Bạn đang đọc Dì Nhỏ Của Tôi – Chương 16
Nó, Huy Vũ đứng như chết chân khi nhỏ bạn chìa ra tấm biển phòng.
– Mày nói đi Cỏ! Mày giải thích đi!
– Tao xin lỗi!
– Xin lỗi ư? Mày và Huy Vũ cùng sống chung một nhà! Vậy mà hai người vẫn giả tạo, giấu giếm tụi tao là sao? Cỏ! Mày có phải là con bạn thân của tao ko? Sao mày là giấu tụi tao, sao mày lại gạt tụi tạo?
– Kìa Chins, mày bình tĩnh đi, nghe Cỏ nó giải thích đc ko? Cỏ mày giải thích cho tụi tao hiểu đi! Cả Huy Vũ nữa!
– Mày giải thích đi Cỏ! Nhanh lên!
– Tao… tao… – Nó bật khóc rồi ôm mặt chạy thẳng lên phòng. Nó ko muốn giải thích, hay nói cách khác nó ko biết phải giải thích thế nào. Nhỏ Chins, nhỏ Gấu sẽ ko hiểu cho nó đâu. Bao nỗi uất ức lại ùa về.
****
– You có biết là Cỏ, you ấy phải chịu bao nỗi uất ức như thế nào ko? You tưởng chúng tôi sung sướng lắm sao? Đã bao giờ hai người nghĩ một đứa con gái cứng đầu như Cỏ lại phải vì gia đình mà trả nợ. Có bao giờ hai người đã phải chịu cảnh từ bỏ hạnh phúc của bản thân, của một đứa con gái chưa tròn 17 để làm vợ một người đáng tuổi bố mình chưa?
– Gì cơ???
– Hai người. – Huy Vũ cười khẩy đầy xót xa. – Chúng tôi chẳng vui vẻ gì đâu!
****
– Cỏ! Tao xin lỗi!
– Tao ghét mày! Mày nghĩ gì mà bảo tao lừa gạt chúng mày chứ! – Nó mắt đẫm lệ thút thít.
– Tao xin lỗi!
– Chúng tao xin lỗi mà Cỏ ơi! Bọn tao thương mày lắm!
– Tao ghét chúng mày lắm! Hai con bạn đáng ghét!
Ba đứa con gái ôm nhau khóc nức nở. Có lẽ những giọt nước mắt kia chẳng đủ để xoá tan nỗi đau của hai con người những cũng để làm nó dịu bớt đi phần nào.
Nó cứ khóc, khóc hoài, những giọt nước mắt lăn dài, hoà cùng nước mắt của những người bạn. Nó khóc trên bờ vai bạn, khóc trong sự nghẹn ngào đc chia sẻ và cảm thông cho nỗi đau, nỗi mất mát mà nó phải chịu đựng.
Huy Vũ đứng tựa cửa. Đôi mắt buồn long lanh. Hình như cậu cũng biết khóc, biết rung động như một con người. Khẽ nhắm mắt. Giọt nước mắt lăn dài, mặn đắng nơi đầu môi.
****
Hai chiếc xe đạp bon bon chạy trên đường, 3 đứa con gái và một thằng con trai. Tiếng cười đùa ríu rít hoà trong những giọt sương mai còn phủ đầy trên lá. Nó cười, cười nhiều lắm.
– Cỏ này, thế để bịt miệng tụi tao mày cần phải mất một bữa khao gì đó nha!
– Hì, yên tâm, tao khao mày hẳn em Cún nhé! – Nó cười hà hà!
– Mày nói cái gì thế? – Nhỏ Gấu chợt cáu!
– Ơ thế mày ko thích à? Ko thích thì thôi! – Nó tỏ vẻ thương tiếc. – Tao quên là giờ mày đã có bồ mới và ông Admind đẹp trai. Tiếc ày thật, em Cún – mối tình đầu mà lỡ để tuột mất dễ dàng thế!
– Con Cỏ kia tao giết mày!
– Huy Vũ ơi đạp nhanh lên! Con Gấu nó giết tôi mất!
– Nặng như voi ý mà bắt người ta đạp nhanh!
– Con Cỏ kia, tao mà bắt đc mày thì no đòn!
-…
Những tiếng tru tréo ầm vang khắp con đường tới lớp. Hoa và hương cỏ hôm nay thơm quá! Mùa xuân đã về rồi!
Những guồng quay xe đạp hoà trong gió, những tiếng gào thét của nhỏ bạn hoà trong nụ cười của riêng nó, nụ cười của hạnh phúc, vì nó biết 1 sự thật nho nhỏ trong trái tim con bạn thân và cả thằng em ngốc nghếch nữa!
