Bạn đang đọc Hành trình về thị trấn buồn tênh: Chương 19
Đôi cánh
___ vergil_is ing ___
“Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con”
Nắng nhẹ nhàng đưa mình qua khung cửa sổ kính, đáp lên một góc bàn học của nó. Những hạt bụi li ti bay quanh quẩn trong căn phòng tầng hai cũ kỹ, khô cằn. Dù mới tờ mờ sáng nhưng căn phòng và chủ nhân của nó có vẻ thiếu sức sống một cách bất thường.
“Thành ơi, xuống ăn sáng đi con”. Mẹ nó đang đi vào hành lang ngoài phòng, quét dọn mấy thứ linh tinh đã vứt và gọi nó.
Nó uể oải nghiêng thân mình gầy gò qua lại trên giường, rồi cuối cùng nó cũng chịu ngồi dậy vì mùi thơm của bữa sáng đang bay tận vào phòng nó và kéo kéo nó ra khỏi cái chăn nó đang đắp.
Khi nó uể oải bước xuống cầu thang, thì cũng là lúc điện thoại di động trên cái bàn học của nó reo lên. Hình như có một tin nhắn, mẹ nó thấy vậy liền vào phòng nó lấy và định xuống đưa cho nó sau.
Cha nó đang ngồi ở bàn ăn, không chờ nó hay mẹ nó, ông ăn và đọc báo một cách thản nhiên. Nó ngồi vào bàn ăn chờ mẹ mình xuống ăn cùng. Chắc mẹ nó vẫn đang quét dọn trên tầng hai. Năm phút, rồi mười phút trôi quá mà vẫn chưa thấy mẹ nó xuống, nó bèn lên trở lại xem mẹ nó đang làm gì.
Nó đi tới phòng mình thì nghe thấy tiếng nấc khóc. Bên trong, điện thoại của nó đang rơi dưới sàn nhà, còn mẹ nó ngồi trên giường, vai bà đang run rẩy. Nỗi sợ hãi xâm lấn lấy tinh thần của nó, nó đi vào trong và nhặt điện thoại lên. Tin nhắn mới nhất là từ tổng đài tra cứu điểm thi đại học. Ngón tay cái nó run run ấn vào nút mở…
Nó đã rớt đại học.
Khi một người phụ nữ và một người đàn ông yêu nhau, rồi kết hôn, thì đứa con là kết tinh tình yêu của hai người. Cha nó là một người mực thước, kĩ lưỡng, làm trưởng khoa trong một bệnh viện lớn và được mọi người kính nể. Mẹ nó là y tá, ân cần, giàu lòng nhân ái. Hai người đến với nhau như một lẽ tự nhiên.
Mẹ nó sinh con khó, nó có một anh hai, nhưng anh qua đời ngay sau khi sinh. Thượng đế lại ban cho đôi vợ chồng một đứa con nữa, là nó, lần sinh này cũng làm mẹ nó đau đớn biết chừng nào. Nhưng may thay, tử thần đã không ghé thăm hai mẹ con nó. Tuy vậy, bây giờ sức khỏe mẹ nó không cho phép có thêm đứa con nào nữa, nhưng cha mẹ nó đã có một đứa con ình, lại là con trai, cũng không còn gì để hối hận. Cha mẹ nó gửi gắm hi vọng vào nó rất nhiều, nó cũng không ngừng nỗ lực để đáp lại kì vọng của họ. Một cặp vợ chồng hòa thuận, một đứa con ngoan, một gia đình hạnh phúc. Tưởng chừng hạnh phúc sẽ kéo dài mãi… Cho đến khi nó vào lớp mười ở một trường chuyên như mong đợi của cha mẹ- và đó cũng là lúc cuộc đời nó đi vào ngõ cụt.
