Jane Eyre (Jên Erơ)

Chương 6: Ông rochester


Đọc truyện Jane Eyre (Jên Erơ) – Chương 6: Ông rochester

Tôi sống ở nhà ông Rochester, cứ như thể mình đã từng ở đó từ lâu lắm. Vào một ngày tháng giêng, hôm đó Adèle bị mệt nhiều, tôi nhớ đã đi ra ngoài một chuyến cực kỳ thú vị.

Tôi mặc quần áo ấm, rồi đi gửi hộ bà Fairfax một bức thư ở trạm bưu chính. Một đường hẻm, khá dốc, dẫn tôi đến Hay. Đến giữa dốc, tôi dừng lại và ngồi nghỉ, ở một chỗ nhìn xuống một cánh đồng, trên một bậc đá. Trời rét, nên tôi đã trùm người thật kín, trong áo măng tô của tôi.

Bất thình lình, có một tiếng động mới, hòa lẫn vào tiếng nước đang chảy rì rào. Đó không phải là tiếng kêu của một con vật, mà là một tiếng gì, như tiếng búa đập, hay tiếng giậm chân khá đều đặn. Tôi nhận ra ngay là tiếng vó ngựa, gõ lên những hòn đá trên đường. Con đường quá hẹp, lại vòng vèo chữ chi, khiến tôi không trông.thấy người cưỡi ngựa đang tới gần, nên tôi né sang một bên, để người ấy đi qua. Con ngựa không còn ở xa lắm… Một tiếng động khác, còn gần hơn nữa, nghe như từ trong hàng rào, rồi tôi nhìn thấy một con chó to, lông đen điểm trắng, đang chạy lướt dọc theo hàng cây con. Tôi thấy con vật thật đáng sợ, với tầm vóc sư tử và cái đầu to tướng của nó. Tuy vậy, nó không làm gì tôi cả, và chạy qua bên cạnh tôi, chẳng nhận ra là tôi đang ở đó nữa. Tôi thì để ý thấy hai mắt nó sáng rực…

Sau nó, một người cưỡi ngựa đi đến, ông ta cũng chẳng để ý gì đến tôi. Còn tôi, thì cũng sắp sửa đi tiếp, chợt nghe thấy như có ai trượt ngã.

– Không nghi ngờ gì nữa, – tôi nghĩ bụng, -con ngựa đã bị trượt chân trên một hòn đá, và đã bị ngã. Chỉ mong sao chủ nó không bị thương thôi!

Cũng lúc này, con chó đã cất tiếng sủa, và tiếng nó vang dội khắp vùng xung quanh. Tôi vội chạy đến gần người cưỡi ngựa, ông này đang cố đứng dậy, song mặc dù khỏe mạnh, ông vẫn không sao đứng lên được.

– Thưa ông, – tôi hỏi, – ông có đau không?

Ông có bị thương không?

– Cảm ơn cô, – ông đáp, – tôi hy vọng sẽ qua khỏi thôi. Cô phải coi chừng con ngựa đấy, cô hãy đứng yên tại chỗ.

Vừa nói, ông vừa quỳ được lên đầu gối, rồi đứng hẳn dậy được.

– Im ngay, Pilote! – ông quát con chó, vì nó vẫn còn đang sủa.

Người đi ngựa muốn lại gần chỗ tôi, nhưng không cất bước được. Tôi thấy mặt ông nhăn lại vì đau. Chắc hẳn, ông đã bị thương ở cẳng chân, hoặc bàn chân. ông muốn đi thêm bước nữa, nhưng vì đau, ông phải đứng yên, và bật lên một tiếng kêu khẽ. Tuy không nói ra, song ông có vẻ đau nhiều. Người đàn ông này không cao lớn lắm, nhưng ngực rất to, khiến người ta có ấn tượng là ông có sức mạnh và chịu đựng giỏi. Thoạt đầu, tôi thấy không ưa bộ mặt của ông ta, nó có vẻ tàn nhẫn, u buồn và ưu tư. Người đàn ông xấp xỉ tứ tuần này chắc không thể có được một đức tính tuyệt hảo, ít nhất thì đó cũng là theo ý kiến tôi. Nhưng dù sao, ông cũng không làm tôi sợ hãi chút nào, và tuy chỉ có một mình tôi với ông trên con đường.vắng tanh và trong đêm tối, tôi cũng chẳng thấy lo ngại gì cả.

