Bạn đang đọc Giấc Mộng Đế Hậu: Chương 79
Thái sư đã bước vào tuổi thất thập cổ lai hy, sức khỏe đương nhiên không thể so với người trẻ, mới quỳ chưa được tròn canh giờ mà chân đã run lập cập, mồ hôi vã ra như tắm. Quỳ thêm một lúc nữa thì cả người chợt đổ ầm xuống. Bá quan nháo nhào cả lên, tiếng gọi thái sư náo động cả một mảnh yên tĩnh. Có tiếng khóc thương vang lên
“Ôi, thái sư một đời tận tụy báo quốc, nay lại phải phơi nắng chịu tội. Còn gì là thiên lý nữa?”
Lũ lính gác nào dám chậm trễ, bèn chân nọ xọ chân kia chạy xộc vào điện cấp báo.
Bình vương đang ngồi nghị sự nghe tin thái sư ngất xỉu, cũng không lấy làm bất ngờ, chỉ cau mày trầm tư. Đột nhiên Di Thân vương bước ra khỏi hàng quan văn, quỳ xuống tâu
“Bẩm Nhiếp chính vương, thái sư tuổi tác đã cao, e rằng khó có thể chịu đựng lâu hơn, mong vương gia suy xét.”
Di Thân vương chẳng phải thật lòng lo lắng gì, chảng qua hắn nhanh nhạy đoán được thánh ý, nên mới thuận nước dong thuyền thế thôi. Những viên quan khác thấy thế, ai nấy đều không hẹn mà cùng quỳ xuống đồng thanh đòng tiếng tâu
“Mong Nhiếp chính vương suy xét.”
Bình vương vẫn không lên tiếng, trong lòng cuộn lên muôn nghìn suy tính. Nếu chỉ có đám tay chân của tông đế làm loạn, hắn có thể thản nhiên bỏ mặc, thậm chí có thề thừa cơ trị tội bọn chúng. Nhưng nay lại có thêm một thái sư, khiến tình hình càng thêm rối ren. Hơn ai hết, hắn hiểu rõ vị thế nguyên lão đại thần không thể lung lay của Trịnh thái sư. Thái sư xuất thân thế gia, thuở nhỏ đã được tuyển vào cung thành thư đồng của Sâm đế, sau lại trở thành thần tử trong triều, sát cánh cùng Sâm đế chinh chiến tứ phương, cả ba vị hoàng tử đều là học trò của ông.
Những quan viên cùng thời với ông, người mất, người cáo lão hồi hương, duy chỉ còn thái sư tóc đã bạc trắng mà ngày ngày vẫn cặm cụi thượng triều. Từ quan viên trong triều đến dân chúng bên ngoài, ai nấy đều kính phục thái sư.
Chỉ riêng việc bắt vạ lão chịu tội dưới nắng cũng đã là hành động dẫm đạp lên tam cương ngũ thường đáng phỉ nhổ, chứ đừng nói đến việc bỏ mặc thầy đến chết. Bình vương được tiếng nhân đức, hiển nhiên gánh không nổi tội khi sư diệt thầy này.
Cuối cùng, y đành quay sang hỏi Dung quốc công
“Quốc công thấy thế nào?”
Dung quốc công thừa hiểu Bình vương không phải thật lòng muốn nghe lời tâu của lão, chẳng qua vì hắn có ý muốn nhượng bộ nên cần lão bắc cái thang cho xuống, vậy nên lão đáp
“Lão thần cũng cho rằng chuyện này đến đây nên thôi. Không nên truy cứu nữa.”
“Được, nếu cả quốc công cũng nói thế thì việc này bổn vương bỏ qua. Nội thị truyền ý chỉ của bổn vương, “Vụ án Kỳ vương lén nuôi tư binh đã có chứng cứ đầy đủ, sự thật bày ra trước mắt, bổn vương dù lòng đau như cắt, nhưng pháp bất vị thân, chỉ đành chấp pháp. Thế nhưng cớ sao các khanh lại cố chấp muốn điều tra lại, khác nào thay đen đổi trắng, làm hao tổn quốc khố? Bổn vương niệm tình các khanh có lòng trung thành, nên không truy cứu. Chỉ phạt các khanh bế môn tự suy ngẫm hành vi của mình. Lén nuôi tư binh là trọng tội, nhưng nghĩ tình Kỳ vương nhiều năm chính chiến sa trường, lập nhiều công lao, nên được miễn tội chết, tước bỏ thân phận vương gia, giáng làm thứ dân, đày vào ngục tối, suốt đời không được bước ra ngoài. Bãi triều”
Dứt lời, Bình vương bèn phất tay áo đứng dậy đi ngay, quần thần cúi đầu nghênh tiễn hắn. Đây là cảnh tượng đã xuất hiện hàng nghìn lần trong giấc mơ, nhưng hắn không hề thỏa mãn.
