Kafka bên bờ biển

Chương 33-34


Bạn đang đọc Kafka bên bờ biển: Chương 33-34

Chương 33
Tôi hoàn tất mọi công việc chuẩn bị để mở trước khi Oshima đến. Hút bụi toàn bộ sàn nhà, lau chùi các cửa sổ và bàn ghế, cọ rửa phòng vệ sinh công cộng. Rẩy nước và lau bóng loáng tay vịn cầu thang. Phủi bụi thật kỹ tấm kính mờ ở chỗ chiếu nghỉ. Quét vườn, bật máy điều hòa nhiệt độ trong phòng đọc và máy hút ẩm trong kho sách. Pha cà phê, gọt bút chì. Không khí một thư viện vắng vẻ vào lúc sáng sớm có một cái gì đó làm tôi thực sự xúc động. Tất cả những lời hay ý đẹp con người có thể nghĩ ra đều ở đây, an tĩnh nghỉ ngơi. Tôi muốn làm những gì trong tầm khả năng của mình để bảo toàn nơi này, giữ cho nó ngăn nắp, gọn gàng. Thi thoảng tôi dừng lại ngắm tất cả những cuốn sách lặng lẽ nằm trên giá, với tay ra sờ vào gáy mấy cuốn. Như mọi khi, vào lúc mười rưỡi, chiếc Mazda Miata rồ máy vào bãi đậu và Oshima xuất hiện, coi bộ hơi buồn ngủ. Chúng tôi chuyện gẫu một lúc cho đến giờ mở cửa.
“Nếu có thể, em muốn ra ngoài một lúc,” tôi nói với anh sau khi chúng tôi mở cửa.
“Đi đâu?”
“Em cần đến phòng thể dục công cộng tập luyện. Đã lâu, em bỏ bẵng không tập gì cả.”
Đó không phải là lý do duy nhất. Buổi sáng, Miss Saeki đi làm muộn, và tôi không muốn chạm trán với bà. Tôi cần có thời gian để trấn tĩnh trước khi gặp lại bà.
Oshima nhìn tôi, im lặng một lát rồi gật đầu. “Dù sao cũng phải cảnh giác đấy. Tôi không muốn giám sát chặt cậu, nhưng ở hoàn cảnh của cậu, cẩn thận mấy cũng không thừa, hiểu không?”
“Anh khỏi lo, em sẽ cẩn thận,” tôi bảo đảm với anh.
Ba lô ngoắc một bên vai, tôi lên tàu. Tới ga Takamatsu, tôi đáp xe buýt đến một câu lạc bộ thể hình. Tôi thay đồ trong phòng gửi quần áo, rồi bắt tay vào một loạt bài tập đa năng, cắm phích nghe rince gào hết cỡ qua chiếc Walkman của tôi. Lâu không tập, cơ bắp tôi cưỡng lại, nhưng tôi có cách khắc phục. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể – cơ bắp kêu rên phản đối gánh nặng gia tăng áp đặt lên nó. Vừa nghe bài Little Red Corvette, tôi vừa cố xoa dịu phản ứng đó, chế ngự nó. Tôi hít một hơi thật sâu, nín một lát rồi thở ra. Hít vào, nín, thở ra. Tôi dặn như thế, lặp đi lặp lại. Từng bước một, tôi đẩy các cơ bắp của mình đến cực hạn. Mồ hôi toát ra như tắm, ướt đẫm áo phông, mấy lần tôi phải ra thùng ướp lạnh uống nước.
Tôi thực hiện tất cả các bài tập bằng máy theo trình tự thông thường, mà chỉ nghĩ đến Miss Saeki. Đến cái đêm ân ái của chúng tôi. Tôi cố dọn sạch đầu mình, xua đi mọi thứ, nhưng chẳng dễ dàng gì. Tôi tập trung vào các cơ bắp, miệt mài luyện theo thông lệ. Vẫn những máy ấy, vẫn những quả tạ ấy, vẫn số lượng bài tập như mọi khi. Lúc này, Prince đang hát Sex Motherfucker. Đầu dương vật vẫn còn hơi nhoi nhói đau khi tôi đi tiểu. Quy đầu đỏ hỏn. Chim tôi, với bao quy đầu tươi nõn, vẫn đầy sức trẻ và mẫn cảm. Những hoang tưởng tình dục cô đọng, cái giọng ngọt như mía lùi của Prince, những trích dẫn từ mọi loại sách – toàn bộ cái mớ hỗn độn ấy xoáy lộn trong óc tôi và đầu tôi như sắp nổ tung.
Tôi tắm vòi hoa sen, thay đồ lót mới và đáp xe buýt trở về ga. Đói mè, tôi chui vào một tiệm ăn, đánh một bữa nhanh gọn. Trong khi ăn, tôi nhận ra đây chính là nơi tôi đã ăn hôm đầu tiên đến Takamatsu. Ờ, mình đã ở đây bao nhiêu ngày rồi nhỉ? tôi tự hỏi. Tôi đã lưu trú tại thư viện khoảng một tuần, vậy là tôi đã tới Shikoku ba tuần trước.
Ăn xong, tôi vừa uống trà vừa nhìn đám người hối hả qua lại trước cửa ga. Tất cả đều nhằm đến một nơi nào đó. Nếu muốn, tôi cũng có thể hòa vào với họ. Đáp một chuyến tàu đến một nơi nào khác. Vứt bỏ tất cả lại đây, hướng tới một ni nào tôi chưa từng đến bao giờ, bắt đầu lại từ đầu. Như thể giở sang một trang mới trong sổ tay. Tôi có thể đi Hiroshima, Fukuoka, bất cứ nơi nào. Chẳng có gì giữ tôi ở lại đây. Tôi hoàn toàn tự do. Tất cả những gì tôi cần để sống tạm đều ở trong ba lô: quần áo, đồ vệ sinh, túi ngủ. Tôi hầu như chưa đụng đến khoản tiền mặt lấy ở thư phòng cha tôi.
Nhưng tôi biết mình không thể đi đâu cả.
“Nhưng mày không thể đi đâu hết, mày biết rõ thế mà,” cái thằng tên là Quạ nói.