****
Những tràng pháo tay nổ rầm rộ trước màn phát biểu hoành tráng của thầy hiệu trưởng. Hoành tráng ở chỗ nó chẳng dài dòng lê thê, chẳng khiến học sinh chết mỏi dưới sân trường với màn báo cáo thành tích hay phô trương hoá về trường. Thầy chỉ nói ngắn gọn vỏn vẹn:
– Chào mừng sự có mặt của tất cả quý vị và toàn thể các em học sinh thân mến của ngôi trường, đại gia đình Hoa Hướng Dương trong buổi lễ trọng đại ngày hôm nay. 65 năm xây dựng và trưởng thành ngôi trươờng của chúng ta thế nào thì đã đc tổng kết và trình bày hết trong các buổi lễ trọng đại khác. Hôm nay, chúng ta sẽ ko mất thì giờ cho những văn bản dài lê thê đó mà thay vào là phần biểu diễn văn nghệ chào mừng kỉ niệm 65 năm ngày thành lập trường THPT Hoa Hướng Dương!
Những tiết mục biểu diễn lần lượt đc ra mắt sân khấu. Những tràng pháo tay ko ngớt đầy tán thưởng.
****
Nó trong bộ dạng đích thị của một nàng Thị Nở thời
. Hai bím tóc dài hai bên thắt nơ bằng hai sợi dây xanh két. Hai cái má bầu bĩnh tự dưng xuất hiện đôi má hồng đỏ lừ, tròn xoe và to tướng. Đôi môi thiếu nữ xinh xắn thường ngày giờ bị thay thế bởi cái môi to bự, tô son đỏ chót. Chưa kể bộ quần áo nó đang mặc. Quần yếm, áo phông trắng, giầy thể thao. Đó trông phong cách thế kia mà sánh đôi với bộ mặt dã man. Chẳng khác nào nhìn nó như một bức tranh biếm hoạ vậy! Nó soi mình trong gương mà chỉ muốn đấm con Thảo béo – chuyên gia trang điểm cho nó hôm nay. Đúng là con mắt thẩm mĩ có 1 ko 2 của nhỏ Thảo Béo nổi tiếng thị nở ở lớp! Híc, híc đáng nhẽ ra phải cho nhỏ đóng vai này chứ ko phải là nó. Ấm ức!
– Nhìn you kìa! Mắc cười quá!
– Ông mà ko ngậm ngay cái mồm lại là tôi cho ăn cái đế giày này luôn đấy!
– Nhưng mà nhìn you kinh khủng quá!
– Hì hì. – Nó cười mỉa mai. – Tí nữa mặc đồ của ông xong thì hãy cười người khác nhé!
– Thôi chết! – Huy Vũ chợt nhớ ra bộ quần áo kinh hoàng của mình, nhà tạo mẫu chẳng ai khác là nó.
– Đáng đời!
****
– Tiếp theo sau đây là vở kịch: Phú Ông kén rể đến từ lớp 11a13. – Những tràng pháo tay cổ vũ rầm rộ. Cả hội trường tối om, chợt sáng trưng 1 góc tròn ở trên sân khấu. Nhỏ Gấu xuất hiện trong chiếc quần đùi hoa rộng thùng thình (cái này là mượn của thằng Đức béo) và chiếc áo yếm thời xưa. Đúng là còn hơn cả tranh biếm hoạ!
Nhỏ ngồi rạng háng tại vướng cái bụng chửa to tướng, tay băm rau lợn rất ư là thành thạo (cái này đc truyền nghề từ Lan chăm chỉ của lớp), đang băm tự dưng quay ngoắt ra phía khán giả, mồm nhỏ như cái loa:
– Thời buổi kinh tế thị trường, việc làng, việc nước cứ rối ren hết cả lên, chả biết đường mà lần! Âý như cái phim “Gío làng Kình” của đạo diễn gì gì ý, mà các bác có biết ko? Cái làng đấy chính là cái làng… cạnh làng em! Mà làng em thì giàu lắm các bác ạ! Như cái ông lý trưởng ý… đổ rồi, giờ phú ông lên thay, giàu nhất nhì ở làng, nhà to vật vã, chả bù cho nhà em!
Đang luyên thuyên bỗng nhỏ cắm phực cái con dao thái rau lợn vào thớt, đứng dậy, ngâm nga:
– “Chồng người đánh bắc dẹp đông – Chồng em ngồi máy, tấn công UM”. Âý chết, em nhầm, MU.
Nhỏ cười hề hà giả vờ như đang chữa ngượng cho câu nói nhầm của mình, bỗng giật mình nhìn ra phía cánh gà.
– Đấy các bác xem, Phú ông làng em kia kìa! Vừa nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đã có mặt. Ông này chết chắc là thiêng lắm đây, đốt hương muỗi cũng lên!