Nó từng học giỏi, giỏi lắm, vẻ ngoài của nó cũng rất sáng sủa, cùng với phong thái điềm đạm, nó là tâm điểm của nhiều thầy cô và bạn bè mình. Nhiều người thích nó, tất nhiên, và cũng nhiều người không ưa nó, bình thường. Nó không quan tâm lắm, nó chỉ biết cắm đầu vào học.Thời gian cứ thế nhẹ lướt qua, nó lớn dần, và bắt đầu nhận ra những điều kì lạ trong cơ thể. Trong lớp nó có một cô bạn hoa khôi, khi cô ấy đi ra đi vào là toàn thể đám nam sinh lại ngoái cổ nhìn. Trừ hai người, nó và tên lớp phó học tập. Nó dần nhận ra có điều gì đó giống nhau giữa nó và lớp phó. Có lẽ lớp phó cũng để ý điều này. Lớp phó là một người tài năng, giỏi giao tiếp, và ngoại hình cũng rất điển trai. Thỉnh thoảng nó vẫn nhìn nghiêng qua phía lớp phó ngồi, thay vì nhìn vào bảng lớp, đến khi lớp phó quay đầu lại một cách tình cờ, thì nó cúi xuống và giả vờ ghi bài, hai má ửng đỏ. Suy nghĩ của nó bắt đầu xáo trộn, nó cảm thấy mình thật không bình thường, thật tội lỗi. Nó buồn bản thân mình, nó giận bản thân mình, nó khóc nhiều, nó cười mỉa, nó viết nguệch ngoạc lên cuốn vở nháp “mình là người bình thường”, rồi lại xé trang đó ra, vò lại và vứt vào sọt rác trong phòng mình.
Nó nhớ rất rõ ngày hôm đó, vào mùa đông, tuy ở miền Nam nhưng khí trời cũng se lạnh. Nó cảm thấy mệt mỏi, vào nhà vệ sinh rửa mặt, nó trông thấy chỉ một người khác trong đấy, lớp phó. Lớp phó thấy nó thì cười, nụ cười như cơn gió nhẹ, nhưng cũng như mùa xuân dịu dàng đủ làm tan đi cái lạnh của mùa đông. Nó quay sang hướng khác giấu khuôn mặt đang đỏ của mình và cười một cách gượng gạo. Đột nhiên lớp phó mở miệng:
“Tôi biết ông giống tôi.”
Nó giật mình, tim nó như muốn nhảy ra ngoài, dù cho tim nó có nhảy ra thật, nhưng không hiểu sao lại không có từ nào nhảy ra được từ miệng nó. Miệng nó đóng chặt, hai môi run run, do mùa đông lạnh làm cho nó run rẩy hay bởi một câu nói chỉ nhẹ như làn gió? Lớp phó lại cười mỉm và bước lại gần, kề môi vào gần tai nó và nói khẽ:
“Tôi thích ông lắm!”
Và lớp phó đi ra. Nó cứ đứng bên cạnh cái bồn rửa mặt, tưởng như nó sẽ đứng đó mãi cho tới khi mùa đông kết thúc nếu như tiếng chuông vào lớp inh ỏi không reo lên và kéo hồn nó trở lại thân xác đang bần thần kia.
Nó đã suy nghĩ rất lâu, suy nghĩ về lớp phó, về hai người, và về lời nói đó. “Tôi thích ông lắm”, khi nghĩ tới đó, nó lại đỏ mặt. Rồi cuối cùng nó quyết định nhắn tin, lí trí nó cố ngăn cản nhưng trái tim nó cứ thôi thúc mãi, nếu không gửi tin nhắn đi, chắc lồng ngực nó vỡ ra mất. Cuối cùng, tin nhắn với nội dung “Tôi cũng vậy, tôi cũng thích ông lắm” đã gửi đi, vào điện thoại của lớp phó.
Hôm sau vào lớp, nó thấy mọi người ngoái nhìn nó, có mấy đứa bàn tán gì đó, hình như là về nó. Cuối cùng có một thằng cùng lớp cất tiếng:
“Ê tụi bây, thằng thích con trai vào lớp kìa, chắc nó không thích tao đâu nhỉ? Tao sợ quá”.
Xong cả đám nam sinh phá lên cười. Nó tái mặt quay đi, thấy lớp phó vẫn thản nhiên như không biết gì. Nó đã hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nó hẹn lớp phó ra gặp riêng:
“Sao ông lại làm vậy?” Nó hỏi lớp phó.
“Làm gì?”