Mày đã ngủ với Miss Saeki, xuất tinh trong bụng bà bao lần. Và bà đã thuận tình đón nhận. Chim mày vẫn còn nhoi nhói, nhớ cái cảm giác khi cắm ngập trong bà. Đích thị là một nơi dành ày. Mày nghĩ đến thư viện. Những cuốn sách lặng lẽ, bình yên trên các giá. Mày nghĩ đến Oshima. Căn phòng của mày. Bức Kafka bên bờ biển treo trên tường, cô gái mười lăm tuổi đăm đăm dán mắt vào bức tranh. Mày lắc đầu. Không cách chi mày rời được nơi này. Mày không tự do đâu. Nhưng tự do, đó có phải là điều mày thực lòng muốn không?
Trong nhà ga, tôi đi qua mặt những nhân viên tuần tra đang làm nhiệm vụ, nhưng họ chẳng buồn chú ý đến tôi. Nhà ga đầy những thiếu niên da rám nắng cỡ tuổi tôi, vai đeo ba lô. Thành thử tôi chỉ là một trong số đó hòa lẫn vào quang cảnh chung. Chẳng việc gì phải nơm nớp. Cứ đi lại hành động tự nhiên là chẳng ai để ý đến mình.
Tôi nhảy lên con tàu nhỏ hai toa và trở về thư viện.
“Về rồi đấy à,” Oshima nói. Anh sửng sốt nhìn chiếc ba lô trên lưng tôi. “Ủa, đi đâu cậu cũng tha cả đống hành lý như thế này à? Giống như nhân vật Charlie Brown trong truyện tranh đi đâu cũng mang chăn riêng theo[14]?
Tôi đun ít nước pha tách trà, uống. Như mọi khi, Oshima xoay xoay trong tay một trong những cây bút chì dài bao giờ cũng vót nhọn của anh. Chả biết khi chúng ngắn đi thì anh vứt chúng ở đâu?
“Cái ba lô này tựa như biểu tượng tự do của cậu,” anh bình luận.
“Chắc thế,” tôi nói.
“Có một vật tượng trưng cho tự do có thể khiến người ta sung sướng hơn là thực sự đạt được chính cái tự do ấy.”
“Đôi khi,” tôi nói.
“Đôi khi,” anh nhắc lại. “Này, nếu có một cuộc thi trả lời ngắn gọn nhất thế giới, chắc cậu sẽ thắng, bỏ xa các đối thủ đấy.”
“Có thể.”
“Có thể,” Oshima nói, vẻ như chán ngấy. “Kafka ạ, có thể hầu hết mọi người trên thế giới đều không cố gắng để được tự do. Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng mình tự do. Ảo tưởng hoàn toàn. Nếu họ thực sự được tự do, phần lớn sẽ cảm thấy thực sự gò bó. Cậu nên nhớ kỹ điều đó. Thực ra người ta thích không tự do hơn.”
“Kể cả anh?”
“Phải. Mình cũng thích mất tự do hơn. Đến một mức độ nào đó. Jean-Jacques Rousseau đã định nghĩa văn minh là khi người ta biết dựng hàng rào. Một quan sát rất là sâu sắc. Đúng thế, tất cả các nền văn minh đều là sản phẩm của việc hạn chế tự do bằng cách rào nó lại. Tuy nhiên, những thổ dân Úc lại là một ngoại lệ. Họ đã duy trì được một nền văn minh không có rào cản cho đến thế kỷ XVIII. Họ tự do triệt để. Họ muốn đi đâu, lúc nào thì đi, thích gì làm nấy. Cuộc đời họ là một cuộc hành trình theo nghĩa đenng thang là một ẩn dụ hoàn hảo cho cuộc sống của họ. Khi người Anh đến dựng hàng rào để nhốt gia súc của họ, những người thổ dân không lường hết được. Và vì không hiểu mục đích của động thái này, họ bị coi là nguy hiểm và chống xã hội, do đó bị dồn về những vùng khỉ ho cò gáy. Cho nên mình muốn cậu nên cẩn thận. Những kẻ dựng hàng rào cao, chắc chắn là những kẻ tồn tại lâu nhất. Cậu phủ nhận thực tế đó thì chỉ chuốc lấy nguy cơ bị dồn về chốn hoang dã mà thôi.”
Tôi trở về phòng mình, cất ba lô, rồi vào bếp pha cà phê mang lên phòng Miss Saeki. Hai tay bưng chiếc khay kim loại, tôi thận trọng bước từng bước lên những bậc cầu thang gỗ kêu cọt kẹt. Trên chiếu nghỉ, tôi bước qua một thứ cầu vồng lung linh sắc màu lọc qua tấm kính mờ.
Miss Saeki đang ngồi viết ở bàn giấy. Tôi đặt tách cà phê xuống và bà ngước lên, mời tôi ngồi vào chiếc ghế mọi khi. Hôm nay, bà mặc một chiếc sơ mi màu cà phê sữa ra ngoài chiếc áo phông màu đen. Tóc bà kẹp sau gáy và tai đeo hoa tai bằng ngọc trai.
Hồi lâu, bà không nói gì. Bà đang xem lại những gì bà vừa mới viết. Vẻ mặt bà không có gì khác thường. Bà vặn nắp chiếc bút máy rồi đặt lên trên tập giấy viết. Bà xòe các ngón tay kiểm tra xem có bị dây mực không. Ánh nắng chiều Chủ nhật chiếu qua cửa sổ. Có tiếng người trò chuyện trong vườn.
“Oshima bảo cô là cháu đến phòng tập thể dục công cộng,” bà nhìn tôi, nói.
“Đúng vậy,” tôi nói.
“Cháu tập môn gì?”

“Cháu tập máy luyện cơ bắp và các loại tạ tự do,” tôi đáp.
“Còn gì khác nữa
Tôi lắc đầu.
“Có vẻ là một môn thể thao cô đơn, phải không?”
Tôi gật đầu.
“Cô đoán chắc cháu muốn khỏe hơn.”
“Người ta cần phải khỏe để tồn tại. Nhất là trong hoàn cảnh của cháu.”
“Vì cháu chỉ trơ trọi có một mình.”
“Không ai giúp cháu. Ít nhất là cho đến bây giờ. Cho nên cháu phải tự lực cánh sinh. Cháu phải luyện ình khỏe hơn – như một con quạ lạc đàn. Vì thế cháu tự đặt tên mình là Kafka. Cô biết đấy, Kafka trong tiếng Tiệp nghĩa là quạ.”
