Độc Thủ Phật Tâm (Ma Chưởng Ân Cừu)

Chương 56: Trong Khách Ðiếm Phát Sinh Án Mạng


Bạn đang đọc Độc Thủ Phật Tâm (Ma Chưởng Ân Cừu) – Chương 56: Trong Khách Ðiếm Phát Sinh Án Mạng

Vạn Hữu Tùng kễ tiếp:
-Lúc đó tổ sư vui mừng khôn xiết, lập tức thu người đó làm tryền nhân và mở ra môn quán gọi là Vạn Ðộc môn, cùng đặt ra giới luật. Ðồng thời tổ sư định chế “Ðộc đạo” khác với “võ đạo”, hể dùng đến là có thể giết chết vạn người. Lòng người nham hiểm quỷ quái, nếu không hạn chế đệ tử thì họ có thể gây nên kiếp nạn lớn lao cho nhân loại. Vì thế tổ sư qui định mổi đời chỉ thu một truyền nhân.
Từ Văn nói xen vào:
-Tổ sư thật là người lương thiện, phúc hậu.
Vạn Hữu Tùng kể tiếp:
-Người này thánh tổ sư đời thứ hai tên là Nguyễn Nguyên Lương. Tổ sư liền do việc tao ngộ Nguyễn sư Công để trắc nghiệm lòng người. Phàn ai bắt được quyển thượng về “Ðộc kinh” mà muốn thành truyền nhân tất phải theo lời Cữu Chyuển Hà tức là phải nhảy xuống đầm ở miền thượng lưu, tựa như người đã bước sang cuộc đời mới để có tư cách nhập môn chính thức.
Từ Văn nghi ngờ cất tiếng hỏi:
-Nếu người đó lại trôi theo xuôi dòng thì không thể phát hiện ra được.
Vạn Hữu Tùng đáp:
-Không có đâu, dòng nước chảy ở dưới chân núi rất kỳ lạ. Ai đã gieo mình xuốn nước tất nhiên sẽ được xô đẩy lên bải cát. Tổ sư theo thế nước chảy thiên nhiên đã giang một tấm lưới lớn. Người nhảy xuống đều bị lưới chắn lại muôn người không sai một.
Từ Văn bỗng la lên:
-Ủa! Thảo nào lão nhân gia vừa thấy mặt đệ tử đã tự xưng là sư tổ vì tưởng đệ tử gieo mình xuống nước để tới đây nhập môn.
Vạn Hữu Tùng ngắt lời:
-Hài tử! Ðó cũng là cơ duyên.
Từ Văn lễ phép hỏi:
-Xin sư tổ tha thứ cho đệ tử nhiều lời. Nếu quả có một đời để thất lạc mất bí lục há chẳng làm cho bản môn bị tuyệt hương khói ư?
Vạn Hữu Tùng đáp:
-Ngươi hỏi đúng lắm. Vì thế mà tổ sư chuyên chú đến hai chữ “cơ duyên”. Nếu đã vô duyên thì bản môn đành tuyệt tự.
Từ Văn nói:
-Như vậy há chẳng…
Vạn Hữu Tùng ngắt lời:
-Nhưng đó là pháp độ của tổ sư, quyết không canh cải được.
Từ Văn nuốt nước miếng hỏi:
-Nếu gặp phải người tồi bại gây vạ cho võ lâm mà bản tâm họ không muốn nhập môn thì làm thế nào?
Vạn Hữu Tùng mỉm cười nói:
-Tổ sư có cách chế ngự họ. Hể bí lục đưa ra đời ba năm rồi, liền phái truyền nhân đời trên đi khảo sát. Vì độc đạo thuộc về loại kỳ môn, ai lấy được độc kinh tất sẽ đồn đại trong võ lâm, việc tìm ra chẳng khó khăn gì. Nếu không phải là truyền nhân thì theo giới luật xử trị, rồi thu độc kinh về kiếm truyền nhân khác. Bằng cuộc khảo sát được như ý thì quay về núi để chờ đợi truyền nhân đời sau đến để truyền thụ huyền công về quyền hạ.