“Đưa tin nhắn của tôi ọi người xem”. Nó sững người với thái độ thờ ơ và lạnh nhạt của lớp phó.
“Tại thích thế”. Lớp phó dửng dưng, tỏ vẻ chán nản, nhìn quanh, rồi nhún vai.
“Những lời đó, ông đã nói với tôi, có thật không?”
Lớp phó cười bằng mũi và trả lờ:
“Đồ ngu”.
“Nhiều người thích nó, tất nhiên, và cũng nhiều người không ưa nó, bình thường.”
Nó quay lưng, chân mày nó nhăn lại, co giật trong cơn giận dữ, mắt nó ươn ướt. Nó chưa kịp bỏ đi thì lớp phó cất lời:
“À quên mất, ông bác sĩ với bà y tá chắc cũng biết chuyện rồi đấy”.
Nghe câu đó xong, mặt nó bắt đầu tái đi. Tan trường, nó về nhà với tâm trạng đầy lo âu, nó sợ lắm, sợ cái cảm giác phải đối mặt với cha và mẹ. Từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ nó sợ như vậy, nước mắt nó cứ chờ chực trào ra ngoài. Cuối cùng, nó cũng về đến nhà. Cha nó đang ngồi ở phòng khách, im lặng, không có chút cử động, như người ta hay nói “Trước mỗi cơn bão thường trời rất tĩnh lặng”. Nó dựng xe đạp vào góc và bước vào chào cha mình:
“Con về rồi ạ”.
Cha nó vẫn không nói một lời. Mẹ nó bước ra, xanh xao, mệt mỏi, nỗi sợ cũng đang xâm chiếm toàn bộ khuôn mặt bà. Mẹ nó cũng không biết phải nói gì, căn phòng khách bị lấp đầy bởi sự tĩnh mịch đáng sợ.
“Con”. Cuối cùng, người phụ nữ không chịu nổi sự im lặng với áp lực đè nặng lên lồng ngực mình nữa, đành cất tiếng gọi.
“Dạ?”. Giọng nó run rẩy.
“Lớp phó con có nói cho cha với mẹ biết chuyện con nhắn tin…”.
Nó buồn bã trả lời:
“Dạ, con có nhắn tin đó, nhưng mà…”
Đột nhiên câu nói bị cắt ngang bởi một tiếng động lớn. Người cha đập tay lên chiếc bàn gỗ. Bao nhiêu nỗi sợ, bao nhiêu áp lực của nó, như bị phá vỡ bởi tiếng động đó, trào ra thành hai hàng nước mắt. Mẹ nó cũng khóc theo.
“Con xin lỗi.”
Cha nó không nhìn mặt nó, lẳng lặng quay lưng đi vào phòng riêng.
Kể từ ngày đó, thế giới nhỏ bé của nó bắt đầu đổ vỡ. Người cha nó kính trọng không buồn nhìn nó lần nào. Vào lớp thì bạn bè nó lúc nào cũng làm trò, bàn tán sau lưng nó. Khi ra đường, gặp một người lạ nhìn nó, nó cũng thấy sợ hãi. Bị nỗi sợ mọi người đang cười nhạo mình ám ảnh. Xung quanh nó trở nên u ám, những suy nghĩ tiêu cực len lỏi vào đầu nó, nó ốm đi nhiều, nó học xuống dốc thấy rõ. Tuy nhiên, nó còn người mẹ, bà là người bao dung, cho dù con trai mình có như thế nào đi nữa, sự thật rằng nó là đứa con duy nhất của bà sẽ không bao giờ thay đổi. Bà làm thủ tục cho con mình chuyển trường để tránh sự trêu đùa của đám học sinh. Tâm trạng nó không khá hơn nhiều, nó vẫn mang trong mình nỗi sợ hãi không tên, sợ người ta biết giới tính của mình, sợ người ta kì thị, trêu đùa, nó sợ lắm.