“Hừm,” bà có vẻ thán phục. “Vậy cháu là Quạ cô đơn.”
“Đúng thế.”
Đúng thế, cái thằng tên Quạ nói.
“Tuy nhiên, ắt phải có một giới hạn cho kiểu sống ấy chứ,” Miss Saeki nói. “Cháu không thể sử dụng sức mạnh ấy như một bức tường bảo vệ quanh mình. Bao giờ cũng có cái gì đó mạnh hơn có thể phá vỡ pháo đài của cháu. Ít ra là về nguyên lý mà nói.”
“Bản thân sức mạnh trở thành đạo lý.”
Miss Saeki mỉm cười. “Cháu nắm bắt nhanh đấy.”
“Sức mạnh cháu tìm kiếm không phải là loại sức mạnh quyết định thắng thua. Cháu không muốn dựng một bức tường để đẩy lù những cường lực ngoại lại. Điều cháu muốn là loại sức mạnh có khả năng hấp thụ cái cường lực ngoại lai đó và chịu nổi nó. Loại sức mạnh cho phép ta bình thản chịu đựng sự đời – bất công, bất hạnh, lỗi lầm, buồn đau, hiểu lầm…”
“Đó là loại sức mạnh khó đạt được nhất.”
“Cháu biết…”
Nụ cười của bà đậm nét thêm. “Cháu có vẻ biết đủ mọi thứ.”
Tôi lắc đầu. “Không đúng. Cháu mới mười lăm tuổi, còn rất nhiều điều cháu chưa biết. Có nhưng điều lẽ ra cháu nên biết mà cháu lại mù tịt. Chẳng hạn, cháu chẳng biết tí gì về cô.”
Bà cầm tách cà phê lên, nhấp một ngụm. “Về cô thì chẳng có gì cần biết đâu, cô chẳng có chuyện gì cháu cần biết cả.”
“Cô có nhớ giả thuyết của cháu không?”
“Dĩ nhiên là có,” bà nói. “Nhưng đó là giả thuyết của cháu, không phải của cô. Cho nên cô không chịu trách nhiệm về nó, phải không?”
“Đúng. Người nào đưa ra giả thuyết thì người ấy phải chứng minh nó,” tôi nói. “Vì vậy cháu có một câu hỏi.”
“Về cái gì?”
“Cô có kể với cháu là cô từng xuất bản một cuốn sách về những người bị sét đánh.”
“Đúng.”
“Hiện giờ còn kiếm được cuốn đó
Bà lắc đầu. “Họ in với số lượng rất ít nên hết lâu rồi. Số còn lại chắc đã bị hủy. Bản thân cô cũng không có bản nào. Như cô đã nói bữa trước, chả mấy ai quan tâm.”
“Tại sao cô lại quan tâm đến đề tài này?”
“Cô không dám chắc lắm. Cô đoán là nó có một cái gì tượng trưng. Hoặc có thể cô chỉ muốn có việc để làm nên tự đề ra một mục đích để chạy lăng xăng cho đầu óc mình bận rộn. Giờ cô không thể nhớ nổi động cơ ban đầu là như thế nào. Cô nảy ra ý tưởng và bắt đầu tìm kiếm tài liệu. Hồi ấy, cô đã là nhạc sĩ, không phải lo nghĩ về tiền nong và rất nhiều thì giờ rảnh, nên cô có thể làm bất cứ cái gì mình thích. Tuy nhiên, khi bập vào nó, bản thân đề tài đã làm cô say mê, Gặp gỡ đủ mọi loại người, nghe mọi thứ chuyện. Nếu không nhờ cái dự án dó, có lẽ cô đã rút xa hơn nữa khỏi thực tại và trở nên biệt lập hẳn với đời rồi.”
“Hồi còn trẻ, cha cháu làm chân mang gậy, nhặt bóng ở một sân golf và đã bị sét đánh. Ông may mắn sống sót, còn người bị cùng với ông thì không qua khỏi.”
“Nhiều người bị sét đánh chết ở các sân golf vì đó là những khoảng không lớn, rộng mở lại không có chỗ trú ẩn. Mà sét thì lại thích các câu lạc bộ golf. Cha cháu cũng mang họ Tamura chứ?”

“Vâng, và cháu nghĩ ông cũng trạc tuổi cô.”
Bà lắc đầu. “Cô không nhớ ai mang họ Tamura cả. Cô không phỏng vấn người nào mang họ ấy.”
Tôi không nói gì.
“Đó là một phần trong giả thuyết của cháu, phải không? Rằng cha cháu và cô đã gặp nhời gian cô tìm tài liệu cho cuốn sách và kết quả là cháu ra đời?”
“Vâng.”
“Vậy là ngã ngũ nhé, điều đó đã không hề xảy ra. Giả thuyết của cháu không đứng vững.”
“Không nhất thiết là thế,” tôi nói.
“Nghĩa là thế nào?”
“Bởi vì không phải bất cứ điều gì cô nói, cháu đều tin cả.”
“Tại sao?”
“À, cô đã lập tức nói phắt là không hề phỏng vấn ai mang họ Tamura mà chẳng hề suy nghĩ lấy một giây. Hai mươi năm là một quãng thời gian dài và cô đã phỏng vấn rất nhiều người. Cháu nghĩ cô không thể nhớ lại nhanh đến thế là có hay không có người mang họ Tamura.”
Bà lắc đầu và nhấp một ngụm cà phê nữa. Một nụ cười thoáng nở trên môi bà. “Kafka ạ, cô…” Bà dừng lại, tìm chữ cho chuẩn.
Tôi đợi bà tìm được lời chính xác.
“Cô có cảm giác mọi sự đang bắt đầu thay đổi xung quanh cô,” bà nói.
“Thay đổi như thế nào ạ?”