Từ Văn hỏi:
-Sư tổ nói vậy thì bản môn lúc nào cũng có hai đời cùng tham dự.
Vạn Hữu Tùng gật đầu đáp:
-Ðúng thế!
Từ Văn hỏi:
-Xin sư tổ cho biết về truyền nhân đời thứ 13.
Vạn Hữu Tùng đáp:
-Theo chỗ ta phỏng đoán thì truyền nhân đời thứ 13 là Ngũ Thượng. Sau khi ba năm quyển thượng cho ra đời ba năm y vâng mệnh ta đi khảo sát đã phát giác ra người hữu duyên là Từ Anh Phong, phụ thân ngươi, được kể vào đời thứ 14. Hoặc Ngũ Thượng gặp tai nạn bất ngờ không trở về núi được. Còn phụ thân ngươi đã bị hại. Nhưng tổ sư linh thiêng dẫn đường cho ngươi tới đây.
Từ Văn bất giác người run lẩy bẩy. Chàng cho lời phỏng đoán của Vạn Hữu Tùng hoàn toàn hợp lý. Nhưng kỳ hẹn 10 năm trở lại bái sư thì phụ thân chàng bắt được “Ðộc kinh” đã mười mấy năm rồi sao chưa tới đây. Có lẻ người không muốn về núi nhập môn. Hành vi của người hoàn toàn phạm vào điều cấm kỵ của sư môn. Nếu truyền nhân thứ 13 là Ngũ Thượng mà còn sống ở nhân gian thì một ngày kia cũng sẽ bị môn qui xét xử.
Chàng còn đang ngẫm nghỉ thì Vạn Hữu Tùng nói:
-Phụ thân ngươi phạm luật dám đem “Ðộc công” truyền cho ngươi là một điều phản bội luật lệ. Nếu y còn sống ở thế gian sẽ bị truy cứu.
Lão nói câu này bằng một giọng rất nghiêm khắc, Từ Vă sợ hãi chỉ vâng dạ và khen đúng lý.
Vạn Hữu Tùng chuyển sang chuyện khác hỏi:
-Sau khi ngươi luyện độc công thành rồi có giết bậy người vô tội không?
Từ Văn trang nghiêm đáp:
-Ðệ tử từ khi luyện độc công chưa giết hại người nào cả.
Vạn Hữu Tùng khen ngợi:
-Thế thì hay lắm.
Từ Văn nói:
-Ðệ tử còn có điều chưa rõ.
Vạn Hữu Tùng hỏi lại:
-Ðiều gì?

Từ Văn đáp:
-Theo lời đồn đại trong võ lâm thì “Vô ãnh tồi tâm thủ” chỉ có một mình tổ sư gần hai trăm năm trước là luyện thành mà thôi.
Vạn Hữu Tùng ngắt lời:
-Cái đó là sự thực.
Từ Văn lại hỏi:
-Phải chăng mười mấy vị truyền nhân đời trước đều là…
Vạn Hữu Tùng ngắt lời:
-Như vậy là không đúng! “Vô ảnh tồi tâm thủ” đã viết thành sách. Quyền thượng rất sâu xa. Trong hạn mười năm quay về núi nhập môn rất ít người tu luyện thành công. Dù có một vài người nhưng họ không thi triển ra ngoài thì võ lâm chẳng tài nào biết được. Mà người sau khi về núi tuy tu luyện sau khi thành công lại đến thời gian tìm người thừa kế. Sự thực không ai dám đem thi triển bừa bải trên chốn giang hồ. Lần thứ hai len lỏi vào chốn giang hồ là để thị sát truyền nhân của mình. Còn trường hợp như ngươi thì không mấy khi có.
Từ Văn nhắc lại câu hỏi:
-Nếu độc kinh không giữ được cẩn thận bị người lấy mấ..
Vạn Hữu Tùng ngắt lời:
-Kẻ nào lấy được tất bị thảm tình.
Từ Văn hỏi:
-Tại sao vậy?
