Đằng Tiên Bắc Ngạo

Chương 16: Kết bái nghĩa huynh


Đọc truyện Đằng Tiên Bắc Ngạo – Chương 16: Kết bái nghĩa huynh

Chiều hôm đó, ở Cam Đường, một khu phố nhỏ, nằm cách biên giới nước Minh, có bốn người cởi ngựa từ vùng rừng núi phiá Tây Nam tới. Đi đầu là một thanh niên thanh nhã, cởi ngựa hoa tông. Theo sau là hai cô gái xinh đẹp tuyệt trần, và sau cùng là một thiếu niên vạm vỡ. Thanh niên đi đầu không mang vũ khí, nhưng ba người đi sau đều mang kiếm. Bốn con ngựa nhìn tới ai cũng biết là ngựa qúi, và qua cách ăn mặc ai cũng thấy bốn kỵ mã không phải là những người tầm thường. Cam Đường là một phố nhỏ nơi đèo heo hút gió, một trạm biên giới, nơi nghỉ chân của những người buôn bán với hàng hoá thồ bằng ngựa từ nước Minh sang, hay thương buôn từ miền xuôi lên. Cam Đường không có khách sang trọng, nhưng cũng có nhiều khách điếm để tiếp đãi thương buôn. Nhóm người ngựa do thanh niên dẫn đầu, lần đi trên con đường lớn duy nhất trong phố và dừng lại trước cửa mộât dãy nhà gỗ dài rộng và có bảng hiệu “Khách Sạn Nam yên” rất lớn. Chủ nhân và tiểu nhị nhìn thấy họ dừng ngựa liền chạy ra mừng rỡ đón tiếp. Thanh niên:

– Các người săn sóc bốn con ngựa cho kỹ. Lấy cho chúng ta bốn căn phòng và phải có chiếu chăn thật sạch sẽ. Tiền bạc không cần phải nói trước giá cả.

Biết được mối bở, chủ nhân mừng híp mắt, nhưng ấp úng:

– Khách sạn chúng tôi chỉ có mười sáu căn phòng và đã có người thuê hết mười ba. Xin phiền công tử cho hai người ở chung một căn.

Người thanh niên:

– Đành phải vậy. Ta và hiền đệ ta một phòng. Hai hiền tỷ của ta, mỗi người một căn. Đun nước nóng cho mọi người tắm rửa. Chúng ta đi tìm chút ít lót dạ, kẻo tối không còn hàng quán.

Chủ nhân vồn vã:

– Ở đây có lão Triệu, người Minh, lúc nào có khách tới, chúng tôi bảo nấu thì nấu ngay mang lại. Hàng quán che bên đường, bên chợ không thể nào ngon bằng cơm nước của lão Triệu. Khách sạn chúng tôi dù không nấu nướng nhưng có phòng ăn uống sạch sẽ cho khách ở trọ dùng.

Thanh niên:

– Vậy thì cho người bảo nhà họ Triệu mang cơm nước lại. Những món ngon nhất. Chúng ta cũng cần rượu ngon. Tiền bạc cần thanh toán trước hay không?

– Dạ không.. dạ không. Khi nào qúi khách lên đường ban cho luôn thể. Dù là nhỏ so với các trị trấn phồn hoa, nhưng ở đây Nam Yên là khách sạn lớn nhất có thể tiếp đãi khách quí từ xa tới. Mời công tử, qúi cô nương lên phòng ngơi nghỉ, nửa giờ sau chúng tôi sẳn sàng cơm nước.

Bốn người khách tới Cam Đường không ai khác hơn là Tích Nhân, chị em Hồng Lan và Lý Thời Minh. Tích Nhân đưa chủ nhân một nén bạc:

– Trả tiền phòng, tiền cơm .. còn lại không cần thối. Chúng ta chỉ ở một đêm. Với số tiền này…

Chủ nhân chấp tay:

– Đa tạ! Đa tạ. Với số bạc công tử gia ban cho ăn ở mấy ngày cũng chưa hết. Chúng tôi tận tình phục vụ qúi khách.

Chủ nhân vừa vồn vã mời mọi người vào trong, vừa sai bảo tiểu nhị, người lo cho ngựa, người chạy lo cơm nước.

Tích Nhân lên phòng thấy Khách Sạn Nam Yên cũng không tệ. Phòng cũng khá sạch sẽ, ngăn nắp. Giường rộng có thể nằm được hai người. Để hành lý xong, Tích Nhân bảo Thời Minh:

– Hiền đệ có mệt nằm nghỉ đi.

Thời Minh vui thích:

– Tiểu đệ chưa bao giờ thấy một căn phòng thế này. Tiểu đệ nằm dưới đất cũng thấy sạch sẽ vô cùng.

Tích Nhân:

– Là người giang hồ, hôm nay chúng ta có thể ngủ phòng, ngày mai có thể ngủ bờ, ngủ bụi. Minh đệ nên hưởng thú ngủ giường một đêm đi. Ta ngồi điều tức.

Thời Minh:

– Nhân ca đã bảo tiểu đệ.. đêm nào cũng phải luyện công.

– Vậy thì Minh đệ tự nhiên. Chuyên cần sẽ mau thành công.

Và nghiêm nghị:

– Chưa hẳn đêm nay Minh đệ được yên ổn để luyện công. Nếu có gì xảy ra, cứ ở yên trong phòng.

– Đêm nay có gì xảy ra hay sao?

– Trên đường đến đây ta biết có người âm thầm theo dõi, ta không cần tìm hiểu xem chúng là ai? Nhung nếu chúng khiêu khích thì không thể không ra tay.

Tích Nhân và Thời Minh chuyện trò giây lát thì có tiếng gõ cửa và Hồng Lan hỏi:

– Nhân đệ ! Chúng ta có thể vào?

Tích Nhân mở cửa và hỏi ngay:

– Phòng của hai tỷ tỷ có điều gì không vừa ý?

– Cũng không tệ lắm. Nằm đống cỏ giữa rừng cũng không sao. Có phòng ở thì còn chê bai nỗi gì? Chúng ta thấy hình như mình bị theo dõi.

– Trên đường đến đây tiểu đệ đã biết có mấy gã lấp ló phía sau. Võ công chúng tầm thường. Không hiểu có phải là bọn người lão họ Đoàn hay không? Chúng ta cứ chờ. Lấy bất biến ứng vạn biến. Trước tiên là chúng ta ăn một bữa cơm cho ngon miệng trước.

Tử Lan:

– Chúng đã bị theo dõi thì cơm canh cũng phải cẩn thận. Chúng có thể dùng độc.

Tích Nhân khen ngợi:

– Nhị tỷ mới ra giang hồ mà tinh tế vô cùng.

– Chúng ta chưa có kinh nghiệm bản thân, nhưng giang hồ hiểm ác như thế nào, sư phụ thường chỉ bảo cho chị em chúng ta. Tử Lan nói.

Tích Nhân:

– Hai vị tiền bối thật hai vị sư phụ xứng đáng. Trên đường đi, đến khách sạn tiệm ăn chúng ta phải luôn luôn cẩn thận. Đáng tiếc là viên Hùng hoàn châu của tiểu đệ đã mất.

Hồng Lan:

– Chúng ta có thể biết thức ăn có độc hay không? Chị em chúng ta cũng rất rành cách dùng độc.

Chuyện vãn một lúc, tiểu nhị mời cơm. Tích Nhân và chị em Hồng Lan lại nhà ăn, thấy đó là căn phòng nhỏ, trống trải, chỉ có ba cái bàn. Mỗi bàn bốn năm ghế. Trong nhà ăn thắp đèn sáng sủa. Không có ai trong phòng ăn ngoài họ. Tích Nhân và mọi người được mời uống trà, giây lát một người đàn bà và một cô gái mang đồ ăn tới. Cả hai cũng rất cục mịch, tiếng chào hỏi ồ ề, cách bày cơm nhanh nhẹn, thành thạo, chẳng có cử chỉ nào đáng để ý. Cơm mang tới có thịt heo nướng, gà quay, cá chiên, nấm xào.. không phải sơn hào hải vị, nhưng nhiều ngày ăn uống nhạt nhẽo, mọi người nghe mùi vị thơm ngon vô cùng. Thời Minh cầm đũa:

– Tiểu đệ nghe.. đói lắm..

Hồng Lan:

– Khoan đã. Để ta xem mấy món ăn mùi vị như thế nào trước. Sư phụ dặn ta khi ra ngoài luôn luôn phải đề phòng thức ăn ỏ các khách điếm.

Nàng lấy chiếc trâm trên đầu đưa vào các đĩa thức ăn để thử. Đến bát canh, nàng nhíu mày, và chụp lấy người đàn bà, quát:

– Ngươi bỏ độc gì trong canh? Tại sao hạ độc chúng ta?

Người đàn bà hoàn toàn không biết võ công líu lưỡi:

– Tiểu nhân chỉ mang cơm canh từ nhà lão Triệu đến đây, không biết.. không biết.. không biết cơm canh có độc.

