Đọc truyện Đông A Nông Sự – Chương 28: Diên Hựu Tự 1
Bách rảnh rỗi thời gian, hắn cũng từ đời sau xác định đại khái vị trí của Lê Phủ nên nói với gia nhân không cần dẫn đường, hắn muốn thăm thú kinh thành phồn hoa của Đại Việt.
Bách lững thững từ phía Giảng Võ đi đến chùa Diên Hựu.
Chùa này hướng Phật nên nhà Lý xây cất ở phía Tây Hoàng thành.
Nếu bây giờ đến thăm chùa Diên Hựu, nhìn nó nhỏ bé như vậy rất nhiều người thất vọng.
Tuy nhiên, ít người được biết, đấy chỉ là một quần thể nhỏ đặc sắc nhất của Chùa gọi là Liên hoa đài.
Khi nước ta còn Bắc thuộc, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã được dựng giữa một hồ nước vuông.
Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, khi được hoàng tử nối dõi liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh cột đá và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu.
Tại ao nước này khi khởi công thấy có vô số kim sắt trong ao, người ta cho là chỗ Cao Biền trấn yểm Kinh Thành.
Chùa xây xong gọi là hồ Linh Chiểu.
Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là hồ Bích Trì, đều bắc cầu vồng để đi qua.
Trước sân chùa xây bảo tháp.
Bách nhìn tổng thể thì thấy rõ ràng chùa Diên Hựu được thiết kế theo đồ hình mandala mô phỏng một tiểu vũ trụ trong thế giới quan Phật giáo, rất độc đáo.
Lúc này nhằm ngày rằm tháng 3, không khi chùa thật là náo nhiệt.
Người đi thắp hương, vãn cảnh như mắc cửi đúng với không khí phật giáo rất tốt của thời Lý-Trần.
Bách tham quan một hồi rồi tách khỏi đám đông náo nhiệt, đến bên bờ ao nhỏ, cúi đầu nhìn chăm chú cái bóng của mình ở dưới nước.
Nhìn lại mình qua một tháng ở đây, tóc đã dài ra.
Một thanh niên 15-16 tuổi mi thanh mục tú.
So với đời trước có khi còn đẹp đẽ hơn.
Lại nghĩ mình bị đưa đẩy chốn này, mất đi cha mẹ.
Hắn tự để mình cuốn theo nhịp sống mới, làm mình bận rộn một chút cũng để quên đi nỗi nhớ người thân.
Lại thấy bên kia người ta nườm nượp cúng chùa.
Lúc này, bi ai trào lên, phát ra một tiếng chửi tục:
– Mẹ nhà nó!
Nói đoạn nhổ một bãi nước bọt xuống bóng mình trên mặt nước.
Bóng nước xao động một hồi, mặt nước long lanh.
Hắn bực bội ngâm một bài thơ:
“Phật là mẹ, Phật là cha
Bấy lâu Phật ngự giữa nhà đấy thôi
Trong chùa toàn gỗ đã ngồi
Chết đi cúng oản cúng xôi làm gì?
Khói nhang vẽ cảnh sân si
Câu kinh tấu khúc từ bi lòng người
Sống thời chửi mắng xơi xơi
Chết ngập ngụa cỗ doạ đời thế ư? “
Một thanh âm thanh thúy vang lên ở phía sau Bách, kèm theo tiếng đập quạt:
– Lại có cái thể loại thơ phú thú vị thế này sao?
Bách bị một câu nói này làm cho sợ hãi.
Vội vàng xoay người nhìn lại, thì thấy một công tử ca tuấn tú ngạc nhiên nhìn mình, “Thằng nào đây.
So với ông còn đẹp trai hơn, mặt trái xoan, da trắng như tuyết, đôi mắt ngập nước, mi cong, môi hồng, răng trắng”.
Hắn bực tức:
– Thơ nào chả là thơ, chẳng lẽ cấm ta sao?
Công tử đẹp trai nhìn hắn, vẻ nuối tiếc:
– Không phải! bài thơ ý tứ rất hay.
