Diễm Chi

Chương 17


Đọc truyện Diễm Chi – Chương 17

Trong điện thoại tôi nghe được tiếng gió, tiếp đến là tiếng bố phanh xe gấp chắc bố vẫn còn trên đường đi đón em.

– Ở yên đấy đợi bố quay lại.

Chỉ duy nhất một câu như thế rồi tắt máy, nước mắt tôi vẫn rới không ngừng, chiếc điện thoại kia tôi vẫn nắm chặt trong tay như đang cố giữ một chút hy vọng cuối cùng.

Mẹ có chút bất ngờ khi thấy tôi dám gọi cho bố nói những lời như thế, có một chút đau lòng thoáng qua trong đáy mắt mẹ, rất nhanh sau đó nó bị thiêu cháy mới cơn lửa giận của mẹ.

Mẹ ấn dúi dầu tôi xuống bàn học mà chửi:

– Mày giỏi, giỏi lắm, nuôi mày lớn bây giờ mày thế này à, biết thế này ngày xưa tao bóp mũi cho mày chết đi cho đỡ tức.

Tôi ngước ánh mắt ướt đầm nước lên nhìn thẳng vào mắt mẹ hỏi một câu mà bấy lâu nay tôi vẫn luôn muốn hỏi mẹ:

– Mẹ, có thật sự mẹ sinh ra con không?

– Mày điên hả, tao không đẻ ra mày thì chắc mày ở lỗ nẻ chui lên hay là ở trên trời rơi xuống hả?

– Vậy tại sao mẹ lại không thương con?

Mẹ không trả lời câu hỏi ấy của tôi mà nhìn đi hướng khác nói:

– Giờ mày giỏi rồi, mày thích thì cứ cuốn xéo về với thằng bố mày đi, để xem nó lo được cho mày đến đâu.

Tối muốn hỏi mẹ nhiều thứ lắm, hỏi xem mẹ có còn thương tôi không, xem vì sao mẹ lại luôn cáu gắt với tôi như thế. Hay là tôi đã làm gì sai, làm gì khiến mẹ chưa vừa ý nên mới vậy. Đôi môi mấp máy rồi mà sao lời không thể thốt ra nổi, tất cả những câu hỏi ấy đều bị tiếng nấc làm cho nghẹn bứ lại nơi cổ họng. Chỉ có nước mắt là vẫn đều đều lăn dài trên má.

Ngoài kia tôi nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc, là bố, bố đã đến. tôi chạy nhào ra ôm chặt lấy bố mà nức nở khóc van xin:

– Bố ơi cho con về với bố đi, cho con về đi…

Bố ôm chặt lấy tôi, một tay xoa nhẹ nhẹ lên lưng để giúp tôi bình tĩnh, tôi cứ nghĩ khi nghe tôi nói câu này bố sẽ khùng lên sẽ chửi mắng mẹ hoặc tệ hơn là đánh mẹ. Nhưng thật không ngờ bố lại kiên nhẫn dỗ cho tôi bình tĩnh trở lại, sau đó chỉ quay sang nói duy nhất với mẹ một câu:

– Từ nay con bé sẽ ở với tôi, tôi cho nó về trước, lát tôi sẽ lấy đồ sau cũng sẽ làm thủ tục chuyển trường cho con bé lên kia luôn. Từ nay cô không còn liên quan gì đến bố con tôi nữa.

Nói rồi bố bế tôi lên xe, bố đi nhanh quá nên tôi không thể nhìn được biểu cảm trên gương mặt mẹ. Cũng không thể biết được mẹ đang buồn hay vui, mẹ có chút gì hụt hẫng, đau lòng khi tôi dời đi hay không tôi cũng không thể thấy được.

Bố thấy tôi khóc nhiều quá thì sợ tôi ngã lên liên tục nhắc:


– Ôm chặt lấy bố, ngồi cẩn thận nhớ chưa.

Tôi không trả lời chỉ siết chặt vòng tay thêm một chút, bố lúc này như một chiếc phao cứu sinh, nếu tôi không giữ chặt tôi sẽ bị những đau thương kia cuốn phăng đi mất.

Bố đi rất chậm vì còn mải vòng một tay ra phía sau giữ tôi vì thế lâu lắm mới về tới nhà. Vừa xuống xe tôi đã lao luôn vào trong nhà ôm chặt lấy bà vừa khóc vừa nói:

– Bà ơi cháu khổ lắm, cháu không ở với mẹ nữa đâu, cháu sợ lắm…

Bà dù chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra nhưng vẫn ôm chặt tôi xót xa nói:

– Khổ thân cháu tôi, mới có bằng này tuổi đầu đã khổ.