“Cô thực sự không biết diễn đạt như thế nào, nhưng có một cái gì đó đang xảy ra. Áp suất không khí, những âm thanh cùng những vang vọng của chúng, những phản quang, vật thể chuyển động và thời gian trôi – tất cả đều đang biến đổi, từng tí một. Như thể mỗi thay đổi nhỏ là một giọt nước cứ không ngừng tích tụ dần thành một dòng chảy vậy.” Bà cầm cây bút máy Mont Blanc lên nhìn một lúc, đặt về chỗ cũ, rồi nhìn thẳng vào tôi. “Điều xảy ra giữa chúng ta đêm qua trong phòng cháu có lẽ là một bộ phận của dòng chảy đó. Cô không biết điều chúng ta làm đêm qua là phải hay quấy nữa. Nhưng vào lúc ấy, cô đã quyết định không buộc mình phải phán định bất cứ cái gì. Nếu dòng chảy đó hiện hữu, có lẽ cô cứ để mặc cho nó cuốn mình đi đến đâu thì đến.”
“Cháu có thể nói với cô cháu nghĩ gì không?”
“Nói thẳng ra đi.”
“Cháu nghĩ cô đang cố bù đắp lại thời gian đã mất.”
Bà ngẫm nghĩ một lúc. “Có thể cháu đúng,” bà nói. “Nhưng làm sao cháu biết được điều đó?”
“Bởi vì cháu cũng đang làm như thế.”
“Bù đắp lại thời gian đã mất?”
“Vâng,” tôi nói. “Biết bao thứ đã bị đánh cắp đi khỏi tuổi htơ của cháu. Biết bao thứ quan trọng. Và bây giờ cháu phải giành lại.”
“Để có thể tiếp tục sống?”
Tôi gật đầu. “Cháu cần phải làm thế. Con người ta cần có một nơi để trở về. Cháu nghĩ hãy còn thời gian để làm điều đó. Cho cháu, và cho cô nữa.”
Bà nhắm mắt lại và chắp tay trên mặt bàn. Như thể cam phận, bà lại mở mắt ra. “Cháu là ai?” bà hỏi. “Và tại sao cháu biết nhiều thế về mọi thứ?”
Và mày nói bà ắt phải biết mày là ai chứ. à Kafka bên bờ biển. Người yêu của bà – và con trai bà. Cái thằng tên là Quạ. Và hai chúng ta không thể tự do. Chúng ta bị mắc vào một xoáy lốc, bị kéo ra ngoài thời gian. Ở đâu đó, chúng ta đã bị sét đánh. Nhưng không phải loại sét ta có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy.
Đêm ấy lại là một đêm ân ái. Mày lắng nghe khoảng trống trong bà đầy lên. Với một âm thanh khẽ khàng như cát mịn bên bờ nước sụt lở dưới ánh trăng. Mày nín thở, lắng nghe. Lúc này, mày ở bên trong giả thuyết của mày. Rồi mày ở ngoài giả thuyết ấy. Và lại bên trong, rồi bên ngoài. Bên trong, bên ngoài. Hít vào, ngưng, thở ra. Hít vào, ngưng, thở ra. Prince hát mãi, như một loài nhuyễn thể trong đầu mày. Trăng lên, triều dâng. Nước biển tràn vào một dòng sông. Một cành sơn thù du run lật bật ngay ngoài cửa sổ. Mày ghì chặt bà, bà úp mặt vào ngực mày. Mày cảm thấy hơi thở của bà trên làn da trần. Bà mơn man từng bắp thịt của mày. Cuối cùng, bà nhẹ nhàng liếm dương vật sưng phồng của mày như để xoa dịu nó. Mày lại xuất tinh một lần nữa, trong miệng bà. Bà nuốt hết như thể mỗi giọt đều quý giá. Mày hôn âm hộ bà, chạm lưỡi vào mọi chỗ mềm mềm, âm ấm. Mày trở thành một kẻ khác, một vật gì khác. Mày đang ở một nơi nào khác.
“Trong cô, chẳng có gì cháu cần biết cả,” bà nói. Chúng tôi ôm ghì nhau cho tới rạng sáng thứ Hai, lắng nghe thời gian trôi.
Chương 34
Đám mây đen tích điện khổng lồ lừ đừ qua thành phố, trút xuống một trận tơi bời sấm sét, như thể sục sạo mọi ngóc ngách tìm lại một đạo lý đã thất truyền từ lâu, để rồi cuối cùng bặt dần đi, chỉ còn là một vang vọng giận dữ, yếu ớt nơi chân trời phía Tây. Và ngay sau đó, cơn mưa dữ dội cũng đột ngột tạnh, kéo theo một im lặng kỳ bí. Hoshino đứng dậy, mở cửa sổ cho không khí ùa vào. Mây giông đã tan, một lần nữa bầu trời lại bao phủ một màng mây trắng mỏng tang. Tất cả các ngôi nhà đều ướt sũng và những kẽ nứt trên tường nổi bật lên đen ngòm như những đường gân xanh của người già. Nước từ những dây điện nhỏ xuống thành vũng trên mặt đất. Chim chóc từ chỗ trú bay ra, vừa kêu ríu rít vừa đua nhau tìm lũ sâu bọ cũng đã túa ra sau khi dứt cơn giông.

Hoshino quay cổ từ bên này sang bên kia vài lần để kiểm tra cột sống của mình. Gã vươn vai một cái hết cỡ, ngồi xuống cạnh cửa sổ, nhìn ra ngoài, rồi rút bao Marlboro, châm một điếu.
“Ông thấy đấy, ông Nakata, sau bao cố gắng trầy vẩy để lật phiến đá và mở cửa vào, vẫn chẳng có gì phi thường xảy ra. Chẳng thấy cóc nhái, ma quỷ nào xuất hiện, chẳng có gì lạ kỳ hết. Về phần cháu thì chả sao, tất nhiên… Dàn cảnh thật ghê, sấm sét đùng đùng, nhưng cháu phải nói với ông rằng cháu hơi thất vọng đấy.”
Không thấy trả lời, gã ngoảnh lại. Nakata đang ngả người về đằng trước, hai tay chống sàn, mắt nhắm chặt. Nom lão như một con sâu ẻo lả.
“Có chuyện gì thế? Ông không sao chứ?” Hoshino hỏi.
“Xin lỗi, lão chỉ hơi mệt thôi. Nakata cảm thấy khó ở. Lão muốn nằm xuống, ngủ một lúc.”
Quả thật, mặt Nakata nom tái nhợt dễ sợ. Mắt trũng xuống, tay run bần bật. Dường như chỉ trong vài giờ, lão đã già đi ghê gớm.
