Hai Tờ Di Chúc

Chương 2


Bạn đang đọc Hai Tờ Di Chúc: Chương 2

ông ta thì kệ ông ta. Đâu có ăn nhằm gì đối với ông bằng cái khuôn mặt kháu khỉnh đang ngó ông chăm chú kia.
Ái Lan là con một của luật sư Minh. Em mới mười lăm tuổi. Mái tóc với những lọn đen nhánh phủ kín cái đầu xinh xinh đang ghé dưới ánh đèn đọc báo của cha.
Thật không ai ngờ được rằng bộ óc non nớt ở bên trong cái đầu xinh xinh ấy lại chứa đựng nhiều ý nghĩ, nhiều chương trình làm việc như của người lớn.
Đột nhiên, Ái Lan giơ tay tinh nghịch khẽ cấu vào tai cha. Giọng nói của em làm ra vẻ nghiêm nghị :

– Ba kỳ quá hà ! Con nói gì chẳng bao giờ ba chịu để ý nghe cả ! Này nhé, ba ! Con bảo rằng gia đình ông Phàm đó, thật không xứng đáng được hưởng cái gia tài hàng tỉ bạc của cụ Phạm Tú Doanh đâu, ba à ! Có cách nào cấm cản được những con người tham lam đó không, ba ?
Ông Minh đưa tay gỡ cặp kính trắng gọng đồi mồi, gấp tờ báo lại cẩn thận, đoạn nhìn con gái. Sắc mặt ông nghiêm lại thấy rõ :
– Chịu ! Làm gì còn cách nào nữa đâu, con ! Tờ di chúc là tờ di chúc ! Và hiệu lực của nó, giá trị của nó như thế nào, đã có lần ba giảng cho nghe, chắc con vẫn còn nhớ chứ !
– Con nhớ, ba ! Nhưng tại sao chỉ riêng một mình gia đình nhà ông Phàm được hưởng thôi chứ ? Con thấy thật không phải lẽ chút nào hết. Nhất là khi nhớ lại cái cung cách gia đình ông ta đối xử với cụ Tú Doanh thì quả là quá tệ.
Luật sư Minh bất giác mỉm cười :
– Ờ, ờ ! Đúng thế đấy ! Ông Phàm, bà vợ cùng các cô con gái quả thực không phải là những người có lòng nhân ái. Nhưng dù sao họ cũng đã có công tiếp đãi phụng dưỡng cụ Doanh kia mà !
– Quả có vậy ! Nhưng con cứ cho họ làm thế là có mục đích cả đấy ba ạ ! Để mua chuộc cảm tình của ông cụ rồi xúi ông cụ để lại cho họ thừa hưởng tất cả cái tài sản khi cụ chết đi. Mà khổ một nỗi, họ lại thành công đó, ba à ! Họ săn sóc cụ già chu đáo lắm, chiều đãi vô cùng, cho tới ngày ông cụ viết tờ di chúc có lợi lớn cho họ. Xong đâu đấy, khi đã nắm được tờ giấy quý báu đó rồi thì thôi, cả nhà ông Phàm đã đối đãi với ông cụ không còn ra cái gì nữa. Đến nỗi ai ai cũng bảo rằng hồi đó, cụ Doanh chỉ mong chết đi sớm được ngày nào hay ngày ấy cho thoát khỏi đau khổ ray rứt đó ba à !