– Cô cứ mặc tôi. – ông nói. – Tuy tôi bị ngã, nhưng sẽ chẳng có hậu quả gì nghiêm trọng…

Tôi xin cảm ơn cô…

– Nhưng tôi không thể, – tôi nói, – tôi không thể bỏ đi, mà chưa biết chắc chắn là ông có lên ngựa lại được hay không.

– Chắc sẽ được thôi, cô ạ… nhưng cả cô nữa, cô đang làm gì ở nơi hẻo lánh này?… Có lẽ cô ở quanh đây, phải không?

– Thưa ông, vâng… Tôi đang đi đến Hay để bỏ một lá thư ở trạm bưu chính… Tôi từ dưới kia đi lên, từ cái nhà cô quạnh ấy.

– Tôi có biết cái nhà ấy. Nó có nhiều lỗ châu mai, phải không cô?

Cả hai chúng tôi đều nhìn về phía Thorn-field, khối lượng đồ sộ của nó hiện ra rất rõ dưới ánh trăng.

– Đó là nhà cô ư?… Hay là nhà bố mẹ cô?

– Thưa ông, không phải, mà là nhà ông Rochester.

– ồ! Vậy là cô quen ông Rochester?


– Không, không hề quen… Tôi chỉ nghe nói đến ông ấy, nhưng chưa bao giờ được gặp.

– Này, này, này… – ông ta lại vừa nói, vừa chăm chú nhìn tôi.

Lúc đó, tôi mới chợt nghĩ ra là mình ăn mặc quá giản dị, cái áo măng tô mùa đông của mình chẳng có gì là sang trọng, còn cái mũ lông nhỏ của mình, thì đáng lẽ đã phải được thay bằng một chiếc mũ khác, lịch sự hơn một chút rồi.

Chắc ông ta ngỡ mình là một cô hầu, – tôi nghĩ bụng, – và để ông khỏi phải lúng túng nữa, tôi bảo ông:

– Tôi là gia sư ở Thornfield.

– à! – ông kêu lên. – Gia sư… phải rồi, gia sư, thế mà tôi không nghĩ ra!

Tôi thấy tất cả những cái đó có vẻ hơi lạ, nhất là ông ta lại cứ tiếp tục nhìn tôi mãi, khiến tôi đã bắt đầu thấy khó chịu.

Khi ông muốn di chuyển, thì mặt ông co dúm lại vì đau.

– Đúng rồi, – ông nói, – cái khớp sai chết tiệt này, cứ tưởng là chẳng sao, hóa ra cũng nghiêm trọng đây. Này cô, hãy nghe tôi bảo, tôi chẳng cần phải được ai cấp cứu, nhưng tôi sẽ lấy làm sung sướng, nếu cô giúp tôi leo được lên con ngựa này. Một khi đã lên yên rồi, mọi sự sẽ dễ dàng hơn nhiều..- Thưa ông, tôi mong ông làm được như thế.

Nhưng tôi phải làm gì bây giờ?

– Cô hãy thử cầm lấy cương ngựa, rồi kéo nó đến chỗ tôi.

Tôi vừa bước một bước về phía con ngựa, thì nó lùi ngay lại.

– Nó khá hung dữ đấy, – người đàn ông nói.

– Nó không quen cô, và chắc chắn là nó sợ cô, hơn cô sợ nó đấy.

Tôi làm thử một lần nữa, nhưng, một lần nữa, con vật lại né tránh.

– Không xong rồi, – người khách đi đường nói. – Nhưng nếu nó không đến với ta, thì ta sẽ đến với nó vậy. Nếu cô cho phép, tôi xin được dùng đến vai cô. Cô lại gần đây…

Tôi vâng lời ông, và cảm nhận thấy một bàn tay nặng nề đặt lên người mình. Người đàn ông tập tễnh bước đến, rồi nắm được dây cương, và con ngựa không nhúc nhích nữa. ông leo được lên yên, nhưng không phải không khó nhọc, vì mặt ông nhăn nhó nhiều lần.