Từ trong cánh gà lão phú ông bước ra, dáng đi khệ lệ, cầm theo cái gậy trông cũng oai phong gớm! Cái mặt lão vênh vênh, nhìn đã biết là khinh đời. Vừa thấy Phú Ông, mặt cái bà mẹ Đốp là nhỏ Gấu đã cười rạng rỡ, đon đả:
– Dạ con chào Phú ông ạ! Âý chết con quên, Lý trưởng ạ! Hôm nay thầy Lý đến nhà con có chuyện gì ko ạ?
Cái mặt lão Phú ông đanh vênh vênh, bỗng lão gục mặt vào cây gậy, thút thít:
– Tao khổ lắm mẹ Đốp ạ!
Nhỏ Gấu trề môi quay ra phía khán giả:
– “Nhà giàu nứt đổ đổ vách, tiên tiêu chả hết còn khổ cái nỗi gì?”.
Rồi nhỏ lại quay lại ngay với Phú ông, vẻ quan tâm:
– Dạ thầy làm sao mà khổ ạ?
– Mày biết con Thị Mầu nhà tao chứ?
– “Nổi tiếng cả làng ai mà chả biết!” – Cái giọng nhỏ nói với khán giả mà ngân dài hệt cái cách mà nhỏ vẫn nói mỉa người khác. Đúng là chả ai hợp vai mẹ Đốp hơn nhỏ. – Dạ biết ạ!
– Nó có chửa rồi! Nó dám bôi do chát chấu vào mặt tao! – Phú ông nói mà nện từng nhát gậy xuống đất vẻ đau khổ tột cùng
– “Cái này thì em cũng chả bất ngờ cho lắm!”. À thế hoá ra hôm nay thầy đến là lo vụ làng bắt vạ chứ gì?
– Ko, ko… Bây giờ đời sống văn hoá nó hiện đại rồi, phải đổi mới tư duy chứ! Hơn nữa, dẫu sao thì tao cũng chỉ có độc mỗi mình con Mầu. Thôi thì “Con dại, cái mang”, “Hổ dữ cũng ko ăn thịt con!”. Hôm nay tao đến đây là muốn nhờ mày tổ chức buổi lễ kén rể cho con gái tao. Phải thật hoàng sờ tráng, mày cứ khác sạn trên tỉnh mày chơi cho tao! Tốn kém bao nhiêu tao cũng trả!
– Dạ vâng! Con sẽ… cố hết sức… nhưng mà… – Mẹ Đốp tay chìa ra ám chỉ đòi tiền hoa hồng.
– Rồi, mày cứ lo chu tất cho tao. Yên tâm, có bao giờ để mày thiệt đâu mà sợ!
Phú ông vừa quay trở vào cánh gà, bà mẹ đốp đã hớn hở:
– Thầy về thong thả, thầy đi mát mẻ ạ!… Hí hí… thế là lại có tiền tiêu rồi! Đúng là thời buổi kinh tế có khác, tiến bộ hẳn ra!
…
Sân khấu vừa tiếp tục mở ra, nhỏ Gấu đã diện bộ váy loè xoè, mặt mày tươi tỉnh. Nhỏ đánh bụng lắc lư lắc lư, cái mông cũng đc dịp lắc theo.
– We to “Phu ông ken rê”. Chào mừng tất tần tật quý vị khán giả, đồng kính chào tất cả mọi người đã đến với lễ kén rể của đại gia Phú ông hôm nay. Điều lệ kén rể của Phú Ông hôm nay vô cùng đơn giản, thuận tiện và dễ sử dụng như sau: Gìa trẻ, miên trai chưa vợ, mà zai có vợ nhưng chưa có con cũng đc tất! Đều có thể tham gia ứng thí! Nào… Gìơ những anh zai nào xung phong, số lượng có hạn nha!”
Nhỏ vừa dứt lời cả hội trường rú ầm, những cánh tay tranh nhau giơ lên, nhỏ cười tủm tỉm làm duyên:
– Ôi, tinh thần của mấy anh zai tốt thật! Nhưng mà em… em chỉ quý mỗi lớp 11a13 của em thôi…!.
Nói rồi nhỏ tung tăng trong cái váy cùng cái bụng độn nguyên cái rổ rửa rau to tướng xuống sân khấu, tiến thẳng tới vị trí của lớp mình ngồi. Ba anh chàng diễn viên đã đc điểm chỉ ngồi yên ở vị trí chờ mẹ Đốp tới rước lên sân khấu.
– Ôi chồ ôi, anh này giơ tay nhiệt tình quá! Tuyển!
…
– Khiếp, con trai gì mà lúng lính toàn mỡ thế này, nhưng thôi, em tuyển!
