Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 237: Ngậm Đắng Nuốt Cay – Sen Hồng Trong Lửa


Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 237: Ngậm Đắng Nuốt Cay – Sen Hồng Trong Lửa


Hỡi các vị Thiện tri thức, thấm thoát Vạn Phật Thánh Thành đã trải qua mười năm rồi.

Trong thời gian mười năm đó, chúng ta đã từng đối diện với biết bao nhiêu là gian nan khốn khổ, trùng trùng vô tận, nhưng tôi đã không đi các nơi để phan duyên hay cầu cạnh.

Tôi cũng không tìm mọi thủ đoạn để kết giao với xã hội, hoặc xã giao với các nhà quan chức hoặc lấy lòng những người quyền quý.

Có người giới thiệu tôi tới diện kiến thống đốc tiểu bang California và tổng thống Hoa Kỳ, nhưng tôi đều từ chối.

Không biết quý vị còn nhớ chăng?Vào năm 1979, lúc Vạn Phật Thánh Thành làm lễ khai mạc, có hơn mấy trăm người từ Mã Lai đến.

Ngoài ra, lại còn có các vị thiện nam, tín nữ từ các nơi như: Hồng Kông, Đài Loan, San Francisco, Los Angeles cũng đến dự Pháp hội, tổng cộng cũng có tới vài ngàn người.

Ngày hôm đó, câu gì mà tôi nói trước nhất với mọi người, tôi vẫn còn nhớ rất rõ.


Tôi nói: “Cả đời tôi, tôi rất coi thường những người có tiền.

Vì sao vậy? Bởi vì các vị có bao nhiêu tiền, thời các vị có bấy nhiêu nghiệp tội theo sau.” Nghe tôi nói như thế, có hơn cả trăm người đến từ Mã Lai bèn muốn tranh cãi với tôi.

Họ nói: “Chúng tôi đến đây để ủng hộ Thầy, vậy mà Thầy còn mắng chúng tôi nữa.

Chúng tôi đều là người có tiền, nếu nói vậy là không đúng rồi!”Họ muốn nói đạo lý với tôi, nhưng lại không dám công khai.

Họ bèn đi thỉnh giáo vị đoàn trưởng kiêm cố vấn của họ là Pháp Sư Đạt Ma Nan Đà.Pháp sư Đạt Ma Nan Đà sau khi nghe chuyện, Pháp sư bèn quở trách họ: “Quý vị đã sống đến bảy, tám mươi tuổi rồi, nhưng đối với sự việc như vậy mà cũng không phân biệt được đúng sai.

Lúc bấy giờ tôi ngồi bên cạnh Pháp Sư Tuyên Hóa, tôi cũng đã nghe mỗi một câu ngài nói đều là chánh pháp.


Nếu quý vị muốn tranh cãi với Pháp sư Tuyên Hóa, vậy tôi không thể ở chung trong nhóm quý vị nữa.

Hoặc là quý vị đi, hoặc là tôi đi!”Thấy vị cố vấn của họ phản ứng như thế, họ mới không đến tranh cãi với tôi.

Pháp Sư Đạt Ma Nan Đà đến dự Pháp hội lần đó là để nhận bằng vinh dự Tiến Sĩ của Đại Học Pháp Giới.Phàm hễ ai đến Vạn Phật Thánh Thành, thì nên đem ra một phần công sức của mình để đảm nhận một số trách nhiệm.

Tôi vốn hai bàn tay trắng, nghèo xác nghèo xơ.

Tôi đã trải qua không biết bao nhiêu gian nan khốn khổ mới sáng lập được Vạn Phật Thành, nhưng tôi không bao giờ than khó khăn hoặc cầu xin người tiếp viện, mà cũng không đi hóa duyên kêu gọi quyên góp.

Bây giờ tôi đã thoái vị về hưu, thầy Phương Trượng mới lên nhậm chức, về sau ông làm gì thì làm, tôi không quản đến, bởi vì “bất kỳ tại vị, bất mưu kỳ chánh,” không còn tại chức thì khỏi lo việc chánh quyền.Các vị cư sĩ khi đã đến Vạn Phật Thành rồi, chớ nên tìm tiện nghi hay lợi dụng cảnh nhà chùa.

Hoặc mình có lòng tham so ra còn nhiều hơn người xuất gia, cả ngày cứ niệm chú “tham” và chú “tranh” rồi bảo Vạn Phật Thành đối với quý vị không có từ bi.

Quý vị đến Vạn Phật Thành mà để tham, để tranh, vậy là quý vị đã tìm lầm đối tượng rồi.Phàm người nào quy y tôi, nên tự nghĩ rằng: “Vạn Phật Thành sẽ cho mình bao nhiêu? Còn mình sẽ cống hiến cho Vạn Phật Thành bao nhiêu?” Đừng đến đây để chỉ trích rằng Vạn Phật Thành đối xử tệ với quý vị.

Vậy rốt cuộc là quý vị cống hiến cho Vạn Phật Thành được bao nhiêu rồi? Một khi quý vị hiểu rõ được điều này thì trong lòng quý vị mới được yên.Giảng ngày 5 tháng 7 năm 1986.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.