Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 13: 24 Tất Cả Chúng Sanh Ðều Có Phật Tánh


Đọc truyện Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 13: 24 Tất Cả Chúng Sanh Ðều Có Phật Tánh


24.

TẤT CẢ CHÚNG SANH ÐỀU CÓ PHẬT TÁNH(Vạn Phật Thành ngày 20 tháng 6 năm 1982)”Nhất thiết chúng sanh,Giai hữu Phật tánh,Giai kham tác Phật.”Ðó là câu nói từ kim khẩu của Phật.

Chỉ vì vọng tưởng, chấp trước nên chúng sinh không chứng được trí huệ, đức tướng của Như Lai.

Từ nơi câu nói này có thể suy ra mọi chúng sinh đều có tánh Phật; đã vậy thì mình không nên sát sinh, không nên trộm cắp, không nên tà dâm, không nên vọng ngữ, không nên uống rượu; mà phải trì Ngũ Giới.Khi sát sinh là giết mười phương chư Phật, vì chúng sinh là do Phật thị hiện mà ra.

Do một niệm không giác ngộ nên sinh ra ba thứ vô minh rất vi tế (nghiệp tướng, hiện tướng, chuyển tướng), vì vậy mình mới trầm luân trong biển khổ, mất đi cái Chân Ðạo.

Ðạo lý này rất là nông cạn, nhưng các vị tu Ðạo hãy quán tưởng xem: Quán tưởng rằng tất cả chúng sinh đều là cha mẹ của mình trong quá khứ, đều là những vị Phật trong tương lai, cho nên mình phải tôn kính họ, mình phải đối với chúng sinh như là đối với ba đời chư Phật vậy! Suy nghĩ như vậy thì tự nhiên hết khinh thường, bất kính hay nhiễu loạn chúng sinh.Chúng sinh không phải chỉ có loại hữu hình, thậm chí loại vô hình như quỷ, thần, tiên, ma đều là chúng sinh cả.

Cho nên mình phải bình đẳng cung kính, tôn trọng họ, không nên coi thường họ.Người học Phật cần phải tin vào lý nhân quả một cách sâu xa; đừng trồng nhân xấu, nếu không thì tương lai mình sẽ nhận quả xấu.

Nếu trồng nhân tốt thì tương lai nhất định gặt quả tốt.

Nhân quả là chuyện không thể sai lệch, dù cho việc nhỏ như một sợi tóc! Nếu mình giết cha người khác thì sẽ có người giết cha mình; nếu mình giết anh người khác thì sẽ có người giết anh mình.

Thế nên đừng vì lợi mình mà dùng thủ đoạn hại người; hại người thì chung cuộc là tự hại mình.

Vả lại: “Thượng thiên hữu hiếu sanh chi đức.” Trời cao có đức hiếu sinh, không muốn làm hại chúng sinh; cho nên mình đừng bao giờ làm những chuyện trái với lý nhân quả.

Các vị phải biết rằng: “Nhất thất túc thành thiên cổ hận.Nhất thất nhân thân, vạn kiếp nan phục.” Nghiã là:Một lần sẩy chân, ngàn đời ôm hận.

Mất đi thân người, vạn kiếp khó phục hoàn.

Không tin gì cả cũng được, songchẳng thể không tin luật nhân quả! Chối bỏ cho rằng không có luật nhân quả là việc làm hết sức nguy hiểm.

Chư vị Bồ Tát chỉ sợ lúc gieo nhân có sai lầm, song chẳng sợ khi quả đã chín mùi.

Nếu chư Bồ Tát có lỡ làm sai mà chẳng biết, thì lúc thọ quả báo, các ngài không bao giờ có tâm oán hận.


Các ngài không oán trời cũng không trách người.

Chúng sinh thì sợ chịu quả báo mà chẳng sợ lúc trồng nhân.

Lúc chúng sinh trồng cái nhân thì hết sức tùy tiện, điên đảo; nhưng khi thọ quả báo thì rủa trời, trách đất, oán người!25.

RẮN LẠI NGHE PHÁPChú dẫn: Ngày Chủ nhật, 20 tháng 6 năm 1982, đúng lúc cử hành Pháp diên, bốn chúng đệ tử trong Vạn Phật Thành mới cùng nhau niệm “A Di Ðà Phật” trên đường về Ðại điện, thì phát hiện một con rắn lục có vằn nằm ngay nơi cửa trước Ðại điện, dài khoảng ba bốn bộ, hình dạng rất nhỏ và dài.

Ðại chúng thấy rắn thì sợ không dám tiến vào, bấy giờ vị Tăng giám thị, Thầy HằngVô, muốn đem con rắn vứt ra ngoài.