Cô gái đi theo mặt tái vì sợ nhưng rồi có vẻ tức giận:

– Lão Triệu làm ăn lâu ngày ở đây, mẹ con chúng tôi phục dịch quán này bao nhiêu năm, ai không biết. Chúng tôi hạ độc qúy quan gia làm gì? Để bị ở tù hay sao?

Tích Nhân bảo Hồng Lan:

– Đồ ăn có độc không phải do họ, cũng không phải do lão nhà bếp họ Triệu. Chúng hạ độc dọc đường hay ngay trong bếp lão họ Triệu và lão cũng chẳng biết.

Hồng Lan bỏ tay người đàn bà ra. Tích Nhân bảo nàng:

– Tỷ tỷ thử xem còn mấy món ăn có độc?

Hồng Lan tiếp tục thử từng món ăn và nói:

– Chỉ có trong canh và thịt nướng.

Tích Nhân:

– Như vậy chúng ta đổ canh và vất thịt nướng đi. Còn thì chúng ta cứ dùng. Sau đó giả bộ trúng độc xem bọn chúng làm gì?

Lấy đưa cho mu đem cơm một nén bạc, Tích Nhân bảo:

– Đại tẩu đừng sợ hãi. Chờ chúng tôi ăn xong mang chén đĩa về. Cứ coi như không có gì xảy ra. Nếu đại tẩu và cô nương tỏ ra sợ hãi hay ra đường nói lên việc này. Bọn đầu độc chúng tôi có giết mẹ con đại tẩu.

Người đàn bà run run nhận nén bạc:

– Đa tạ công tử.


Nhóm Tích Nhân đang ăn, chủ nhân đưa bốn người vào. Cũng rất xảo hợp, họ cũng hai nam hai nữ. Hai người nữ không thể so bì với chị em Hồng Lan, nhưng cũng hạng cân quắc anh thư. Khoảng mười tám hai mươi tuổi. Hai người Thanh niên khoảng hai lăm, hai sáu, tướng mạo đường đường, Một người thân thể khôi vĩ, mặt vuông, miệng rộng, tai lớn, mày rô mặc áo đen, đeo đao to bản. Một người mặc áo trắng đeo kiếm rất tuấn tú, mặt trắng môi hồng, trán cao, đôi mày lưỡi kiếm, đặc biệt cả hai mắt sáng như điện, hai huyệt thái dương lộ cao chứng tỏ nội công rất cao và rất thông minh linh mẫn. Cả hai đều ăn mặc bình dị, nhưng phong thái thoát ra vẻ uy nghi, khiến người vị nể. Bốn người đều mang hành lý.

Chủ nhân tỏ vẻ rất kính trọng những người này, chắp tay mời ngồi, rối rít:

– Xa đại gia giáng lâm, phòng đã hết nhưng tiểu nhân thế nào cũng sắp xếp được. Bản điếm có hai hũ rượu ngon, và nai khô sẽ đem ra cho Xa đại gia thưởng thức chờ tiểu nhân điều đình với khách và sai người đi đặt cơm nước.

Người thanh niên đeo đao xua tay:

– Chúng ta có thể tạm dùng lương khô và rượu của chúng ta. Lão cho hai căn phòng rộng chúng ta nghỉ qua đêm là tốt. Không đòi hỏi gì nữa.

Chủ nhân vâng dạ bước ra, bốn người khách mới đến lấy lương khô và rượu mang theo để dùng. Bốn người ăn uống, không chuyện vãn gì với nhau nhiều. Hai người đàn ông thái độ bình thản, nhưng hai cô gái thỉnh thoảng lại lén nhìn qua bàn Tích Nhân. Có vẻ tò mò. Tích Nhân cũng ngầm quan sát bốn người mới tới, trong lòng phân vân không hiểu sao lão họ Đoàn có thể mua chuộc được nhiều nhân tài Đại Việt như vậy. Ăn xong, Tích Nhân bảo người đàn bà mang thức ăn:

– Đại tẩu có thể dọn dẹp được rồi.

Mụ mang đồ ăn và cô con gái hối hả dọn dẹp. Hai mẹ con người đưa cơm đi được một lúc, Tích Nhân uống hớp rượu cuối cùng, nói với chị em Hồng Lan:

– Chúng ta về phòng đi thôi. Đêm nay cần phải ngủ sớm.

Bốn người vừa đứng lên, Tích Nhân giả bộ xiêu xiêu ngã xuống bàn. Và la lên:

– Thức ăn có độc!

Chị em Hồng Lan và Thời Minh cũng ngồi xuống ghế kẻ ôm bụng, người nhăn nhó. Người thanh niên mày thanh, đeo kiếm chú ý và nói với người bên cạnh:

– Chắc họ ngộ nạn thay chúng ta rồi!

Một trong hai cô gái:

– Họ cũng hai nam, hai nữ như chúng ta. Rất xảo hợp.

Thanh niên này đứng lên nói với Tích Nhân:

– Huynh đệ có thể cho tại hạ xem các vị trúng độc như thế nào và có cách gì giúp đỡ cho được không?

Tích Nhân làm bộ khổ sở và tức giận:

– Các ngươi là ai? Phải chăng các ngươi đã hạ độc chúng ta?

Người mang đao lộ vẻ tức giận, vỗ bàn, lớn tiếng:

– Huynh đệ tưởng chúng ta là phường vô lại như vậy hay sao?

Tích Nhân:

– Nếu các vị không phải là những người hạ độc. Xin thứ lỗi cho. Chẳng hay các vị là ai?

Thanh niên đeo kiếm nhũn nhặn:

– Tại hạ người Cổ Lôi, họ Lý tên Triện, còn huynh đệ cuả tại hạ, là người có rất danh vọng cả vùng Đà giang, họ Xa tên Khả Tham. Hai tiểu muội đây là bào muội và sư muội của Xa đệ, phương danh Xa Minh và Xa Nguyệt.

Tích Nhân đứng lên cung tay:

– Tại hạ có chỗ mạo phạm xin qúy vị miễn chấp. Thức ăn mang đến cho bọn tại hạ dùng đã bị bỏ độc, chúng tôi sớm phát hiện. Không việc gì. Vừa rồi tưởng các vị là kẻ thù, chỉ là đóng trò để xem thái độ qúy vị như thế nào mà thôi.

Thanh niên đeo kiếm sảng khoái:

– Tứ hải giai huynh đệ. Không hiểu Lý mỗ có thể biết tôn tính của huynh đệ và các vị và kẻ thù là ai? Chúng tôi còn rượu ngon mang theo, chẳng hay có thể cùng nhau cạn vài chén làm quen.

Tích Nhân vui vẻ:

– Tiểu đệ họ Lê, tên Tích Nhân, hai vị tỷ tỷ là Hồng Lan, Tử Lan. Nghiã đệ là Lý Thời Minh. Bọn tiểu đệ mới ra giang hồ, nhưng nhìn phong thái hai vị cũng biết là những bậc anh hùng, nữ kiệt của Đại Việt ta. Được làm quen với qúy vị nhân huynh là điều vinh dự và may mắn cho tiểu đệ.

Hai cô gái em của Xa Khả Tham đứng lên lại bên chị em Hồng Lan. Xa Minh thân mật:

– Hai vị tỷ tỷ xinh đẹp phi thường. Bọn tiểu muội xông xáo giang hồ đã lâu, nhưng trong hàng nữ lưu chúng ta chưa thấy ai được như hai tỷ tỷ. Chưa biết tỷ tỷ là người thuộc lộ nào, nhưng tiểu muội nhìn thấy đã mến ngay, rất muốn làm quen.

Hồng Lan và Tử Lan mới ra giang hồ, cách ứng xử vụng về, đứng lên đáp lễ, nhưng không biết phải nói sao, Hồng Lan chỉ có thể ấp úng:

– Thế thì .. hay lắm.

Xa Khả Tham kéo thêm chiếc bàn kê lại:

– Mời Lê huynh đệ và các vị..

Tích Nhân bước qua, chờ Lý Triện và Khả Tham ngồi, rồi mới ngồi bên Lý Triện. Chị em Hồng Lan ngồi cạnh chị em Xa Minh, Xa Nguyệt.

Lý Triện rót rượu:

– Mời Lê huynh đệ. Chưa biết nhiều về huynh đệ. Nhưng Lý mỗ tin tưởng ở cặp mắt mình, huynh đệ không phải con cháu trung thần, thì cũng môn đồ của bậc danh sư.

Tích Nhân cười nhẹ:

– Lý huynh quá lời rồi! Tiểu đệ chẳng phải con cháu trung thần nhà Trần, mà cũng không phải cao đồ của môn phái nào. Gia phụ gia mẫu lúc con sinh tiền có chút tiếng tăm. Gia phụ là Ngân bút Lê Trung Lương, và mẫu thân là Đằng tiên Trần Kim Phượng. Các người bị kẻ thù hãm hại, lúc tiểu đệ còn nhỏ.