Vạn Hữu Tùng đáp:
-Ngay trong quyển sách này cũng tẩm chất thật độc. Nếu để ngón tay đụng vào là trúng độc rồi. Chỉ trong vòng trăm ngày là không còn có cách nào cứu trị nữa.
Từ Văn run lên hỏi:
-Vậy người lượm được đầu tiên thì sao?
Vạn Hữu Tùng đáp:
-Trong sách đã có phụ bản chỉ rõ cách giải độc. Trong bản phụ còn dặn sau khi được độc kinh phải quỳ xuống đọc rồi đốt đi, thì không thể có truyền nhân thứ hai nữa, dù họ có luyện được bí công của bản môn.
Từ Văn trong lòng khâm phục tổ sư là người rất tinh tế, chu đáo. Theo cách nầy thì phụ thân ta không phải là người thứ hai đã lấy được độc kinh. Nếu không thế thì lão gia cũng bị chất độc phát tác làm cho chết rồi. Cái đó chứng minh phụ thân là truyền nhân của Ngũ Thượng truyền nhân đời thứ mười ba. Có điều hành vi của người đã phạm vào giới luật của sư môn. Nếu quả…
Chàng nghĩ tới đây rồi không dám nghĩ thêm nữa.
Từ Văn nhân họa thàng phúc. Kỳ hơn nữa chàng lại được nhập môn qui tông. Vụ này chẳng khác nào truyện trong mộng rất ly kỳ.
Vạn Hữu Tùng giương cặp lông mày trắng lên nói:
-Hài tử! Ta đây lúc giải khai những kỳ huyệt bị phong tỏa ở trước ngực đã phát hiện ra trong người ngươi công lực thật ghê gớm, không đúng với tuổi ngươi còn nhỏ quá. Phải chăng ngươi…
Từ Văn ngắt lời:
-Ðệ tử đã được một vị lão tiền bối danh hiệu là Ngọc Diện Hiệp Chu Công Ðán truyền công lực cho.
Vạn Hữu Tùng hỏi:
-Ngươi có bái y làm sư phụ không?
Từ Văn đáp:
-Không! Ðệ tử gặp Chu tiền bối trong khu tuyệt địa. Chu tiền bối ủy thác công việc cho đệ tử rồi trúc công lực sang cho để báo đền.
Vạn Hữu Tùng “ồ” lêng một tiếng rồi nói:
-Té ra là thế! Nội lực của ngươi cao bằng người đã tu luyện trăm năm. Vậy thì luyện những môn thượng thừa tuyệt học của bản môn sẽ mau lẹ gấp bội. Ta coi chừng tư chất ngươi chỉ trong một năm là thành công.
Từ Văn hỏi:
-Một năm ư?
Vạn Hữu Tùng hỏi lại:
-Sao? Hài tử! Ngươi còn cho là lâu quá ư? Ngươi nên nhớ mổi đời chưởng môn phải luyện ít ra tới năm năm.
Từ Văn kính cẩn đáp:
-Xin sư tổ tha thứ cho đệ tử có điều chưa hiểu. Ðệ tử còn nghe nói “Vô ảnh tồi tâm thủ” một khi đã luyện thành thì suốt đời không giải được nữa. Chẳng hiểu có đúng không?
Vạn Hữu Tùng đáp:
-Hài tử! Ðó mới là căn bản bước đầu học độc công. Nếu ngươi được đến bậc thượng thặng thì việc thu phát chất độc do lòng mình. Còn lúc không thì cũng như người thường. Ngươi bất tất phải hỏi nhiều. Ngươi cứ rèn luyện rồi sẽ hiểu.
Từ Văn đáp:
-Xin vâng lời sư tổ.
Vạn Hữu Tùng nói:
-Bây giờ ngươi có thể bắt đầu luyện công rồi. Căn thạch thất mé hữu là nhà bếp. Căn nhà thứ hai là nơi để ngươi ở. Gian phòng thứ nhất ở mé tả là phòng của ta ngăn thứ hai dùng để luyện công. Bây giờ ngươi hãy tìm đồ ăn uống nghĩ ngơi. Sáng mai sẽ bắt đầu tập.