Rồi mẹ nó quyết định cho nó đi học đàn dương cầm để làm dịu đi tinh thần đang xuống dốc của con mình. Thầy dạy đàn rất từ tốn, chỉ cho nó từng chút một, vì nó đã lớn nên gặp khá nhiều khó khăn, nhưng thầy vẫn không nóng vội. Thầy đã biết tình hình của nó do mẹ nó nói, vì mẹ nó nghĩ cần tìm cho con mình một người thầy biết thông cảm, quan tâm đối với người khác, sẽ tốt hơn cho nó. Thật kì diệu, tiếng đàn làm cho nó cảm thấy quên đi cuộc sống đầy phiền muộn, bất trắc, quên đi những lo lắng của bản thân, nó bắt đầu suy nghĩ tích cực hơn.
Nó quyết định thi vào trường Y, nó nghĩ ít ra điều đó cũng sẽ làm cho cha nó tha thứ nó. Đó là hi vọng duy nhất lúc bấy giờ của nó, để lấy lại tình thương của người cha mà nó luôn tôn kính…
Trở về hiện tại, mẹ nó mất một hồi lâu mới thông báo kết quả thi cho người cha biết, ông vẫn dán mắt vào tờ báo. Mất một hồi lâu sau, ông xếp báo lại và lắc đầu.
“Con xin lỗi, con xin lỗi cha”. Nó cất tiếng, mắt cụp xuống, vừa thất vọng vì bản thân mình, vừa sợ người cha sẽ ngày càng thất vọng vì mình.
“Xin lỗi gì. Anh đâu phải con tôi mà xin lỗi. Anh có rớt hay không cũng chẳng liên quan gì tới tôi cả.”
Nó chạy thẳng một mạch ra khỏi nhà. Nó khóc, nó chạy mãi. Quên tất cả mọi thứ, nó muốn quên là mình đang ở đâu và nó cũng không cần biết nó đang ở đâu. Nó buồn bã, chán nản, muốn trốn ở một nơi nào đó mà không ai thấy nó cả, nó vẫn đạp từng bước chân vào mặt đường và xông tới một hướng đi bất kì. Mắt nó nhòe đi, không thấy rõ xung quanh nữa vì nước mắt tuông ra mãi. Bỗng nó nghe thấy tiếng la hét của những người xung quanh. “Này” “Em trai!” “Xe” “Cẩn thận!”, rồi tiếng thét lớn của mọi người cất lên, nhỏ dần, nhỏ dần, rồi tắt lịm. “Con xin lỗi”, môi nó mấp máy khi có ai đó nâng nó lên xe cứu thương.
Mất mấy ngày sau, nó mở mắt, thấy xung quanh một màu trắng xóa. Nó đang ở trong bệnh viện. Tay trái nó không cử động được nữa. Mặt nó quấn đầy những dải băng màu trắng. Có ai đó đẩy cửa vào. Là mẹ nó, rồi bà lại ngồi cạnh giường nó. Nó thấy tay phải mình được nâng lên, một cách dịu dàng, da nó cảm nhận được một luồng hơi ấm, rồi nước… nước? Mẹ nó đang khóc, nước mắt nhỏ từng giọt vào tay nó. “Sao mẹ lại khóc? Đừng như vậy”. Nó muốn nói ra lắm, nhưng miệng nó không cử động được, nó càng cố thì thấy càng nhức nhối. Cuối cùng nó đành thôi.
Cha nó đứng trong sân bệnh viện, ông thừ người ra nhìn dòng người qua lại. Thỉnh thoảng có vài nhân viên y tế nhìn ông rồi họ lại đi tiếp. Ông cứ đứng mãi một chỗ, lặng người ra cũng gần một giờ rồi. Bỗng có người tiến lại gần ông.
“Anh là cha của em Thành phải không? “ Người đàn ông đó bắt chuyện.
“Vâng, sao anh biết…?”
“Tôi là thầy dạy nhạc của em ấy”.
“À, vâng”. Cha nó quay mặt đi hướng khác.
“Sao anh không vào thăm nó đi.”
Im lặng trở thành câu trả lời của người cha. Ông thầy thở dài:
“Nó là con anh.”
“nhưng…”
“Vì giới tính của nó không giống anh?”
Lại im lặng. Chờ một hồi lâu, ông thầy lại nói tiếp:
“Tôi không hiểu lắm, anh là bác sĩ, lẽ ra anh phải biết điều đó không có gì bất thường cả.”
“Tôi biết”. Người cha nói nhỏ.