Lý Triện đập nhẹ tay xuống bàn, giọng ngạc nhiên, cảm xúc:

– Tình cờ mà gặp! Lê thúc là bạn thân của gia phụ. Lúc ta bốn năm tuổi , thúc thúc và thẩm thẩm từng ghé qua gia trang ở chơi một thời gian đánh cờ, dượt võ, bàn luận thế sự cùng gia phụ. Ta cũng được thúc thúc chỉ điểm cho ít đường bút pháp còn thẩm thẩm chỉ cho một ít bộ pháp tránh né kẻ địch. Thẩm thẩm rất thương ta, hứa sau này giới thiệu cho Chu sư bá nào đó nhận làm đệ tử. Hà! nhưng sau này nghe hai người ẩn cư ở Quan Sơn, không biết đích xác nơi nào rồi mất tích, muốn tìm cũng không biết nơi đâu.

Tích Nhân nghe Lý Triện từng gặp cha mẹ, cũng cảm xúc:

– Phụ mẫu đã bị kẻ thù bịt mặt hãm hại. Tiểu đệ hiện đang dò la tung tích chúng.

Lý Triện nói vài lời phân ưu, tiếc rẻ rồi giới thiệu Tích Nhân và Xa Khả Tham với nhau:

– Chúng ta đều nghe danh một kỳ nhân trong làng võ thuật Đại Việt là Đằng tiên lão nhân gia. Lê đệ là ngoại tôn của người. Còn Xa hiền đệ, nhỏ hơn ta một tuổi. Chúng ta là bạn chí thân. Nhưng Xa đệ không phải là người cùng đinh lang bạt như ta mà một trại chủ cai quản một vùng giang sơn cẩm tú, rừng núi mênh mông gồm hai mươi ba động. Hai ta thân nhau vì chí hướng tương đồng, đao pháp chẳng ai chịu nhường ai…

Khả Tham cả cười:

– Lý ca nói ta thân nhau vì đánh nhau cả mấy ngày không phân hơn kém thì được, nhưng nhắc đến chuyện trại chủ của đệ có phải chỉ làm cho Lê hiền đệ tưởng ta cũng là loại quan quyền của nước Đại .. Đại ..Ngu rồi chán ta hay không?

Xa Minh cũng cười nhẹ:

– Một người có cả hàng mấy trăm mẫu ruộng ở đất Lỗi Dương có thể là một cùng đinh hay không?

Lý Triện cười:

– Ruộng đất là của gia phụ, còn ta bây giờ là người nay đây mai đó. Mấy tháng nay đã chẳng nhờ Xa cô nương cho ăn nhờ ở đậu hay sao?

Xa Minh đỏ mặt:

– Lý ca ở với gia huynh hay tiểu muội?

– Ở với Xa đệ, nhưng cũng nhờ cô chiếu cố.

Tích Nhân thăm dò:

– Lý đại ca và Xa đại ca đến chỗ biên giới đèo heo này hẳn có việc gì quan trọng?

Lý Triện:

– Có hai tên dâm tặc đến động Xuân Nha, đầu độc, hiếp dâm phụ nữ. Theo lời người trong động kể lại, Xa đệ đoán biết là đệ tử của lão Phàng Độc Ông, và chúng ta đang đi tìm chúng để trừ hại cho giang hồ. Ngoài việc nhỏ này, chúng ta cũng muốn có dịp tham quan non sông vùng biên giới.

Xa Minh duyên dáng, thân mật:

– Lý đại ca và ca ca ta đều muốn làm tướng nên đi tham khảo địa hình địa thế, tưởng tượng chỗ này làm đồn, chỗ kia làm lũy, bố trận, mai phục. Còn chị em chúng tôi thì muốn đi thưởng thức các món ăn ngon. Ở khu vực này có một nơi gọi là Mường Hum có một dòng suối kỳ lạ, sản xuất một giống cá không đâu có là cá Thanh ngư, người bản xứ gọi là cá Pia Ngờ, mình xanh, đầu dẹp, nghe nói nướng hay rán mà ăn thơm ngon vô cùng. Hai vị Lan tỷ ngày mai đi với chị em muội được không?

Hồng Lan dè dặt:

– Thời giờ và đi đứng của chị em ta tùy theo Nhân đệ.


Khả Tham la em:

– Lê thiếu hiệp phải đi cứu người. Thời giờ đâu mà đi thưởng thức thanh ngư của ngươi!

Xa Minh xịu mặt xuống:

– Tiểu muội..

Lý Triện hình như không muốn Xa Minh buồn:

– Ta biết Nhân đệ rất gấp, nhưng chúng ta có duyên gặp gỡ, có thể lưu lại một ngày cho thoả tình tương hội?

– Tiểu đệ cũng có một việc đang lo trong lòng. Được gặp Lý ca cũng là duyên và cũng muốn nhờ Lý ca giúp cho một việc. Nên cũng có thể ở lại một hai ngày.

Lý Triện vui vẻ:

– Nhân đệ ở lại hàn huyên với ta một ngày. Nhân đệ muối sai phó điều gì ta cũng chẳng nề khó nhọc.

Tích Nhân:

– Chuyếân đi sang Vân Nam của đệ phải đối phó với những cao thủ hữu hạng, mà Lý Thời Minh võ công còn thô sơ nên nếu có thể Lý ca đưa dùm đến Vân Trung Cốc. Ở đó tiểu đệ có hai người nghiã đệ là Nùng Thừa Lân, và Phạm Hổ Hùng để ba anh em có thể chiếu cố nhau, giúp Thời Minh trau dồi võ nghệ.

Lý Triện:

– Ta và Xa hiền đệ đang muốn xuyên rừng Việt Bắc, đi tận tới Lạng Sơn, xem xét động tĩnh Thần thương trang. Vân trung cốc, Bách nhạn động cũng trên đường đi. Đưa Lý hiền đệ đến đó, chúng ta còn có dịp bái kiến Nùng Bản Thanh tiền bối là một vinh dự.

Xa Minh:

– Lý đại ca và Lê đại ca gặp nhau đã mến, sao không kết nghĩa với nhau. Thì Lý thiếu hiệp cũng là nghiã đệ của Lý đại ca vậy.

Lý Triện nhẹ vỗ tay xuống bàn:

– Ý kiến rất hay. Chỉ sợ Nhân đệ mới gặp ta, chưa hiểu gì nhau có chút e dè.

Tích Nhân khẳng khái:

– Nhìn Lý huynh và Xa huynh, tiểu đệ cũng biết hai người là bậc anh hùng thời nay. Chỉ sợ hai người chê bỏ tiểu đệ mà thôi.

Khả Tham đứng rót rượu cho mọi người vui vẻ:

– Đêm nay bọn họ Phàng hạ độc thức ăn của Lê đệ. Chúng sẽ kéo đến đây. Đêm nay chúng ta dạy chúng một bài học. Ngày mai cùng dùng khinh công đến khu rừng núi Mường Hum bắt cá Pia Ngờ hay Thanh ngư uống rượu, cùng núi cao trời rộng kết tình huynh đệ buổi gặp bất ngờ này!

Tích Nhân nâng rượu đứng lên:

– Kính mừng hai vị đại ca!

Lý Triện và chị em Xa Minh đứng lên. Chị em Hồng Lan và Thời Minh cũng làm theo. Lý Triện nói:

– Ngày mai chúng ta cùng nhau kết bái, nhưng ly rượu này coi như chúng ta đã là thủ túc chi giao.

Họ cùng nâng rượu và cạn chén, và ngồi xuống, Tích Nhân đặt chén xuống bàn, cười nhẹ:

– Bọn địch nhân đã tới. Có tất cả chín tên. Có hai tên chân bước nhẹ nhàng như lá rụng. Chúng đang rình quanh khách sạn, hình như còn chờ đợi ai.

Nghe Tích Nhân nói, Lý Triện và Xa Khả Tham lấy làm nghi ngờ trong lòng, nhưng không tiện tỏ ý.

Tích Nhân hỏi:

– Lão Phàng Độc Ông là người ở vùng này?

– Không, căn cứ của lão ở núi Ngư Sơn. Một ngọn núi hiểm trở vùng Để Định, nhưng lão có con cháu và đệ tử ở nhiều nơi làm tay chân. Hai tên dâm tặc, đệ tử hay có thể là con cháu lão, theo dấu vết có lẽ trú ẩn ở vùng này. Chúng ta cũng định trên đường đi ghé Ngư Sơn tìm lão để trừ hại cho giang hồ.

Tích Nhân cười nhẹ:

– Vì truy đuổi hai tên dùng độc nên các vị chỉ dùng lương khô của mình. Còn tiểu đệ tưởng các vị là người theo dõi mình và dùng độc ám toán. Dọc đường đến đây, tiểu đệ bị nhiều kẻ rình mò theo dõi. Bọn rình bên ngoài đã có mười hai tên. Chúng còn kéo tới nữa.

Trong lòng không dám tin vào thính lực của Tích Nhân, Lý Triện hỏi cho qua chuyện:

– Nhân đệ vì sao đến vùng này?

Tích Nhân thở dài:

– Tiểu đệ phải sang Vân Nam, đến tận vùng Đại Lý để cứu người.