Từ Văn lui về phòng. Bây giờ chàng vẫn còn cảm giác như người mơ mộng, vì cuộc tao ngộ rất ly kỳ.
Trong động thời gian lặng lẻ trôi không biết gì đến ngày tháng. Chàng hết sức rèn luyện quên ăn quên ngủ. Có khi đến mấy ngày chàng không ăn một miếng nào.

Một hôm chàng vào nhà luyện công đến trước mặt Vạn Hữu Tùng sung sướng la lên:
-Sư thái tổ! Ðệ tử luyện thành rồi.
Trải bao nhiêu ngày tháng hai người sớm tối gặp nhau nên giữa Vạn Hữu Tùng và Từ Văn không còn chi cách biệt nữa, chẳng khác tình ông cháu. Vì vậy mà cử chỉ cùng nói năng cũng không câu nệ nữa.
Lão già đưa tay lên vuốt mấy sợi râu lơ thơ cười khanh khách nói:
-Hài tử! Ta mừng cho ngươi đã thành công trước một nữa thời gian mà ta liệu định.
Từ Văn hỏi:
-Ðã nửa năm rồi ư?
Vạn Hữu Tùng đáp:
-Còn kém một ngày là đúng nửa năm.
Từ Văn la lên một tiếng:
-Ủa!
Vạn Hữu Tùng nói:
-Hài tử! Sáng sớm mai ngươi xuốn núi được rồi.
Từ Văn hỏi:
-Sáng mai ư?
Vạn Hữu Tùng gật đầu.
Vẻ mặt lão rất vui mừng nhưng cũng thoáng qua vài nét thê lương ảm đạm. Từ Văn đã nhìn thấy. Lòng chàng nổi lên nổi nhớ nhung quyến luyến. Nhưng chàng không thể ở lại được. Hồi trước lòng chàng yên tỉnh. Nhưng hiện nay luyện công rồi bao nhiêu cừu hận chứa chất trong lòng lại nổi lên bồng bột.
Vạn Hữu Tùng bỗng lên tiếng:
-Hài tử! Sau khi ngươi xuống núi có mấy việc phải làm ngay.
Từ Văn ngắt lời:
-Vãn nhi xin kính cẩn nghe lời huấn hối.
Vạn Hữu Tùng nói:
-Ðiều thứ nhất là ngươi phải tìm Ðộc kinh đễ truyền thụ cho truyền nhân đời thứ mười sáu.
Từ Văn đáp:
-Xin vâng lời truyền dạy.
Vạn Hữu Tùng nói:
-Việc thứ hai là ngươi phải điều tra cho rõ sư tổ Ngủ Thượng sống chết thế nào? Lạc lỏng nơi đâu?
Từ Văn đáp:
-Văn Nhi sẽ cố gắng làm cho bằng được.
Vạn Hữu Tùng nói:
-Còn điều thứ ba là ngươi phải điều tra cho biết rõ phụ thân ngươi đã bắt được Ðộc kinh mà vì lý do gì không lên núi nhập môn?
Từ Văn nghe Vạn Hữu Tùng nhắc đến phụ thân thì lòng chàng se lại. Nhưng miệng chàng vẫn cung kính đáp:
-Văn Nhi xin y lời. Sư thái tổ còn điều chi dạy bảo nữa không?
Vạn Hữu Tùng nói:
-Bây giờ ngươi đã thành người bách độc không thắm vào được. Vậy ngươi hành đạo giúp đời. Ngươi đem theo dược vật tùy thân để phòng khi dùng đến. Thuốc để ở trên giá, ngươi tự mình vào lựa chọn. Cứ mười năm một lần ngươi nên trở lại sư môn. Bản môn không ngăn cấm việc hôn thú, nhưng bí kỹ cha không được truyền cho con mà phải theo di huấn về “cơ duyên” của sư tổ. Từ ngày sáng lập môn phái ngươi là người đặc biệt ra ngoài thể lệ đó. May ở chỗ ngươi đã trải quan cơn thủy ách mà đến đây.