“Thôi được, để cháu trải futon cho ông. Ông cứ tha hồ ngủ bao lâu tùy thích,” Hoshino nói. “Nhưng ông chắc là mình không sao chứ? Ông có thấy đau bụng không? Có buồn nôn không? Tai có ù không? Hay có lẽ ông muốn đi cầu? Có cần cháu gọi bác sĩ không? Mà ông có bảo hiểm không nhỉ?”
“Có, ngài Tỉnh trưởng có cho lão một thẻ bảo hiểm. Lão cất kỹ nó trong túi xắc.
“Thế thì tốt,” Hoshino vừa nói vừa lôi tấm futon trong tủ ra, trải. “Cháu biết bây giờ không phải lúc đi vào chi tiết, nhưng không phải là tỉnh trưởng Tokyo cho ông thẻ đâu. Đây là một tấm thẻ bảo hiểm y tế quốc gia, nên phải là chính phủ Nhật Bản cấp. Cháu không hiểu thấu đáo lắm, nhưng riêng về điểm này thì cháu chắc chắn. Đích thân tỉnh trưởng không lo từng chi tiết nhỏ cho đời sống của ông đâu, ông hiểu không? Vậy hãy tạm quên ông ta đi.”
“Nakata này hiểu. Ngài tỉnh trưởng không cho lão thẻ bảo hiểm. Lão sẽ cố tạm quên ngài đi. Dù sao, lão cũng không nghĩ là cần gọi bác sĩ. Lão chỉ cần ngủ một chút là sẽ ổn thôi.”
“Khoan đã. Ông sẽ không đánh một giấc ma-ra-tông ba mươi sáu tiếng liền tù tì như lần trước đấy chứ?”
“Lão không biết. Lão không quyết được là mình sẽ phải ngủ bao lâu.”
“Ờ, cũng có lý,” Hoshino thừa nhận. “Không ai làm thế. Thôi được, ông cứ ngủ bao lâu tùy thích. Ông đã qua một ngày vất vả. Nào là sấm sét đùng đùng, lại còn phải nói chuyện với phiến đá. Rồi thì mở cửa vào đâu chả biết. Không phải ngày nào cũng chứng kiến những sự việc như thế, đó là cái chắc. Ông đã phải động não rất nhiều, mệt là phải. Ông đừng lo lắng gì, cứ thư giãn và ngủ cho sướng mắt. Các chuyện khác cứ để Hoshino này giải quyết.”
“Đa tạ. Lão lúc nào cũng làm cậu vất vả. Nakata này không biết cảm ơn cậu thế nào cho vừa về những gì cậu đã làm. Nếu không có cậu đi cùng, lão ắt chẳng biết xoay xở ra sao. Mà cậu còn có công việc quan trọng phải làm chứ có chơi đâu.”
“Vâng, có lẽ thế,” Hoshino nói giọng ảo não. Quá nhiều chuyện xảy ra khiến gã quên bẵng nhiệm vụ của mình. “Giờ ông nhắc đến, cháu mới nhớ: quả thật cháu phải mau về9;c thôi. Sếp của cháu lúc này hẳn đang lôi đình thịnh nộ, cháu dám cá thế. Cháu đã gọi điện thoại cho ông ấy xin nghỉ phép mấy ngày giải quyết chuyện riêng, nhưng từ bữa đó, cháu chưa gọi lại. Khi nào cháu về, thể nào ông ấy cũng xạc ột trận.”
Gã châm một điếu Marlboro mới, ung dung nhả khói. Gã nhìn một con quạ đậu trên chóp một cột điện thoại và nhăn mặt nhệch mồm làm trò giễu nó. “Nhưng cần quái gì! Ông ấy muốn nói gì thì nói – có hét sùi bọt mép cháu cũng mặc. Ông ạ, cháu đã làm quần quật quá sức mình bao năm, như trâu kéo cày. Này, Hoshino, chúng ta đang thiếu người, chịu khó chạy một chuyến đêm đến Hiroshima nhé! Vâng, thưa sếp, tôi lên đường đây… Bảo sao làm vậy, chẳng bao giờ kêu ca phàn nàn. Bởi thế nên lưng mới đau khốn đau khổ. Nếu ông không chữa cho cháu thì tình hình ắt đã mỗi ngày một tệ. Cháu mới hai lăm hai sáu, thế thì tại sao phải hủy hoại sức khỏe vì một công việc thảm hại thế này, phải không? Thỉnh thoảng nghỉ mấy ngày thì có gì là sai trái? Cơ mà, ông Nakata ạ, cháu…”
Hoshino chợt nhận ra là ông già đã ngủ ngon lành. Mắt nhắm nghiền, mặt ngửa lên trần, môi mím chặt, Nakata đang thở bình yên, phiến đá lật sấp nằm cạnh gối.
Chà, mình chưa thấy ai ngủ say lẹ như ông lão, Hoshino nghĩ thầm, thán phục.
Thừa thì giờ, gã nằm duỗi dài xem tivi một lúc nhưng rồi không chịu nổi cái chương trình buổi chiều quá nhạt nhẽo, gã bèn quyết định ra ngoài. Gã không còn đồ lót sạch, cần phải mua thêm vài cái. Gã không thích giặt đồ. Thà mua mấy chiếc quần đùi rẻ tiền còn hơn ngồi giặt ba cái đồ cũ bẩn, gã luôn nghĩ thế. Gã đến quầy nhà trọ trả tiền cho ngày hôm sau và bảo họ người bạn đồng hành của gã đang ngủ, chớ có đánh thức ông dậy. “Mà có cố đánh thức cũng chả được đâu,” gã nói thêm.
Gã lang thang dọc các phố, hít cái mùi thơm sau mưa trong không khí, vẫn trong trang phục quen thuộc: sơ mi Hawai, mũ Chunichi Dragons, kính râm Ray Bans mắt xanh. Gã muờ báo ở ki-ốt cạnh ga, xem kết quả trận đấu – Dragons thua Hiroshima trên sân khách – lướt qua chương trình chiếu bóng và quyết định đi xem bộ phim mới nhất của Jackie Chan. Vừa vặn sắp đến giờ chiếu. Gã ghé trạm cảnh sát hỏi đường, hóa ra rạp ở ngay gần đấy, nên gã đi bộ đến, mua vé, vào rạp, vừa xem vừa nhai lạc.