– Ồ! Sao lại có việc như vầy?

Tích Nhân kể sơ cho anh em Lý Triện nghe việc lão họ Đoàn, dòng dõi vua Đại Lý trước đây muốn phục nghiệp, nhưng lại chiêu mộ người Đại Việt làm tay sai và cũng luôn luôn cho người đến Đại Việt tìm các bí cấp võ công. Chúng đã bắt Thu Hà đòi mình đem Đằng tiên bí kíp đi chuộc cho họ nghe.

Lý Triện thở dài:

– Ta bôn ba nhiều nơi giao kết anh hùng hào kiệt, nhưng lại hoàn toàn không biết gì về việc hậu duệ nước Đại Lý lại hoành hoành ở nước ta như vậy.

Khả Tham cau mày:

– Anh em chúng tôi có biết việc nhiều gia tộc có võ công bị bọn bí mật tàn sát, nhưng cứ cho đó là tội ác nhóm nha trảo họ Hồ hay bọn bại hoại võ lâm. Hoàn toàn không nghĩ có chuyện hậu duệ Đại Lý làm ra việc này. Nhân huynh đệ đã đối đầu hẳn hiểu nhiều về bọn chúng?

– Tiểu đệ cũng không hiểu nhiều. Chưa biết căn cứ của họ ở đâu. Lúc còn trẻ bị chúng bắt trùm kín trong bao vải mang đi, có nghe tới hai tên người Đại Việt làm tay sai cho chúng là Đèo Căn và Bế Thiệu. Chúng làm việc cho môt cô gái xưng là đàn chủ. Mới đây, tiểu đệ có gặp lão vua vong quốc họ Đoàn, nhưng chưa tỷ thí. Những cao thủ hộ vệ cho lão đều thuộc hàng nhất lưu cao thủ.

Lý Triện thở dài:

– Nước ta đang bị mật thám nhà Minh rình rập, mật thám nhà Hồ soi mói, một số không nhỏ hào kiệt võ lâm ráo riết hoạt động để tiếp tay cho Trần Khang, chuẩn bị làm toán tiền phong cho quân Minh, còn có thêm lão hậu duệ họ Đoàn hoành hoành nữa. Biết phải làm sao đây?

Xa Nguyệt:

– Lý đại ca được nhiều người tôn xưng là Trại Gia Cát, mà than như vậy, thì còn ai biết phải làm thế nào?

Nguyên Lý Triện là người rất có tên tuổi, có thể nói là người văn võ toàn tài. Lúc trẻ có mộng làm tướng, nên ngoài võ nghệ gia truyền, còn học thêm võ công của nhiều cao thủ lừng danh và tham thấu các sách binh cơ, mưu lược cổ nhân. Khi thấy họ Hồ chuyên quyền, có mưu đồ soán nghiệp, Lý Triện âm thầm làm việc cho Thượng tướng Trần Khát Chân. Mưu cơ ám sát Hồ Qúy Ly không thành, ông bôn ba ẩn tránh, hành tung nay đây mai đó, kết giao hào kiệt. Vì võ công rất cao, và họ Hồ cũng không nắm được bằng chứng ông giúp dật Thượng Tướng Trần Khát Chân nên vẫn có thể ung dung đi đứng. Kiến thức, nhận định của Lý Triện, so với những người chỉ học võ rất chênh lệch nên được võ lâm xưng tôn là Trại Gia Cát.

Lý Triện:

– Việc anh em mến mộ mà khen tặng, thường quá đáng.

Tích Nhân dỏng tai, nói:

– Bọn chúng đã tới. Tám tên nữa, tất cả đều cao thủ!

Lý Triện và Xa Khả Tham khẽ cau mày. Xa Khả Tham trong lòng thầm khó chịu, tưởng Tích Nhân loè bịp, khoát lác. Ngồi trong nhà mà biết bên ngoài có bao nhiêu người kéo tới. Tiếc thầm đã lỡ hứa kết nghĩa đệ huynh với Tích Nhân, nhưng chỉ giây lát là kinh ngạc và bên ngoài có tiếng ngạo mạn vọng vào:

– Mời Xa trại chủ và Trại Gia Cát tương hội. Lão phu đã đích thân đến đây, hai vị không gặp cũng không được nữa.

Người nói vận công lực vào âm thanh, tiếng nói không lớn, nhưng nếu ai ở trong khách điếm đều nghe rõ nuồn nuột.

Lý Triện thở dài:

– Ta chưa tìm, chúng đã đến cửa khiêu chiến. Kỳ này chúng ta đã bị bao vây.

Xa Khả Tham đứng lên:

– Đêm nay đành đại khai sát giới.

Khả Tham ra cửa, Lý Triện, chị em Xa Minh, và nhóm Tích Nhân cũng ra theo.

Ra ngoài, Khả Tham thấy trước cửa khách điếm có đúng tám người đứng thành hàng ngang. Ở giữa là Phàng Độc Ông và một trung niên. Tích Nhân thấy Phàng Độc Ông khoảng trên sáu mươi. râu lưa thưa, quấn khăn đen, mặc áo dài trắng. Thân thể khô đét. Người bên cạnh lão họ Phàng không ai xa lạ chính là Lý Đại Hùng, người anh rể thứ tư của Thu Hà. Ba người bên tay trái lão họ Phàm là ba anh em Thiên Thủ tam kiếm. Còn ba người bên phải Lý Đại Hùng thì chưa từng gặp mặt. tuổi tác độ bốn mươi, nước da đen đúa nhưng diện mạo trông cũng rất đoan chính. Cả ba cùng cầm thiết trượng. Bọn Khả Tham ra tới sân, còn thấy rõ trên nóc khách điếm đứng giang hàng bốn cao thủ, hai bên khách điếm mỗi bên bốn. Bây giờ Khả Tham và Lý Triện mới thầm phục, biết Tích Nhân võ công hơn họ rất xa và biết vậy nên cũng cảm thấy an tâm, không lo tình trạng quả bất địch chúng. Khả Tham hướng vào lão Phàng, quắc mắc:


– Ta định đến Ngư Sơn tìm ngươi trừ hại cho giang hồ. Không ngờ ngươi lại tự mang đầu đến nạp.

Phàng Độc Ông cười khục khặc:

– Nghe tên không bằng mắt thấy, thì ra Xa trại chủ cũng chẳng phải là người có cặp mắt nhận biết tình hình chút nào. Ta chỉ sợ đêm nay, nếu trại chủ không ngoan ngoan theo lời yêu cầu của chúng ta, sẽ khó mà về tới nhà thấy mặt mấy người em.

Lý Đại Hùng, không ngạo mạn như Phàng Độc Ông , tỏ ra rất giữ lễ và không phải là người của Phàng Độc Ông.

– Tại hạ Lý Đại Hùng, đệ tử dưới trướng Thần thương trang xin chào Xa trại chủ.

Gã hắng giọng:

– Sư phụ tại hạ đã định tìm dịp đến yết kiến Xa trại chủ, nhưng chưa có dịp. Hôm nay tình cờ qua đây, nghe Phàng tiền bối có ước hẹn với Xa trại chủ và Lý đại hiệp nên cũng đến đây, mong hai bên hoá giải những mối hiểu lầm, hoá địch thành bạn.

Xa khả Tham cười khảy:

– Hoàng Mật mới quật khởi, so với lão độc vật họ Phàng, xú danh trong giang hồ còn kém xa, ngươi chỉ là đệ tử của lão Hoàng Mật thì có khả năng gì bảo ta và lão họ Phàng nghe lời ngươi?

Và Khả Tham hét lớn:

– Phàng Độc Ông! Đệ tử của ngươi đến địa phận của ta hiếp dâm phụ nữ, giết người lương thiện. Ta chưa hỏi tội ngươi, hôm nay ngươi mang người đến bao vây, ngươi muốn gì?

Lão họ Phàng cười the thé:

– Ngươi bảo đệ tử ta hiếp dâm phụ nữ, giết người lương thiện, vậy chúng là ai? Tên gì? Dùng độc trong thiên hạ đâu phải chỉ mình ta? Gần đây có mụ Bế Diều. Ngay vùng ngươi ở lão Xa Tư Vinh nổi tiếng ác độc, ai nghe đến lão mà không ớn lạnh. Họ Xa các ngươi ngoài Độc lão Xa Tư Vinh, còn rất nhiều người chuyên dùng độc nữa, sao ngươi lại không tra xét từ tông tộc của ngươi mà nói rằng dùng độc hiếp dâm là đệ tử của ta. Họ Xa bọn ngươi đời đời nối nghiệp làm phụ đạo, võ nghệ bá chủ một phương, quân lính hàng ngàn, ngay như ta cũng không dám đến chỗ của ngươi hoành hành, huống gì là đệ tử của ta. Hôm nay ta mời nhiều cao thủ đến đây cũng chỉ muốn làm sáng tỏ việc này.

Khả Tham cả cười:

– Ngươi hạ độc vào thức ăn, mời bọn thảo khấu tới đây làm sáng tỏ sự việc với ta hay sao?