Từ Văn quì xuống bẩm:
-Ða tạ sư thái tổ đã đặc ân cho.
Vạn Hữu Tùng lại dặn:
-Ba chiêu thức về độc thủ rất bá đạo. Nếu đối phương không phải là kẻ đáng tội chết thì ngươi đừng thi triển một cách khinh xuất.
Từ Văn đáp:
-Ðệ tử xin vâng lời huấn dụ.
Vạn Hữu Tùng lại nói:
-Ngoài những thuốc để trên giá, còn một bình “pháp hoàn” của sư tổ để lại, ngươi móc lấy một viên đem theo. Nếu ngươi vi phạm luật lệ bản môn thì uống vào để tự trừng phạt. Ðó là gia pháp không thiên vị ai cả.
Từ Văn chấn động tâm thần, run lên đáp:
-Ðệ tử xin tuân lời.

Chàng nghĩ tới phụ thân nếu còn sống ở thế gian thì cũng phải uống một viên “pháp hoàn” này vì người vi phạm môn quy. Chẳng lẽ…
Từ Văn nghĩ tới đây thì Vạn Hữu Tùng đã lên tiếng:
-Ngọn núi nầy ba mặt vách đều dựng đứng hay bị nước vây bọc, chỉ có một đường bí mật sau núi là có thể đi được. Bây giờ ngươi hãy coi xem…
Lão nói rồi vẽ đường lối lên xuống núi. Từ Văn liền ghi nhớ vào lòng. Vạn Hữu Tùng lại nói:
-Ta dặn dò tới đây là hết, vậy ngươi đi đi.
Từ Văn đáp:
-Ðệ tử xin cáo biệt!
Chàng quay về phòng ngủ, trong đầu óc nổi lên không biết bao nhiêu mối suy nghĩ. Chàng tự nhủ:
-Phen nầy ta xuống núi quyết ý trả xong ân thù.
Sau nữa năm kinh lịch, chàng ôn lại những điều đã qua một lược thì thấy nhiều mối nghi ngờ, kỳ bí khôn lường! Ðiều mà chàng băn khoăn nhất là phụ thân chàng.
Chàng hy vọng phụ thân còn sống ở thế gian. Ðó là thường tình của kẻ làm con. Nhưng giới luật nghiêm mình của môn phái, chàng không tiên liệu được phụ thân sẽ xử trí ra sao.
Sư tổ chàng là Ngũ Thượng mất tích mười mấy năm nay. Thời gian mờ mịt biết là tìm đâu?
“Ðộc kinh” thì chắc là ở trong mình thân phụ chàng rồi. Nhưng nếu bất hạnh lão đã thành người thiên cổ thì biết tìm đâu cho thấy?
Ðột nhiên chàng nhớ tới “khách qua đường” đã đưa ra chất kịch độc “Diêm Vương Lệnh” Chất độc nầy có thể ngang hàng với chất độc bản môn, hay là độc kinh lọt vào tay lão?
Rồi chàng tự trả lời:
-Cái nây rất có thể. Nhưng người lấy được kinh này chỉ trong vòng trăm ngày là chất độc phát tác mà chết. Vụ nầy ghê gớm thật!
Từ Văn lại nghĩ đến chất độc “Vô ảnh tồi tâm thủ” trừ những người đã luyện thành môn “Kim cương thần công” thì chẳng ai chống cự được. Nếu không có thuốc giải của bản môn trên đời không còn người nào giải được. Vậy chỉ còn cách là ngậm thuốc giải trước trong miệng chưa hóa tán hết đã trúng độc thủ mới không việc gì. Trong những người đã gặp chỉ có bọn “Khách qua đường” là không sợ độc thủ của chàng. Bọn họ đương nhiên đã luyện thành môn võ học tối cao là “Kim cương thần công” Nhưng thần công đó, có giải độc được chăng? Nếu không thì họ lấy thuốc giải độc ở đâu? Thật là rắc rối nghĩ không thấu!