Ra khỏi rạp, trời đã tối. Gã chưa đói lắm, nhưng vì không nghĩ ra việc gì khác để làm, gã quyết định đi ăn tối. Gã vào một tiệm gần đó, gọi sushi và bia. Gã mệt hơn là gã tưởng và chỉ uống hết nửa suất bia.
Cũng phải thôi, gã nghĩ. Nhấc cái phiến đá nặng như núi ấy, làm sao mà không mệt. Mình có cảm giác như mình là chú cả trong Ba Chú Lợn Con. Tên Sói gian ác chỉ cần hà hơi thổi phù một cái là mình bay đến tận Okayama.
Gã rời tiệm sushi và bắt gặp một điểm pachinko. Loáng cái, gã đã thua hai nghìn yen. Hôm nay không phải là ngày của mình, gã nghĩ vậy, không chơi nữa và đi lòng vòng. Gã chợt nhớ là vẫn chưa mua đồ lót. “Khỉ thật, mà mình ra phố cốt là để làm việc ấy,” gã nghĩ thầm. Gã vào một cửa hàng giảm giá trong khu phố buôn bán, mua một mớ quần đùi, áo phông và bít tất. Cuối cùng, giờ đây, mình đã có thể vứt đồ lót bẩn đi được rồi. Gã quyết định đã đến lúc sắm một chiếc sơ mi Hawai mới, nhưng sau khi lùng sục mấy cửa hàng, gã kết luận rằng loại mặt hàng này ở Takamatsu không hợp “gu” gã. Mùa hè cũng như mùa đông, bao giờ gã cũng chỉ mặc loại này, nhưng thế không có nghĩa là gã xài bất kỳ kiểu sơ mi Hawai nào.
Gã dừng ở một hiệu bánh, mua ít bánh mì, phòng khi nửa đêm, Nakata thức dậy đói bụng, và cả một hộp nước cam nữa. Sau đó, gã đến một ngân hàng, dùng thẻ ATM rút năm mươi nghìn yen. Kiểm tra số dư, gã thấy hãy còn khối. Mấy năm vừa rồi quá bận rộn nên gã chẳng có mấy thời gian để tiêu tiền.
Lúc này trời đã tối mịt và gã bỗng thấy thèm một tách cà phê. Gã nhìn quanh, thấy một biển hiệu cà phê ngay bên ngoài khu phố chính. Đó là một tiệm cà phê kiểu cổ thuộc loại ít thấy bây giờ. Gã bước vào, ngồi thoải mái trên một chiếc ghế bành êm ái và gọi một tách cà phê. Nhạc thính phòng thánh thót bay ra từ bộ loa Anh chắc nịch bằng gỗ bồ đào. Hoshino là người khách duy nhất. Gã ngả người trên ghế và lần đầu tiên sau một thôi dài, cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Mọi thứ trong tiệm đều tự nhiên, làm người ta cảm thấy bình an, dễ chịu. Cà phê, rót trong một chiếc tách sang nhã, đặc sánh và ngon tuyệt. Hoshino nhắm mắt lại, nhẹ nhàng hít vào và lắng nghe tiếng đàn dây xoắn xuýt quyện với dương cầm. Trước đây, gã hầu như không nghe nhạc cổ điển, nhưng bản nhạc này làm gã nguôi dịu và rơi vào một tâm thế hướng nội.
Ngả người trên chiếc ghế êm ái, mắt lim dim, chìm đắm trong tiếng nhạc, một số ý nghĩ chợt đến trong đầu gã – phần lớn là liên quan đến bản thân gã. Nhưng càng nghĩ về bản thân, gã càng thấy đời mình có vẻ thiếu thực chất. Gã bắt đầu cảm thấy mình như một thứ phụ tùng vô nghĩa.
Xưa nay, mình vốn là một fan cuồng nhiệt của Chunichi Dragons, nhưng rốt cuộc, đội này là cái gì đối với mình? Chẳng hạn, họ thắng đội Giants, thì điều đó có làm ình trở thành người tốt hơn không? Làm sao có thể thế được? Vậy thì việc quái gì mình cứ suốt ngày háo hức kích động như thể đó là một bộ phận nối dài của bản thân mình?
Ông Nakata bảo con người ông trống rỗng. Có thể thế, theo chỗ mình biết. Nhưng cái đó thì việc quái gì đến mình? Ông bảo là hồi bé ông bị tai nạn nên đâm ra trống rỗng thế. Nhưng mình thì có bao giờ bị tai nạn gì đâu. Nếu ông Nakata trống rỗng thì mình còn tệ hơn cả trống rỗng! Chí ít ông cũng còn có cái gì của mình, một cái gì đặc biệt khiến mình bỏ tất cả để theo ông đến tận Shikoku. Đó là cái gì, mình cũng chả biết, nhưng mà…
Hoshino gọi thêm một tách cà phê.
“C của bản hiệu?” ông chủ tóc bạc tiến lại, hỏi (đó là một cựu quan chức của bộ Giáo dục – cố nhiên Hoshino làm sao biết được. Sau khi về hưu, ông trở về thành phố quê hương Takamatsu, mở tiệm giải khát này, phục vụ cà phê tuyệt hảo và nhạc cổ điển).
“Tuyệt. Hương vị rất thơm.”
“Tự tay tôi rang hạt cà phê. Chọn lọc từng hạt một.”
“Thảo nào mà ngon thế.”
“Nhạc không làm cậu phiền chứ?”
“Nhạc ấy à?” Hoshino đáp. “Không, nhạc hay đấy chứ. Tôi không phiền chút nào. Hoàn toàn không. Ai chơi đấy?”
“Tam tấu Rubinstein-Heifetz-Feuermann[30], được mệnh danh là dàn Tam Tấu Triệu Đô. Những nghệ sĩ siêu việt. Đĩa thu từ năm 1941 mà đến nay âm thanh vẫn sáng không xỉn đi chút nào.”
“Quả là thế. Những cái hay cái đẹp không bao giờ già cỗi, phải không?”
“Một số người lại thích bản tam tấu Archduke này được chơi theo cách cổ điển hơn, cấu trúc chặt chẽ hơn. Như cách của dàn tam tấu Oistrach[31] ấy.”