…
– Anh zai này cười duyên thế tuyển nốt! Số lượng có hạn, em lại bụng mang dạ chửa, thôi em ko tuyển nữa, anh zai nào ko đc tuyển đừng buồn nha, chờ dịp khác, cô Mầu… cô ấy… bỏ chồng!
Trên sân khấu, 3 anh chàng đc tuyển đứng xếp hàng, mẹ Đốp đứng nhìn 1 lượt quay về phía khán giả:
– Mắt mình sao lại thiếu thẩm mĩ đến thế này nhỉ?… Ê hèm. – nhỏ lấy giọng. – Sau đây xin mời cô Bạch Thị Mầu ra sân khấu!
Nhỏ Gấu vừa dứt lời, nó với cái bụng to vượt mặt từ trong cánh gà lăng xăng chạy ra.
– Ôi! Khách sạn gì mà nhiều sao thế này nhỉ? – Nó đưa mắt nhìn lên trời. – Đúng là khách sạn ngàn sao có khác! – Rồi nó quay lại phía khán giả, cái giọng giả nai kinh khủng. – Ồ ôi kì diệu thế, cái này là ở làng em ko có đâu các bác ạ!
– Con Thị Nở kia! – Nhỏ Gấu vừa dứt lời cả hội trường cười ầm, tiếng vỗ tay đen đét, thì đó, ai cũng nghĩ là Thị Màu ai dè lại có Thị Nở xuất hiện thế kia! – Ai gọi mày mà mày ra đây làm gì?
– Ơ hay! Hỏi như đùa! Con Mầu nó lấy chồng, mà Nở ko ra thì ai coi đc…! Âý chết, ra mà ko giới thiệu gì với mọi người cả! – nó quay lại phía khán giả, cái môi dày cộp, đỏ chót cười tươi rói. – Em xin đc trân trọng giới thiệu: Em là Thị Nở bạn thân Thị Mầu! Ơ mà sao giờ này con Mầu chưa ra là sao nhỉ? Lại bận make up đây mà! Thôi để em gọi nó, em gọi nó là nó ra liền ý mà…!
Nói rồi nó lấy giọng, cái miệng mở rộng đến tận mang tai:
– Màu… Màu ơi Màu…! Màu! – Nó gắt!
– Ai gọi em đó? Có em đây…! – Nhỏ Chins ưỡn a ưỡn ẹo với cái bụng chửa bước ra.
– Màu! Nở đây!
– Ôi! Nở! – Hai đứa nó chạy lại ôm nhau như lâu này mới gặp. – Mừng vui ấy là khôn siết! Có mày ra đây tao bớt run!
– Thôi thôi! Đề nghị cô Nở, bước sang bên kia, cho cô Màu trình diễn quý khán giả đồng 3 thí sinh! – giọng nhỏ Gấu vang lên, cô nàng Thị Nở lủi thủi đứng dẹp sang 1 bên.
Thị Mầu vừa nghe thấy nói đến mình, nhỏ đưa tay hất tóc, cái mông lắc đánh liên hồi, nhỏ dạo bước như người mẫu trên sàn “Két – quoắc”. Cùng lúc đó, mẹ Đốp đọc lời giới thiệu:
– Chiều cao 1m68, nặng 45 ký, vòng 1, 90, chuẩn, vòng 2, 60, đẹp, vòng 3, xin lỗi do lỗi kỹ thuật chúng tôi chưa kịp cập nhật và điều tra con số, đợi thí sinh nào trúng tuyển điều tra nốt! … Sau đây xin mời Phú ông ra có đôi lời nói với con gái.
Mẹ Đốp vừa dứt lời, Phú ông bứơc ra, tiến đến cạnh chỗ con gái:
– Con hãy nhìn khắp 1 lượt, trên sân khấu, dưới lễ đài, và nghe cha hỏi đây: “Tiên sư con gái của tao – Hậu quả là của thằng nào khai mau!”
Vừa nghe cha quát, Thị Mầu ra vẻ đáng thương:
– Cha ơi con chả biết đâu cha à – Cũng bởi cái số con gà – Tin tưởng nhiều quá thành ra thế này! – Nhỏ hếch cái bụng lên, khiến phú ông phải giật cả mình.
– Thôi thôi… thế thì vào việc chính đi!
– Sau đây đến phần giới thiệu của 3 thí sinh.
Nhỏ Gấu vừa mời, anh chàng Sứt với quả dép tổ ong cháy, quần soóc, áo dài thắt calavát bước lên, cái mặt vênh lên tận trời:
– Kiều nữ thì phải đi cùng đại gia. Mà đại gia là ai? It’s me!
– Đại gia? – Thị Màu chùn mũi, môi trề ra. – Có mà đại rởm thì có!