Cả bố và bà không một ai nhắc tới mẹ, có lẽ hai người sợ nếu nhắc tới tôi sẽ đau lòng nên chỉ nhìn nhau thở dài. Tôi khóc lâu lắm mới có thể bình tĩnh trở lại, đúng lúc ấy cô Tươi cũng lai cái Hương về. Có lẽ ban nãy vội quay lại đón tôi nên bố nhờ cô đón cái Hương. Tôi không rõ cô có biết chuyện của tôi không mà đuôi mắt cô lại ướt nước. Cô ôm lấy tôi rồi nói:

– Không sao rồi, từ nay về đây ở với bà với bố, có bà có bố có em có mọi người thương con đừng sợ nữa. Không sao nữa đâu.

Câu nói ấy của cô vừa dừng thì nước mắt tôi lại tiếp tục rơi, cái Hương thấy tôi khóc thì ra vẻ anh hùng bảo:

– Ai trêu Chi, ai trêu Chi để em đánh cho nhé.

Tôi lắc đầu ôm lấy em khóc lớn hơn, tiếng khóc của tôi lúc ấy có lẽ thê thương quá nên cả nhà khóc theo tôi.

Nguyên một ngày hôm đó tôi nằm bẹp trên giường, cơ thể lúc nóng lúc lạnh có lẽ là tôi đau lòng tới mức đổ bệnh luôn mất rồi.

Chiếc khăn ướt trên trán được bà liên tục thay mới, cái Hương cũng kiên nhẫn nằm bên cạnh tôi không chạy đi chơi như mọi khi. Còn bố hình như mới đi mua đồ về nấu cháo cho tôi, tôi ngửi thây mùi xương hầm bốc lên thơm phức mà nước mắt lại chảy ra.

Khi ở với mẹ cũng có lần tôi bị ốm, nhưng mẹ chỉ đưa cho tôi mấy viên thuốc đắng nghét cùng bát cháo mẹ mới mua ở ngoài hàng về chứ chẳng hề vào bếp nấu cho tôi như bố.

Cứ nghĩ đến mẹ tôi lại đau lòng, lại khóc, hôm nay cô Tươi cũng không về nhà mà ở lại nói chuyện động viên cho tôi bớt buồn. Mọi người càng quan tâm tôi càng buồn, càng chạnh lòng khi so sánh với mẹ để rồi lại khóc. Hai mắt đã bắt đầu sưng húp nhưng vẫn chẳng thể nào thôi khóc.

– Nín đi con đừng khóc nữa, con cứ khóc mãi thế bố đau lòng lắm.

– Con có khóc đâu, nước mắt nó cứ tự nhiên chảy ra mà bố.

– Ừ bố biết rồi, bố biết rồi. Bố xin lỗi con, là tại bố ép con về đấy ở, chính bố là người gây ra mọi chuyện.

Tôi cố nắm lấy tay bố mệt nhọc nói:


– Không phải đâu, không phải tại bố đâu, bố đừng nói thế.

– Nếu bố không vô dụng, nếu bố cố găng hơn một chút để lo cho cả 2 đứa thì có phải là con sẽ không chịu cảnh này không. Bố bất tài, bố vô dụng.

Vừa nói bố vừa tự đấm vào ngực mình, chắc là bố đang tự dằn vằn bản thân mình nhiều lắm. bà nhìn cảnh ấy cũng bật khóc mà nói:

– Thôi chuyện đến mức này rồi thì lỗi của ai đâu quan trọng nữa, quan trọng là con bé Chi đây này.

Thấy bà phân tích có ý đúng bố mới thôi không đấm vào ngực mình nữa mà nhìn sâu vào mắt tôi nói:

– Từ giờ con sẽ ở đây, 4 người chúng ta sẽ nương tựa vào nhau, bố nhất định sẽ không để bất kỳ ai làm tổn thương con thêm nữa.

Tôi khẽ gật đầu, nhìn sâu vào trong mắt bố tôi chỉ thấy rõ sự đau lòng đến bất lực.

Cái Hương nghe thấy bố nói tôi ở hẳn đây thì hỏi lại:

– Chị Chi sẽ về đây ở hẳn thật hả bố.

– Thật từ giờ hai chị em sẽ ở với nhau, Hương có thích không.

– Dạ thích ạ, chị Chi về vậy là mẹ cũng về phải không bố?