– Con cũng nên biết rằng phần đông dân chúng ở cái thành phố Đà Lạt nhỏ xíu này đều không ưa gì gia đình ông Phàm đâu nghe ! Do đó dư luận có thể hơi quá đáng.
– Ưa sao nổi kia chứ hả ba ? Ông ta nổi tiếng là một người bủn xỉn keo kiệt, chuyên môn làm giàu bằng cách đầu cơ tích trữ. Bà vợ thì tham lam xảo quyệt ghê gớm. Còn hai cô con gái thì, eo ôi, lại còn quá nữa. Con biết rõ tụi nó lắm, học cùng lớp với con đấy ba ! Thiệt khó mà tìm được hạng con gái nào mà lại xấu tính xấu nết như hai con nhỏ đó. Phen này nếu cả cái gia sản kếch sù của cụ Doanh mà lại lọt vào tay họ, thì ắt họ sẽ coi khinh mọi người quá cỏ rác chứ không chơi đâu, ba !
Ái Lan nói đúng. Cả cái thị xã xứ anh đào này không ai lại còn không biết gia đình Phạm văn Phàm, từ xưa đến nay, đã nổi tiếng là gồm toàn những người khoe khoang hợm hĩnh. Chưa hết ! Dư luận lại còn phán xét khá gay gắt về cái cung cách họ đối xử tàn nhẫn với ông anh họ già lão, là cụ Phạm tú Doanh.
Ái Lan chưa có dịp hiểu biết rõ về cụ Tú Doanh lắm. Em chỉ thoáng gặp cụ có một vài lần ở ngoài phố mà thôi. Tuy vậy, em cũng có được có cảm tưởng cụ là người dễ mến, tính tình hiền lành vui vẻ, có điều hơi cổ hủ một chút. Cụ bà đã sớm quy tiên từ sau kỳ đệ nhị thế chiến. Và từ đó, cụ Doanh, để khuây khỏa nỗi buồn, cứ tha thẩn qua ngày, vạ vật hết nhà người bà con này tới nhà người bà con khác. Chẳng phải là cụ nghèo đói thiếu thốn gì. Của chìm của nổi nhiều vô kể, nhưng con cái chẳng có, cụ ghê sợ cái cảnh đời góa bụa, một mình một bóng, nên cứ thích sống ghé gẩm với gia đình các bà con xa gần trong họ. Chẳng phải cụ thèm khát cơm no áo ấm, tiền bạc sẵn, muốn mua gì mà không được, nhưng cụ chỉ muốn hưởng cái không khí ấm cúng của một mái nhà, một gia đình có cha có mẹ, có chồng vợ, có con cháu ríu rít đùa vui ! Những cái mà người ta không thể mua được bằng tiền bạc. Tuy là người giàu có nhất trong dòng họ, nhưng lại nghèo tình cảm hơn ai hết, gia đình ông Phạm văn Phàm, mới đầu, chẳng một chút ngó ngàng tới ông anh họ bất hạnh. Vì vậy cho nên một vài gia đình trong dòng họ, tuy nghèo khổ, nhưng vẫn tôn trọng cái truyền thống tốt đẹp là “một giọt máu đào, hơn ao nước lã”, đã đón cụ Doanh về nhà phụng dưỡng. Cụ già, tuy không nói ra miệng, nhưng vẫn ngấm ngầm cảm động vì tấm lòng quý hóa của những người áo rách mà tâm hồn không rách này. Đôi khi quá hứng thú trong cái không khí nghèo mà vui của họ, cụ Doanh đã buột miệng để lộ ý định sẽ viết tờ di chúc để cho những người có tấm lòng vàng này được thừa hưởng cái tài sản vĩ đại nhưng thật kín đáo của cụ !
Ngày tháng dần trôi. Đột nhiên, một ngày kia, gia đình Phạm Văn Phàm thay đổi hẳn thái độ : Họ đón rước cụ Doanh về ở chung nhà. Cụ già vui vẻ nhận lời. Ít ngày sau, có tin đồn là cụ Phạm Tú Doanh đã nghe lời vợ chồng ông Phàm, viết lời di ngôn cho gia đình ông ta thừa hưởng tất cả di sản chìm và nổi của cụ.

Sau đó, sức khỏe cụ Doanh cứ giảm dần theo ngày tháng. Nhưng cụ vẫn vào ra, ăn uống, nghỉ ngơi điều hòa. Không một triệu chứng gì tỏ ra là cụ sắp sửa vĩnh biệt mọi người để về bên kia thế giới cả. Vợ chồng Phạm Văn Phàm cùng hai cô con gái đã có vẻ nóng ruột ra mặt và hùa nhau đối xử tàn tệ với ông cụ, không chút nương tay.
Cụ Doanh vẫn ở chung nhà. Nhưng nhiều người kể lại rằng, ngoài hai bữa cơm và khi vào giường đi ngủ, cụ đều chống gậy tới nhà các bạn già để chuyện trò tâm sự. Và với một vài người bạn tâm giao, cụ già đã cho biết là cụ có ý muốn truất quyền thừa hưởng gia tài của gia đình Phạm Văn Phàm.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.