Tiếp theo, anh chàng Đức béo cũng ko ngần ngại lại gần người đẹp, nghêu ngao:
– Bóng dáng ai đẹp xinh cho lòng anh đang chìm đắm. Liệu có phải là người có nốt ruồi ở trên mõm ko? Người mà anh thầm mong đc sánh bước đi chung cuộc đời!
– Gì thế? Mặt người ta xinh tươi, trơn tru thế này mà dám bảo có nốt ruồi ở trên mõm. Chém gió thì đc, đằng này chém cả bão mới kinh!
Anh chàng Đức béo tịt ngóm, mặt mũi đần thối!
– Để tôi! – Anh chàng còn lại với chiếc áo dài tới tận đầu gối và quả quần nâu cùng màu, mớ tóc trắng xù xì lên tiếng. – “Trăng lên đỉnh núi trăng tà. – Anh là thi sĩ chưa già đâu em! – Ko tin lại gần anh xem – Anh 71 tuổi còn đen tóc này.” Thôi chết, quên mớ tóc giả rồi!
– 71 tuổi mà còn kêu chưa già!
– Anh già thì mặc anh già! – Anh chưa có vợ vẫn là trai tân!
– Xí!
– Phần giới thiệu của các thí sinh đã xong, giờ xin mời cô Mầu lựa chọn.
– Nở! Help me!
– Yes! OK. – Thị Nở lên tiếng, đánh bụng bước tới ba anh chàng thí sinh. – 1 hàng ngang tập dọc! Nhầm! Tập hợp!… Rồi. – nó vỗ vai anh chàng đứng thứ nhất. – Quay, quay 1 vòng xem nào… – lắc đầu ngao ngán, nó lại vỗ vai anh chàng thứ 2. – Quay, quay… – Nó thở dài thườn thượt. Quay sang anh chàng Đức béo còn lại, chưa kịp nói gì chàng ta đã quay. – Làm ơn dừng lại giùm cái, quay lẳng hết mỡ vào mặt người ta rồi.
Nói xong, nó thở dài bước ra, lắc đầu nguồi nguội:
– So đi tính lại chả ai bằng anh Chí nhà em cả! Ai đời vừa già vừa xấu!… Màu, I’m sorry. I don’t help you!
– Thôi mà, năn nỉ đấy!
– Năn nỉ cái gì mà năn nỉ? Tao đứng đây ngắm zai nhỡ ông Chí nhà tao ông ghen thì sao? Với lại mày tuyển chồng hay là tao tuyển chồng?
– Đồ tồi! I hate you! – Thị Nở giận dỗi.
– Cô Màu mau tự lựa chọn đi!
– Chọn đi, chọn đi!… – Tiếng hô thúc giục. Thị Mầu tâm trạng rối loạn. Bỗng…
– Ko! – Cả hội trường im lặng. Thị Màu ngước đôi mắt long lanh với hai hàng nứơc mắt đã chảy dài lên phia Phú ông, khẽ hát: – “Cha ơi!… Con sống cô đơn 1 mình. Bao năm qua… cha già ko đoái trông!”. Cha ơi, kể từ ngày cha đc nhận chức làm lý trưởng đến giờ, cha mải lo công việc chả mấy khi đoái hoài gì tới con. Đến bữa cơm ăn con ăn gì cha cũng ko biết. Con đi chơi hay vẫn đang ngồi học bài cha cũng chả rõ. Vì có mấy khi cha ở nhà đâu! Con có tiền, có quần áo đẹp nhưng con vẫn buồn, vẫn cô đơn. Đã bao giờ cha ôm con vào lòng, cha hỏi hôm nay con đi đâu? Chưa bao giờ phải ko cha? – Nhỏ Chins khóc. Những giọt nước mắt thật sự. Đến nỗi. Nhỏ nghẹn lời ko thể nói tiếp đoạn lời thoại tiếp theo. Nó, nhỏ Gấu nhìn nhỏ. Chúng nó cũng khóc. Chả ai biết là chúng nó đang diễn hay là đang khóc thật! Nhỏ Chins cố gạt hai hàng nước mắt, nghẹn ngào nói tiếp. – Và giờ… cha lại bắt con đi lấy 1 trong số những người đáng tuổi cha con! Hay chí ít con cũng chả biết gì về họ. Chẳng nhẽ cha lại đành lòng gả con, trao cả đời con cho những người mà cha ko biết họ sẽ đưa đẩy số phận con đến đâu! Phải chăng đó là tình thương mà cha dành cho con?!?
– Nở, Nở có điều muốn nói. Nở cũng là 1 con bé 17 chỉ bằng tuổi Màu. 17 tuổi mà Nở đã phải chịu phận làm vợ và giờ sắp thêm cả phận làm mẹ. 17 tuổi khi ước mơ và hoài bão của Nở còn đang ở phía trước. Nhưng… giờ thì nó đã qúa xa vời với Nở rồi. Nở bị chôn chân, bị gắn chắt với phận đã có chồng!