“Không, tôi nghĩ đĩa này là tuyệt,” Hoshino nói. “Nó có một cái gì… biết nói thế nào nhỉ?… một cái gì thật dịu dàng.”
“Rất cảm ơn,” ông chủ nói, như thể nhân danh dàn Tam Tấu Triệu Đô mà nhận lời khen ấy, và trở về đứng sau quầy.
Trong khi thưởng thức tách cà phê thứ hai, gã quay trở lại với những suy ngẫm ban n. Nhưng mình đang giúp ích cho ông Nakata mà. Mình đọc tài liệu cho ông và chung cục, chính mình đã tìm ra phiến đá. Giúp ích được cho ai là một điều tốt, thế mà trước đây mình hồ như chưa bao giờ cảm nhận thấy… Mình đã bỏ việc, đi đến tận Shikoku, dính vào những chuyện điên rồ, hết chuyện này đến chuyện khác, nhưng mình tuyệt đối không hề hối tiếc.
Mình cảm thấy rơi vào đúng chỗ hoàn toàn phù hợp. Ở bên ông Nakata, mình không cần phải bận tâm với câu hỏi Ta là ai? Nói thế này có lẽ hơi quá, nhưng mình dám chắc các Phật tử và các thánh tông đồ của Chúa Jêsu cũng có cảm nhận giống nhau, đại loại như: Khi ở bên Đức Phật, bao giờ ta cũng cảm thấy phù hợp. Quên những lý sự về văn hóa, chân lý, mọi thứ phức tạp ấy đi. Chỉ cần thứ cảm hứng kia thôi.
Hồi nhỏ, ông nội thường kể những truyện về môn đồ của Đức Phật ình nghe. Trong số đó có một người tên là Myoga. Anh ta tối dạ đến nỗi không nhớ nổi một câu kinh sutra. Các bạn đồng môn luôn luôn trêu chọc anh. Một hôm, đức Phật bảo anh: “Myoga, con không được sáng dạ lắm, vậy con không cần phải học kinh. Thay vào đó, ta muốn con ngồi ở cửa vào và đánh giày ọi người”. Vốn tính ngoan ngoãn vâng lời, Myoga không cãi lại thầy, cứ thế mười năm, hai mươi năm liền đánh giày ọi người. Rồi một hôm, Myoga bỗng Ngộ và trở thành một trong những Phật tử lớn nhất. Đó là một chuyện mà Hoshino luôn luôn nhớ, vì trước nay, gã vẫn nghĩ lầm lũi mấy chục năm đánh giày cho kẻ khác thì quả là một cuộc đời vét đĩa nhất. Chắc đây là chuyện đùa, gã nghĩ. Nhưng bây giờ suy xét kỹ, gã bắt đầu thấy nó có một hàm ý khác. Cách nào đi nữa, đời vẫn là vét đĩa. Điều đó, dạo bé, gã không hiểu ra, có thế thôi.
Những ý nghĩ đó chiếm lĩnh đầu óc gã cho đến khi bản nhạc kết thúc. Bản nhạc dường như đã tạo đà cho gã suy tưởng.
“Này,” gã gọi ông chủ. “Bản nhạc này tên là gì nhỉ, tôi quên mất rồi
“Tam tấu Archduke của Beethoven.”
“Mác-duke?”
“Ác. Archduke. Beethoven viết tác phẩm này tặng Đại công tước Rudolph của nước Áo. Do vậy, người ta gọi thế, chứ đó không phải tên chính thức của nó. Rudolph là con trai của Hoàng Đế Leopold đệ nhị. Ông rất có năng khiếu âm nhạc và được Beethoven dạy piano và nhạc lý từ năm mười sáu tuổi. Ông sùng bái Beethoven. Đại công tước Rudolph không thành danh cả với tư cách nhà soạn nhạc lẫn với tư cách nghệ sĩ dương cầm, nhưng ông đứng đằng sau giúp đỡ Beethoven vốn vụng về không biết xoay xở ra sao trong giới xã giao. Nếu không có ông Beethoven ắt cơ cực hơn nhiều.”
“Những người như thế là cần thiết trong đời, phải không?”
“Hết sức cần thiết.”
“Nếu tất cả mội người đều là thiên tài thì thế giới loạn xà ngầu mất. Phải có người canh chừng, lo toan công chuyện chứ.”
“Đúng. Một thế giới đầy thiên tài ắt nảy sinh nhiều vấn đề.”
“Tôi thực sự thích bản nhạc này.”
“Một tác phẩm tuyệt vời. Nghe mãi không chán. Tôi nghĩ đó là bản tinh tế nhất trong tất cả các tam tấu piano của Beethoven. Ông viết nó năm bốn mươi tuổi và sau đó không viết thêm bản tam tấu nào nữa. Chắc ông coi là mình đã đạt tới đỉnh trong thể loại này.”
“Tôi nghĩ là tôi hiểu ông muốn nói gì. Đạt tới đỉnh là điều quan trọng trong mọi sự,” Hoshino nói.
“Mong lại có dịp đón tiếp cậu.”“Vâng, tôi sẽ trở lại.”
Khi Hoshino về nhà trọ, Nakata, đúng như dự đoán, vẫn ngủ li bì. Đã có kinh nghiệm, nên lần này gã không lấy làm lạ. Cứ để ông lão muốn ngủ bao lâu thì ngủ, gã quyết định. Phiến đá vẫn đó, ngay cạnh gối. Hoshino đặt túi bánh mì xuống cạnh đó. Gã đi tắm, thay đồ lót mới, vo tròn đồ cũ bỏ vào một cái túi giấy vứt vào sọt rác. Gã nằm lên tấm nệm futon của mình và chẳng mấy chốc đã ngủ ngon lành.
Sáng hôm sau, gã dậy đúng trước chín giờ. Nakata vẫn ngủ, hơi thở đều đặn, nhẹ nhàng.
Hoshino xuống ăn sáng, dặn cô hầu phòng đừng đánh thức bạn đồng hành của mình. “Không cần phải dọn phòng đâu,” gã nói.
“Bác ấy ngủ lâu thế có sao không ạ?” cô hầu phòng hỏi.
“Đừng lo, ông ấy không chết đâu. Ông ấy cần ngủ để lấy lại sức thôi. Tôi biết đích xác thế nào là tốt nhất cho ông ấy mà.”