“Vậy thì vào thăm con trai anh đi?”
“Nhưng…Anh không hiểu đâu…”
“Con người ta cần có sĩ diện của mình để sống trong xã hội. Nhưng vợ và con anh là gia đình của anh, cần thứ ấy làm gì? Lúc này đây, họ đang rất suy sụp, họ cần anh…”
“Cảm ơn anh”. Người cha lại im lặng.
Hơn ai hết, người cha biết rất rõ, ông thương con trai mình biết bao nhiêu. Là một bác sĩ, ông cũng hiểu rõ không có gì gọi là bất thường với giới tính con trai mình. Nhưng tại sao, bấy lâu nay, ông không buồn quan tâm đến con mình? Ông ăn năn vì mình đã đặt nặng hai chữ sĩ diện hơn là gia đình. “Một người bác sĩ có địa vị nhưng con trai lại là đồng tính? Thật chẳng ra làm sao, xấu hổ, xấu hổ thật”. Suy nghĩ đó cứ ám ảnh mãi trong đầu của ông, trở thành rào cản giữa hai cha con, và dẫn tới hậu quả như ngày hôm nay. Có hối hận thì cũng đã muộn. Ông đi ngang phòng bệnh của con mình, nhìn vào, rồi lại nhẹ nhàng bỏ đi.
Một tuần sau, nó đã thấy đỡ hơn nhiều, nó có thể nói được dù hơi nhỏ. Tay nó đã đỡ hơn. Mẹ nó vẫn ở cạnh chăm sóc nó suốt, nhưng cha nó vẫn không vào phòng bệnh, chỉ đứng ngoài nhìn vào qua khung cửa kính. Bỗng thầy giáo dạy đàn bước vào, trên lưng là cây đàn điện.
“Em muốn đàn bản em thích nhất không? Thầy mang đàn đến cho em đây.”
“Nó vẫn chưa khỏe lắm anh à”. Mẹ nó
“Dạ, con muốn đàn.” Giọng nó cất lên chầm chậm.
Hai người dìu nó tới gần cái bàn, thầy nó đặt cây đàn lên, chờ nó gõ những phím đàn đầu tiên sau ngày tai nạn. Tay nó đã không còn run rẩy như hồi mới nhập viện, nó đưa bàn tay nó lên những phím đàn và bắt đầu gõ. Đó là điệu nhạc rất quen thuộc của những đứa trẻ:
“Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa.
Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực.”
Tiếng đàn xuyên qua khung của kính và đọng thành những giọt li ti trên mắt người cha. Ông lấy tay lau chúng. Cho tới lúc nãy, ông vẫn còn sợ con trai mình không tha thứ cho người cha thờ ơ này, nhưng những tiếng đàn ấy đã làm cho ông thấy rất thanh thản. Rồi ông nhẹ nhàng đẩy cửa vào. Trước đôi mắt ngạc nhiên của nó và người mẹ, ông cất tiếng:
“Cha xin lỗi.”
Vòng xoáy
___ Về_nơi_cuối_trời ___
Khi một cái gì đó thật sự quyến rũ, người ta nói nó có ma lực.
“Cậu phải dừng lại, Tuân à”, hồn ma nói. “Đừng đi đến tận cùng của bóng tối”.
“Nhưng tại sao?”
“Bởi vì luôn luôn có cái tối hơn”.
***
Gặp gỡ lần đầu với Kiệt là trong quán Karaoke. Quán xập xệ, nhạc cũ từ tám hoánh. Mùi tinh trùng của những cặp đi trước như còn phảng phất đâu đây.
Chỉ có Kiệt là mới.
Kiệt là trai bụi đời mà Tuân nhặt được ở Vườn Điều. Đi bụi chưa lâu nên còn khá tươi. Thời đó Tuân chưa nặng đô như bây giờ. Cậu chỉ cho rằng sex cần phải thô ráp, bụi bặm một tí.
Thấy Kiệt cũng hiền nên những lần sau Tuân chở về nhà. Ái ân rồi ột hai trăm ngàn và ít quần áo cũ. Yêu đương vờ vĩnh cho đỡ vã rồi đường ai nấy đi, đời ai nấy sống.
