Giấc Mộng Đế Hậu

Chương 29: Thiên Hạ Đệ Nhất Tài Tử (7)


Bạn đang đọc Giấc Mộng Đế Hậu: Chương 29: Thiên Hạ Đệ Nhất Tài Tử (7)


Đã bốn ngày trôi qua từ ngày thi vòng một, nhưng người dân Phong thành vẫn không ngớt bàn tán về nàng. Họ bất ngờ đến mức hết hồn khi biết nàng lại vượt qua vòng một.
Có rất nhiều tin đồn cho rằng hối lộ, gian lận. Không hề có thực tài, chỉ biết đi cửa sau. Rằng thể nào nàng cũng bị loại ở vòng hai thôi.
Mà người tung ra những tin đồn này, lại chính là chủ nhân của những lời đồn đó.
Thanh Nguyên biết, nếu nàng cứ êm xuôi như vậy mà lọt vòng, thế nào cũng sẽ có nhiều người đặt cược cho nàng.
Mà số người đặt cược càng nhiều, có nghĩa là số tiền thu về càng ít.
Tam gia khi nghe kế hoạch của nàng, cũng phải cảm thán: “Ở trên thương trường đã bao nhiêu năm, từng gặp không biết bao nhiêu kẻ thủ đoạn. Nhưng người có thể đi tung tin bôi nhọ chính bản thân mình để đạt được mục đích thì đây là lần đầu tiên ta gặp.”
Thanh Nguyên đành cười khổ, thể diện thì ai chả muốn giữ, nhưng: “Danh dự có thể ăn thay cơm đâu? Ta công nhận mình là kẻ tiểu nhân, nhưng chẳng phải chính những tên tiểu nhân mới là người sống thọ nhất ư?”
Tam gia đành bó tay với kiểu cãi cùn của nàng.
Thanh Nguyên hỏi: “Chuyện ta nhờ ngài điều tra như thế nào rồi?”
Tam gia trầm ngâm: “Thám tử của ta chưa đưa tin về.”
“Cố gắng lấy được tin trước vòng ba.”
“Ta không hiểu sao huynh phải điều tra tên này? Quan trọng lắm sao?”
“Rất quan trọng. Tin tức này sẽ quyết định thắng thua của ta ở vòng ba.”
———-
Vòng hai của Thi hội sẽ tổ chức vào ngày hôm nay.

Vẫn là biệt viện hôm trước, nhưng bây giờ chỉ còn hai mươi người.
Những người vào được vòng này đều không phải tầm thường.
Họ đều thanh cao, kiêu ngạo, không ai thèm nói chuyện với ai, mỗi người đều đứng một góc riêng.
Hôm nay Tiêu lam đặc biệt xinh đẹp, tựa như một đóa hoa sen, lạnh nhạt thanh khiết.
La Viện Kỳ thì tràn đầy sức sống, líu la líu lo bắt chuyện với Tiêu Lam.
Lâm Công Khanh đến gần Thanh Nguyên, cười: “Bài thơ của huynh thật sự rất hay. Nhưng những lời của huynh toàn là dối trá.”
Thanh Nguyên sững người. “Lộc thành vốn khô cằn, không có bất kì danh lam thắng cảnh nào, thời tiết oi bức, khó chịu, làm sao có chuyện non xanh nước biếc chứ. Quê của ông già Lý Thế ở Lộc thành, đối với ông ta, quê hương tất nhiên đẹp. Những người còn lại thì chưa bao giờ đến Lộc thành, nên không phát hiện chuyện huynh nói dối. Nhưng ta đã từng đến đó rồi, huynh không lừa ta được đâu. Tại sao huynh lại nói dối, bài thơ đó có đúng là của huynh không? Hay là….”
Nàng lấy lại bình tĩnh gạt bàn tay hắn đang để trên vai mình, đáp
“Cảnh đẹp hay không là tại lòng người. Có định nghĩa, giới hạn nào của “Non xanh nước biếc” không? Có thể đối với anh bạn, cảnh đẹp là phải núi non xanh mởn, đồng ruộng bát ngát. Nhưng với ta, chỉ cần nơi nào ta thấy thoải mái và ấm áp thì đều là cảnh đẹp. Cảm nhận cái đẹp là bằng tâm hồn chứ không phải bằng mắt. Còn riêng vấn đề về bài thơ đó. Nếu huynh có chứng cớ chứng minh bài thơ không thuộc về ta, huynh có thể tố cáo ta, còn không xin huynh chớ nói ra những lời lẽ mang tính chất xúc phạm đó”
Lâm Công Khanh hơi ngạc nhiên, nhưng không giận dữ, chỉ cười cười bỏ đi.
Tiêu Lam thấy hết mọi chuyện diễn ra bên này, nheo mắt cảnh giác.
La Viện Kỳ vẫn thao thao bất tuyệt nhưng miệng thì cười mỉa mai.
Hứa Thu cũng có mặt ở vòng hai dù bài thơ của nàng ta không mấy xuất sắc. Xem ra đây là lệnh ngầm của hai vị vương gia. Nếu Hứa Thu thất bại quá sớm, kế hoạch của họ sẽ hỏng bét.
Vẫn là năm người đó, vẫn là ông già tóc trắng Vương Kiên lên phát biểu
“Chúc mừng các vị tài tử đã vào đến vòng hai. Vòng thi đối câu. Thể lệ ở vòng này như sau, Ban giám khảo sẽ lần lượt ra câu đối, các vị sẽ thi nhau đối lại, mỗi lần đối đúng một câu sẽ có một điểm, cuối cùng năm người có số điểm thấp nhất sẽ bị loại. Số lượng câu đối là do các giám khảo quyết định. Chúng ta bắt đầu.”
Hai mươi người dự thi ngồi quay thành vòng tròn như hôm trước, bên cạnh mỗi người đều có một người hầu, lo ghi chép số điểm đạt được của mỗi người.