— —— —— —— —— —— ——–
Lại nói về đội quân Hoa Đông. Sau mười ngày hành quân liên tục, lúc này quân Hoa Đông đang dừng chân dưới núi Hồng Sơn, thuộc Tế thành, nghĩa là chỉ cần cách Châu thành một ngày đường. Giáo úy Liễu Dương tâu rằng binh sỹ ai nấy đều mệt mỏi rã rời, xin được đóng trại nghỉ ngơi một đêm rồi mới lên đường.
Hứa Sơn đưa mắt nhìn sắc trời rồi lại quan sát địa hình xung quanh, sau cùng mới nói
“Đây không phải chỗ tốt, lên đường tiếp thôi.”
Liễu Dương tưởng rằng Hứa Sơn e sợ trong núi có cướp, bèn thưa rằng lũ sơn tặc đã bị diệt trừ, nhưng Hứa Sơn vẫn kiến quyết đi tiếp, thấy không thể lung lay được quyết định của hắn, Liễu Dương đành phát lệnh tiếp tục xuất phát..
Đi thêm hai canh giờ nữa thì đến bờ sông Hà lạc, nhánh sông chính của Tế Thành. Hứa Sơn hạ lệnh dựng lều đóng trại tạm nghỉ một đêm rồi mới tiếp tục lên đường.
Quân lính lập tức chia thành năm người một tốp, tốp đốt lửa, tốp dựng lều, tốp nấu nướng, vô cùng chặt chẽ, trật tự, dù đội quân đông đến vạn người nhưng lại không gây ra bất kì sựhuyên náo nào, chỉ có tiếng đánh lửa cạch cạch, vang lên cùng tiếng phần phật khi gió thổi quan những gian lều.
Vì là hộ vệ thân cận của Thanh Nguyên, nên Bùi Tuấn và Lương Quan không phải động tay làm việc.
Bùi Tuấn đứng ngoài quan sát binh sỹ làm việc một lúc lâu rồi nói với giọng thán phục
“Hứa Sơn đúng là một kì tài.”
Lương Quan hỏi
“Sao lại nói vậy?”
“Nghĩ xem, với tốc độ hành quân hiện giờ, thì dù có dựng trại tại núi Hồng Sơn hay sông Hà Lạc cũng không gây ảnh hưởng đến lộ trình triều đình đưa ra. Binh sĩ ai nấy đều đã kiệt sức, muốn được nghỉ ngơi, nhưng Hứa Sơn lại vô cớ bắt họ phải hành quân thêm hai canh giờ. Cho dù không thể cãi lại lệnh tướng thì trong lòng ít nhiều cũng phải có uất ức. Thế nhưng, huynh có nghe thấy lời than vãn nào không? Ngay cả binh lính chịu trách nhiệm chăn ngựa vừa bị hắn trách phạt cũng không thừa cơ nói xấu tiếng nào. Điều này chứng tỏ, lòng quân trên dưới như một, đều hướng về Hứa Sơn. Thế không phải kì tài sao?”
Ngừng một lúc, y lại liếc nhìn về phía Thanh Nguyên, nói tiếp
“Còn nữa, quân tuy đông nhưng không loạn, cốt khí dũng mãnh, hành quân gãy gọn, không cần đốc thúc đã biết tự phân công dựng trại, tuy chỉ là một nhánh quân, nhưng e rằng đã mạnh bằng binh lực của một nước. E rằng dã tâm của Hứa Sơn không hề nhỏ.”
Thanh Nguyên biết Bùi Tuấn đang ngầm cảnh báo cô. Nhưng không cần đợi hắn nhắc nhở, tự cô đã nhận thấy mối đe dọa từ Hứa Sơn. Người người đều cho rằng hắn không chịu đóng quân dưới chân núi vì sợ sơn tặc, nhưng thực ra thứ mà hắn sợ chính là đá lở.