Nước mắt nó lăn dài, nó khóc, khóc cho thân phận Thị Nở và khóc cho chính mình. Huy Vũ đứng trong cánh gà nhìn nước mắt nó rơi, lòng cậu đau nhói.
– 17 tuổi Nở phải lo toan cho cuộc sống gia đình, khi mà 17 Nở lo cho bản thân còn chưa xong. Cuộc sống gia đình vất vả, nhọc nhằn và nhiều cay đắng lắm. Mỗi lần nhìn bạn bè bằng tuổi mình hồn nhiên, vô tư cắp sách tới lớp, Nở thấy chạnh lòng. Nở chỉ muốn nói 1 điều, xin Phú ông đừng bắt Màu phải đi theo vết xe đổ của Nở!
– Trời ơi! Chẳng lẽ tất cả là tôi đã sai! – Phú ông kêu lên, sân khấu hạ màn! Mọi người lặng im, vẫn cái lặng im từ đầu tới giờ. Ai cũng ngỡ ngàng, sửng sốt, mở đầu là tiếng cười, những cái cười vừa mỉa mai, vừa gây hài nhưng kết thúc lại là một nỗi đau, nỗi buồn, và cả những điều ta phải suy ngẫm. Đâu đó dưới sân khấu là những giọt nước mắt khẽ rơi vì một vở kịch hay và cũng vì 1 bài học sâu sắc.
– Tiếp theo để thay đổi không khí, xin mời tất cả quý vị và các em thưởng thưởng màn trình diễn thời trang 1 lần nữa đến từ chi đoàn 11a13.
Lời giới thiệu vừa kết thúc, cả sân khấu rộn lên bởi tiếng nhạc sàn sôi động. Từ trong cánh gà, nhỏ Nhung Khìn bước ra trong tà áo dài trắng học sinh duyên dáng.
– Chào mừng tất cả quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh đến với màn trình diễn thời trang của tập thể lớp 11a13 với chủ đề: “5 châu hội tụ”. Mở đầu sẽ là bộ trang phục “Người rừng đến từ rừng xanh châu Phi”.
Từ trong sân khấu một anh chàng bé tẹo như viên kẹo lao ra trong bộ dạng cởi trần đóng khố, chân đi đất, tay cầm dáo phi ầm ầm như con ngựa hoang cùng với tiếng “hí” vang tận cuối khán đài rồi bất chợt dừng lại cái “kít” và đứng tạo dáng rất chi là “thổ dân”.
– Vâng đó là bộ trang phục với ý tưởng “hoà mình với thiên nhiên”. Như các bạn thấy, chất liệu của bộ trang phục là bộ khố đc làm từ nguyên liệu lá cây, cảm giác giúp cho người mặc thư thái, hoà hợp với thiên nhiên hơn, và đặc biệt ngoài công dụng để mặc chúng ta còn có thể sử dụng làm phân xanh rất tốt!… Tiếp theo là bộ trang phục đến từ “Ha – oai”: “Quần đùi lộng gió”!
Trên sân khấu xuất hiện một anh chàng cởi trần mặc quần đùi với hai ống đc cắt tua rua tới 2 phần 3 ống quần, đầu đội mũ lá.
– “Quần đùi lộng gió” với nguyên liệu hoàn toàn từ sách báo cũ đc thiết kế với những đường xẻ ko chỉ 1 mà là hàng chục, tạo nét quyển rũ đầy “phấp phới” cho phái mạnh và cảm giảm thông thoáng do diện tích gió lùa tương đối lớn, thích hợp cho những bạn trai vào mùa hè với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta… Và trên sân khấu đang là sự xuất hiện của bộ trang phục “Cao bồi miền Tây.
Anh chàng với chiều cao 1m84 nhưng cân nặng thì vô cùng khiêm tốn, chắc chỉ khoảng hơn 50 cân một tí xuất hiện trong chiếc mũ cao bồi ko chóp, cởi trần, khăn buộc cổ, hai khẩu súng hai bên hông, mặc quần đùi và đi giày nhưng ko đi tất.
– Vâng, bộ trang phục này với chiếc mũ ko chóp đc tạo từ nguyên liệu bìa cứng tạo cảm giác thông thoáng, mát mẻ cho người sử dụng, chống chỉ định ra trời nắng, gặp mưa bão hay gió thổi to vì rất có thể gây hại đến đầu họăc tóc của bạn. Khấu súng đc làm từ bìa các – tông nhằm tạo độ cứng và đặc biệt ko gây nguy hại cho người sử dụng lẫn nạn nhân bị người sử dụng nhằm tới. Chiếc quần đùi đc nhà thiết kế chúng tôi sử dụng chất liệu giấy bóng kính với tính chất nhẹ, đẹp và ưu điểm dễ rách, thích hợp cho việc điều trị các căn bệnh liên quan đến vận động mạnh, nhảy nhót hay chạy nhảy nơi đông người… Tiếp đến mời quý vị thưởng thức bộ trang phục kimônô đến từ Nhật Bản.