Song lúc đó thì Hòa Thượng cũng đang tiến lại, Ngài mỉm cười nói rằng: “Không cần thiết đâu, tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, con rắn tới là để thân cận Tam Bảo, để nghe Pháp, không nên đuổi nó!” Kỳ lạ thay con rắn này không giống như những con rắn bình thường khác, mình nó trườn dài ra mặt đất, tuy có trăm người bước qua mình, mà nó không có sợ hãi gì cả, nó hết sức thuần thục và hiền lành.

Khi Hòa Thượng lên đài thuyết Pháp thì Ngài dạy rằng: “Kêu con rắn đó vào đây mà nghe Pháp đi.” Con rắn nghe như vậy thì lập tức tiến vào, nó bò từ từ vào đến ngay giữa Chính điện không hề làm kinh sợ những người hai bên, rồi từ nơi Ðại điện ở phía trái nó bò qua bên phải, rồi mới nhiễu quanh tượng Phật một vòng, xong từ từ nằm phục xuống ở Pháp tòa, cũng giống như là quỳ trước tượng Phật vậy, nằm im nghe Pháp.

Hòa Thượng mới khai thị cho nó như vầy:”Nhất thiết chúng sanhGiai hữu Phật tánh,Giai kham tác Phật.Ðó là câu nói từ kim khẩu của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chỉ vì vọng tưởng chấp trước nên chúng sinh không chứng được trí huệ đức tướng của Như Lai.

Từ nơi câu nói này ta có thể suy ra mọi chúng sinh đều có tánh Phật; đã vậy thì không nên sát sinh, không nên trộm cắp, không nên tà dâm, không nên vọng ngữ, không nên uống rượu; mà phải trì Ngũ Giới! Sát sinh là giết mười phương chư Phật, vì chúng sinh là do Phật thị hiện mà ra.

Do vì một niệm không giác ngộ nên sinh ra ba thứ vô minh rất vi tế(nghiệp tướng, hiện tướng, chuyển tướng), chúng sinh mới trầm luân trong biển khổ, xa lìa rồi vĩnh viễn mất đi nền Ðạo chân thật!Các vị tu Ðạo hãy quán tưởng xem: Hãy quán tưởng rằng tất cả chúng sinh đều là cha mẹ của mình trong quá khứ, đều là những vị Phật trong tương lai.

Cho nên mình phải có lòng hiếu thuận với họ, giúp họ ly khổ đắc lạc, cắt đứt sinh tử, không còn bị ràng buộc trong vòng luân hồi nữa.

Bởi họ là các vị Phật trong tương lai, nên khi họ chưa thành Phật, mình phải tôn kính họ.

Mình phải đối với chúng sinh như là đối với ba đời chư Phật vậy.

Suy nghĩ như vậy thì tự nhiên hết khinh thường, bất kính, hay nhiễu loạn chúng sinh.


Chúng sinh không phải chỉ là thứ hữu hình, thậm chí thứ vô hình như quỷ, thần, tiên, ma đều là chúng sinh cả.

Cho nên mình phải bình đẳng cung kính, tôn trọng họ, không nên coi thường họ.Hôm nay con rắn mà các vị gặp ở Phật điện cũng là một chúng sinh.

Song do nó thị hiện thân rắn, nên chúng ta thấy sợ, thấy mà không nhận thức, thậm chí còn bị lừa nữa.

Rắn này tới đây chỉ để thân cận Tam Bảo, để nghe Pháp, nghe Kinh, nếu không vậy thì sao nó vào đây mà hết sức hiền hòa, nằm phủ phục chẳng động đậy gì cả nơi bục cửa?Tuy nhiên, lấy mắt nhìn thì nó chỉ là con rắn nhỏ; kỳ thật rắn này có sức thiên biến vạn hóa; có thể ẩn hình, có thể thu nhỏ, biến lớn, lại biết đằng vân giá vũ, bay qua lượn lại trong không trung.

Chúng ta không thể biết được bản lĩnh của nó.

Rắn này tương lai tu hành thành công cũng sẽ đắc Ðạo.

Phật kinh có đề cập tới Thiên Long Bát Bộ, thì rắn này thuộc một trong tám bộ đó: tức là Ma Hầu La Già (Ðại mãng xà).Quán sát nhân duyên rắn này, có thể là: ở thời nhà Châu, rắn này là một vị Ðại thần, song tâm địa rất xấu xa, hiểm ác.

Vì âm mưu soán đoạt ngôi vua, cho nên y dùng một con dao găm có tẩm rượu độc bỏ trong tay áo rồi đi hành thích nhà vua.

Tuy nhiên, chẳng những y không soán đoạt được ngôi vua mà ngược lại, còn làm cho trời giận, dân oán.

