Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 236: Chân Đế Của Sanh Mạng


Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 236: Chân Đế Của Sanh Mạng


Sanh mạng không phải là tiền mà là báu vật vô giá.

Chúng ta cũng không thể dùng tiền để mua bán sanh mạng.

Thế nhưng đã có nhiều người bán rẻ sanh mạng đời mình.

Vì tiền mà họ cam tâm hy sinh cả tánh mạng.

Trong xã hội: tam giáo cửu lưu, ngũ hành bát tác, đủ loại ngành nghề, không ai là không vì tiền mà đành bán cả linh hồn, bán đứt sanh mạng mình.Đức Khổng Tử nói: “Thiên mạng gọi là Tánh, tuân theo Tánh gọi là Đạo, tu Đạo là vì Giáo và không thể xa rời, dù trong tích tắc.” Nếu đạo có thể xa rời thì không phải là Đạo.

Theo khuynh hướng của thời đại hiện nay, chúng ta có thể sửa lại như thế này: “Thiên mạng gọi là Tiền, tuân theo Tiền gọi là Đạo, tu Đạo là vì Tiền.

Tiền thì không thể xa rời, dù trong tích tắc.” Cho nên “mở rộng cửa sau, nhưng đóng kín cửa trước” là thế đấy.Hiện nay học sinh và thầy giáo đều vì tiền.

Giáo sư nếu cảm thấy tiền lương không đủ, họ bèn đình công không dạy.

Điều này đầu độc học sinh, khiến chúng cũng y rập theo khuôn tư tưởng như vậy, đến nỗi làm cho xã hội đi đến chỗ bại hoại luôn.


Xã hội bại hoại là trách nhiệm của giáo viên và giáo sư! Hiện nay có nhiều trường rất hoang đàng, quái gở, như khuyến khích học sinh hút xách, tánh tình phóng đảng và tạo biết bao nhiêu chuyện phi pháp.

Thời đại này so với thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa còn bại hoại hơn nhiều.

Thật vậy, phong cách nề nếp đời nay mỗi ngày một suy đồi, lòng người chẳng còn như xưa nữa.

Giới giáo sư lại công nhiên phê bình: Vị Thánh nhân này không đúng, vị anh hùng nọ không tốt, ông tể tướng đó cũng không phải.

Tóm lại, mọi người đều không đúng, duy chỉ có mình họ là đúng thôi.

Vì sao như thế? Còn không phải là vì tiền ư! Giả như họ đúng, thế thì bao nhiêu tiền tài cũng đều nên quy nạp về cho họ.Người đời đều mê tài, mê sắc, mê danh, mê ăn, mê ngủ mà không biết đó là năm căn gốc đọa lạc của địa ngục.Thứ nhất là tham tài, xem của cải như mạng sống.

Điều này chúng ta vừa mới nói qua rồi.Thứ nhì là háo sắc.

Trong nhiều gia đình, ông chồng có nhiều bạn gái, bà vợ cũng kết giao với nhiều bạn trai.

Kết quả là họ náo loạn cả lên mà ly dị, rồi bỏ bê con cái, khiến chúng trở thành trẻ cô nhi.


Con cái thấy cha mẹ bại hoại như thế, chúng bèn học y theo, rồi hậu quả lại càng không thể tưởng tượng nổi.Thứ ba là háo danh.

Có số người cảm thấy danh phận mình chưa có đủ tiếng tăm, bèn cố ý tạo cho tên tuổi mình được lừng lẫy.

Nhưng đến khi làm cho tên tuổi mình vẻ vang xong, thoáng một cái là đã chết.

Kể ra như Mao Trạch Đông chẳng hạn, tên tuổi ông ta vang dội một thời.

Quyền lực của ông so ra còn hơn cả thánh thần.

Toàn dân Trung Hoa đều vơ vẫy cuốn sách Tiểu Hồng Sắc của ông.

Ngay cả bùa chú của ngài Đạt Lai Lạt Ma cũng không bằng như ông.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tuy biết niệm chú, nhưng so với Mao Trạch Đông thì chú này cũng chẳng linh nghiệm được.Ham muốn thứ tư là ăn uống.

Lắm người tốn phí rất nhiều công phu nhằm để hưởng thụ cao lương mỹ vị hoặc thực phẩm béo bổ, dinh dưỡng.

Như buổi tiệc thời Mãn Hán có cả 108 món, thật quá phí phạm của trời, quả là tổn phước, tổn thọ.Các vị nên cẩn thận và phải hiểu rằng: “Quân tử mưu đạo, bất mưu thực” nghĩa là người quân tử cầu Đạo, không mưu cầu ăn uống.Ham muốn thứ năm là ngủ.

Có số người không ham tài sắc danh lợi hay ăn uống, nhưng họ lại thích ngủ, ngủ bao nhiêu cũng chẳng thấy đủ.

Bởi vậy năm thứ ngũ dục này làm cho nhân tánh con người trở nên hồ đồ, linh hồn cũng như đã mất, rồi mê mê, mờ mờ mà chạy xuống địa ngục.Giảng ngày 4 tháng 7 năm 1986.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.