Người đàn ông đứng bên cạnh Lý Đại Hùng trầm giọng:

– Xa trại chủ quả mục hạ vô nhân.

Lý Triện hỏi ngay:

– Các hạ có phải là người đến từ Phù Long đảo?

Người nọ cười lớn:

– Quả nhiên danh hiệu Trại Gia Cát cũng có chỗ khác thường.

Lý Triện:

– Phù Long đảo chủ lâu nay không lai vãng giang hồ, sống sung túc với cá dưới biển, mật ong hảo hạng trên rừng. Vốn có danh tiếng hiệp nghĩa, hôm nay lại vì cớ gì lại dính líu với Phàng độc vật?

Phù Long đảo chủ là Vũ Văn Di, hai người em là Vũ Văn Qúy và Vũ Văn Tham vốn người Hải Dương, lúc nhỏ học văn, sau được một nhà sư vân du chỉ dạy trượng pháp. Từ đó, không còn chí thi cử mà đến đảo Phù Long cư trú. Với võ công khá cao, mấy lần bọn cướp bể nhà Minh ghé đảo đều bị ba anh em đánh bại, bảo vệ dân chúng trên đảo, tên tuổi vì thế nức danh cả vùng duyên hải.

Vũ Văn Di cười:

– Nghe đồn Lý đại hiệp văn võ song toàn, nhưng không hiểu rằng, một tiếng thét của thần tăng có thể làm anh đồ tể giác ngộ. Anh hùng thảo mãng, trộm đạo đi nữa khi được gặp minh chủ giương cao ngọn cờ đại nghĩa có thể trở thành tướng giỏi, hiền thần. Phàng tiền bối, có thể không quản thúc đồ đệ chặt chẽ, gây ra một số bất mãn, nhưng cá nhân của Phàng tiền bối đâu đã làm điều gì quá đáng. Anh em tại hạ không phải đến đây bênh vực Phàng tiền bối chống lại Lý đại hiệp và Xa trại chủ mà chỉ muốn mời qúy vị đi gặp thượng cấp một chuyến.

Lý Triện:

– Người có thể sai khiến Phù Long tam trượng, Thiên thủ tam kiếm, nhất định không phải là kẻ tầm thường, chẳng hay Lý mỗ có thể biết được đại danh?

Vũ Văn Di:

– Nghe danh sao bằng diện kiến! Tại hạ mong Lý đại hiệp và Xa trại chủ vui lòng theo chúng tôi, tất gặp được người muốn gặp và sau đó tất cả chúng tôi đều xin lỗi hai vị đã xúc phạm lần này.

Khả Tham quắc mắc, tiếng sang sảng:

– Họ xa ta nếu không mang tội đại nghịch, ngay hoàng đế cũng không phi lễ như các ngươi. Chủ nhân ngươi là ai, ta cũng không thèm gặp. Hôm nay các ngươi không đi, thì ngọn đao trong tay ta đuổi các ngươi đi vậy.

Đinh Hưng, thủ lãnh Thiên thủ tam kiếm cười lạnh:

– Trẻ con không sợ cọp dữ. Chúng ta đã thừa lệnh, các ngươi không tự đi thì trói các ngươi mang đi vậy.

Cả ba rút kiếm xông tới.

Tích Nhân đứng đàng xa, quát:

– Thiên thủ tam kiếm! Ta đã tha chết một lần lại không ăn năn hối cải còn hung hăng giúp giặc làm dữ hay sao?

Tích Nhân ngầm vận nội lực, làm cho bọn cao thủ cảm thấy máu huyết nhộn nhạo. Thiên thủ tam kiếm, sợ hãi dừng chân.

Tích Nhân thong thả bước ra đứng bên Lý Triện và Xa Khả Tham. Hồng Lan và Tử Lan cũng bước ra đứng phía sau.

Thiên thủ tam kiếm từng gặp Tích Nhân, lúc bấy giờ là một cậu bé ốm yếu. Lúc này thấy một thanh niên nói từng tha chết cho mình, nhưng chứng tỏ công lực rất cao, lấy làm ngạc nhiên. Đinh Khai nóng nảy, thấy Tích Nhân chỉ là một thanh niên còn trẻ, trước mặt mọi người nói từng tha chết cho anh em mình thì tức giận:

– Cẩu tạp chủng, ngươi không muốn sống nữa phải không?

Bằng thân pháp cũ, từng tát Đinh Khai một bạc tai ở nhà Hoàng Thu Hà. Tích Nhân lách mình, một tiếng bốp vang lên. Tích Nhân quay trở lại chỗ cũ, còn Đinh Khai tưởng như búa tạ đạo lên mặt, lão đảo liên tiếp bốn năm bước mới đứng lại được. Tích Nhân hỏi:

– Nếu ta dùng thêm chút công lực, thì ngươi có thể sống không? Nhớ lại ta là ai chưa? Biết điều thì đi đi. Ta tha chết cho ba anh em các ngươi lần nữa.

Đinh Hưng nhăn tít đôi mày, rồi cung kính chấp tay:

– Đa tạ thiếu hiệp lưu tình. Đã có thiếu hiệp ở đây, anh em tại hạ đâu dám không vâng lời. Chúng tôi sẽ tìm thiếu hiệp sau này để nghe lời sai bảo.

Như con chim, Đinh Hưng phóng đi ngay. Hai người em cũng vội chạy theo anh.

Ba anh em Thiên thủ tam kiếm rất có danh trong giang hồ. Mới gặp Tích Nhân đã bỏ chạy làm bọn cao thủ có mặt đều bàng hoàng. Lý Triện nghe biết Đằng tiên lão nhân là một kỳ nhân, nhưng thấy Tích Nhân còn trẻ cũng tưởng công lực cũng không thế nào cao siêu cho lắm, nhưng Tích Nhân đánh Đinh Khai như thế nào, ngay mắt mình cũng không nhìn thấy, thì kính phục vô cùng. Còn Xa Khả Tham từ lâu vẫn nghĩ võ công như mình và Lý Triện, trong giang hồ cũng không có mấy đối thủ, bây giờ thấy Tích Nhân như vậy mới biết ngoài trời có trời, và cũng cảm thấy vui mừng được kết nghĩa huynh đệ với Tích Nhân.

Tích Nhân đuổi ba anh em tam kiếm đi rồi, mắt nhìn Lý Đại Hùng:

– Lý đại ca cũng nên về nói với Hoàng tiền bối nên đoạn giao với Hoàng Quảng Thành và không nên đem Thần thương trang làm nơi tiếp tay cho tham vọng nhà Minh. Cha con Hồ Qúy Ly soán nghịch người người đều giận, nhưng tiếp tay cho giặc ngoại xâm, cõng rắn cắn gà nhà còn có tội lớn hơn.

Lý Đại Hùng, nhìn Tích Nhân chăm chăm, rồi cười lớn:

– Thì ra ngươi là tên mặt trắng dụ dỗ cả Thu Hà và Vân Thao bỏ nhà, phản cha phản anh đó phải không? Hai đứa nó đâu rồi? Bảo ra đây gặp ta.

– Thu Hà và Vân Thao không đồng quan điểm với cha, là hai bông sen trong bùn. Hai nàng đều không có mặt ở đây. Nếu không thì cũng phải khuyên Lý đại ca ít lời.

– Nhạc phụ ra lệnh truy tìm bọn chúng và ngươi, gặp đâu giết đó để bảo toàn gia pháp họ Hoàng. Hôm nay ngươi gặp ta là tới số. Hãy ngửa cổ chịu chết.

– Lý Đại Hùng xách thương bước ra. Nhắm Tích Nhân phóng tới.