Vị Ðại thần đó khi lâm chung thì sinh tâm hết sức sân hận, độc địa, cho nên chết rồi đọa làm thân rắn, rồi có đời chuyển thành con trăn lớn.

Ởấ trên thế gian có hai thế lực là âm và dương, hay thiện và ác.

Nếu theo đường thiện mà tận lực tu phước và huệ thì có thể thành Tiên, thành Thánh, thành Bồ Tát, thành Phật.

Nếu theo đường ác mà luyện tập thì thế lực càng ngày càng lớn, song toàn làm những chuyện hắc ám, nào là hãm hại, tàn sát, oán hận, báo thù, do đó mỗi ngày mỗi chồng chất oán khí dầy đặc, lớn lao; kẻ tích tập oán khí sâu dầy đó sau này sẽ biến thành độc xà, độc long v.v…Những thứ rắn độc hay rồng độc không phải là thứ mà mắt phàm thấy đặng, song chúng đầy dẫy trong thế giới này.

Thứ rắn độc, rồng độc đó là do tâm tham, sân, si tích lũy hình thành.

Cho nên khi bọn chúng tới chỗ nào là chỗ đó có tai họa.


Thiên tai, nhân họa, phi thi (xác chết biết đi), tà quỷ (quỷ phá làng phá xóm), yêu tinh (những thứ cây cối thực vật, khoáng chất…!hấp thụ tinh khí trời đất mà thành), ma yếm (quỷ tu luyện lâu năm thành ma), hay hoạnh dịch lưu hành (những thứ bịnh nan y) đều do những thứ rắn độc này tác quái.

Còn rồng độc, dịch quỷ, thì chuyên phóng khí độc để làm loạn tâm người hoặc đoạt tinh khí của người, làm cho người ta kinh sợ, điên cuồng.Cho nên, hiện thời lưu hành đủ thứ bịnh tâm lý, như là tinh thần phân liệt, hoặc là điên cuồng, khiếp sợ và đủ thứ tật bịnh sinh lý…, tất cả đều không ra ngoài phạm vi làm sóng làm gió của bọn yêu ma quỷ quái này.

Tâm lý học và y học hiện đại không hiểu được một cách sâu sắc nguyên do của những chứng bệnh đó, cho nên không thể đối bịnh cho thuốc để chữa trị.

Ðương nhiên Phật Pháp thì có linh dược triệt để trừ hết được tai nạn, dứt hết được tai ương!Lại nói đến nhân duyên của rắn độc này: Vì sẵn có tâm sân hận, lại thêm tu luyện cái tâm sân hận đó cho nên mới thành tinh.

Rắn luyện pháp thuật càng ngày càng cao.

Trải qua một thời gian lâu dài thì nó thông thiên triệt địa, nhưng chỉ lấy chuyện hại người làm vui.

Những chuyện tương tợ như con rắn này trong trời đất có nhiều vô số kể, nên tôi hy vọng bọn chúng mau sinh tâm sám hối, đừng làm chuyện yêu nghiệt, gieo họa cho nhân gian nữa.Cho tới đời nhà Tống thì rắn này trở thành một con rồng độc.

Nó ngự trị nơi một con sông lớn chuyên làm sóng gió mưa bão, sát hại không biết bao nhiêu thuyền chài, ngư phủ và khách qua sông.

Cả một khoảng thời gian dài, nhân dân ở đó hết sức lo sợ, kinh hoàng.

May thay có một vị Thánh Tăng pháp thuật rất cao cường đặc biệt tới để giải cứu.

Vị đó tay cầm tích trượng, đứng bên bờ sông lớn tiếng khiển trách rồng độc.

Rồng độc nghe được thì vô cùng tức giận, mới trổ hết bản lĩnh hiện ra thân hình mãng xà dài ngàn trượng.

Song vị Pháp Sư vì có Kim Cang Tam Muội chấp trì nên chẳng hề sợ hãi.

Ngài dùng pháp Câu triệu và pháp Hàng phục (hai phương pháp để chế phục quỷ thần), trải qua ba ngày ba đêm sống chết chiến đấu với nó, cuối cùng thì Ngài chiết phục được rồng độc.

Tà không thắng chánh! Khi ác thuật bị phá rồi thì rồng độc chẳng còn cách gìkhác hơn là phải đầu hàng.

