Bạn đang đọc Đại Tống Phong Lưu Tài Tử – Chương 305: Cuộc Chạm Trán Giữa Công Chúa Và Quận Chúa. (1)
Kể ra việc được hầu hạ Thạch Đại Nhân cũng hãnh diện thật nhưng cũng chỉ trong một chừng mực nào đó thôi.
Thạch Kiên mời nàng vào phòng rồi tự tay lấy nước trà để rót mời Da Luật Đảo Dung song bị Da Luật Đảo Dung giật lại. Nàng nói:
– Nhìn dáng vẻ lóng nga lóng ngóng của ngài kìa, thôi để ta làm.
Thạch Kiên đáp:
– Ta không dám, nàng dù gì cũng là quận chúa.
– Đủ rồi đấy, nhà ngài còn mấy nàng công chúa thì quận chúa có là gì?
Da Luật Đảo Dung trêu đùa nói.
Nàng chỉ ám chỉ rằng ngoài hai người vợ chính là Triệu Dung và Triệu Cận ở kinh thành thì ở Thiểm Tây chàng còn có Hưng Bình công chúa và Ngọc Tố Nô Hương.
Thạch Kiên nói:
– Đã theo ta một thời gian ngắn mà nàng vẫn không rõ tính tình ta. Đấy chỉ là điều người ngoài đồn thổi chứ ta có thể hồ đồ vậy hay sao?
Da Luật Đảo Dung đáp:
– Cũng khó nói lắm. Ngài cái gì cũng tốt chỉ có điều hơi yếu lòng, nhất là với nữ nhi. Nếu không sao lúc trước hồi đầu ta có thể vào được nhà ngài.
Dứt lời, nàng liền bật cười khanh khách
Thạch Kiên nói:
– Đó là bởi bà nội ta đã mềm lòng chứ đâu phải là ta.
Nhắc đến lão thái thái hai người bỗng trở nên im lặng một hồi lâu. Nhà Thạch Gia ít người. Hồi trước khi họ gặp nạn thì chẳng thấy một người họ hàng đứng ra giúp đỡ nhưng khi chàng trở nên giàu sang quyền thế thì không biết từ đâu lại có người nhảy ra nhận làm cô bác ruột già.
Với những người này Thạch Kiên đối xử không chút hoà nhã gì. Chàng lệnh cho gia nhân trả lời rằng chàng không có thời gian rảnh và cho đuổi họ đi. Vì nào có ai là họ hàng thực nên cứ đưa họ ít tiền rồi đuổi đi cho xong chuyện.
Kỳ thực, lão thái thái có thể xem là họ hàng máu mủ thân thích duy nhất của Thạch Kiên trên đời này. Hôm lão thái thái qua đời, chàng đã vô cùng đau buồn..
Chàng biết sức khoẻ lão thái thái không được tốt nên dù không bị Đinh Vị làm cho hoảng sợ thì bà cũng không thể sống thêm bao lâu Trên thực tế việc bà nằm ngủ trên giường bao năm nay cũng đã là một kỳ tích. Còn một chuyện lão thái thái vẫn canh cánh trong lòng là muốn được tận mắt thấy chàng kết hôn lập nghiệp. Tuy hiện chàng vẫn chưa tổ chức lễ cưới nhưng nhà có bốn người thiếp là những trang tuyệt sắc giai nhân và còn có cả hai vị công chúa và quận chúa đang chờ đợi chàng. Nếu giờ lão thái thái ra đi thì đã có thể yên tâm nhắm mắt.
Có thể nói đây là điều đáng tiếc nhất trên đời này của chàng.
Da Luật Đảo Dung thở dài, nói:
– Trong việc đó ta cũng có lỗi với bà.
Thạch Kiên đáp:
– Chuyện đó không can hệ đến nàng. Nếu có trách thì chỉ nên trách Đinh Vị, tên trộm già đó chứ không phải nàng. Hắn cũng có thể tìm ra lí do khác để xuống tay. Huống hồ nàng là người nước Liêu, khi hai nước giao chiến thì bên nào cũng vì vua của mình cả. Lúc đầu nàng đã không nhân lúc ta chưa phòng bị mà ra tay đã là điều tốt rồi.
Khi nhớ lại chuyện này Thạch Kiên vẫn còn đôi chút sợ hãi. Đặc biệt là nàng Tiểu Như, không rõ võ công hiện giờ của nàng ấy đã tiến bộ chút nào chưa. Nếu võ công nàng ấy vẫn đang tiến bộ thì Địch Thanh cũng không phải là đối thủ của nàng ta. Lần đó nếu Tiểu Như muốn sát hại chàng thì thật quá dễ.