– Cảm ơn cô. Tôi xin lỗi vì đã làm mất thì giờ của cô.

Rồi ông cho ngựa phi nước đại, và con chó chạy theo ông.

Khi về đến Thornfield, tôi thấy trong biệt trang, không còn ngọn đèn nào thắp sáng. Chỉ có các lò sưởi soi sáng cho các phòng. Không biết đang có chuyện gì? Tôi đi đến buồng bà Fairfax, thấy lò sưởi đỏ lửa, nhưng chẳng gặp ai cả. Và tôi sửng sốt vô cùng khi nhìn thấy một con chó to đang nằm trên thảm. Một con chó trong buồng bà Fairfax! Tôi vô cùng bối rối, sắp sửa đi ra, thì Leah bước vào.

– Chị Leah này, – tôi hỏi, – con chó này là của ai thế? Bà Fairfax có biết là nó đang ở đây không?


– Đó là con chó của ông chủ.

– Của ông chủ! Của ông chủ nào?

– Thì của ông Rochester, chứ còn ai! ông vừa về xong.

– Thế bà Fairfax đâu?

– Bà Fairfax đang ở chỗ ông Rochester, cả cô Adèle cũng ở đấy, còn bác John thì đang đi tìm thầy thuốc.

– Tìm thầy thuốc ư?

– Vâng, vì ông Rochester đã bị ngã, và bị thương ở bàn chân. ông cần được chăm sóc.

Thày thuốc đã nhanh chóng đi đến, và ra lệnh cho ông Rochester phải lên giường nằm.nghỉ, càng lâu càng tốt. Nhưng hôm sau, ông buộc phải xuống nhà vì những người lĩnh canh và các nhà doanh nghiệp đã đến, và họ cần thảo luận lâu với ông. Họ họp với ông trong phòng sách.

Tôi phải chuyển sách vở của mình sang một buồng khác, làm phòng học. Buồng này cũng được nhóm lửa ấm áp, nên tôi cũng rất thích được dạy học ở đây. ông Rochester về, đã làm cho biệt trang sôi động hẳn lên.

Nhưng ngày hôm ấy, Adèle không chăm chú học hành lắm. Tôi không làm sao bắt nó tập trung tư tưởng được. ông Rochester về đột ngột, đã khiến nó cuống cả lên. Nó viện đủ thứ lý do để rời khỏi tôi. Nó xuống hành lang lớn, lảng vảng quanh phòng sách, cố liếc nhìn vào trong đó. Tôi tìm mọi cách làm cho nó bình tâm lại, nhưng thật phí công. Đang học một bài sử, hoặc một bài địa, nó vẫn cứ nói chuyện về ông Roch-ester, bảo chắc chắn ông đã mang về cho nó một món quà tuyệt vời. Nó đã được nghe nói đến một cái hộp nhỏ, để trong những hành lí của ông. Mà những hành lí này thì phải đến hôm sau, hoặc hôm sau nữa, mới được chuyển đến.

– Em tin chắc, – Adèle nói, – cái hộp nhỏ ấy là một món quà cho em… Đúng, đúng… và ai mà biết được, có khi cô cũng sẽ có một món quà đấy!

Tôi còn được biết là Adèle đã gặp ông Roch-ester.

– ông đã hỏi em, – nó nói với tôi, – là em đã học đến đâu rồi, tên cô giáo em là gì, em có yêu cô không, có phải cô khá cao và mảnh dẻ không, có phải cô ăn mặc giản dị lắm không.

Em đã bảo đúng thế, có phải không, cô nhỉ, vì đó là sự thật mà. Em chắc là ông cũng hơi biết cô!

Tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Người cưỡi ngựa, tôi đã gặp, trong trường hợp tôi đã kể trên, đúng là ông Rochester. Buổi chiều, tuyết rơi, những bông tuyết đến là to, và chúng tôi phải ở nhà. Tôi làm việc nghiêm túc với học trò mình, và chỉ thả con bé ra vào lúc hoàng hôn. Sau khi đã xếp gọn sách vở, nó bảo tôi:

– Dưới nhà đã yên lặng. Em cho là ông Roch-ester đã tiếp khách xong. Em thử xuống xem có gặp được ông không.