Kiệt trở lại công viên, Tuân quay về với tờ báo mạng của nhỏ “bánh bèo”, kiêm bạn học từ nhỏ, kiêm người yêu cũ, kiêm thư ký tòa soạn tức là người duyệt bài của Tuân.
Những lần sau Tuân đòi hỏi nhiều hơn. Lần đầu đâm Kiệt, Tuân hứng quá, chỉ có mấy phút. Đời trai bụi nhan sắc tàn mau, Kiệt lúc này trông đáng thương hơn là hấp dẫn như lúc ban đầu.
Rồi cũng tới lúc mà Tuân nhận ra lực hấp dẫn đã xoay chiều. Người phê hơn bây giờ là Kiệt. Tuân nhận ra tiếng rên kềm nén, và bờ môi thụ hưởng trên đầu vú mình.
Lần sau gặp Kiệt trong công viên, đói khát, ra vẻ cầu xin, Tuân làm lơ.
***
Tuy là người bạo dạn trong tình dục nhưng phải nhiều năm trầy trật, Tuân mới nắm được bí quyết của nó.
Bắt đầu từ con mắt. Và những ảo giác trong đầu.
Giọng nói và những cái ôm đưa người ta vào vòng xoáy.
Đôi môi đi vào chiều sâu.
Nhưng cái còn lại, như một thứ ảm ảnh, tạo thành “bệnh ghiền”, chính là cái mùi.
Mùi của Hải không hẳn là thơm. Một thứ mùi tổng hợp, của mô hôi, của da thịt, của lông lá, của tinh trùng. Và có lẽ, của cả sự chết chóc.
Hải đối xử với Tuân hơi thô bạo, nhưng hắn hưởng ứng đam mê của cậu. Hắn rên, hắn nảy. Mỗi lần làm tình xong, nhìn cái mặt hí hửng của hắn, Tuân thật hối hận.
Cái mặt vừa xấu, vừa đểu, vừa du côn.
Nhưng hắn giống Tuân ở một điểm. Và vì vậy mà Tuân bỏ qua.
Đã rớt xuống bùn, còn bám víu gì chút thanh cao.
***
Cũng may là Tuân không biết yêu. Cậu ghê sợ những thứ ghen ghét, giận hờn. Một lần với Bo là quá đủ.
“Anh chả có gì thu hút cả”, Bo phũ phàng.
Bo chê Tuân không biết dối gian.
Tình không dối gian, không nịnh nọt không là tình. Một tay nhạc sĩ nào đó viết như vậy.
Ra những giọt nước mắt của Bo đêm hôm đó là nước mắt cá sấu ư. Mà phải công nhận Bo khóc thật đáng yêu.
Mỗi tối Bo đi vũ trường với một cái đầu tóc khác nhau. Lại thêm những tròng mắt đủ màu: xanh nước biển, xanh da trời. Còn Tuân thì nằm nhà, xanh xao.
Hai tháng với Bo là quá đủ. Nhiều khi Tuân tự hỏi, con người ta mài sắc cái tôi để làm gì? Để hủy diệt niềm kiêu hãnh của nhau ư?
“Đừng đi đến tận cùng của bóng tối”, hồn ma nói.
“Nhưng tại sao?”
“Bởi vì luôn luôn có cái tối hơn”.
Rồi Tuân cũng bỏ được Bo, rời xa vòng xoáy của những phức cảm. Bây giờ nghĩ lại, Tuân vẫn còn thấy hú hồn hú vía.
Khi một cái gì đó thật sự quyến rũ, người ta nói nó có ma lực.
***
Tuân bỏ được cái tình bẩn nhưng không bỏ được cái sex dơ. Giờ thì Tuân biết mình có thú chơi dơ.
“Có phải tớ lầy quá rồi không?”
“Chưa sao”, hồn ma nói. “Nhưng sẽ có lúc cậu phải dừng lại”.
Tuân không muốn vào trong nó nhưng thằng nhóc mời mọc. Có lẽ nó nghĩ phải như vậy thì Tuân mới cho nó tiền.
Nó đau, hai mắt đơ ra như người chết. Tuân thấy địa ngục hiện ra trước mắt.