Vừa hay lúc đó thì nước sôi. Sau khi châm nước vào chén trà của chàng, Da Luật Đảo Dung mới châm nước vào chén ình rồi, từ tốn nói:
– Đó cũng là bởi chàng là người quá tốt. Ngay ta cũng không nhẫn tâm xuống tay với chàng. Nếu ta sát hại chàng lúc đó thì chẳng đến nỗi khắp trên dưới nước Liêu hiện giờ phải đau đầu vì chàng đến mức cả ta cũng chẳng được yên thân. Đến giờ Tiêu Đạt Lệ Nhi vẫn còn oán trách ta .
– Tiêu Đạt Lệ Nhi? Đó là ai?
Thạch Kiên chưa từng nghe thấy cái tên này nên chàng tò mò hỏi
– Ồ, ta quên nói với ngài nàng ấy là Tiểu Như.
Thạch Kiên biết họ Tiêu và Da Luật Đảo Dung của nước Liêu đều là những họ tôn quí và nghĩ lại thái độ không hẳn phục tùng của Tiểu Như trước mệnh lệnh của Da Luật Đảo Dung. Hiện sau khi quay lại nước Liêu nàng ấy còn dám oán trách cả Da Luật Đảo Dung, thì chắc thân phận nàng ấy cũng chẳng đơn giản?
Da Luật Đảo Dung là người rất thông minh. Chỉ với một cái liếc nhìn nàng đã nhìn ra vẻ nghi hoặc của Thạch Kiên nên giải thích rằng:
– Nói rõ ngọn ngành thì chúng tôi cũng có quan hệ họ hàng. Nàng ấy là cháu gái của Ngụy quốc công chúa.
Giờ sắp phải đối phó với nước Liêu nên Thạch Kiên đã dần thông hiểu tình hình của nước này. Vị công chúa nước Nguỵ được gọi là Da Luật nữ trường thọ, là con gái thứ hai của Liêu Thành Tông và cũng là chị em ruột với Liêu Thánh Tông. Nàng cũng là người được gả cho Tiêu tể tướng của Bắc Phủ. Bởi thế nên Da Luật Đảo Dung nói nàng ấy và mình có quan hệ họ hàng là vì vậy.
Thạch Kiên châm chọc nói:
– Nước Liêu các nàng hiện đúng là không tiếc phải bỏ ra tiền vốn.
– Nhưng phỏng có tác dụng gì, nó có lừa được ngài đâu.
Ý nàng muốn nói về việc ban đầu thấy Thạch Kiên toàn tâm chí vào việc chế tạo những thứ cổ quái nên không ngờ sau này chàng lại đề xuất được những quan điểm chính trị và quân sự tinh thông xuất sắc như vậy.
Thạch Kiên nhấp một ngụm trà, hỏi:
– Nàng hối hận không?
Đôi mắt Da Luật Đảo Dung ánh lên vẻ mơ hồ Nàng đáp:
– Ta cũng không rõ.
Thạch Kiên biết nàng ấy hình như vẫn còn đôi chút tình ý với mình, không vậy thì đến giờ nàng ấy không thể còn chưa trở thành người nhà Vân Anh. Và bởi chàng cũng không muốn nói đến chuyện này nên hỏi thẳng vào vấn đề:
– Không rõ lần này quận chúa Da Luật tới là bởi việc gì?
Nhắc đến việc chính, Da Luật Đảo Dung liền bình tĩnh lại. Nàng nói:
– Lần này ta đến là vì chuyện tù binh.
Dù sao cũng là mấy vạn tù binh nước Liêu. Hiện Thạch Kiên đồng ý tiếp nhận số tù binh này và nước Liêu cũng đã biết. Nếu là triều đình Tống triều, nước Liêu sẽ còn doạ họ, bắt họ đem giao nộp tù binh.
Song Thạch Kiên chưa bao giờ hành động theo lối thông thường. Chí ít ngay Liêu Hưng Tông cũng không cho rằng Thạch Kiên vì mối giao hảo với nước Liêu mà sẽ chủ động đưa tù binh đến nước Liêu. Nếu chàng đem bán tù binh làm nô lệ thì sẽ là mối nhục lớn. Và dù cho sau này Liêu Hưng Tông đòi được Tống triều giao trả những tù binh đó về thì cũng sẽ bị mấy bộ lạc bề tôi đó của nước Liêu khinh thường.