Gã mua một tờ báo ở ga, ngồi trên một ghế băng, giở xem mục chiếu phim trong ngày. Một rạp ở gần ga đang có chương trình hồi cố các tác phẩm của Francois Truffaut. Hoshino không biết Truffaut là ai, thậm chí không biết đó là nam hay nữ, nhưng một buổi chiếu liền hai phim là cách tốt để giết thì giờ cho đến tối, nên gã quyết định đi xem. Chương trình gồm hai bộ phim Les 400 coups (Sống văng mạng) và Tirez sur le pianiste (Hãy bắn vào người chơi piano). Chỉ có một dúm khán giả trong rạp. Hoshino tuyệt nhiên không phải là dân nghiền điện ảnh. Thỉnh thoảng gã mới đi xem một phim hành động hoặc võ thuật. Cho nên những tác phẩm đầu tay này của Truffaut có chỗ khó hiểu đối với gã, tiết tấu thì lề mề như thường thấy ở các phim cổ. Tuy nhiên, gã thích tâm thế độc đáo và không khí chung của phim, cách mô tả thế giới nội tâm của các nhân vật. Ít nhất cũng không đến nỗi chán. Mình sẵn sàng xem thêm vài phim nữa của tay này, gã
Ra khỏi rạp, gã thả bộ đến khu phố buôn bán và lại vào tiệm cà phê đêm qua. Ông chủ nhận ra gã. Hoshino ngồi vào chỗ cũ và gọi cà phê. Cũng như hôm trước, gã là người khách duy nhất. Dàn máy stereo đang phát ra một khúc nhạc do dàn dây biểu diễn.
“Concerto số 1 cho cello của Haydn, người độc tấu là Pierre Fournier,” ông chủ giải thích khi bưng cà phê đến cho Hoshino.
“m thanh rất tự nhiên,” Hoshino bình luận.
“Đúng thế,” ông chủ tán thành. “Pierre Fournier là một trong những nhạc công yêu thích nhất của tôi. Như một thứ tiên tửu, ngón đàn của ông có một hương vị và một tố chất làm ấm bầu nhiệt huyết và khiến ta phấn chấn. Tôi luôn gọi ông là Thầy Fournier để tỏ lòng tôn kính. Dĩ nhiên, tôi không đích thân quen biết ông, nhưng tôi luôn cảm thấy như đó là thầy tôi.”
Lắng nghe tiếng cello sang nhã vào dào dạt của Fournier, Hoshino như được đưa trở về thời thơ ấu. Dạo ấy, mình thường ra sông bắt cá, chẳng lo nghĩ gì, gã nhớ lại. Mỗi ngày đến thế nào thì mình sống thế ấy, mình là một cái gì. Cứ tự nhiên thế thôi. Nhưng rồi một hôm, tất cả bỗng thay đổi, cuộc sống khiến mình không là cái gì nữa. Thật kỳ lạ… Người ta sinh ra là để sống, phải không nào? Nhưng càng sống, mình càng mất đi cái gì ở bên trong mình, và rốt cuộc, mình trở thành trống rỗng. Và mình dám chắc là càng sống, mình sẽ càng trống rỗng hơn, vô giá trị hơn. Ở đây, có một cái gì đó không ổn. Đời lại cứ phải xoay ra như thế sao? Liệu mình có thể xoay chiều đổi hướng được không?
“Xin lỗi…” Hoshino gọi ông chủ đang đứng ở quầy.
“Tôi có thể giúp gì?”
“Không biết ông có thì giờ và có thể đến ngồi trò chuyện với tôi một lúc được không? Tôi muốn biết thêm vay Haydn này.”
Ông chủ vui thích có dịp làm một bài thuyết trình mini về thân thế và âm nhạc của Haydn. Về cơ bản, ông là một người dè dặt, nhưng hễ đề cập đến âm nhạc cổ điển thì ông rất hùng biện. Ông giải thích là trong cuộc đời dài của mình, Haydn đã phục vụ nhiều vị quân vương, sáng tác không biết bao nhiêu tác phẩm theo đơn đặt hàng. Haydn vốn tính thực tế, dễ mến, khiêm nhường và rộng lượng, ông nói, nhưng cũng là một con người phức tạp với một vùng bóng tối lặng lẽ trong nội tâm.
“Haydn là một tính cách bí hiểm. Không ai thực sự biết được những cảm xúc mãnh liệt ẩn kín trong lòng ông. Tuy nhiên, sinh ra trong thời phong kiến, ông buộc phải khéo léo che giấu bản ngã của mình dưới cái vẻ ngoài tươi tỉnh, phục tùng. Nếu không, ông ắt bị đè bẹp. Nhiều người chê ông không bằng Bach và Mozart, cả về tác phẩm lẫn cách sống. Đành rằng ông cũng có cách tân, nhưng chưa bao giờ đích thực là người tiên phong cả. Nhưng nếu nghe thật chăm chú, ta có thể cảm nhận thấy một khát vọng sâu kín vươn tới cái tôi hiện đại. Như một vang vọng xa xăm đầy mâu thuẫn, nó hiện diện và lặng lẽ đập trong nhạc của Haydn. Hãy lắng nghe hòa âm này chẳng hạn. Rất em nhẹ, nhưng mang một tinh thần khăng khăng, hướng nội đầy một niềm ham hiểu biết trẻ trung.”
“Như phim của Francois Truffaut.”
“Chính xác,” ông chủ reo lên vui thích, vỗ vai Hoshino theo phản xạ tự nhiên. “Cậu nói trúng phắp. Cậu thấy được phim của Truffaut cũng xộn rộn cái tinh thần ấy. Một tinh thần khăng khăng, hướng nội đầy một niềm ham hiểu biết trẻ trung,” ông nhắc lại.
Khi bản concerto Haydn chấm dứt, Hoshino yêu cầu ông cho nghe lại bản tam tấu Archduke do Rubinstein, Heifetz và Feuermann chơi. Trong khi nghe, gã lại chìm đắm trong suy nghĩ. “Chậc, mình cóc cần chuyện gì xảy ra, cuối cùng gã quyết định. Chừng nào còn sống, mình sẽ tiếp tục theo ông Nakata. Kệ thây công việc!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.