Nụ cười gượng gạo trên môi tôi lại vụt tắt, cũng chẳng trách được con bé, năm nay nó mới bắt đầu vào lớp 1. Lại chưa từng chứng kiến cái cách mà mẹ đối xử với tôi nên trong lòng nó vẫn còn nhớ thương mẹ nhiều lắm.

Bố lặng im không nói gì, còn bà thì tỏ rõ vẻ không vui bảo:

– Từ nay không được nhắc đến mẹ nữa kẻo làm chị buồn.

Cái Hương ngơ ngác chẳng hiểu gì, nó hết nhìn bà lại nhìn sang bố như chờ một câu giải thích cho câu nói vừa rồi của bà.

Bố thở dài nói:

– Thôi nó còn nhỏ, từ từ nó sẽ hiểu.

Nói xong bố đi múc cho tôi bát cháo nhỏ, ngồi bên cạnh dỗ dành cho tôi ăn. Miệng tôi đắng nghét chẳng cảm nhận được mùi vị gì nhưng vì không muốn bố lo nên vẫn cố ăn vài thìa.


Ăn xong lại uống thuốc, cũng nhờ tác dụng phụ của thuốc mà cơn buồn ngủ nhanh chóng kéo đến. Tạm thời tôi có thể chạy trốn vào cơn mơ để né tránh những nỗi đau.

Phải mất đến 2 ngày tâm trạng mới bình ổn trở lại nhưng vẫn chưa thể cắt cơn sốt. Ốm lại thêm tâm trạng không vui nên càng cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều. Vậy mà ngóng mãi cũng chẳng thấy mẹ điện thoại hay nhắn cho tôi 1 cái tin hỏi thăm. Tôi chẳng dám mơ mẹ sẽ lên đây thăm tôi, chỉ mong mẹ hỏi thăm tôi 1 lời để lòng tôi bớt đau mà sao khó đến vậy.

Buổi tối hôm ấy tôi nghe rõ tiếng trống các bạn gọi nhau đi tập trung thu. Nếu là trước kia tôi đã vội vàng chạy ra hòa cùng đám đông ấy mà nô đùa. Còn bây giờ lòng tôi không một chút háo hức hay vui mừng. Chỉ nằm im chậm chậm đếm nhịp trống đang đều đều vọng lại.

Cái Hương thấy tôi buồn nên cũng không đi xem anh chị tập trại mà ở nhà cùng tôi.

Trung thu năm nay tôi bị mẹ đuổi khỏi nhà, cũng là cái năm mà đau khổ nhất cuộc đời tôi. Chưa đầy 1 năm chuyển trường đến 2 lần, chưa đầy 1 năm mà biết bao bất hạnh rơi xuống đầu tôi. Đã có lúc tôi tưởng như mình không thể nào chống đỡ nổi. Nếu không phải có bà, có bố và cái Hương luôn ở bên cạnh thì tôi thật sự không dám tưởng tượng xem mình sẽ ra sao.

– ——*——-*——-

Tôi trở lại trường vào ngày khai giảng, sau khi tâm trạng đã bình ổn hơn đôi chút. Trường mới, nhưng các bạn cũ mà sao tôi chẳng tìm nổi một chút niềm vui. Bạn bè ai nấy đều hảo hức tươi cười, chỉ riêng tôi thu mình một góc không nói, không cười, lòng cũng không cảm xúc. Ngồi đó lặng im nhìn sang ngôi trường cấp 1 bên cạnh. Nhớ về quãng thời gian học sinh vui vẻ khi xưa. Nhớ cô giáo Hạnh người đã chủ nhiệm tôi gần 5 năm học, cũng là người đã ngồi hàng giờ để lắng nghe tâm sự của tôi.

Còn ở đây chẳng có ai giống cô, chẳng ai bận tâm đến cảm xúc của học sinh. Hay vì chúng tôi đã chuyển cấp nên phải học luôn cách trưởng thành?

– Chi, sao cậu chuyển trưởng đi với mẹ mà lại về?

Cái Lan, bạn thân một thời đang ngồi nhìn xoáy sâu vào tôi mà đặt câu hỏi. Nó thật sự quan tâm tôi hay chỉ là đang tò mò? Tôi không đoán nổi mục đích của nó nên chị gường cười bảo:

– Tại nhớ mọi người quá nên chuyển về đây, trường ở đây vui hơn.

– ở dưới đó không có bạn mới hay sao mà không vui?

– Cũng có, nhưng không vui bằng trên này.