Chỉ là ngôn từ dùng không được trau chuốt, lại có vẻ thô bỉ.
– Thơ làm ra để bộc bạch tâm tư, còn ngôn từ thô bỉ là do con người ta thô bỉ, ngươi ngại thì cút ra chỗ khác.
– Ngươi! …
Người này tay cầm một cái quạt gấp, chỉ vào Bách.
Bách cười khẩy nhìn cái quạt, lại ngâm tiếp:
“Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự bao giờ.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa,
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”
Công tử giật mình, thu cái quạt lại.
Mặt có vẻ ghê tởm:
– Quá thô bỉ, thơ từ bị nhà ngươi làm ô uế hết!
Bách cười hắc hắc đầy vui vẻ vì chọc tức được thiếu niên kia.
Cũng thầm xin lỗi hai nhà thơ mà mình ăn cắp bản quyền.
Hắn vốn là người không yêu thích ca phú gì lắm nhưng cũng có vài bài thơ hợp khẩu vị.
Chuyên dùng khi uống rượu với bạn bè, tạo không khí vui vẻ.
Công tử kia tức tối, lòng chửi bới tên vô sỉ này, lấy cái quạt trên tay hắn làm một bài thơ sỉ nhục nữ nhân.
Nàng lại vốn thấy tên này rất thú vị, định nói chuyện đôi câu lại bị hắn trêu tức.
Thấy hắn muốn chạy, thuận tay rút thanh đoản kiếm, bước nhanh tới trước người Bách.
Chỉ nghe ‘Tranh’ một tiếng, hàn quang chớp động, kiếm đã hướng về phía ngực Bách.
– Ôi ĐCM! Người thời nay không pháp trị hay sao?
– Ta đòi công đạo cho nữ nhân thiên hạ, không được sao?
– Được chứ! Được, được …
– Tên khốn ngươi lảm nhảm làm gì.
– Bài thơ này vui vẻ thôi.
Làm gì đến mức sỉ nhục nữ nhân, lại nói quân tử động thủ không động khẩu … nhầm!
– Bây giờ ngươi mới nghĩ được là vui vẻ thôi sao? Lúc trước khi cợt nhả sao không nghĩ đến?
– Ta làm lại, làm lại …
Hắn nói rồi, mồ hôi như tắm.
Miệng ngâm:
“Mười bảy hay là mười tám đây,
Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,
Chúa dấu yêu vua một cái này.”
Nói đoạn le lưỡi, nín thở chờ.
Cũng may, công tử cá kia lẩm nhẩm.
Bài thơ không tính là hay, nhưng để tả cái quạt thì cũng có ý tứ.
Trong lúc nghĩ ngợi, mũi kiếm đã chúc xuống ngực.
– Coi như còn có chút tài năng.
Tên ngươi là gì? Nhà ở đâu?
– Tại hạ tên Hoàng bách? Đang ở Phủ Quốc sử viện giám!
Bách vô thức sợ hãi trả lời, mắt vẫn nhìn mũi kiếm chằm chằm.
– Láo toét! Lê Văn Hưu lại có loại họ hàng như ngươi?
– Thật mà! Không tin ngươi có thể sai người đến hỏi.
– Hôm nay ta tạm thời không lấy tính mạng của ngươi.
Đợi khi ta điều tra rõ việc này.
Nếu như ngươi không nói thật, đến lúc đó ta lại đến lấy mạng chó của ngươi.
– Vậy có thể cho ta biết tên ngươi không?
– Ngươi biết làm gì?
– Thật không công bằng! Vậy mà có người vừa rồi nói giọng đại nghĩa lắm.
Đòi công đạo cho nữ nhân thiên hạ.
Ta khinh!
– Ta là Trần … Không được! đợi ta điều tra lời người nói.
Nếu là thật thì sẽ có dịp cho ngươi biết.
Nếu ngươi là loại lừa đảo, chẳng phải ta lỗ to hay sao?
– Thôi thôi! Ngươi nói gì mà chả được.