này đủ làm tôi sung sướng..