Cái Lan vỗ mạnh tay xuống chiếc ghế nhựa trước mặt rồi bảo:

– Thế mà thằng Hùng lại bảo với tớ là cậu bị mẹ đuổi về. Đúng là thằng Hùng béo chuyên bốc phét.

Nó nói xong cũng bỏ luôn đi tìm thằng Hùng béo, chắc là để chửi vì đã lừa nó. Còn tôi vội bỏ chạy ra phía sau trường, nới có mấy hàng cây cổ thụ, đứng nép mình ở gốc cây phượng già mà khóc.

Tôi hiểu cái Lan không cố tình làm tôi buồn, nó chỉ là vô tư nói thế. Nhưng chính cái sự vô tư ấy một lần nữa khiến tôi phải đối mặt với hiện thực tàn nhẫn rằng tôi chính là đứa con bị mẹ ruột của mình ruồng bỏ.

– —–*——*——

Guồng quay của năm học mới cũng dần khiến tôi bận rộn tới mức không còn nhiều thời gian để nghĩ về nỗi buồn trong lòng nữa. Tôi nghỉ học quá nhiều, tháng học hè ấy tôi gần như không học, lực học vốn đã kém giờ lại càng không theo nổi các bạn.

Nhiều khi ngồi nghe cô giảng mà tôi có cảm giác mình giống như một con vịt đang nghe sấm chứ chẳng phải ngôi học. Cái Hoa như không tin mà hỏi tôi:

– Chi cậu đang giả vờ hả?

– Giả vờ gì cơ?


– Giả vờ không hiểu bài ấy.

Tôi cười buồn bảo:

– Chỉ có giả vờ hiểu bài chứ ai lại đi giả vờ không hiẻu bài, cậu hỏi gì lạ thế.

– Tớ chả tin, học sinh giỏi như cậu mà lại bảo không hiểu bài có mà tớ đi đâu xuống đất.

Cái Hoa nó chỉ biết tôi trong quá khứ chứ không tiếp xúc với tôi ở thời gian tôi chuyển về sống cùng mẹ. Ký ức của nó về tôi cũng là ký ức về cái Chi của trước kia, của cái thời gia đình tôi còn trọn vẹn. Có thể vì thế nên khi thấy tôi không hiểu bài nó mới không tin. Nhiều khi tôi cũng không biết lý do vì sao mà sức học của tôi lại tuột dốc không phanh đến vậy. Nên đổ lỗi cho hoàn cảnh, do tôi nghỉ học và bị buộc thay đổi môi trường quá nhiều, hay là do bản thân tôi chưa thật sự cố gắng?

Tôi nhìn nó đáp trả:

– Thế cậu đi dần đi, tớ không hiểu thật mà.

Hai em kia đứng lên, trong giờ học mà dám nói chuyện riêng không tập trung nghe giảng. Đi xuống gọc lớp đứng, mau lên.

Tôi nhìn thầy sau đó mau chóng đi xuống cuối lớp, cái Hoa vừa đi vừa cố nói:

– Tại cậu đấy, ai bảo cứ giả vờ không hiểu bài.

Tôi chán chẳng muốn giải thích với nó, mà chỉ đang để ý câu nói của thầy:

– Ngày mai cả hai em mời phụ huynh đến gặp tôi. Bài thì không làm được mà còn ngồi nói chuyện riêng.

Tôi không sợ cái khoản phụ huynh này lắm, vì tôi cũng bị mời mấy lần ở dưới kia rồi. Chỉ là cảm thấy không hiểu bài nên bắt đầu sinh ra cái cảm giác chán học.

Tan học tôi đạp xe sang bên trường cấp 1 đón em, chẳng hiểu nay cô giáo nó dặn dò cái gì mà trường về gần hết vẫn chưa thấy lớp nó ra.

Đang ngó nghiêng thì bất ngờ cô Huệ mẹ thằng Hùng béo hỏi tôi:

– Chi, cô tưởng cháu xuống dưới kia.

– Xuống đâu ạ.

– Xuống chỗ mẹ mày ấy.

Con mụ này là chúa nhiều chuyện lại có thêm cái tính đâm bị thóc chọc bị gạo nên làng tôi ai cũng ghét. Nhưng vì là người lớn nên tôi vẫn trả lời:

– Không, cháu ở với bố, xuống đấy làm gì chứ, cháu còn đi học mà.

Mụ ta chép miệng nhìn tôi, cố tình nói to hơn một chút:

– Cái con này, mẹ mày chuẩn bị lấy chồng mới, không biết à?


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.