Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 1: Nhân Nào Quả Nấy


Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 1: Nhân Nào Quả Nấy


Kệ Khai KinhPhật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nhân Nào Quả NấyCon người ở thế gian này gặp đủ thứ chuyện kỳ lạ, vì sao? Ðó là vì trước kia người ta đã trót trồng cái nhân kỳ lạ nên bây giờ mới sanh ra cái quả kỳ lạ.

Nếu các bạn chẳng gieo loại nhân ấy thì sẽ không gặt phải loại quả này.


Vì thế, nếu mọi người hiểu được đạo lý nhân quả thì hãy:Chư ác mạc tác,Chúng thiện phụng hành.(Chớ làm điều ác,Chỉ làm việc lành.)Trên thế gian này, con người không thể nào tách rời khỏi nhân quả; song le, vì ai nấy đều chỉ thấy quả chứ chẳng thấy nhân nên khi quả báo xảy tới thì cuống quít, hoang mang, không biết nên như thế nào cho phải nữa! Ðó đều là do khi trồng nhân, người ta đã không biết thận trọng, đợi đến lúc phải nhận lãnh những quả báo quái lạ thì họ mới giật mình, sửng sốt!Chúng ta hiện đang nghiên cứu Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối(Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh) trong Kinh Lăng Nghiêm.

Phần kinh văn này giảng giải rất cặn kẽ những trường hợp nhân quả phức tạp, kỳ lạ của con người.


Các bạn muốn hiểu rõ vấn đề nhân quả thì hãy “chớ làm điều ác, chỉ làm việc lành.”Hằng ngày, các bạn không nên chỉ toàn nghĩ tới lợi lộc riêng tư mà hãy tìm cách mang lại lợi ích cho người khác; song, không cần phải huênh hoang: “Tôi thường làm nhiều chuyện lợi ích cho người khác lắm! Tôi sửa chùa tháp, bố thí, giúp đỡ người nghèo…” Những việc như thế không phải để khoác lác hay nói suông, mà cần phải chân chánh thực hành.

Hãy lấy việc giúp người làm nguồn vui và xem đó là thiên chức của mình; được như vậy thì thế giới này sẽ tự nhiên trở nên tốt đẹp!(Giảng ngày 30 tháng 4 năm 1983)”Lấy Giả Làm Thật”Ðức Khổng-Tử nói:Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã.(Ta chưa thấy người nào chuộng đức hạnh như chuộng sắc đẹp cả!)Ðức Khổng-Tử bấy giờ vì nhận thấy người mến chuộng đạo đức và hạnh kiểm thì không được chuyên tâm bằng kẻ yêu chuộng sắc đẹp, cho nên ngài đã thở dài và than rằng: “Từ trước đến nay ta chưa từng gặp được người nào hâm mộ đạo đức giống như hâm mộ sắc đẹp vậy!”Tôi thì chưa thấy có người nào mến chuộng Phật Pháp mà dụng công đến độ như mến chuộng tiền của cả! Các bạn xem, người mến mộ Phật Pháp dù ham thích Phật Pháp đến thế nào đi nữa thì cũng có lúc mệt mỏi, lạy Phật, tụng Kinh hoặc niệm chú hơi lâu thì cảm thấy mệt.

Thế nhưng, nếu đi kiếm tiền, thì dù không ăn, không uống, không ngủ, người ta cũng chẳng thấy mệt! Cứ nhìn những kẻ ham mê cờ bạc là biết, suốt ngày suốt đêm không nghỉ ngơi mà mắt họ vẫn ráo hoảnh, chẳng chút mệt nhọc!Tại sao con người lại có thể như thế được chứ! Ðó là vì đối với những gì chân thật thì người ta không nhận thức được rõ ràng; trái lại, đối với những thứ giả tạo thì họ “lật đật chạy theo như vịt,” đeo đuổi kiếm tìm một cách điên cuồng, thật là điên đảo hết sức!(Giảng tối ngày 30 tháng 4 năm 1983).


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.