Tôi còn lại một mình, trán tì lên ô kính cửa sổ. Tôi không nhận ra cái vườn được nữa. Một nỗi buồn mơ hồ đã xâm chiếm lòng tôi. Chuyện.gì đang diễn ra trong tôi thế này? Đúng lúc này, bà Fairfax đã đến tìm tôi.

– ông Rochester bận nhiều việc quá, – bà nói, – và xin cô tha lỗi cho ông, vì ông vẫn chưa đến chào cô được. ông mời cô cùng Adèle đến dùng trà với ông.

– Ngay bây giờ ư?

– Không, tối nay… vào lúc sáu giờ. Cô còn đủ thì giờ để sửa soạn…

Bà Fairfax giúp tôi thay quần áo. Tôi mặc một áo dài bằng lụa đen…


Tôi chưa quen với những cuộc tiếp đón và với giới thượng lưu, nên lời mời của ông Roch-ester làm tôi rất bối rối. Vì thế nên nhất cử, nhất động, cứ để bà Fairfax làm trước, mình làm theo thì hơn. Chúng tôi đi qua buồng ăn trước khi tới một phòng khách dành cho nữ giới, trong phòng có nhiều ngọn nến chiếu sáng. Trong lò sưởi, lửa cháy rừng rực. Adèle đang ngồi cạnh con chó đang ngủ gà ngủ gật gần lò sưởi.

Ông Rochester đang ở đó, ngả người trên ghế, chân đặt lên gối đệm. Tôi nhận ra ông ngay.

Khuôn mặt cương quyết kia, đôi mắt sáng rực kia, mái tóc đen kia, cái mũi thẳng kia… vâng, trước mặt tôi đúng là người cưỡi ngựa bị thương mà tôi đã giúp đỡ trên con đường đi Hay.

– Tôi xin giới thiệu với ông, đây là cô Eyre.

– Bà Fairfax nói.

– Cô Eyre có thể ngồi xuống, – ông nói, vẫn ngồi im, và cũng chẳng buồn nhìn tôi nữa.

Tôi ngồi xuống ghế; ông vẫn không nhúc nhích, cứ y như một tảng đá. Sau đó hồi lâu, ông đòi uống trà. Bà Fairfax, vẫn điềm tĩnh và tươi cười, bèn gọi cô hầu, bảo mang ấm, tách và thìa đến.

Adèle đứng dậy, rồi đến ngồi vào bàn, cạnh tôi. ông Rochester không rời khỏi ghế. Theo yêu cầu của bà Fairfax, tôi đưa ông tách trà. Tôi đã vâng lời bà, không tự ái chút nào, như thể mình đang chăm sóc một người ốm vậy. Uống trà xong, ông vẫn im lặng.

– Mọi người hãy đến ngồi gần lò sưởi, – đột nhiên ông Rochester nói, – và chúng tôi vội vàng vâng lời ngay.

– Cháu hãy ra chơi với Pilote, – ông ra lệnh cho Adèle khi thấy con bé muốn ngồi lên đầu gối mình. – Bác cần nói chuyện với cô Eyre. Này cô, – ông hỏi tôi, – cô ở đây chính xác là từ bao giờ?

– Thưa ông, thấm thoắt cũng đã được ba tháng rồi ạ.

– Tôi nghĩ là cô không phải người vùng này..- Thưa ông, không, tôi không ở vùng này, tôi đến từ Lowood, nơi tôi đã qua thời niên thiếu.

– ở Lowood ư? ở trại trẻ mồ côi ư?

– Thưa ông, vâng, tôi đã ở tám năm trong trường học làm phúc đó.

– Những tám năm! – ông Rochester kêu lên.

– Hẳn là chẳng phải ngày nào cũng vui. Cô vẫn chưa nói về gia đình mình với tôi. – ông nói tiếp.

– Tôi không có gia đình. Tôi chỉ có một mình trên đời.

– Nhưng nếu thế, thì tôi chẳng hiểu làm sao cô lại đến đây được.