Núi Hồng Sơn hiểm trở ngoằn ngoèo, địa hình không vững, trên núi lại có nhiều đá to, nếu chẳng may mưa lớn gây sạt lở, e rằng chưa đến Châu thành đã bị chôn vùi dưới chân núi. Thanh Nguyên cũng nhận ra đóng trại dưới núi là hạ sách, nhưng đó là do cô áp dụng những kiến thức mang theo từ thế kỷ hai mốt, còn Hứa Sơn thì hoàn toàn dựa vào trực giác và kinh nghiệm.
Thảo nào, Tông đế không tiếc mọi giá muốn không chế Hứa Sôn, e rằng không chỉ vì tấm Binh phù kia, mà còn vì tài năng của hắn.
T
hanh Nguyên phân phó Lương Quan sắp xếp hành lí, rồi thúc ngựa ra bờ sông ngắm cảnh. Ánh hoàng hôn nhuộm một màu đỏ ràng lên dải sông dài, sóng nước xanh biếc bập bềnh từng cơn, cái nắng nhè nhẹ cuối ngày chiếu vào người cô, mùi sông nước thoang thoảng khiến lòng cô dễ chịu, thân thương đến lạ kì.
Quê cô ở miền Tây sông nước, thời còn đi học, vào những kì nghỉ hè, cô thường thuê một chiếc xuồng, chở trái cây ra chở nổi giữa sông Tiền bán để kiếm chút tiền học phí gọi là. Thường nghe dân mình tự hào, chợ nổi Cái bè là di sản Tiền Giang, nhưng lúc ấy chỉ mải mê kiếm tiền, nào có thời gian thưởng cảnh. Sau này đi làm rồi lại lao vào công việc, cũng chẳng một lần ghé về quê. Nay đột nhiên lại thấy nhớ tha thiết, dường như còn nghe được cả tiếng rao của các cô bán hàng. Đúng là chỉ có những người tha hương mới biết quê hương thân thương biết bao. Trong lòng chợt dậy lên một nỗi buồn miên man, chẳng biết có còn cơ hội trở về không?
Đang thẫn thờ lạc trong hồi ức, đột nhiên nghe tiếng Hứa Sơn vang lên
“Sao ngươi lại khóc?.”
Thanh Nguyên ngạc nhiên ngẩn người ra, rồi nhanh chóng lau bớt giọt lệ chưa kịp khô trên má và nở một nụ cười xã giao cứng ngắc. Nét cười ấy vẫn mang theo sự bi thương đến dịu dàng chưa kịp phai mất, khiến Hứa Sơn cũng thấy buồn một cách vô cớ.
“Bẩm, quê thần cũng có một con sông dài, nên mỗi khi “cử đầu khán trường giang”(ngẩng đầu ngắm sông dài), thì lại “đê đầu tư cố hương.” (cúi đầu nhớ quê nhà.)”
Hứa Sơn cũng hướng mắt về phía trường giang trước mặt, trầm ngâm đáp lại bằng một câu thơ khác
“Vị lão mạc hoàn hương. Hoàn hương tu đoạn trường. (Chưa già chớ kể hồi hương, trở về dạ thêm tái tê.)”*
*Trích trong bài “Bồ Tát Man” của Vi Trang.
Nói xong, hai người không biết phải nói gì, bèn im lặng ngắm nhìn dòng sông, thỉnh thoảng vài cơn gió thổi theo làn hơi nước dìu dịu tạo nên một khung cảnh bình yên lạ.
Mãi một lúc sau, Hứa Sơn mới quay người bỏ đi. Thanh Nguyên tinh ý nhận ra bước đi của hắn hơi khập khiễng, bèn móc lọ cao dược trong áo ra, nói
“Cưỡi ngựa đã lâu dù thân thể có làm bằng sắt e là cũng không chịu nổi, hạ tướng có lọ cao trị sưng nhức, xin được”mượn hoa kính phật”, mong tướng quân không chê.”