Cây thương Lý Đại Hùng xử dụng toàn bằng sắt, nặng cũng cả trăm cân và trong tay khác hẳn Tôn Cường một trời một vực. Đại Hùng muá thương xông tới Tích Nhân, bóng thương vùn vụt, thương ảnh chập chùng, nổi thành trận gió, áp lực bao trùm mọi nơi. Xa Khả Tham và Lý Triện thấy uy lực đường thương, cũng phải thầm khen võ công của Lý Đại Hùng, né sang một bên cho Tích Nhân dễ đối phó. Lý Đại Hùng phóng tới, Tích Nhân vẫn đứng yên, định thương tới nơi dùng trảo công chụp lấy, giựt thương, dằn mặt gã một phen và làm nhụt chí lão Hoàng Mật, chứ không đả thương, hại mạng. Tuy nhiên, Hồng Lan và Tử Lan thấy Đại Hùng vô lễ với Tích Nhân, phiá sau nhấc mình lên cao phóng ra, hai lưỡi kiếm cũng tung ra. Một léo sáng như chớp giăng, mang theo tiếng nổ ầm ì, một nhẹ nhàng như tơ trời. Đại Hùng thấy áp lực nặng nề đè xuống, vội hét lên một tiếng vận hết nội lực khoa thương lên đón đỡ. Cây thiết thương rất nặng, đúc bằng thép tốt. Đại Hùng đinh ninh hai lưỡi kiếm mỏng manh sẽ bị cây thần thương đánh tạt ra, nhưng gã không thế nào ngờ hai cô gái trước mặt là truyền nhân của bậc kỳ nhân, hàng ngày luyện kiếm trong thác nước, nội lực và kiếm chiêu của họ ngay sư phụ của hắn cũng không phải đối thủ. Võ công của Đại Hùng, nếu hiểu biết địch nhân thuộc loại nào, cũng có thể rán cầm cự tránh né với song Lan một lúc, không đến nỗi bại ngay, nhưng vì ỷ y sức mạnh của mình và ưu thế của thương so với kiếm, định lấy lực đè người đã làm gã chết không kịp nhắm mắt. Cây thương gã tung lên như gặp một tấm lưới vô hình, không thể đẩy lên cao được. Lưỡi kiếm mỏng manh nhẹ nhàng của Hồng Lan đè chặt mũi thương của gã, như hút lấy, gã chưa kịp phản ứng, thì nháy mắt ấy kiếm của Tử Lan như mũi tên xuyên vào tim gã. Hồng Lan và Tử Lan giết xong Đại Hùng, chân không chấm đất, như hai cánh bướm phi thân trở ra sau lưng Tích Nhân, tra kiếm vào vỏ, còn Đại Hùng hai mắt còn mở to, đứng yên một lúc rồi mới ngã xuống, máu từ ngực mới bắn ra thành vòi. Tất cả cao thủ hiện diện thấy hai cô gái vô danh trong nháy mắt giết ngay môt cao thủ có hạng như Đại Hùng, ai cũng bàng hoàng, thất sắc. Tích Nhân thấy Đại Hùng bị giết có chút ân hận, nhưng Hồng Lan và Tử Lan không kinh nghiệm giang hồ, ra tay thì không nhân nhượng, và việc đã lỡ cũng không còn cách nào hơn. Không thể trách hai nàng trước mặt mọi người.

Phàng Độc Ông chạy ra đỡ Đại Hùng lên, điểm huyệt cầm máu, nhưng thấy tim đã ngừng đập và máu không còn chảy ra nữa. Lão đứng lên vừa phẩn nộ, vừa run sợ. Hỏi Tích Nhân:

– Các vị là ai? Xin cho biết tôn tính đại danh, và môn phái.

Tích Nhân chậm rãi, từng tiếng:

– Tại hạ họ Lê, tên Tích Nhân. Hai hiền tỷ họ Vi từ Bách Lan cốc tới đây. Các vị nên rút khỏi nơi này đi. Đừng làm việc ác, toan tính việc bán nước cầu vinh nữa.

Phàng Độc Ông hình như không để ý hết lời Tích Nhân, lão trầm ngâm lẩm bẩm:

– Họ Vi.. Họ Vi..Bách lan cốc..Họ Vi, Bách Lan Cốc…nhất âm, nhất dương.. xuyên tâm vô huyết..

Lão tự lẩm bẩm rồi rùng mình, mặt mày sợ hãi, xốc Đại Hùng lên vai cắm đầu chạy. Bọn cao thủ theo lão cũng vội vàng chạy theo, chỉ ba anh em họ Vũ còn đứng lại. Nhưng chỉ giây lát, họ cũng bỏ đi. Bị bao vây, tưởng phải đối đầu với hai chục cao thủ, võ công ai cũng không vừa, thấy rõ dữ nhiều lành ít, sống chết khó biết, nhưng mình chưa có dịp ra tay mà chỉ giây lát địch nhân phải bỏ chạy cả, làm Xa Khả Tham và Lý Triện cũng phải bàng hoàng. Cả hai không ngờ trận chiến kết thúc nhanh như vậy. phải lúc sau Khả Tham mới cười lớn:

– Hay lắm! Lê hiền đệ. Ta không thế nào ngờ võ công của hiền đệ và hai vị hiền tiểu muội siêu thần nhập thánh đến như vậy. Nếu không chứng kiến, ta không thể nào tin được.

Tích Nhân khiêm nhượng:

– Xa đại ca quá khen mà thôi.

Tiếng cười của Khả Tham như làm cho hai cô em bừng tỉnh.

Xa Minh vội chạy đến bên Hồng Lan, Tử Lan nắm tay:

– Hai tỷ tỷ phải nhận tiểu muội và Nguyệt muội làm em, chỉ dạy cho chút kiếm pháp mới được.

Hồng Lan thấy được khen ngợi trong lòng vui vẻ, nhưng ấp úng:

– Ta..ta..

Tích Nhân cười:

– Xa huynh và Lý huynh đồng lòng kết nghĩa huynh đệ cùng tại hạ. Chúng ta chẳng phải là người một nhà hay sao?

Lý Triện vui vẻ:

– Không ngờ! không ngờ! Ta biết Lê đệ là con nhà danh gia, võ công chẳng phải tầm thường. Nhưng ta không thể nào tưởng tưởng đã thuộc loại tuyệt đỉnh như vậy. Đêm nay chúng ta phải cạn ngàn chung mới được.

Tích Nhân cười:

– Đêm nay thức trắng uống ngàn chung rượu ngày mai Lý đại ca làm sao có thể đưa Xa cô nương đi bắt cá thanh ngư?


Xa Minh có chút nũng nụi:

– Lý đại ca gặp người anh hùng thì quên ngay tiểu muội. Có ngồi một bên cũng như ở tận chân trời.

Khả Tham cười:

– Chứ không phải ngươi mến phục Lý đại ca, vì cũng giống ca ca ngươi, đã có bạn hiền thì không còn quan tâm việc gì khác hay sao? Bây giờ ngươi và Xa Nguyệt hãy chứng tỏ là những phụ nữ tài giỏi, dù đêm hôm cũng có thể làm mấy món nhắm ngon, còn ta nhờ lão chủ nhân, tìm mua hết rượu trong tiểu trấn này đem về đây là việc cần nhất.

Xa Minh cong cớn:

– Đại ca lúc nào cũng bắt nạt tiểu muội..

Nói lời cự nự, nhưng Xa Minh và Xa nguyệt đi nhanh vào khách điếm.

Đêm đó, Thời Minh ngồi im lắng nghe Tích Nhân, Lý Triện, Tích Nhân uống rượu chuyện trò một lúc, và không hiểu gì nên chưa khuya đã gục xuống bàn ngủ ngáy như sấm. Tích Nhân phải dìu để sang một bàn khác. Chị em Hồng Lan, Xa Nguyệt ngồi giây lát nữa rồi vào phòng. Chỉ còn bốn người. Xa Minh là gái, nhưng tửu lượng không thua nam nhi, và nghị luận cũng vô cùng sắc bén. Tích Nhân thấy nàng và Lý Triện xứng đáng là một cặp tri kỷ, tri bỉ. Lý Triện là người vốn có lòng vì nước, Xa Khả Tham dòng dõi nối đời phụ đạo cai quản một phương, dù vẫn làm quan với nhà Hồ, nhưng lòng trung với nhà Trần không thay đổi. Vì thế việc nghị luận của họ cũng chỉ xoay quanh việc thời thế. Tích Nhân chân ướt chân ráo vào giang hồ, nhưng từng nghe Nùng Bản Thanh nói quan điểm của ông về nhà Hồ, về quân Minh và người Đại Việt có nên vì chống nhà Hồ mà giúp quân Minh hay không? Những quan điểm của Nùng Bản Thanh rất hợp ý Tích Nhân. Và dĩ nhiên Tích Nhân cũng đem nó ra trình bày. Những người anh hùng, kiến thức như nhau, luôn có nhận định giống nhau. Lý Triện và Xa Khả Tham nghe ý kiến Tích Nhân rất hợp ý làm cho họ cảm thấy gần gũi nhau hơn.

Lý Triện và Xa Khả Tham đều là những người hằng tâm với dân với nước. Họ không chấp nhận nhà Hồ, nhưng cũng không đồng ý với những người kêu van, xin nhà Minh đem quân sang Đại Việt, thấy Tích Nhân võ công xuất thần nhập hoá, nghĩ trên đời này, tìm khắp cả nước không có ai bằng, và tâm ý giống mình nên cùng khuyên Tích Nhân đứng ra lãnh đạo, chiêu mộ hào kiệt, đối phó với họa nước. Tích Nhân khiêm nhượng cho biết trước đây Thanh hồng kiếm khách Trần Ngải cũng mong mình có chí lớn, xây dựng lực lượng chống lại nhà Hồ, nhưng từ chối vì chí mình chỉ muốn theo gương ngoại tổ, làm người hạt nội mây ngàn, và góp phần xây dựng nền võ thuật Đại Việt hiện đã sa sút nhiều so với một hai trăm năm trước. Thấy Tích Nhân quá qủa quyết, Lý Triện và Xa Khả Tham không nài ép thêm. Không đồng ý mình đứng ra lãnh đạo, nhưng Tích Nhân thấy Lý Triện và Xa Khả Tham đều là bậc anh tài, và cùng có chí vì nước vì dân nên khuyến khích ho mạnh dạn đứng lên. Xa Khả Tham nói mình là người thiểu số khó làm cho người trong nước chấp nhận. Còn Lý Triện nói mình chỉ có một số anh em tương đắc, nhưng không có thuộc hạ, không có căn bản lo việc lớn, và cười:

– Huynh đệ gọi ta là Trại Gia Cát. Ta không thể so bì trong muôn một với Gia Cát Lượng, nhưng cái danh mà anh em tặng cho ta, cũng nói lên ta chỉ có thể là người làm kẻ tôi thần, thờ phụng đấng minh quân mà thôi.

