Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 18: Tánh Ðịnh Ma Phục


Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 18: Tánh Ðịnh Ma Phục


Tánh Ðịnh, Ma PhụcTánh định ma phục triều triều lạc, Vọng niệm bất khởi xứ xứ an.Tâm chỉ niệm tuyệt chân phú quý,Tư dục đoạn tận chân phước điền.Nghĩa là:Tánh định, ma phục: ngày ngày vui,Không sanh vọng tưởng: chốn chốn yên.Tâm dừng, niệm dứt – giàu sang thật,Dục vọng trừ sạch – thật phước điền.Vì sao mình có ma chướng? Vì tánh của mình chưa _định! Nếu tánh mà định rồi, thì lúc nào mình cũng minh mẫn sáng suốt, thấu triệt mọi sự.

Một khi đạt tới được trình độ như vậy thì:Nội quán kỳ tâm, tâm vô kỳ tâm,Ngoại quán kỳ hình, hình vô kỳ hình.Nghĩa là bấy giờ, chúng ta quán xét bên trong (nội quán) thì không thấy có tâm, nhưng quán xét bên ngoài (ngoại quán) thì cũng không thấy có thân.

Khi ấy, cả thân lẫn tâm đều là “không,” và quán xét xa ra bên ngoài (viễn quán) thì vật cũng không hiện hữu.

Cả ba thứ thân, tâm và vật đều tiêu vong, lúc này chỉ có lý “Không” mà thôi.Trung Ðạo phát khởi là do dựa vào lý “Không” này.

Trung Ðạo thì không có vui mừng (hỷ), không có bực tức (nộ), không có lo buồn (ai), không có sợ hãi (cụ), không có yêu thương (ái), không có căm ghét (ố), không có tham dục (dục).

Khi bảy thứ tình cảm (thất tình hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục) không còn “dậy sóng,” thì trong không có vọng tưởng, mà ngoài cũng chẳng có tham cầu, nội ngoại thân tâm hoàn toàn thanh tịnh.

Ðó là cảnh giới “tánh đã an định.” Tánh an định chính là bản thể của Trung Ðạo vậy.Khi tánh đã định thì mình vững chãi chẳng khác gì núi kim-cang, không còn bị cảnh giới của bảy thứ tình cảm làm dao động.


Nếu các bạn thấy cảnh vui mà biết vui, thấy cảnh giận mà biết là giận, thì chứng tỏ rằng các bạn chưa đạt được tánh định.

Khi cảnh giới tới mà các bạn liền sanh lòng chấp trước, yêu thích hoặc chán ghét, đó là do tánh chưa định.

Bảy thứ tình cảm này cũng như sóng biển.

Nếu gặp sóng bạc cao ngất thì thuyền bè có thể bị lật úp; nếu gió yên sóng lặng thì thuyền sẽ bình an tới bến.

Người tu Ðạo trước hết phải nhận biết bảy thứ tình cảm một cách thấu đáo, không phải chỉ hiểu đạo lý, ý nghĩa của bảy thứ tình cảm là đủ đâu, cần phải khống chế sự dẫn dụ và dẹp tan sự tác oai tác quái của chúng.

Nếu không bị cảnh giới của bảy thứ tình cảm làm dao động tức là tánh đã định rồi vậy.Khi tánh đã định thì ma sẽ đầu hàng, quy phục, chúng không thể làm mưa làm gió, không thể nhiễu loạn thân tâm người tu Ðạo được nữa.

Sau khi khiến ma hàng phục thì thuận cảnh đến mình cũng vui mà nghịch cảnh tới mình hoan hỷ, bất luận gặp phải cảnh ngộ thuận lợi hay trái ý thì mình đều an lạc, tự tại.

Sự an lạc này là thứ an lạc chân chánh, hạnh phúc thật sự, chứ không phải là thứ an lạc đến từ ngoại vật.

Hương vị của sự an lạc bất tận này vốn phát xuất từ nội tâm nên lúc nào mình cũng an vui, ngày nào mình cũng thanh thản, mọi lo âu, buồn bã hay phiền não đều không còn nữa.Tánh đã định rồi thì lúc nào mình cũng cảm thấy an lạc, không còn khởi vọng niệm nữa.

Khi vọng niệm không còn thì ở nơi nào cũng được bình yên, nên nói:Niệm động bách sự hữu, Niệm chỉ vạn sự vô.(Khởi niệm: trăm sự đều có,Dứt niệm: mọi sự đều không.)Khi mình chẳng khởi tâm động niệm thì thân tâm tự nhiên sẽ thanh tịnh, bình an: do đó nói rằng: Tâm dừng, niệm dứt – giàu sang thật,Dục vọng trừ sạch – thật phước điền.Ðó chính là tiêu chuẩn của sự tu Ðạo.Chúng ta không nên “nhận giặc làm con” bởi giặc có thể cướp sạch châu báu của mình, và cũng không nên nghe lời ma quỷ, bởi chúng có thể lừa mình, mà hể trúng phải quỷ kế thì mình sẽ bị thiệt hại rất lớn.