Hứa Sôn đưa lọ cao được bọc kín bằng tơ lụa lên mũi ngửi thử, xong lại trả về, hắn nói
“Bổn tướng không có phúc phận dùng vật phẩm do thánh thượng ngự ban. Trên đời này chẳng còn mấy lọ Bạc Lang cao, phó tướng nên thận trọng bảo quản, kẻo mang tội khi quân.”
Hứa Sơn phất tay áo bỏ đi, trong lòng thầm e sợ. Bạc Lang cao được chế từ xương của loài sói trắng quý hiếm sống trên những đồi núi tuyết, giá trị liên thành, là thần dược trị ngoại thương. Mỗi năm các huyện biên quan chỉ tiến cống dăm ba bộ xương, cùng lắm chỉ bào chế được năm lọ. Thế mà Tông đế đã ban hẳn một lọ cho họ Trần, chứng tỏ y rất xem trọng người này.
Tuy biết rằng vật phẩm ngự ban không thể là hạng tháp kém, nhưng khi nghe được lai lịch của lọ cao dược Thanh Nguyên cũng không tránh được ngạc nhiên. Cô cẩn thận bọc lọ bạc Lang cao lại, rồi cất vào ngực áo, rồi bỏ về lều.
Đến nửa đêm, trời mưa lớn bất ngờ. Mưa như trút nước, gió thổi ầm ầm. Thanh Nguyên vốn khó an giấc, nay mưa gió ầm ĩ thì càng không thể ngủ được. Thế là bèn chong đèn lên định chờ đến trời sáng. Đột nhiên, một tiếng hí vang dài thảm thiết lẫn vào tiếng mưa, sau đó âm thành hí lồng lộn của ngựa lần lượt vang lên, kéo dài liên tục, như thể có hàng nghìn con ngựa muốn sổ dây cương. Biết là có biến, Thanh Nguyên khoác vọi tấm áo choàng vội chạy sộc ra. Ở chuồng ngựa phía Đông, hàng trăm con ngựa lồng lên như bị mòng cắn. Đội lính chăn ngựa chạy đến giữ lấy, nhưng chúng quá nhung hăng, có con chồm thẳng thân về phía trước, thẳng chân đá vào người chăn ngựa, thương vong vô số.
Giáo úy Liễu Dương giương đao chém con ngựa đầu đàn, muốn dọa chúng sợ, chẳng ngờ mùi máu tanh càng khiến chúng kích phát dã tính, hung hăng giày xeo người dưới móng. Quân lính thấy thế không ai dám vung đao chém bậy nữa. Lũ ngựa chồm lên giựt đứt dây cương, chẳng mấy chốc đã có con đầu tiên xổng chuồng, chuồng ngựa tan tành như bị bão quét. Hứa Sơn vừa từ lều Bắc chạy ra, thấy ngựa Ô Tôn cũng đang điên cuồng lồng lên, không người chăn ngựa nào giữ lạo được, bèn tự phi thân lao lên lưng ngựa. Nghe nói con ngựa này đã theo hắn từ hồi thiếu niên, là giống ngựa quý vùng Ô Tôn, trừ hắn ra không ai thuần phục được. Ngựa Ô Tôn lồng lên như muốn hất hắn xuống, khác hẳn vẻ ngoan ngoãn thường ngày. Hắn ôm cô ngựa thật chặt, nhưng vẫn xém té mấy lần, Hứa Sơn dồn hết sức lực kéo dây cương thật mạnh, con ngựa đau quá bèn không dám chồm lung tung nữa. Một lúc sau, cuối cùng ngựa Ô Tôn cũng bình tĩnh lại. Hứa Sơn quất ngựa Ô Tôn chạy đuổi theo hướng những con ngựa điên kia, Lúc này, Thanh Nguyên mới hoàn hồn quát lớn
“Mặc kệ lũ ngựa này, mau chia người đến trấn giữ những chuồng ngựa khác.”
Nghe xong, Liễu giáo úy biến sắc chạy vội sang những chuồng khác. Tập tính của lũ ngựa là sống theo bầy đàn, một bầy làm loạn, thì những bầy kia cũng không yên, lúc nãy vì quá hoảng loạn nên không ai nhớ đến việc này.
Đến gần sáng, cuối cùng lũ ngựa cũng kiệt sức, lính chăn ngựa vội nhân cơ hội này khống chế chúng lại. Sau khi kiểm tra phát hiện thiếu mất ba trăm con ngựa, chết mất hai mươi con.