Từ Văn lại nghĩ đến Diệu Thủ tiên sinh, một người không sợ độc thủ bí ẩn này cũng cần phải phanh phui cho biết rõ…
Một đêm trôi qua rất mau lẹ. Sáng sớm hôm sau Từ Văn vào khấu đầu bái biệt sư thái tổ Vạn Hữu Tùng một lần nữa rồi theo con đường bí mật xuống núi. Chàng không suy nghĩ gì hết, nhằm đường chạy thẳng về phía thành Khai Phong.
Nhiều điều bí hiểm trọng đại cần được Diệu Thủ giãi đáp. Hai người ước hẹn một năm mà bây giờ đã quá nữa năm. Chắc là cha con Tưởng Úy Dân cũng đang nóng ruột.
Về tới Khai Phong Từ Văn càng suy nghĩ nhiều:
-Nếu cha con họ Tưởng đề cập đến hôn sự, chàng biết nói sao? Về độc thủ chàng có thể tự tu luyện bí công thượng thặng rồi thu phát tự do, không còn gì đáng ngại. Vậy ngày định hôn sẽ là ngày tán được độc công. Thế thì độc thủ cũng chưa nên tán, phải chăng là số định như vậy?
Chàng nhớ tới dung mạo Tưởng Minh Châu không biết bây giờ nàng ra sao đã gả cho ai chưa? Hay là…
Hôm ấy Từ Văn tới Yển Sư. Trước hết chàng tìm vào quán ăn uống, thay đổi y phục và nghĩ cách hóa trang. Chàng mặc bộ áo nho sinh màu trắng đầu đội khăn vuông chân đi giầy gấm. Chàng đã trở nên một chàng thư sinh tuấn mỹ tuyệt luân.
Hồi trước thỉnh thoảng chàng lại sa lệ, sau vì vội tu luyện môn võ học thượng thặng phải vận dụng chân pháp bản môn, cặp mắt chàng biến thành màu xanh lè. Ðó là một điều không sao tránh khỏi được mà cũng là một điều đặt biệt tượng trưng của bản môn.
Tối hôm Từ Văn ngồi một mình trong phòng rót rượu uống…
Ðột nhiên trong phòng giáp vách có tiếng kêu la rất kinh hãi. Tiếp theo là tiếng bước chân nhộn nhịp. Chắc vì trong phòng này có tiếng kêu la, nên khách trọ các phòng khác xô đến. Những tiếng người hỏi nhau rất xôn xao:
-Chuyện gì vậy?
-Trời ơi! Chết người rồi.
-Bà lão già chừng tám mươi tuổi không biết vì sao chết lăn ra đó?
-Trẻ nhỏ thì mất tích, lão già thì chết uổng. Việc này lại đến quan Tư rắc rối.
-Bọn này chắc là quân cường đạo dâm tà. Giữa ban ngày cô đó đã bị chúng cướp đi.
Năm bảy người cùng lên tiếng thành ra ồn ào.
Trên chốn giang hồ thì gặp người chết là một chuyện đã thấy quen rồi. Từ Văn chẳng dòm ngó gì tới cứ ngồi yên uống rượu.
Chàng lại nghe thấy những người nói rất huyên náo:
-Ồ! Có chi hay mà coi!
-Một tấm ngọc quyết mà sao lại dùi ba lỗ thủng?
-Cái bạn ơi! Ðây là một trò dùng làm tín vật gì đó của bọn giang hồ. Ðây chắc là chuyện người gian hồ thù hằn giết nhau. Vậy chúng ta nên tránh ra ngoài cửa là hơn không nên ở lại chốn thị phi nầy nữa.
Không biết ai đã nói những câu nầy? Các khách đến coi náo nhiệt, sợ châm lửa tự đốt mình nên hấp tấp bỏ đi.
Từ Văn nghe đến câu “một tấm ngọc huyết” dùi ba lổ thủng không khỏi giật mình kinh hải. Chàng đứng lên nhảy vọt ra ngoài phòng thì thấy cửa phòng bên cạnh mở rộng. Lũ năm lũ ba toàn khách hiếu kỳ mà lại nhát gan đứng ở ngoài sân. Trong đám nầy có cả hai người nhà quán cầm đèn đứng đó. Họ đứng ngây người ra ở trước cửa phòng dường như không có chủ ý gì.