Và Tuân dừng lại, nửa chừng.
“Thôi mình ngủ đi”, Tuân bảo.
Sáng dậy nó lại tự sục, rồi ra trên tay cho Tuân xem. Nó cứ nghĩ phải làm cái gì đó thì Tuân mới cho nó tiền.
Lúc thì Nam nói nó là trẻ mái ấm. Khi lại bảo có gia đình.
Lúc thì cha chết. Khi lại bảo cha trong nhà lao.
Tuân lại cho nó ít quần áo và tiền. Mỗi lần mang một kẻ lang thang về nhà, Tuân có cảm giác như tìm lại một thứ gì đó thân quen, quí giá.
Mỗi lần tiễn họ đi, trở về với vô định, với phù du, với bữa đói bữa no, với không nhà, không anh em, Tuân thấy như mình đã đnh mất cái thân quen ấy. Vĩnh viễn.
Ít hôm sau ra tiệm net, thấy Nam lân la với tên giữ xe, chừng như muốn xin một chỗ làm. Tuân và Nam không nhận ra nhau. Sex mang họ đến thật gần nhưng rồi đẩy họ ra thật xa.
Rồi Giáng Sinh về, Tuân cũng bon chen vô nhà thờ Tin Lành. Lại thấy Nam và một thằng cu khác, nhỏ tuổi hơn, tay trong tay, thân thiết.
Thằng nhóc ấy thật giống Tuân của ngày xưa, ngây thơ như một thiên thần.
***
“Làm sao mà những người như tớ lại si mê thân thể đến vậy?”
“Hãy đi theo tôi”, hồn ma nói. “Đã đến lúc cho cậu thấy điều này”.
Và Tuân đi theo hồn ma. Rời khỏi xóm làng. Đi qua một cánh đồng trống. Đi vào một căn nhà hoang.
“Hãy mở cánh cửa xuống tầng hầm”, hồn ma nói. “Đừng sợ”.
Và đó là một thế giới khác. Xam xám, tuy là ban ngày nhưng cứ âm âm u u. Mặt trời dường như đã nguội lạnh và biến thành một chú lùn màu vàng.
Những cây khô trụi lá. Một thành phố hoang tàn, sét gỉ, mục rữa. Một thứ mùi nhạt nhẽo.
Rồi họ đến một dòng sông đen. Dòng nước đen như kinh Nhiêu Lộc, nhưng đây rõ ràng là sông, với nước chảy xiết. Và Tuân thấy có hai bờ, có bãi cuội.
Và có rất nhiều hồn ma.
Chúng đang bận bịu chạy tới, chạy lui, nhặt đá từ dưới bãi mang vào bờ. Chúng đang đắp cho bờ đá cao lên, cao nữa, ãi.
Cảnh tượng này vừa lạ, nhưngen. Rất quen. Tuân có cảm giác như là cậu từng ở đây, rằng cậu đang quay về chốn cũ.
“Phải, cậu đã từng ở đây”, hồn ma nói khi đọc thấy ý nghĩ của Tuân.
“Nhưng đống đá sẽ chẳng bao giờ đủ cao, đúng không?”
“Ừ. Một trận cuồng phong sẽ tới, và thổi bạt nó”.
Và các linh hồn tội nghiệp sẽ phải làm lại từ đầu.
***
“Cậu phải dừng thì mọi người mới dừng”, hồn ma nói. “Cậu phải dừng thì đám đông ở dưới kia mới có cơ hội”.
“Tớ sẽ dừng, nhưng không phải vì đám đông kia”, Tuân nói sau một hồi suy nghĩ. “Nhưng tớ muốn… một lần sau cùng!”
“Cậu muốn… với tôi ư? Cậu chắc chứ?”
“Tớ chịu trách nhiệm!” Tuân nói chắc nịch.
Và hồn ma bước ra khỏi vách tường. Và đó là một cô gái thân thể trong suốt như lưu ly, với nụ cười bồ tát.
Lửa dục trong lòng Tuân, vốn đã le lói, tắt lịm.
Tiếng cú thôi kêu trong căn nhà hoang. Xa xa trong xóm làng, gà đã gáy sáng.