Xa Minh bất ngờ hỏi:

– Hai vị đại ca có nhận định gì về anh em họ Lê động Khả Lam?

Lý Triện trầm ngâm:

– Ta chưa từng gặp, nhưng biết Lê Lợi dù còn trẻ tuổi, mà có chí cao xa. Trong số anh hùng hiện nay, ngoài Xa đệ, Lê Lợi có căn bản phất cờ khởi nghĩa, tranh bá đồ vương nhất. Dưới tay Lê Lợi thuộc hạ, tôi tớ hàng ngàn. Ân nghiã ông cha ba đời rải khắp vùng Lương Giang. Anh hùng vùng Thiên Xương như Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Lí, Lê Văn Linh, Đinh Lễ… đều là những tay võ nghệ cao cường, thông thạo binh thơ.

Lý Triện uống một nhấp rượu rồi kể:

– Một buổi chiều kia ta trú mưa trong một lương đình, nghe có người ngựa chạy tới, tưởng nha trảo họ Hồ, ra cửa sợ chúng nhìn thấy bèn lánh mình lên cây xà ngang. Bọn người tới, là ba cụ già và bốn trang thanh niên tráng hán đi buôn về. Sau khi ăn uống, họ cùng nhau ca tụng Lê Lợi anh hùng nghĩa khí, nhân cách phi thường. Người mình rất tin tưởng tướng số và phong thủy. Bọn người này, kẻ thanh niên hỏi, mấy cụ già trả lời. Một ông già nói rằng Lê Lợi đi như rồng, bước như hổ, tiếng vang như chuông, vai trái có bảy nốt ruồi đỏ như son theo hình thất tinh, là tướng đế vương, thụ mệnh ở trời. Một người phụ hoạ nói rằng khi Lê Lợi sinh ra ánh sáng đầy nhà, chỉ có đế vương khi sinh ra mới có ánh sáng như vậy. Một người nói thân phụ của Lê Lợi là Lê Khoáng được táng trên đất kết, hình qủa quốc ấn. Phiá tả có núi Thái Thất, Chí Linh, phiá trước có nước Long Sơn, bên trong có nước Long Hồ. Bên hữu nước vòng quanh tay Hổ. Bên ngoài núi như hạt trai bao bọc, thế nào Lê Lợi cũng phát đế vương. Một cụ già nói bà Trịnh thị Ngọc Thương là người cùng thôn Như Áng với mình. Bấy giờ ở thôn Như Áng có cây quế to, có một con hổ đen, ngày ngày xuất hiện, không làm hại ai. Lâu ngày thân quen với dân chúng. Tối đêm ngày mồng sáu, tháng tám, năm Ất Sửu con hổ đen gầm lên một tiếng rung chuyển từng núi rồi biến mất, và lúc ấy là lúc Lê Lợi sinh ra. Khi lọt lòng mẹ Lê Lợi lông tóc đều đen, rất khác với những đứa trẻ khác. Tóm lại, họ rất sùng bái, tin tưởng ở Lê Lợi có chân mạng, cùng nhau tán tụng và kẻ già dặn người trẻ hết lòng trung thành với chủ, dù dầu sôi lửa bỏng cũng không từ nan. Câu chuyện trên cho thấy Lê Lợi rất được dân chúng trong vùng tin tưởng..

Xa Khả Tham hỏi:

– Đại ca có tin tưởng những chuyện huyễn hoặc ấy hay không?

– Ta không tin lắm, nhưng cũng không bác bỏ những việc mà lâu nay mọi người tin tưởng. Chính vì không quá tin nên dù ở không xa Lê Lợi mấy mà cho đến nay ta cũng chưa tìm đến Lam Sơn yết kiến.

Xa Minh:

– Sau này chúng ta phải đến Lam Sơn một chuyến, xem Lê Lợi là người thế nào? Có thể Lê Lợi là người có tham vọng, nên tạo ra những chuyện này để lừa gạt dân chúng.

Tích Nhân:

– Tiểu đệ không biết phong thủy, tướng mạo có thể đánh giá con người hay không, nhưng với một người có thuộc hạ trung thành như vậy, đại ca cũng nên tiếp xúc. Không hiểu việc huyền hoặc có đáng tin không? Nhưng có nhiều người có thể biết trước hoạ phúc, vận mênh con người và vận mệnh cả một nước. Gia cát Lượng năm xưa theo phò Lưu Bị cũng biết trước nhiệp Hớn không thể trung hưng. Thiền sư Vạn Hạnh biết suy vong tới mấy trăm năm, hết Lý tới Trần, hết Trần lại Lê. Lúc Bùi Mộng Hoa bá bá trú ẩn trong nhà tiểu đệ, người có đọc mấy câu sấm của Thiền sư, tiểu đệ còn nhớ:

Thụ căn diểu diểu

Mộc biểu thanh thanh

Hòa đao mộc lạc

Thập bát tử thành

Đông A nhập địa

Dị mộc tái sinh

Chấn cung kiến nhật

Đoài cung ẩn tinh

Lục thất niên gian

Thiên hạ thái bình.

(Rễ cây thăm thẳm

Ngọn cây xanh xanh

Hòa đao mộc ngã

Thập bát tử thành

Đông A vào đất

Cây khác lại xanh

Khoảng sáu bảy năm

Thiên hạ thái bình)

Xa Minh hỏi ngay:

– Mấy câu sấm ý nghĩa thế nào? Vì sao qua nó mà biết hết Lê tới Lý, hết Lý tới Trần..?

Lý Triện giải thích:

– Ba chữ Hòa, Đao, Mộc ghép lại là chữ Lê. Ba chữ Thập, Bát, Tử ghép lại thành chữ Lý. Đông A là họ Trần. Dị mộc tái sinh có ý nói cây Lê khác sẽ sống lại.

Tích Nhân:

– Qua mấy câu sấm này, Bùi bá bá nói sau này họ Lê sẽ hưng khởi. Không hiểu hai vị đại ca có biết Nhất Ẩn là sư thúc tổ của tiểu đệ hay không? Ông ta có thể biết việc vị lai. Tiểu đệ nghĩ ông ta không khác gì một vị tiên ông tại thế. Trong thư dặn dò tiểu đệ, có nói “Hồ tận ở Kỳ La, Lê khởi tự Lam Sơn, liệu mà giúp đỡ anh hùng thiên hạ”. Như vậy, có thể Lê Lợi là ngưòi có chân mạng đế vương.

Lý Triện trầm ngâm giây lát:

– Nếu Nhất Ẩn có lời như vậy, thì Lam Sơn có ai ngoài Lê Lợi? Nhưng biết đâu sau này Lê đệ gặp anh em Lê Lợi và họ cũng giống ta và Xa đệ muốn Lê đệ lãnh đạo quần hùng. Lê khởi tự Lam Sơn không ứng vào Lê Lợi mà là Lê đệ.

Tích Nhân cả cười:

– Tiểu đệ nhất định không có mệnh đế vương, cũng không có chí làm bậc đế vương. Đại ca không nên suy nghĩ, để tâm chuyện này.

Bốn người nói hết chuyện này đến chuyện khác, hết thời cuộc đến bản thân. Qua đó, Tích Nhân biết Xa Khả Tham có nhiều anh em. Xa Khát, Xa Bàn, Xa Điểm, Xa Bân.. đều anh hùng hào kiệt, võ nghệ cao siêu. Tiên tổ họ Xa vốn là một hoàng tử nước Ai Lao, khi đến châu Mộc đã dừng chân lập nghiệp. Dòng họ Xa, trai gái ai cũng có tài bắn cung bách phát bách trúng. Ngoài ra, họ còn biết thuần hoá voi rừng, nuôi dưỡng hổ báo. Theo lời Lý Triện, họ Xa còn biết dùng độc rất giỏi, nhưng Xa Khả Tham đã ngăn cấm anh em, tên độc chỉ có thể dùng để săn thú mà không được hại mạng người. Với lòng hào hiệp, thích kết giao bạn hữu, từ ngày Xa Khả Tham cai quản châu Mộc, việc buôn bán với ngưòi Kinh phát triển, dân trí mở mang, và những căn nhà sàn to lớn của Xa Khả Tham cũng luôn luôn có mặt anh hùng, hào khách giang hồ thăm viếng. Những người trốn tránh nhà Hồ cũng được Xa Khả Tham tận tình giúp đỡ, dấu diếm.

