Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 38: Ăn Thịt Là Nguồn Gốc Của Tai Kiếp


Đọc truyện Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 38: Ăn Thịt Là Nguồn Gốc Của Tai Kiếp


80.

ĂN THỊT LÀ NGUỒN GỐC CỦA TAI KIẾP!(Vạn Phật Thành ngày 19 tháng 9 năm 1982)Phật Giáo có ba thời đại là Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp.

Ðó là do nghiệp báo của chúng sinh chiêu cảm mà ra.Ở thời Chánh Pháp, con người được phước báo rất lớn, rất dầy, và trí huệ cũng rất cao.

Ở mặt đất thì nước giống như sữa vậy, rất bổ dưỡng, và nơi nào nước cũng rất tốt.

Tới thời Tượng Pháp thì nước uống mất đi chất bổ dưỡng.

Hiện tại thời Mạt Pháp thì nước không còn chất bổ nữa, trái lại trộn lẫn đủ thứ chất độc.

Có người nói: “Chúng tôi uống nước đã có bỏ thuốc khử độc rồi.” Tuy vậy nước vẫn còn độc, không cách gì trừ hết được.Trên thế giới, hiện giờ chất độc càng ngày càng gia tăng, khiến cho không khí bị ô nhiễm.


Vì người ta dùng chất độc quá nhiều nên độc tố thấm dần vào thân người, rồi trải qua sự biến hóa trong cơ thể, khi mình thở ra thì chất độc đó lại trở ngược về trong không khí.

Hiện tại trong hư không đầy dẫy độc khí.Chúng ta biết bom nguyên tử, bom khinh khí là thứ tối nguy hiểm, nhưng những thứ đó còn thua độc khí do miệng mình phóng ra.

Bởi vậy thế giới này càng ngày càng trở nên vô cùng nguy hiểm.Vì bị độc khí đó xông ướp nên mỗi ngày con người giống như “sống trong cơn say, chết trong giấc mộng” vậy.

Ăn uống, cờ bạc, rượu chè, lừa bịp, trộm cắp, không có chuyện xấu xa gì mà họ không biết làm.

Ðó là tình trạng độc hại vô cùng, hết sức nguy hiểm vậy.Bây giờ muốn thế giới tiêu hết chất độc thì phải có biện pháp gì?Tức là phải ăn chay, đừng ăn thịt! Ăn chay thì chất độc sẽ giảm bớt đi.

Nếu muốn thế giới này hoàn toàn hết độc thì mọi người đừng ăn thịt, chỉ ăn chay.

Bởi vì trong thịt có chất độc, mà chất độc này lại rất vi tế, nên dù ăn vào mình cũng không nhận biết được là có chất độc.

Song, từ từ mình sẽ trúng phải chất độc của thịt, lợi hại đến độ không có thứ thuốc nào có thể cứu nổi, bởi vì trong thịt chất chứa sự oán hận rất sâu dày.

Cho nên người xưa nói rằng:”Thiên bách niên lai oản lý canh,Oán thâm tự hải hận nan bình.Dục tri thế thượng đao binh kiếp, Thả thính đồ môn dạ bán thanh.” Dịch là:”Ngàn năm oán hận ngập bát canh, Oán sâu như biển, hận khó tan.Muốn biết vì sao có chiến tranh,Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!”Miếng thịt trong tô canh tuy nhỏ, nhưng thật sự trong đó chất chứa sự thù hằn sâu như biển cả vậy.

Người đập lộn với người, nhà này đánh nhau với nhà kia, nước này xâu xé nước kia, địa cầu này tiêu hủy địa cầu khác; gây nên chiến tranh như vậy đều là do ăn thịt mà ra.

Tất cả những tai nạn đao binh, thủy hỏa, tật dịch lưu hành, đều là do ăn thịt mà thành.