Từ trong cánh gà, 1 cô nàng xuất hiện với mái tóc búi cao cài hoa hồng, khuôn mặt trắng ngần, mịn màng, đôi mắt hút hồn, đôi má ửng hồng và làn môi cong quyến rũ, khoác trên mình là chiếc váy quây dài tới tận gót chân, để lộ bờ vai trần hơi nhiều xương 1 chút, hai ống tay dài rộng, đằng sau thắt 1 chiếc nơ to bản, duyên dáng. Cô nàng di chuyển bằng đầu mũi chân tạo nên sự dịu dàng, đặc trưng người con gái Nhật Bản.
– Ai thế? Ai mà trông xinh thế?
– Huy Vũ đấy!
– Cái gì?
– Thật mà! Ko ngờ anh ấy ko chỉ đẹp trai mà trang điểm vào còn vô cùng xinh gái nữa.
– Với sự sáng tạo đầy nghệ thuật, bộ trang phục kimônô đc cách điệu hoàn toàn ở phần cổ và vai áo. Với tính chất “hở mà ko phải là hở” nhà thiết kế đã sử dụng chất liệu giấy bóng kính, mặc mà cứ như ko mặc. Phần thân váy đc làm từ chất liệu giấy dán tường cũ, với đặc điểm này vô cùng thích hợp cho bạn nào muốn thay giấy gián tường mới mà ko biết vứt giấy dán tường cũ đi đâu!
Nó đứng trong cánh gà ngơ ngác, ngẩn người, lúc nó bận diễn kịch ko đc xem lũ bạn trang điểm cho Huy Vũ thế nào, giờ thì nó phải giật mình, Huy Vũ trông xinh đẹp chả thua kém đứa con gái nào trong lớp, tức là cộng cả nó và hai con nhỏ bạn thân. Huy Vũ di chuyển đúng như bài bản nó dạy và liên tục gửi nụ hôn gió tới khán giả.
– Em nào mà xinh thế nhỉ? Lần đầu tao trông thấy! Công nhận cái lớp 11a13 này lắm gái xinh thật đấy!
– Con trai đấy ông ạ!
– … (Té ghế).
– Và cuối cùng, như các bạn đã biết, 1 trong những vấn đề đáng báo động của toàn cầu hiện nay là sự ô nhiễm môi trường. Với ý tưởng chung tay góp phần giữ gìn 1 môi trường trong sạch, chúng tôi đã thiết kế bộ trang phục mang tên “Thùng rác di động” đến từ Việt Nam.
Một anh chàng với bộ trang phục hình hộp trông như một chiếc xe lu bước ra. Phía trước mặt bộ trang phục đc thể hiện bởi một bức tranh cổ động và tuyên truyền, với hình ảnh hai bàn tay chụm lại che chở cho trái đất xanh trước xung quanh toàn rác bẩn. Chiếc thùng rác di động trông hùng dũng hơn với chiếc búa to ngang ngửa đầu người trên tay.
Miệng cười toe toét, thùng rác di động “diễu hành” trên sân khấu trước hàng nghìn tiếng cười của khán giả. Bất chợt, một cô nàng từ đâu xuất hiện, trên tay cầm một gói bim bim miệng nhai ngồm ngoàm, rồi rất tự nhiên và như đã quá quen thuộc, vỏ bim bim đc thả toẹt ngay xuống đất, cô nàng đứng phủi tay như không có chuyện gì.
Vỗ vai. Gạt. Vỗ vai… Gạt.
– Cái gì thế? – Cô nàng gầm lên, quay mặt nhìn kẻ “động chạm” ở phía sau. Giật mình, trước mặt là chiếc búa to đoành đang giơ lên đầy hăm doạ. Thùng rác di động chợt cất tiếng ca: “Em có là người Việt Nam dòng máu đỏ da vàng, biết yêu thương nồng nàn? Em có là người Việt Nam mang trái tim nhân hậu thương giống nòi về sau?”
Ngay lập tức, cô nàng phải cúi xuống, nhặt vỏ bim bim bỏ vào khoang chứa rác, mặt đầy hối hận.
– Thế là người Việt Nam.
Rồi từ đâu tất cả các bộ trang phục ùa ra cùng hát vang: “Em có là người Việt Nam dòng máu đỏ da vàng biết yêu thương nồng nàn. Em có là người Việt Nam mang trái tim nhân hậu thương giống nòi về sau. Sức chia đời đau yếu biết thương người khôn khó chứa tran tình đồng loại trái tim người cao quý bên nhau cùng xây đắp cuộc sống ngày mai.