Thạch Kiên cũng biết việc này. Chàng không ngờ nước Liêu lại đến điều đình nhanh như vậy. Nguyên Hạo nhận ra Tống triều không bị mắc mưu bởi kế ai binh của mình nên đã rút quân về. Hắn rất tức giận nhưng hiện có khác nào cá nằm trên thớt nên buộc phải giao những tù binh này cho Tống triều đồng thời đáp ứng một số điều kiện “khoan hồng” và nghị hoà của Tống triều.
Đó là chuyện liên quan đến cả mấy vạn người song cũng không thể vì thế mà giải quyết được trong một sớm một chiều. Hiện những tù binh đó vẫn đang ở chỗ nào đấy của Ngân Châu.
Thạch Kiên đáp:
– Nàng yên tâm, ta sẽ không đem những tù binh đó ra bán làm nô lệ.Thiểm Tây hiện cũng không thiếu hụt tiền đến mức vậy.
Điều chàng nói là thật. Sau khi giao nộp năm mươi triệu quan, Thạch Kiên vẫn giữ lại gần nghìn quan ình. Đồng thời chàng cũng có rất nhiều tài nguyên khoáng sản dưới hình thức hợp doanh nên chỉ cần mạch quặng không cạn kiệt thì chàng đã có nguồn vốn dồi dào. Trên thực tế Thiểm Tây vào đời sau của Thạch Kiên cũng là tỉnh lớn về tài nguyên khoáng sản kim loại có chứa sắt trong cả nước..
– Ồ, vậy ngài định khi nào thì giao họ cho nước Liêu?
Da Luật Đảo Dung hỏi. Nếu với người bình thường thì có câu nói này của Thạch Kiên chắc chắn họ cũng đã vui mừng. Nhưng Da Luật Đảo Dung không nghĩ Thạch Kiên lại tốt đến vậy để bán một món quà của Nguyên Hạo, thu nhận những tù binh này rồi lại tự nguyện chịu nhục gửi họ về nước Liêu vô điều kiện.
Thạch Kiên nói:
– Không vội, dù gì nàng cũng yên tâm, ta không ngược đãi họ, ngược lại còn để họ được ăn ngon ngủ kĩ. Có điều là họ phải ở lại đây thêm một khoảng thời gian.
– Là một hay hai năm?
Da Luật Đảo Dung hiểu ngay rằng Thạch Kiên đang dùng những tù binh này làm cọn tin. Lần này nước Liêu đang chịu tổn thất nặng nên chỉ cần những tù binh đó không được thả về ngay cũng sẽ khiến lực lượng quân sự nước Liêu suy yếu. Quan trọng nàng hiểu rằng Thạch Kiên muốn động thủ Tây Hạ!
Nếu nước Liêu không bắt tay với Tây Hạ thì sau khi Tống triều tiêu diệt Tây Hạ sẽ tự khắc thả những người đó. Còn nếu họ bắt tay với Tây Hạ, Tống triều hoặc Thạch Kiên sẽ đem rao bán họ ngay nhằm làm suy yếu lực lượng của Tây Hạ và thu lấy tiền bạc. Vả lại đó cũng là mấy vạn người, gồm không ít kẻ có xuất thân cao quí, thế nên nước Liêu không thể không cân nhắc đến ảnh hưởng của những tù binh này. Thêm vào đó Hưng Bình công chúa lại nằm trong tay Thạch Kiên.
Song Thạch Kiên cư xử rất khéo. Chàng chỉ im lặng khiến người đối phương chẳng biết nên nói gì. Vì thế Da Luật Đảo Dung mới hỏi là một hay hai năm.
Thạch Kiên biết không lừa được nàng ta nên mỉm cười đáp:
– Nàng là phận nữ nhi, thông minh vậy để làm gì?
Da Luật Đảo Dung đáp:
– Ta có thông minh nữa cũng chỉ là chút tinh khôn vặt vãnh, đâu được như ngài. Song mấy nước này cũng nên đưa ra vài người tài giỏi cần bộc lộ chút nhân tài không kẻo sẽ khiến ngài buồn chán khi cứ chơi mãi trò tam quốc tranh bá một mình.
Thạch Kiên thở dài nói:
– Ta lại không hi vọng vậy. Đối với tộc người của nàng hay của ta thì bớt đổ máu một chút cũng đều là có lợi.