Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 259: Học Tập Phật Pháp - Chú Trọng Thực Hành


Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 259: Học Tập Phật Pháp – Chú Trọng Thực Hành


Khi nghiên cứu Phật Pháp, chúng ta nên chú trọng về việc thực hành.

Nếu chỉ nói suông mà không thực hành theo, dù ta có nói hay đến nỗi mọc cành, mọc lá, đơm hoa kết trái thì đó cũng vẫn thuộc về hư vọng.

Vậy cũng giống như chỉ nói về thức ăn mà không được ăn, như đếm của báu cho người, tự mình chẳng có lợi lộc gì, là tự dối mình và dối người.

Chúng ta nên tự hỏi rằng: “Mình nên làm người xuất gia như thế nào? Làm người tại gia ra sao? Là người Phật tử thì nên như thế nào?” Chứ đừng chỉ lo giặt đồ cho người khác, đến nỗi tự bản thân lao nhọc xuất mồ hôi, và quần áo mình vẫn còn dơ bẩn.Khi nghiên cứu kinh văn, chúng ta nên đem kinh văn hòa hợp với thân, tâm, tánh mạng của chính mình và tự hỏi: “Ta có thể làm theo đạo lý này không? Ta có thể tu hành bằng cái tâm ngay thẳng và cái tâm chân thật không? Phải chăng ta chỉ là người buông thả, lãng phí thời gian trong giáo lý nhà Phật? Có phải ta là người đầu cứng như đá, là người hay nói mà chẳng bao giờ chịu làm?” Chúng ta nên hồi quang phản chiếu, xem xét lại bản thân và tự hỏi: “Rối cuộc rồi mình muốn làm một người Phật tử như thế nào đây?”Làm người Phật tử chân chánh thì sẽ không sợ bất cứ ai nói về lỗi của mình.

Khi mình có lỗi mà có ai nêu ra, chúng ta cũng nên chấp nhận.


Bất kể rằng người phê phán đó có trí thức nhiều hơn hay kém hơn mình, lớn tuổi hay nhỏ tuổi hơn mình, là nam hay nữ, chúng ta nhất nhất đều nên chấp nhận chứ không nên cãi lý hoặc biện luận cho mình.

Biết mình sai quấy mà không chịu sửa thì đó là lầm lỗi rồi.

Cho nên nói: “Có lỗi biết sửa, xem như không, nếu che giấu, tội càng tăng.” Nếu cứ biện hộ để giấu lỗi mình, như vậy chỉ làm tăng thêm nghiệp tội của mình thôi.Khi thấy người phá giới hoặc phạm pháp, các thầy Tỳ Kheo giữ giới có thể đuổi hoặc khiển trách người đó.

Nhưng nếu người không có lỗi, mà quý vị cứ nói là người đó phạm lỗi, như thế cũng không đúng đâu.


Hoặc ai đó vô tình phạm lỗi, quý vị cũng không nên bươi ra tật xấu của người ta.

Quý vị cũng không nên trước mặt thì nói phải, nhưng sau lưng lại nói quấy; hoặc đối diện người thì nói chẳng có vấn đề gì, nhưng sau lưng họ thì tào lao nhiều chuyện.

Lại có một số người không biết tự biết mình, cứ tưởng mình là hay lắm.

Họ lại thích trổ tài để tạo danh kiếm lợi, kết bè kết đảng, giao du thân thiết với mọi người.

Những hạng người như vậy sẽ không được phép ở trong Phật Giáo.Người tu đạo cần phải ngày ngày giữ gìn tâm đạo và tâm thực hành.

Nếu lừa người, dối mình thì mình có lỗi với người, mà cũng có lỗi với chính mình và là người tạo nghiệp tội trong Phật Giáo.Giảng ngày 16 tháng 6 năm 1987.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.