– Rất đơn giản, thưa ông. Tôi đã đăng thông báo lên một tờ báo hàng ngày, và đã rất may mắn, vì bà Fairfax đã đọc và viết thư cho tôi.

– Đúng là như vậy, – bà Fairfax nói ngay, vì bà vẫn chú ý theo dõi cuộc đối thoại, – và về việc này, tôi thấy phải cảm ơn Trời. Chẳng bao giờ lại có thể may mắn hơn thế.

– Được rồi, được rồi, – ông Rochester nói, trở lại với bản tính dễ cáu kỉnh của mình. – Tự tôi cũng có thể biết rõ được giá trị của cô đây.

Rồi ông hỏi tôi:

– Cô có quen cuộc sống ở thành thị không?

– Thưa ông, không ạ, tôi chưa bao giờ ra khỏi Lowood.


– Thực tình mà nói, cô đã sống như một nữ tu sĩ.

– Tôi đã vào học ở Lowood khi mới mười tuổi.

– Cô đã nói là cô đã học ở đấy tám năm.

Vậy nếu tôi tính không nhầm, thì năm nay cô mười tám tuổi.

– Thưa ông, vâng.

– Mười tám tuổi! Có thể thế được không?

Nếu chỉ nhìn mặt cô, có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ đoán được tuổi cô… Thực tình, tôi nghĩ rằng, học vấn cô tiếp nhận được ở học viện của ông Brockelhurst, quả là nghiêm túc. Người ta có dạy cô chơi dương cầm không?

– Thưa ông, có chút ít.

– ồ! Hay lắm. Cô hãy đi vào phòng sách…

Ông nói giống như một cấp chỉ huy nói với một anh lính quèn, nhưng ông yêu cầu tôi tha thứ cho ông:

– Đó gần như là một thói quen của tôi, -ông nói. – Cô hãy đi vào phòng sách, tôi xin mời.cô. Cô hãy cầm theo một cây đèn và dạo cho chúng tôi nghe một bài ngăn ngắn trên dương cầm.

Tôi làm theo lời ông. Mấy phút sau, ông lại gọi tôi về.

– Thôi, đủ rồi, – ông nói. – Cô chơi còn như một học sinh… không tồi lắm, cũng chưa hay lắm… Thế còn những bức tranh Adèle cho tôi xem, có phải do cô vẽ không?

– Thưa ông, đúng là do tôi vẽ.

– Thế có ai đã giúp cô không? Có ai đã sửa lại phác thảo cho cô không?

– Thưa ông, không.

– Cô hãy lấy tôi xem các bức tranh của cô.

Một lần nữa, tôi lại vâng lời ông, và bày lên bàn, trước mặt ông, một vài bức trong số những bức tranh cuối cùng, mà tôi đã vẽ trong dịp nghỉ hè.

– Rất đẹp, – ông nói, sau khi đã ngắm nghía hồi lâu. Đúng, – ông nói, – như đang lần theo một dòng suy nghĩ nội tâm, – đúng, cô quả có tài… Có lẽ cô còn cần đến một vài lời khuyên của một bậc thầy.

Tôi nhận lại các bức tranh và phác thảo của mình, rồi đứng đợi, không nói gì nữa.

– Thôi nào, – ông kêu lên, – đã hơn chín giờ rồi. Thế này là không nghiêm túc đâu… Này cô, cô đang mơ màng gì vậy? Đáng lẽ Adèle đã phải đi ngủ từ lâu rồi. Cô hãy đặt nó vào giường, nhanh lên. Muộn quá rồi đấy!

Adèle bèn ôm hôn, chào ông giám hộ của mình, song ông chẳng tỏ vẻ gì vui sướng cả.

– Chúc ngủ ngon! Chúc ngủ ngon! – ông nói.

– Lời chúc của ông gửi cho tất cả mọi người, và có nghĩa chính xác là: ta gặp các người, thế là đủ rồi. Ta nghe các người thế là đủ rồi. Bây giờ, các người có thể rút lui. Bây giờ, ta cần được bình yên…

Người đàn ông ấy sao mà lại kì cục đến thế!.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.