Nếu muốn hiểu rõ đạo lý thì lúc nửa đêm hãy tới nhà người đồ tể mà lắng nghe: lắng nghe tiếng rống đau đớn của con heo bị thọc huyết, lắng nghe tiếng khóc uất ức của con trâu hay con dê bị giết.Tóm lại, con vật nào bị giết thì con đó khóc la rên siết.

Lúc khóc la chính là lúc mà nó phóng độc khí ra.

Một mặt phóng độc khí, một mặt khóc than nói rằng: “Tốt lắm! Bây giờ tụi bây giết tao, trong tương lai tao sẽ giết lại tụi bây.


Nợ này chẳng bao giờ phủi sạch được! Tụi bây giết tao, tao sẽ giết lại tụi bây, tụi bây ăn thịt tao, tao sẽ ăn thịt lại tụi bây!” Do lòng oán hờn, thù hận chất chứa như vậy nên mới tạo thành đủ thứ tai họa.Nếu con người ăn chay trường thì những oan nghiệt đó sẽ tiêu trừ, bao nhiêu đao gươm sẽ trở thành nhung gấm, sự hung hiểm sẽ trở thành kiết tường.

Vì thế, mình phải tìm cách cứu vãn thời Mạt Pháp sắp tới đây!DIỄN GIẢI(1) Ðây là trạng thái bất động, không dấy khởi vọng niệm của bản tánh (như hồ nước phẳng lặng, không gợn sóng).

Song, nơi bản tánh bất động ấy luôn bừng hiện trí huệ chiếu soi, quán sát mọi sự (như sự phản chiếu của mặt nước).(2) Tam giới: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới là ba cõi phàm của những chúng sinh chưa thành Thánh cư ngụ.(3) Tám tướng thành Ðạo: 1.

_ Phật ở trời Ðâu Suất giáng sanh.

2._ Trụ thai.

3._ Xuất thai.

4._ Xuất gia.

5._ Hàng phục ma quân.6._ Thành đạo.

7._ Chuyển Pháp luân.


8._ Nhập Niết-Bàn.(4) 5 vị đệ tử đầu tiên của Phật là: 1._ Kiều Trần Như, 2._ Mã Thắng, 3._ Bạt Ðề, 4._ Thập Lực Ca Diếp, 5._ Ma Ha Nam CâuLợi.(5) Thủy Quả Hòa Thượng là tên gọi thân mật của Hòa Thượng Quảng Khâm (1892 – 1986).

Ngài là vị Thánh Tăng của thế kỷ nầy.

Bình sanh sống đạm bạc, khổ hạnh, thường chỉ dùng trái cây độ nhật.

Ngài thường nhập định, song lấy pháp niệm Phật giáo hóa chúng sinh.

Trước khi nhập tịch mấy ngày, Ngài triệu tập đệ tử để phân phú, giải đáp thắc mắc.

Giây phút cuối cùng khi lâm chung, Ngài vẫn an nhiên sáng suốt, thốt ra lời bất hủ: “không có đến, cũng chẳng có đi” (bất lai diệc bất khứ) rồi mới nhắm mắt nhập tịch.(6) Hận: lòng tức giận, thù hằn; cũng giống như ngọn lửa cháy phừng phực trong lòng.– Oán: lòng oán ghét.

Khi ghét ai thì mình không muốn nói chuyện với y, luôn nghĩ xấu về y, luôn tìm lỗi lầm của y, và sẵn sàng trách móc khi có cơ hội.–Não: rầu rĩ, tự đau khổ với lòng; khiến cách suy nghĩ và nói năng đầy dẫy tiêu cực, âm khí, không ai muốn gần gũi.–Nộ: lòng giận dữ hiển hiện ra ngoài mặt, như ngọn lửa cháy rừng, không có gì có thể dập tắt nổi.–Phiền: lòng đầy phiền toái, nóng bức, thúc giục, không yên ổn, cứ muốn làm điều nghịch lại với chân lý..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.