Bấy giờ vị Pháp sư này mới thuyết pháp rằng: Tất cả mọi thứ đều là khổ, là không, là vô thường, là vô ngã, và chỉ có cái nghiệp là theo thân mình! Ðồng thời Ngài dạy nó nên sinh lòng từ bi, dùng pháp thuật để giúp ích chúng sinh, chớ không thể gia hại sinh linh nữa.Rồng nghe Pháp rồi thì thức tỉnh, nên được con mắt thanh tịnh.Vị Pháp Sư mới truyền thọ cho nó Tam Quy, Ngũ Giới, rồi biểu nó tới một sơn động nọ để tu hành, đừng làm não loạn nhân dân nữa; rồng độc liền tuân theo lời dạy.

Từ đời Tống đến nay đã trải qua mấy trăm năm lịch sử rồi, con rồng đó đã trở thành một trong Thiên Long Bát Bộ, thần thông biến hóa vô cùng.”Có lần trong Vạn Phật Ðiện có một vị Tỳ Kheo Ni nói rằng: “Mấy ngày trước, khi đi ngang qua Ðại Hỷ Xả Viện tôi thấy đuôi con rắn này thò ra ngoài, cho nên tôi lấy cây gắp bỏ vô hộp gỗ, định đem đi xa rồi thả để nó đừng gây hại người.

Ai ngờ chỉ quay đầu lại, mở hộp ra thì rắn đã biến mất rồi.


Rõ ràng rắn không cách gì có thể thoát ra được, nhưng lạ thay, thật là nó có thần thông.”Hòa Thượng cười mà nói rằng: “Con rắn này tôi đã biết nó từ trước rồi! Hai mươi năm trước, khi tôi còn ở chùa Từ Hưng trên núi Ðại Dư ở Hương Cảng thì nó đã từng tới chùa để nghe kinh.

Tuy nó không làm hại ai nhưng ai cũng đều sợ nó! Sợ cái tướng rắn.

Có lần có người cũng nhặt nó bỏ trong lồng, rồi đem đi thật là xa, không biết bao nhiêu dặm, chừng khi mở hộp để thả nó, thì rắn không cánh mà bay mất.

Ngày nay Phật Pháp truyền sangTây Phương, rắn này cũng không chối từ đường sá xa xôi bay qua Mỹ để hộ pháp.”Sau cùng, Hòa Thượng giảng dạy như sau: “Chúng sinh học Phật cần phải tin sâu nhân quả.

Nếu không trồng nhân ác thì tự nhiên chẳng kết quả ác, nếu trồng nhân tốt thì tương lai chắc chắn sẽ được quả tốt.

Nhân, quả không sai một mảy may.

Mình giết cha người khác thì có người giết cha mình, mình giết anh người khác thì người khác sẽ giết anh mình.

Ðừng nghĩ rằng có thể tùy tiện làm chuyện ác vì làm chuyện ác sẽ hết sức tổn hại cho mình.

Vì sao? Vì trời cao có đức hiếu sinh, không muốn cho chúng sinh làm hại chúng sinh.

Khi mình làm sai với lý nhân quả thì: Thân người mà mất đi, Vạn kiếp khó có lại được.

Cho nên, chuyện gì không tin cũng được, nhưng chẳng thể không tin lý nhân quả! Nếu bài bác lý nhân quả thì tương lai sẽ hết sức nguy hiểm.

Bồ Tát sợ nhân mà không sợ quả, cho nên hết sức thận trọng lúc trồng nhân.

Nếu vì vô ý mà trồng nhân ác, thì lúc thọ quả báo ác, các ngài đối mặt tiếp thọ quả báo, không chạy trốn, không oán trời cũng không trách người.

Ngược lại, chúng sinh thì sợ quả báo mà không sợ lúc trồng nhân.

Lúc trồng nhân thì hết sức tùy tiện làm chuyện điên đảo, đến lúc thọ quả báo thì sợ hãi vô cùng, oán người trách trời: Tại sao tôi phải chịu đau khổ thế này? Tại sao tôi phải chịu báo ứng bất công như thế này?Các vị có biết đâu rằng nếu như khi xưa không trồng nhân như vậy thì bây giờ sao gặt quả như thế? Hôm nay gặp nhân duyên này, có Thiên Long Bát Bộ hiện thân thuyết pháp, cho nên tôi nhân cơ hội nói cho các vị biết tiền nhân hậu quả.”Chỉ nhân nhất trước thác,Thâu liễu mãn bàn kỳ.”Nghiã là: Chỉ đi sai một nước, Mà thua cả ván cờ.

Sai lầm chỉ một niệm mà kiếp vận khó vãn hồi.

May thay là con rắn này đã quy y Tam Bảo, tương lai nó còn có cơ hội để minh tâm kiến tánh.

Nếu các vị không tin vào nhân duyên này, thì cứ tự mình thí nghiệm xem; còn nếu tin nhân quả, thì đừng nên nghi ngờ gì chuyện này cả!”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.