Từ Văn chạy rất mau xông thẳng vào phòng. Bỗng chàng la lên một tiếng:
-Úi chà!
Chàng không nhịn được mối xúc động nên bật tiếng la hoảng.
Trong phòng dưới đất nằm lăn xác chết một bà già mình mặc áo xanh, huyết tích lênh láng đầy mặt đất. Bên cạch xác chết có tấm “tâm ngọc quyết” bỏ đó mà chính là tấm “tâm ngọc quyết” mà vừa rồi họ la hoảng bảo là có tấm ngọc quyết có xuyên ba lổ thủng.
Từ Văn kiểm lại trong tay mình thì đúng là “Tam chỉ quyết” của Thiên Ðài Ma Cơ vẫn đeo luôn trong mình để làm tín vật. Người chết nằm đó mặc áo xanh là Tam chỉ mổ mổ, sư phụ nàng không còn sai nữa.
Chàng tự hỏi:
-Thiên Ðài Ma Cơ đâu rồi? Người ta nói trong phòng khách nầy có một già một trẻ. Người trẻ đúng là Thiên Ðài Ma Cơ.
Từ Văn quay lại đứng mắt trợn ngược lên, chàng nhìn tường vách trong phòng và trên cửa sổ thấy nhiều lổ thủng. Cứ ba lổ là một tổ. Ðó chính là tuyệt nghệ độc môn của Tam chỉ mổ mổ kêu bằng “Tam chỉ truy hồn” để lại vết tích.
Cái tên Tam chỉ mổ mổ ở trong võ lâm kể vào hạng nhất. Công lực chỉ kém Thống Thiền hòa thượng một chút. Mụ thi triển “Tam chỉ quyết” là cả hai phe hắc bạch đều cảm phục. Người bị giết đúng là vị nữ quái kiệt đó không còn nghi ngờ gì nữa.
Từ Văn nghĩ thầm:
-Vụ nầy có thể phát ra trước khi mình vào đến. Nếu không thì trước tình trạng hai bên đã đánh lộn nhau lý nào mình không nghe thấy được? Theo chỗ mình biết thì người có thể giết được Tam chỉ mổ mổ là một tay cao thủ phi thường khó kiếm thấy một hai người. Tam chỉ mổ mổ bị giết thì Thiên Ðài Ma Cơ đi đâu? Cuộc tao ngộ của nàng có thể nghĩ ra được.
Từ Văn ngẫm nghĩ một lúc lòng đau như cắt vì chàng còn thiếu nợ Thiên Ðài Ma Cơ rất nhiều. Nửa năm trước chàng đã cố ý hay vô tình chọc tức cho nàng bỏ đi. Màn kịch đó bây giờ hiện ra trước mắt chàng.
Ðột nhiên một lão già áo đen thò đầu vào phòng. Lập tức mặt lão xám như tro tàn. Lão khẽ bảo chủ điếm:
-Ðừng lên tiếng! Mau đem tìm cách khiêng xác chết vùi lấp đi. Bất tất phải báo quan khám nghiệm. Nếu không thì cửa tiệm này ngươi đừng hòng mở cửa nữa.
Lão nói xong lại rụt đầu trở ra.

Từ Văn lớn tiếng quát:
-Ðứng lại đã!
Lão áo đen ngó lại thấy Từ Văn ăn mặc tựa hồ một chàng thư sinh. Lão mới hơi yên lòng, nhưng vẻ mặt chưa hết lo sợ. Lão cất tiếng run run hỏi:
-Thiếu hiệp có điều chi dạy bảo?
Từ Văn hỏi:
-Ai đã gây ra vụ án này?
Lão già ấp úng đáp:
-Cái đó…Cái đó…
Từ Văn lại giục:
-Nói mau đi!
Lão già run run đáp:
-Thiếu hiệp không trông thấy vết in trên vách kia ư?