Do đó, các bạn đừng bao giờ kết bạn với quyến thuộc của ma quỷ bởi chúng chỉ biết hại mình, xui khiến mình làm những việc điên đảo, mê muội mà thôi.Tánh người tu đạo phải định thì mới rời bỏ mê lầm, quay về giác ngộ, bỏ tà theo chánh.

Nếu lúc nào chánh niệm cũng hiện tiền thì sẽ không còn bất cứ phiền não nào nữa.

Khi sự việc xảy tới thì các bạn hãy đối phó mà đừng có tâm phan duyên; như thế, khi sự việc qua rồi thì tâm lại sạch trong, không lưu giữ dấu vết.


Các bạn cần phải hiểu rõ đạo lý “ba cái tâm không thể nắm bắt” tâm quá khứ không thể nắm bắt, tâm hiện tại không thể nắm bắt, và tâm vị lai không thể nắm bắt.

Sau khi thấu triệt rồi, các bạn cần theo đó thực hành thì mới thật sự hiểu rõ Phật Pháp.

Nếu học mà không thực hành thì dù có học bao nhiêu đi nữa cũng chẳng ích lợi gì, vô minh, phiền não vẫn đầy dẫy, đến tận kiếp vị lai cũng không có chỗ tương ưng.

Trí huệ chân chánh cũng chẳng thể hiện tiền.

Dẫu có được chút trí huệ thì đó chẳng qua chỉ là thứ nông cạn, hời hợt, chứ không phải là thứ chân chánh.Phàm là người tu Ðạo ở Vạn Phật Thánh Thành thì phải biết quý thời giờ, không được lãng phí thời gian quý báu, bởi vì:Nhất thốn thời quang, nhất thốn mệnh quang.(Một tấc thời gian là một tấc mạng sống.)Do đó, mình cần phải chân thật thực hành giáo lý Phật Pháp học được ở đạo tràng.

Ðừng nên làm lấy lệ cho xong chuyện hoặc sống lây lất cho qua ngày đoạn tháng, bởi như thế là đi ngược lại với Ðạo!Sau khi tánh định rồi thì mình mới có thể phá thủng vô minh, hiển lộ Pháp tánh.

Mình nhất định phải phá cho được vô minh, phải làm cho Pháp tánh hiện rõ như vậy mới là đạt mục tiêu học Phật.

Ðiều tối kỵ nhất trong việc học Phật Pháp là “hữu thủy vô chung,” có đầu mà không có cuối, bỏ dở nửa chừng, vất hết bao công phu khó nhọc từ trước.


Mình không nên rút lui giữa đường hay ngừng lại chẳng chịu tiến tới; bằng không, sẽ chẳng bao giờ đến được “kho báu” Phật Pháp.

Các bạn hãy nhớ rằng: Bất luận làm việc gì thì cũng phải có thủy có chung, tới nơi tới chốn; đừng để ngoại cảnh làm dao động rồi thối chuyển, đánh mất chí nguyện của mình! Phát nguyện, lập chí thì phải như sắt đá; đừng vì nghịch cảnh và những việc không như ý làm dao động rồi quên mất tâm Bồ-đề.

Mất tâm Bồ-đề là một tổn thất lớn lao nhất; cho nên, người chân chánh hiểu rõ Phật Pháp thì ở bất cứ tình huống nào cũng kiên quyết gìn giữ tâm Bồ-đề, không bao giờ thối chuyển tâm Bồ-đề.Nếu các bạn không hiểu phương pháp tu hành thì làm bất cứ việc gì “cũng là đầu cọp đuôi rắn,” không trọn vẹn, lúc đầu thì rất hăng hái, dũng mãnh, nhưng về sau thì lười biếng, giãi đãi.

Ðó gọi là “hữu thủy vô chung.” Việc gì cũng không viên mãn, hoàn hảo.

Vì sao vậy? Bởi vì nhân nào, quả nấy nhân quả thì không sai chạy một mảy may.

Ðã học Phật Pháp thì mình phải tin nhân quả, không được làm chuyện lầm lẫn về lý nhân quả, và càng không được bác bỏ, cho rằng chẳng có nhân quả.

Các bạn phải biết rằng nhân quả là định luật muôn đời không thay đổi!(Ngày 10 tháng 7 năm 1983).


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.