Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 30: Tham Thiền Cần Lúc Nào Cũng Nhớ Như Vậy


Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 30: Tham Thiền Cần Lúc Nào Cũng Nhớ Như Vậy


Kỳ này thiền thất bắt đầu, hy vọng các bạn đem hết tinh thần để tham thiền.

Các bạn hãy phát tâm dũng mãnh để tham thiền.

Lúc nào cũng nhớ tham thiền, nhớ làm thế nào để liễu thoát sanh tử, và phải quên ăn uống để tham thiền.

Nếu chưa khai ngộ thì chưa ngừng nghỉ.

Nên có nguyện lực cứng rắn như kim cương vậy.Nếu có người mắng nhiếc, bạn coi như không nghe thấy gì họ.Nếu có người đánh đập, bạn coi như chẳng có cảm giác gì.

Ăn hay không ăn cũng chẳng biết, ngủ hay không ngủ cũng chẳng hay.


Nếu bạn đạt được cảnh giới như vậy thì bạn sẽ biết ngay những công phu, những chuyện mình làm xưa kia, chỉ là hời hợt ngoài da.

Tới ngày hôm nay bạn mới thật là hiểu rõ tham thiền ra sao.Bắt đầu thiền thất tôi nói mấy câu thô thiển đơn sơ với các bạn, nhưng nếu các bạn hiểu được thì sẽ có ích lợi lớn.

Nếu các bạn không hiểu thì cũng sẽ giúp ích rất nhiều.

Có người hỏi: giúp ích như thế nào? Bây giờ tôi chưa thể nói cho các bạn nghe được vì khi các bạn hiểu rồi sẽ lại sanh ra chướng ngại, không thể tiến bộ.

Bây giờ tôi nói mấy câu, hy vọng các bạn chú ý nghe.

Bốn câu thơ như vầy:Phạn ngữ thiền na ba-la-mậtThử vân tịnh lự tế tiến thamSơn cao thủy thâm vô sở úyThủy tri triên ngoại biệt hữu thiên.Thiền tiếng Phạn gọi là Thiền-na ba-la-mật.


Pháp môn này nếu tu hành tới chỗ viên mãn thì sẽ đưa mình tới bờ bên kia của bể khổ.

Trung Quốc dịch là tịnh lự, cũng còn gọi là tư-duy tu (phép rèn luyện sự tư duy).

Song le tịnh lự hay tư-duy tu, nếu muốn nghiên cứu một cách tỉ mỉ thì cần phải soi thấu một cách sâu xa.

Thế nào là soi thấu? Là tham! Soi thấu câu “Niệm Phật là ai.” Dù cho núi có cao, biển có sâu tới mức nào mình cũng không sợ hãi.

Tới lúc đó mình mới biết bên ngoài bầu trời này còn có những bầu trời khác trùng trùng vô tận.

Do đó mình phải miên mật tham không ngừng, tức là soi vào câu “Niệm Phật là ai.” Soi đi soi lại câu đó cho đến khi sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, nghĩa là cho tới chỗ mình tưởng rằng núi đã hết, sông đã cùng, không còn chỗ đi nữa, thì khi mình quay trở lại tự nhiên sẽ thấy liễu ám hoa minh hữu nhất thôn, nghĩa là sẽ thấy xuất hiện một thôn trang mà lớm đớm hoa trong tàng liễu.

(Vạn Phật Thánh Thành, ngày 31 tháng 7 năm 1983).


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.