Tống Tường nói
“Vậy để ta bắt đầu trước. “Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại” Mời đối lại”
Thanh Nguyên tranh thủ kiếm điểm: “Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi”(Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi võ)
Tống Tường gật đầu hài lòng, Thanh Nguyên có một điểm.
Tô Hào đọc tiếp: “”Trướng nội vô phong phàm tự lập” Mời”
(“Trong trướng không có gió mà sao cột buồm dựng lên”)
(câu này của Đoàn Thị Điểm)
Thấy Tiêu Lam muốn mở miệng đối. Thanh Nguyên vội vàng chặn họng. Kiến thức của cô lèo tèo không bao nhiêu, những câu đã biết phải tranh thủ dành trước. “Hưng trung bất vũ thuỷ trường lưu” (“Trong bụng không có mưa mà nước vẫn chảy”)
(Câu này Trạng Quỳnh đối lại)
Tô Hào hơi bất bình trước sự bất lịch sự của Thanh Nguyên, khẽ nhíu mày, nhưng rồi cũng gật đầu, ghét thì ghét nhưng phải công nhận là đối rất chuẩn.
Tiêu Lam bực mình liếc xéo nàng một cái, rồi ngồi xuống.
“Vậy thì ta tiếp nhé. “Mỹ nhân như ngọc, hành vũ, hành phong, anh linh mặc trắc”
May quá, câu này Thanh Nguyên đã từng nghe qua, trong lúc mọi người đang suy nghĩ, nàng đọc ngay: “Tế thế kỳ âm, hộ dân, hộ quốc, thướng lai vô cùng” (Nguyễn Khuyến, vế đối đề tại Đền thờ Thánh Mẫu Làng Cổ Ngựa, Xã Hiền Khánh, Huyện Vụ Bản, Nam Định)
Lại có thêm một điểm, những người ngồi kế bên vừa bất bình vừa nể phục nhìn nàng. Nhưng thực tế, chỉ có mình nàng biết, câu đối của nàng toàn là hàng đạo. (Mong các vị thi nhân bỏ qua cho.)