Từ Văn đảo mắt nhìn lên vách thì quả nhiên thấy có vết lớn in bằng phấn trông như hình một đóa hoa mai và lớn bằng bàn tay. Chàng đem lòng nghi hoặc, cất giọng run run hỏi:
-Dấu hình hoa mai kia là cái gì?
Lão già hỏi lại:
-Thiếu hiệp mà cũng không biết ư?
Từ Văn gắt lên:
-Nếu ta đã biết hà tất còn phải hỏi lão?
Lão già run bần bật đáp:
-Cái đó…Cái đó…Tiểu lão không dám nói.
Ðột nhiên lão xoay mình rồi vọt đi như một luồng khói tỏa, không thấy tông tích đâu nữa.
Từ Văn vừa nóng nảy vừa tức giận. Chàng tự hỏi:
-Ðóa hoa mai in bằng phấn kia đại biểu cho cái gì? Tại sao lão già kia lại khủng khiếp như vậy? Nếu nó không phải là ký hiệu đặt biệt của một người thì cũng là tiêu chí của một bang hội nào.
Chàng sửng sời một lúc rồi tìm cách dọ thám. Chàng liền nhìn chủ điếm nói:
-Này điếm chủ! Ði mua lấy một cổ quan tài gỗ rồi chôn cất bà lão này đi. Ngươi phải nhớ rằng đừng có làm cẩu thả. Lai lịch bà lão nầy lớn lắm đấy! Sau nầy có người kiểm điểm lại. Mai táng xong rồi quay về phòng ta mà lấy tiền…
Chàng nói xong cầm lấy tấm “tam chỉ quyết” giấu vào trong bọc rồi về phòng nghĩ.
Biến diễn nầy xảy ra khiến chàng không có lòng dạ nào ăn uống nữa. Trong đầu óc chàng hiện lên hình ảnh Tam chỉ mổ mổ bị giết và Thiên Ðài Ma Cơ đi đâu không biết. Thêm vào đó đóa hoa mai in trên vách.
Lát sau tiểu nhị vào thu thập mâm bát. Gã cười hì hì hỏi:
-Tướng công! Tướng công ru rú ở trong phòng buồn chết. Sao không ra ngoài hóng mát.
Từ Văn chợt động tâm linh. Chàng lấy một đĩnh bạc mười lạng và một nắm bạc vụn ra nói:
-Tiểu nhị ca! Tiểu nhị ca cầm đỉnh bạc mười lạng nầy đưa cho ông chủ để đền bồi phí tổn về việc mai táng lão bà…
Ðiếm tiểu nhị khom lưng đáp:
-Tướng công thật là lòng dạ Ðức Bồ Tát, tới đâu làm phúc tới đó.
Từ Văn chẳng thèm nghe câu gã nịnh hót chàng nói tiếp:
-Có chút bạc vụn, tiểu nhị ca làm giúp ta việc này. Ngươi ra ngoài phố mua cho ta một cái quạt đen.
Ðiếm tiểu nhị hỏi:
-Quạt đen ư?
Từ Văn đáp:
-Phải rồi! Ta chỉ cần cây quạt màu đen mộc mạc, trên mặt không có viết chữ hoạc vẽ gì vào hết.
Tiểu nhị hỏi:
-Tướng công muốn lấy quạt nan bằng ngà phải không?
Từ Văn đáp:
-Không cần, thứ quạt thông thường nan tre thôi.
Ðiếm tiểu nhị nói:
-Nếu thế thì chỉ mấy đồng một cái. Tiểu nhân mua cho tướng công bốn năm cái nhé.
Từ Văn đáp:
-Chỉ một cái là đủ còn tiền dư ta thưởng cho chú
Ðiếm tiểu nhị cười ha hả nói:
-Tướng công thật rộng rãi quá.
Từ Văn nói:
-Chả có bao nhiêu. Ta cho chú hết.
Tiểu nhị nói:
– Ða tạ tướng công có lòng hậu thưởng. Tiểu nhân đi lấy cho tướng công một hồ nước mưa kinh niên để tướng công uống cho mát ruột rồi sẽ đi ngay.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.