Em có là người Việt Nam dòng máu đỏ da vàng biết yêu thương nồng nàn. Em có là người Việt Nam mang trái tim nhân hậu thương giông nồi về sau. Đôi tay này gom góp nâng niu và giữ lấy những phút giây này. Con tim đầy sức sống mang theo tình thương mến cho đời ngày mai!
Thế là người việt nam!
Những tràng pháo tay hò reo, màn trình diễn thời trang kết thúc.
****
– Và để tiếp nối chương trình…
Nó vội vã kéo nhỏ Gấu ra phía gần cánh gà.
– Gì thế mày? – Nhỏ Gấu nhăn nhó.
-… là tiết mục đến từ chi đoàn 10A3.
– Là tiết mục của em Cún đấy!
– Ôi là em Cún baby à? Thích quá!
– Hì, xin lỗi mày nhé! – nó mỉm cười đầy hối lỗi rồi đưa tay đẩy người nhỏ bạn ra khỏi cánh gà, choạng vạng trên sân khấu.
– Ơ ai thế kia?
– Sao con Gấu lại đứng trên kia?
Nhỏ Gấu bất ngờ, đôi má nhỏ đỏ ửng, nóng rát. Nhỏ bất chợt thấy luống cuống, đầy xấu hổ và thật là một kẻ vô duyên đang đứng trên sân khấu. Tiếng nhạc đã nổi lên, ko biết bao nhiêu là con mắt dưới kia đang đổ dồn vào nhìn nhỏ đầy thắc mắc. Nhỏ đứng như trời chồng. Đôi mắt long lanh như sắp khóc. Nhỏ quay mặt vào cánh gà, nơi con bạn đang chắp hai tay vào nhau như thể: “Tao xin mày đó, hát đi!”. Nhỏ đánh con mắt sắc lạnh nhìn con bạn, quay sang phía khán giả đang rì rầm ở dưới, nhắm mắt, nhỏ toan bước vào, thì từ đâu, 1 bàn tay to rộng, đủ êm ái, đủ ấm áp nắm lấy bàn tay nhỏ đang lạnh ngắt phần vì cơn gió đông buốt giá, phần vì đang lâm vào cái tình cảnh trớ trêu này.
– Hát cùng em chị nhé! – Lời thì thầm ngọt ngào nhất mà gió đưa tới cho nhỏ. Lời thì thầm đủ để xoá tan đi mọi ánh mắt khiếm nhã đang nhìn nhỏ dưới kia, đủ để khơi lên mọi cảm xúc trong lòng nhỏ, đủ để gió thôi bay cơn nóng bỏng rát trên đôi má hồng kia và đủ để một trái tim nhỏ chợt xao xuyến bâng quơ. Nhỏ mỉm cười, chưa bao giờ nhỏ cười đẹp đến thế, ít nhất là với một cậu bé lúc này.
– Huyền thoại ngày xưa nàng cá thích hay vui đùa, tung tăng bay lượn rồi một hôm đến nơi trần gian. – Tiếng hát trong trẻo vang lên, chưa bao giờ nhỏ Gấu thấy mình có thể hát, hát với một trái tim đang hát thật sự.
– Khi đêm dần xa nàng mới hay đã quên đường về, một mình rừng sâu nàng ko biết đi về đâu.
– Rồi một chàng trai bỗng nhiên đến chở che cho nàng, đâu ai ngờ rằng chàng là hoàng tử con nhà vua.
– Yêu nhau làm chi để trái ngang xót xa ngàn lần, để trái tim nàng sầu lệ rơi đắng cay vô vàn.
– Thương ai nàng đã hiến mái tóc đẹp xinh, để đc đôi chân bước đi mỗi bước là ngàn kim nhói đau.
– Thương ai nàng cố đến thăm người yêu nhưng cớ sao ko nói nên lời khi chàng đã sánh duyên cùng ai!
– Em mang tình yêu dấu chốn sâu đại dương để ngàn năm biết vấn vương sóng dâng trào từng đêm nhớ thương.
– Ai hay lời nguyền đã ko cho thành đôi nên xót xa hai đứa hai nơi để lòng đau mãi đến muôn đời.
Những tràng pháo tay ko ngớt, ở bên trong cánh gà, nó mỉm cười vì nó biết nó đã làm điều mình nên làm. Và cũng có một ai kia đứng nơi khuất dưới sân khấu đông nghịt người, đôi mắt buồn rười rượi nhưng anh chàng vẫn khẽ mỉm cười tự nhủ: “Yêu là thấy người mình yêu hạnh phúc!”.