Lê Nghĩa ra vế: “Nước trong leo lẻo, cá đớp cá” — (Vua Minh Mạng)
Thanh Nguyên mừng húm, đây chẳng phải câu đối nàng đã từng học sao. “Trời nắng chang chang, người đối người” Thanh Nguyên “chế” câu đối của Cao Bá Quát. Nguyên văn là “Trời nắng chang chang, người trói người”. Lúc đó, Cao Bá Quát bị vua Minh Mạng cho quân bắt trói nên mới đối lại như vậy. Sử dụng câu đối này trong hoàn cảnh này chỉ làm mọi người nghi ngờ thêm thôi.
Mọi người càng bất bình liếc xéo nàng, tên này không nể mặt ai cả.
Tô Hào thấy vậy bèn đứng dậy, giải vây cho nàng: “Trong thi đấu vốn chẳng cần vuốt mặt nể mũi gì cả, có tài thì phải thể hiện, không đối được là do bản thân mình bất tài, không nên quay sang trách kẻ khác.”
Nghe vậy, những người khác giận đỏ mặt nhưng không ai nhìn cô bằng ánh mắt viên đạn nữa.
Thật ra nàng cũng đâu muốn “nổi bật” như vậy đâu.
Thấy đã yên ắng hơn, Tô Hào ra vế đối: “Ta đã từng đọc được một câu đối rất hay. “Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt” Mời các vị đối lại.” (1)
Thanh Nguyên chớp ngay cơ hội bèn đối: “Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên”
Tô Hào cười: “Đối rất chuẩn.”
Vậy là Thanh Nguyên đã có năm điểm.
Theo tính toán của nàng, những người khác đang rất sốt ruột, chắc chắn sẽ cố ghi thật nhiều điểm. Thực lực của những người còn lại chia làm hai nhóm. Nhóm kì tài gồm Tiêu Lam, Lâm Công Khanh, La Viện Kỳ, và nhóm bình thường, là những người còn lại.
Ba người kia chắc chắn sẽ giành đối hết, những người tài năng không bằng họ, tất nhiên sẽ không ghi được bao nhiêu điểm. Nghĩa là cho dù chỉ có năm điểm nàng vẫn có khả năng đỗ.
Vòng thi này,người thông minh chưa chắc đã đỗ, mà kẻ bất tài như nàng cũng chưa chắc sẽ rớt, bí quyết là phải mặt dày, biết tranh thủ cơ hội ở những câu dễ, không sợ đụng chạm, tranh giành.
Nói tóm lại, muốn vượt qua vòng này, chỉ có những kẻ kì tài và những người vô sỉ. May mắn thay, Trần Thanh Nguyên tuyệt đối là một kẻ vô sỉ, tiểu nhân.
Câu đối tiếp theo là của Lâm Thông: “Cây xương rồng trồng đất rắn, long vẫn hoàn long” (Câu này của Đoàn Thị Điểm)
Tiêu Lam cười tươi, đối: “Quả dưa chuột tuột thẳng gang, thử chơi thì thử” (Câu này của Trạng Quỳnh)
Lâm Thông gật đầu. Tiêu Lam có một điểm.
Tới lượt Lý Thế, đối: “Tứ thời bát tiết canh chung thủy” (“Bốn mùa, tám tiết luôn chung thủy”)

Lâm Công Khanh nhíu mày suy nghĩ một chút, đáp: “Xin được đối lại :””Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang” (“Dặm liễu, gò bồ muốn điểm trang”) (Nguyễn Khuyến, câu đối viết cho góa phụ bán thịt lợn)
Ông lão vuốt vuốt chòm râu, cười gật đầu.
Tiếp theo, Tống Tường đối: “Nợ vướng nợ, nợ càng thêm nợ”( tạm thời chưa biết tác giả)
La Viện Kỳ đáp lại. “Tình vương tình, tình vấn vương tình”
Tống Tường vốn nổi tiếng không thích những câu thơ, câu đối mang hơi hướm tình yêu, nên tỏ vẻ không vui. Nhưng dù sao đối rất chuẩn, ông ta đành gật đầu đồng ý.
Rồi cứ như vậy, đố cả một buồi chiều, càng đố càng hăng say, vòng hai này gần như là chiến trường riêng của nhóm Tiêu Lam.
Các giám khảo cũng là những người yêu văn thơ, nên cứ đối mãi, không biết mệt.
Thanh Nguyên không hứng thú gì với những thú vui này, nghe cũng không hiểu, như vịt nghe sấm, xém tí ngủ gục.
Cuối cùng, có vẻ như không còn câu đối nữa, ai cũng mệt rã rời, Lâm Thông ra hiệu cho Vương Kiên, ông ta hiểu ý, bèn đi lên bục tuyên bố.
“Vòng hai chính thức chấm dứt. Bây giờ chúng ta sẽ cùng kiểm tra số điểm của mỗi người.”
Không hề ngoài dự đoán, Tiêu Lam được mười sáu điểm, đứng đầu trong vòng này. Lâm Công Khanh đuổi sát nút với mười bốn điểm, đứng thứ hai.
La Viện Kỳ xếp thứ ba, mười ba điểm. Hứa Thu đứng thứ mười bốn, vị trí áp chót, có bảy điểm. Mà người đứng hạng chót, chính là Thanh Nguyên, vỏn vẹn năm điểm.
Thế là qua được vòng hai.
———-
(1) Câu đối này là của Lê Văn Hưu. Có một giai thoại về ông như thế này.
Lê Văn Hưu là nhà sử gia đầu tiên của nước ta. Có một giai thoại về ông thuở bé đó là: một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Người thợ rèn thấy thấy vậy, bèn ra một vế đối: “Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt”
Lê Văn Hưu liền đối: “Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên”
Người thợ rèn phục lăn, thích thú bèn cho cậu học trò Lê Văn Hưu một chiếc dùi sắt…


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.