Đọc truyện Dụ dỗ – Chương 55:
Chương 55: Yêu mẹ cả đời
Cuối cùng Mạc Tiệp vẫn bị Bùi Ngọc buộc phải đánh răng súc miệng.
Cô vừa nghe tiếng bàn chải đánh răng bằng điện kêu ù ù vừa nhìn thân thể trần truồng mở van nước của anh.
Hình như anh lại cao lên, bởi vì bình nước nóng thấp hơn người anh một chút so với trước kia, Mạc Tiệp nghĩ thầm, có phải vì cô cho anh nhiều đồ bổ quá hay không?
Bùi Ngọc mở nước một lúc liền có chút mất tự nhiên xoay người nhìn cô: “Mẹ thật sự muốn nhìn tôi tắm à?”
“Ừm!” Mắt Mạc Tiệp lóe lên tia sáng, híp mắt nhìn theo dòng nước chảy xuôi, nhìn thẳng qua cơ bụng gợi cảm của anh, tới phần hông rồi hai chân mạnh mẽ thon dài, “Dáng người Tiểu Ngọc thật đẹp, thật sự giống như người mẫu, tỉ lệ cũng đẹp. “
“Lời này ngày nào mẹ cũng nói những mấy lần liền.” Bùi Ngọc bất đắc dĩ thở dài, nhanh chóng xoa sữa tắm, tắm xong rất nhanh.
“Nhanh vậy sao?” Mạc Tiệp vẫn còn chưa thấy đủ, cô còn muốn chậm rãi xem anh xoa sữa tắm lên toàn thân của mình.
“Tôi còn muốn học bài nữa, không còn mồ hôi nữa là được rồi.” Bùi Ngọc cầm khăn lau mái tóc ướt sũng nói, “Mẹ đang tới tháng, nên nghỉ ngơi sớm một chút đi.”
“Ừm, vậy mẹ tới phòng của con ngủ, mẹ muốn giám sát con học tập.”
Mạc Tiệp nghiện đóng vai mẹ, theo anh về thẳng phòng ngủ, sau đó bò lên giường anh.
Khóe miệng Bùi Ngọc co quắp, thầm nghĩ mẹ lại còn muốn giám sát anh học tập ư, mẹ không quấy nhiễu anh học tập là tốt lắm rồi.
“Tại sao mẹ thích vật lý vậy?” Bùi Ngọc ngồi trước bàn học, nhìn một hàng sách vật lý trên giá sách của mình, chợt có hứng thú hỏi, “Tự nhiên thích sao?”
Mạc Tiệp ôm gối cuộn người trên giường của anh, suy nghĩ một lát rồi nói:
“Thật ra không phải, khi còn bé mẹ thích toán học.
Khi đó đọc truyện ký của Riemann [1], mẹ cho rằng ông ấy là một thiên tài toán học thật sự, tạo ra hình học vi phân, đó cũng là cơ sở của thuyết tương đối rộng. Sau đó, mẹ đọc được một bài báo có tên là The Unreasonable Effectiveness of Mathematics in the Natural Sciences của nhà vật lý học Eugene Wigner [2] của thập niên sáu mươi thế kỷ trước mới bắt đầu thật sự có hứng thú với vật lý.
Có điều khi đó mẹ không hiểu gì nhiều về vật lý hiện đại, vào thời Richard Feynman, hầu hết các nhà vật lý học xem thường nhà toán học, bởi vì thời điểm đó, toán học chưa thật sự được áp dụng nhiều vào vật lý, các nhà vật lý học chỉ sử dụng cực ít toán học thôi mà đã đạt grand unified theory [3].
Bây giờ con đang học lý thuyết trường [4], chắc hẳn biết sơ đồ Feynman [5], tập hợp các sơ đồ Feynman định nghĩa lý thuyết analytic, unitary và bất biến Lorentz, mà tiêu chuẩn chính của cơ học lượng tử thì lại đang phát triển tất cả các thao tác, ví dụ như tính tương hỗ của các toán tử trường dựa trên quy tắc của Feynman. Khi đó mẹ còn nhỏ, cả tin rằng số học là hoa không quả, chỉ có vật lý mới đáng để khám phá.”
Bùi Ngọc lẳng lặng nghe, không nói gì.
“Tại sao Tiểu Ngọc thích vật lý vậy?” Mạc Tiệp không khỏi tò mò hỏi.
“Khi còn bé, tôi có lý tưởng mà mỗi đứa trẻ đều có là trở thành nhà khoa học. Về sau…” Bùi Ngọc suy nghĩ rất lâu mới đưa ra được kết luận, “Về sau có lẽ là bởi vì thích mẹ, mà tôi lại có khiếu về môn này.”
Mạc Tiệp quả thực kinh ngạc: “Tại sao vậy? Phấn đấu khám phá một thứ gì đó cả đời, vì sao có thể dựa vào việc yêu ai yêu cả đường đi như vậy? Con đường vật lý sau này cũng không dễ đi đâu.”
“Tại sao không thể? Tôi muốn mẹ là người tôi yêu cả đời.” Bùi Ngọc nói như thể là chuyện hiển nhiên.
Mạc Tiệp yên lặng, trong lòng thấy chỗ nào cũng có vấn đề, nhưng cũng không nói rõ được có cái gì không đúng.
“Con đừng hối hận nhé.” Cuối cùng Mạc Tiệp vẫn nhịn không được dặn dò.
“Tôi sẽ không hối hận.” Bùi Ngọc cong môi khẽ mỉm cười, dưới ánh đèn dìu dịu nụ cười của anh giống như một tia sáng đầu tiên trong mùa xuân se lạnh.
[1] Georg Friedrich Bernhard Riemann là một nhà toán học người Đức.
[2] Eugene Paul Wigner là một nhà vật lý và nhà toán học người Hungary. Ông nhận giải Nobel về vật lý vào năm 1963 “cho những đóng góp của ông vào lý thuyết hạt nhân và các hạt cơ bản, đặc biệt là thông qua sự khám phá và áp dụng các nguyên lý đối xứng cơ sở”.
[3]Grand Unified Theory: Lý thuyết thống nhất lớn, hay Thuyết thống nhất, được hình thành trong tiến trình mở rộng mô hình chuẩn của vật lý hạt.
[4] Lý thuyết trường là một nhánh toán học nghiên cứu các tính chất của các trường.
[5] Sơ đồ Feynman: Trong vật lý lý thuyết, sơ đồ Feynman là phương pháp biểu diễn bằng hình ảnh các công thức toán học miêu tả hành xử của các hạt hạ nguyên tử. Phương pháp này mang tên nhà vật lý người Mỹ đã phát minh ra nó là Richard Feynman, khi ông giới thiệu nó lần đầu tiên vào năm 1948.