Khi nghe biết chuyến hành trình của Tích Nhân, Lý Triện khuyên nên cải trang để không bị người Đoàn thị biết rõ hành tung và như vậy cũng dễ dàng tìm ra căn cứ của chúng mà cứu Thu Hà. Qua lời khuyên của Lý Triện, Tích Nhân cũng thấy Lý Triện và Khả Tham có thể chiếu cố cho Thời Minh, thì mình và chị em Hồng Lan dùng khinh công, lúc đi, lúc nghỉ, khi cần ngựa mua ngựa, không cần thì bán tốt hơn là mang theo mấy con tuấn mã, dù giúp ích rất lớn trên đường quan lộ, nhưng khi gặp địch nhân, hay cần băng rừng, vượt suối cũng làm cản trở hành trình. Khả Tham và Lý Triện từ vùng Đà giang vượt núi mà tới, khi gặp đường lộ rộng rãi mới mướn ngựa nên khi Tích Nhân ngỏ lời, vui vẻ chấp nhận. Xa Minh mong khi Tích Nhân cứu Thu Hà thì xong thì về Mộc châu để anh em họp mặt và nàng học thêm võ công của chị em Hồng Lan. Biết Lý Triện là người văn võ song toàn, trong hành lý lúc nào cũng có giấy mực để làm thơ, vẽ cảnh, và muốn gián tiếp giúp cho Xa Khả Tham, Lý Triện tăng tiến võ công, Tích Nhân nói Lý Thời Minh không biết chữ nghĩa, khi xa mình khó tiếp tục tập luyện nếu không có người hướng dẫn, nên nhờ Lý Triện chép lại Càn long thần công và Càn Long kiếm pháp. Xa Minh mài mực, Tích Nhân đọc, Lý Triện chép. Những chỗ ý nghĩa không rõ, Tích Nhân giải thích hay biểu diễn cho họ xem. Là những người thông minh, Khả Tham và Lý Triện cũng hiểu ý Tích Nhân nên hết lòng ghi nhớ. Trời sáng, khi chị em Hồng Lan và Xa Nguyệt thức giấc trở lại, cuốn bí kíp trấn quốc của họ Đoàn năm xưa đã được ghi chép lại đầy đủ. Dĩ nhiên, Tích Nhân cũng nói Càn long công nữ giới không thể tập luyện, và hứa với Xa Minh sẽ truyền cho nàng môn huyền âm khí công.

Dù thức suốt đêm, nhưng họ không chút cảm thấy mệt nhọc. Sáng hôm ấy, anh em Xa Khả Tham ra ngoài chợ tìm mua một số vòng vàng, vòng bạc, vải vóc, rồi mới trở lại lữ quán để cùng mọi người lên đường. Khả Tham mua nhiều đến độ mỗi con ngựa đều phải mang theo một gói lớn. Tích Nhân tìm hiểu thì Xa Minh cho biết thổ dân vùng Mường Hum có một đặc sản rất ngon là rượu thóc. Tên là rượu San Lùng. Người dân Mường Hum rất hiếu khách, họ sẳn sàng hậu đãi khách phương xa, nhưng Khả Tham muốn có đồ vật để hậu tặng. Nhất là, người mà họ sẽ thăm viếng là Giềng Tả Xáng, một nhân vật có võ nghệ rất cao, xem cọp beo như mèo. Có danh là Nhất quyền đả hổ.

Từ suối Mường Hum đi sang biên giới không xa, nên Tích Nhân cũng quyết định sau khi thưởng thức thanh ngư mà thổ dân gọi là cá pia-ngờ, uống rượu San Lùng với hai người nghĩa huynh rồi sẽ đi ngay sang Vân Nam. Tích Nhân nói cho Hồng Lan, Tử Lan biết ý định để họ mang theo hành lý.

Con suối có cá thanh ngư, tiếng thổ dân gọi là suối Mường Hum, nằm trong một thung lũng nhỏ, chung quanh núi cao chớm chở, nhưng người thiểu số cũng dùng ngựa để chuyên chở sản phẩm xuống thị thành buôn bán nên có những con đường mòn, ngựa có thể đi lại. Mặc dù biết ai cũng có võ công, Lý Triện cũng cẩn thận nhắc nhở, đường đi có nơi là vực sâu thăm thẳm, một bên là núi đá trơn trợt, nên phải cẩn thận. Biết ngựa của anh em Khả Tham là ngựa mướn, nên Tích Nhân và Thời Minh nhường ngựa mình cho Xa Minh, Xa Nguyệt.

Xa Khả Tham là tay kỵ mã trèo đèo vượt suối hữu hạn, đi trước dẫn đường. Khúc bình thường vẫn cho ngựa phi nhanh, lúc gặp khúc cheo leo hiểm trở mới cho ngựa đi chậm lại. Thế nhưng mãi đến chiều họ mới tới nơi.

Không biết thứ cá mà anh em Xa Khả Tham và Lý Triện muốn thưởng thức thơm ngon như thế nào, nhưng cảnh sắc trước mắt làm Tích Nhân cảm thấy lâng lâng thoát tục. Dọc theo giòng suối trong xanh thấy đáy, thác chảy rào rạt, thảo nguyên xanh mướt hai bờ, như hai tấm thảm trải dài tận tới chân núi. Đó đây trâu ngựa ung dung gặm cỏ. Giữa thung lũng xanh tươi, ven khu con suối chảy vòng hình cánh cung, một ngôi làng nhỏ bé độ vài chục căn nhà sàn nhấp nhô qua rặng cây xanh, khói lam chiều ấp ủ trông thật bình yên. Tích Nhân có cảm nghĩ, những người sống ở đây suốt đời sẽ luôn luôn vô tư, vô lự. Những ngọn núi cao che chở họ và họ cũng vui sướng sống riêng trong góc trời của mình.

Xuống thung lũng, qua một cây cầu gỗ, đoàn người đã được một số dân làng, trai gái trẻ già đổ ra chào đón bằng những cặp mắt vui mừng. Tích Nhân thấy người sống trong thung lũng trai cũng như gái đều ăn mặc xinh đẹp. Những cô gái, cô nào cũng da trắng nõn nà, mắt đen lay láy. Tích Nhân tưởng mình lọt chân vào chốn thiên thai. Mọi người xuống ngựa, Xa Minh và Khả Tham giới thiệu nhóm người của mình, nói đến mục đích thăm viếng. Từ xa, một ông lão khoảng sáu bảy mươi, râu đốm bạc, mình mặc áo vải xanh màu lá, tay chống gậy trúc vừa đi vừa cười to, vui vẻ:

– Xa trại chủ không quản ngại đường sá xa xôi bất ngờ đến chỗ hẻo lánh này thật là vạn hạnh cho bản chúng tôi.

Bước chân ông lão nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, giây lát tới nơi. Xa Khả Tham vòng tay:

– Nghe danh Giềng lão đã lâu nay mới hân hạnh gặp mặt.

Cụ già cười:

– Giềng Tả Xáng suốt đời ở nơi hẻo lánh làm gì có danh như Xa động chủ nói.

Xa Minh ngọt ngào:

– Giềng tiền bối sống yên trong cảnh thần tiên, và nơi này bao đời sống được bình an cũng nhờ hai cánh tay như sắt, nhất quyền đả hổ, vang tiếng khắp nơi.

Giềng Tả Xáng cười ha hả, vui vẻ:

– Xa tiểu thư khách sáo mất rồi! Ở giữa rừng núi, trong sự bình an cũng có nhiều nguy hiểm, thú dữ đe doạ, phải có chút công phu phòng vệ thì có gì phải nói. Chúng tôi sống bình an do ở đây ngoài ngô, thóc, một ít trà ngon, thổ sản, chẳng có kho lẫm gì khác. Hắc đạo chẳng muốn đến đây lấy ngô thóc làm gì, còn những người anh hùng như Xa trại chủ, thì lúc nào chúng tôi cũng coi như người trong thôn, trong bản. Tứ hải giai huynh đệ. Có ai xung đột với mình?

Xa Khả Tham chỉ từng người trong nhóm giới thiệu với Giềng Tả Xáng. Đôi mắt ông ta sáng lên nhìn Tích Nhân, mừng rỡ:

– Nùng Bản Thanh lão ca, trước đây nửa tháng có ghé qua thăm lão, hết lời ca tụng thiếu hiệp. Không ngờ lão phu cũng có may mắn hôm nay được gặp.

Tích Nhân chấp tay:

– Thì ra tiền bối là bạn của Nùng tiền bối.

Anh em Xa Khả Tham và mọi người lấy quà cáp trên lưng ngựa xuống, Khả Tham cung kính:

– Chúng vãn bối một phần muốn được biết tôn nhan, và cũng vì muốn thưởng thức đặc sản thanh ngư và rượu thóc đến quấy qủa sự yên tĩnh của Giềng tiền bối. Xin tha lỗi. Chút quà mọn xin tiền bối không chê bỏ.

Thấy quà cáp quá nhiều, Giềng Tả Xángï ra hiệu cho mấy cô gái trong thôn nhận quà, trách nhẹ:

– Xa trại chủ khách sáo quá rồi! Không nhận không được, nhưng hậu hĩ


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.