Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 19: Lòng Hiếu Thảo Chí Thành Cảm Ðộng Ðến Trời Ðất
Tại làng Ðại Nam Câu, một thôn trang phía nam thành phố HợpNhĩ Tân, Ðông Bắc, có một vị hiếu tử họ Cao, tên là Ðức Phước.
Vì thân mẫu bị bệnh nặng, cả Trung y lẫn Tây y đều bó tay, vô phương cứu chữa, nên anh phát nguyện chặt tay cúng Phật, xin cho bệnh tình thân mẫu được thuyên giảm.
Lòng hiếu thảo ấy cảm động trời đất, khiến thân mẫu anh từ nơi chỗ chết được hồi sanh.
Sự kiện này đã từng một thời gây xôn xao; ai ai cũng biết đến gương hiếu thảo của Cao Ðức Phước.
Chuyện xảy ra như vầy:Thân mẫu của Cao Ðức Phước lâm bệnh nặng, cơm không ăn, nước không uống, hơi thở thoi thóp, hấp hối.
Nóng lòng vì mẹ, Cao Ðức Phước đến chùa Tam Duyên (hôm ấy nhằm ngày Phật Ðản, chùa đang cử hành Pháp-hội, có khoảng mấy trăm thiện nam tín nữ tham dự).
Sau khi thắp nhang và lạy Phật ba lạy, anh rút ra một con dao phay.
Ðúng vào lúc anh sắp chặt cánh tay trái thì có người phát giác kịp thời nên lập tức ngăn cản, hỏi rằng: “Vì sao anh lại muốn chặt tay?” Cao Ðức Phước giải thích rằng vì bệnh tình của thân mẫu và muốn chặt tay cúng dường Phật.
Lúc đó có cư sĩ Lý Cảnh Hoa mách với anh: “Anh hãy mau mau đến liêu thất phương trượng mà khẩn cầu Hòa Thượng.
Ngài có thần thông, có thể Ngài sẽ cứu được mẹ anh khỏi bệnh đấy!”Cao Ðức Phước bèn đến liêu thất phương trượng, xin gặp HòaThượng và kể rỏ tự sự.
Hoà Thượng bảo anh rằng: “Con hãy đến thỉnh cầu Thầy An Từ.
Thầy ấy có cách chữa được bệnh của mẹ con đấy!”Cao Ðức Phước liền tới liêu phòng của tôi và xin tôi mở lòng từ bi chữa bệnh cho mẹ anh.
Vì nghe nói anh là người con chí hiếu nên tôi nhận lời, dặn anh rằng: “Con cứ đạp xe về trước đi.
Thầy sẽ đến liền!” Anh ta vui mừng đi ngay.
Vì anh đi xe đạp nên phải theo đường cái; còn tôi thì đi bộ theo đường tắt, nên đến nơi trước anh ta mười phút.Vừa bước vào nhà đã thấy tôi có mặt ở đó rồi, Cao Ðức Phước vô cùng kinh ngạc hỏi: “Bạch Thầy! Làm thế nào mà Thầy lại tới trước con? Thầy đi bộ mà còn nhanh hơn con đi xe đạp nữa!” Bấy giờ cả nhà, từ già đến trẻ, đều tới đảnh lễ tôi; thật là:Bình thời bất thiêu hương, Lâm thời bao Phật cước!(Thường thì chẳng chịu thắp hương,Tới khi nguy cấp ôm chân Phật liền!)Bấy giờ, tôi viết một bài sớ xin cho thân mẫu của họ Cao được lành bệnh.
Sau khi đốt tờ sớ, bệnh nhân nằm ngủ một cách thanh thản và mọi người đều đi nghỉ.
Sáng hôm sau, bệnh nhân ngồi dậy và gọi con bằng tên tộc: “Cử ơi, Cử con ơi, Mẹ đói lắm, mẹ muốn ăn chút cháo!” Cao Ðức Phước nghe tiếng thân mẫu gọi thì mừng rỡ vô cùng, vội vàng đi nấu cháo ngay.
Bệnh nhân ăn hết một bát cháo thì tỉnh táo hẳn và có thể nói chuyện được (đã tám ngày qua bệnh nhân cứ nằm thiêm thiếp, không nói không rằng, không ăn không uống, môi thì thâm mà lưỡi cũng đen sì).Cao Ðức Phước hỏi: “Thưa mẹ, mấy ngày hôm nay mẹ cảm thấy trong người như thế nào?”Thân mẫu anh ta đáp: “Ôi! Mẹ đi lạc, không tìm ra đường về nhà, Mẹ thấy đâu đâu cũng là một màn đen dầy đặc, không có mặt trời, không có mặt trăng gì, cũng chẳng có ngôi sao.
Mẹ không biết đông tây nam bắc là đâu nữa.
Mẹ cứ mò mẫm trong cảnh tối tăm ấy không biết bao nhiêu ngày rồi nữa, mãi cho đến tối hôm qua thì bỗng có một vị Sư tới dẫn mẹ về nhà!”Cao Ðức Phước nghe thân mẫu nói thế thì đã đoán hiểu được sự tình, nên lại hỏi: “Mẹ à! Vị Sư ấy đó hình dáng như thế nào?” Mẹ anh trả lời: “Vị Sư ấy mặc y rách vá nhiều chỗ lắm!” Cao Ðức Phước trỏ vào tôi, hỏi: “Thế mẹ nhìn xem, có phải là vị Sư này không?” Bà ta chăm chú nhìn tôi, rồi nói: “Ðúng rồi! Vị Sư này chính là người đã đưa mẹ về nhà đây mà!”Sau đó, cả gia đình của Cao Ðức Phước đều đến xin quy y với tôi; thân mẫu anh ta cũng dần dần bình phục.(Ngày 15 tháng 7 năm 1983).