Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 304: Lần Gặp Mặt Vào Sáu Năm Sau. (2)


Bạn đang đọc Đại Tống Phong Lưu Tài Tử – Chương 304: Lần Gặp Mặt Vào Sáu Năm Sau. (2)


Hơn nữa Thạch Kiên không dám từ bỏ nơi này. Một vì sự giàu có và diện tích rộng lớn của nó, sao phải để những tên thổ phỉ đó chiếm lĩnh sau này. Hai vì nó là bàn đạp tới đại lục Châu Mỹ của Tống triều. Hiện giờ khoảng cách còn hơi xa xôi nhưng ngay khi khoa học kĩ thuật phát triển, vận tốc thuyền bè tăng thì đại lục Châu Mỹ sẽ mang lại cho Tống triều, hay là người Hán sự giàu có vô cùng tận. Đồng thời nó còn giải quyết được rất mâu thuẫn cho sự gia tăng dân số của người Hán. Ít nhất sẽ không tái xuất hiện một quốc gia có dân số đông nhất thế giới nhưng lại sở hữu nguồn tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và diện tích đất canh tác nhỏ nhất
Lần này Thạch Kiên cảm thấy đây không chỉ đơn giản là cuộc bạo loạn của người thổ dân. Thổ dân có thể gây bạo loạn là điều chàng đã dự liệu đến, nhưng không ngờ nó đến nhanh như vậy. Và nhìn vào bản đồ, chàng thấy nơi xảy ra bạo loạn không diễn ra ở vùng nhiều người Tống triều sinh sống nhất mà ngược lại, đó là nơi Tống triều ít khai phá nhất, có mâu thuẫn nhỏ nhất với thổ dân. Đặc biệt như ba châu có diện tích lớn nhưng có rất nhiều vùng là sa mạc Hiện ngay ở bình nguyên Tống triều cũng chưa kịp khai phá nói gì đến vùng sa mạc?
Nên chàng liền viết thư gửi Giang Cập, lệnh cho hắn sắp xếp lại bọn hải khách, thực hiện tự quản lí với những hải khách mang theo vũ khí. Đồng thời chàng cũng viết mật tấu gửi Lưu Nga, yêu cầu các quan viên ở Đại Dương đảo học tập cách làm của mình, dùng người thổ dân có mối quan hệ tốt với Tống triều xâm nhập vào nhóm phản đảng, tìm hiểu rõ tình hình bọn chúng. Bên cạnh đó chàng còn tâu với Lưu Nga rằng không thể xem nhẹ bọn phản loạn này, không những triều đình cần tăng thêm viện binh mà còn cần yêu cầu những người Tống ở Đại Dương đảo tự tổ chức ình một đội quân, tiến hành phòng bị.
Tiếp sau là điều chàng lo lắng, chuyện này không cần chàng nói. Những hải khách này lo lắng tới thân nhân và tài sản của mình, đặc biệt là phần nhiều tài sản họ giành được là ở Đại Dương đảo. Đại Lục Lưỡng Loan còn rất xa, ngoài gió còn có hải lưu nên không dễ đến. Chỉ là có thuyền chạy bằng hơi nước nhưng nhiều người không muốn đi, thời gian kéo dài cũng làm tăng thêm giá thành. Hiện họ đến đại lục Lưỡng Loan vẫn lấy ngọc, đồng cùng hương liệu là chính.
Hay tin bạo loạn những hải khách này đều tự mang rất nhiều dân binh từ Tống triều có trang bị vũ khí đến Đại Dương đảo. Có người thấy đường xá xa xôi đã mang toàn bộ tài sản đầu tư ở Đại Dương đảo nên khi có chuyện xảy ra những người này sẽ bị tan cửa nát nhà.
Thạch Kiên hoàn tất tờ tấu, chuyển sang việc cai quản Thiểm Tây, một việc rất quan trọng. Nếu Thiểm Tây không giàu có thì những gì chàng nói trước đây, những người Tây Hạ đó sẽ không tin nên chỉ còn cách để họ nhìn thấy ở Thiểm Tây điều kiện sống tốt hơn của họ. Lôi kéo thêm càng nhiều người phải dựa vào Tống triều mới là cách chiến đấu đích thực của Thạch Kiên.

Chàng muốn khiến dân số của Tây Hạ không ngừng giảm xuống. Không có người, Nguyên Hạo cũng sẽ không thể đánh đông dẹp tây, hơn nữa chẳng phải hắn cầu hoà sao? Chiêu bài này của chàng bắt hắn phải chủ động “chó cùng rứt giậu”, khiến hắn không thể không lại tiếp tục tạo phản. Bởi thế trong phần đàm phán hoà bình, chàng không thêm điều khoản cho phép nhân khẩu được tự do lưu thông. Như vậy trước điều này Nguyên Hạo nhất định sẽ tiến hành thanh trừ bộ lạc muốn chuồn sang Tống triều, và gây ra mâu thuẫn càng lớn hơn.
Về phần hắn muốn đánh lúc nào thì chỉ cần có thực lực và cơ hội, việc viện dẫn ra một cái cớ cũng quá đơn giản.
Vì sự phát triển của Thiểm Tây, Thạch Kiên không thể lại lợi dụng kiến thức của kiếp trước, công bố sắt và đá cẩm thạch của Kinh Triệu Phủ, cát tím đất sét, sắt, than của Diên Châu, vàng, bạc, chì của Phượng Tường phủ ra bên ngoài rồi sau đó thu hút đầu tư.
Kì thực Thạch Kiên luôn không muốn khai thác tài nguyên trên đất Tống triều. Hiện giờ năng suất khai thác giảm sút, rất nhiều nguồn tài nguyên nói là đang khai thác nhưng trên thực tế là bị hoang phí. Nhưng tại Thiểm Tây hiện giờ khu vực đồi núi tương đối nhiều, lại thêm sự định cư lẫn lộn giữa người Phiên và Hán khiến thương nhân bình thường không thích đến.
Để Thiểm Tây trở nên giàu có nhanh hơn, chàng đành phải cắn răng chịu đau xẻ thịt.
Do bởi sự mê tín của thương nhân về chàng hiện giờ nên lần đầu tư này đã rất thành công. Phương án thực hiện cơ bản được chia làm hai kiểu. Một là lôi kéo thương nhân bỏ vốn thu mua toàn bộ. Hai là thương nhân bỏ vốn khai thác còn triều đình cung cấp đất và tài nguyên. Hai phương án này bắt chước theo kiểu kinh doanh cổ phần liên kết.
Phương án đầu giúp Thạch Kiên có thể nhanh chóng thu được số tiền lớn nhưng triều đình lại không có được nguồn thu về lâu dài. Phương án sau sẽ giảm bớt sự mạo hiểm cho thương nhân nhưng triều đình lại có được lợi ích lâu dài.

Theo cảm nhận của mình, Thạch Kiên cho rằng hành động này có một chút khó khăn, rốt cuộc thì những thứ này đều nằm ở dưới đất. Không ngờ mấy chục địa điểm tài nguyên khoáng sản chàng nhượng lại đã nhanh chóng được đấu giá bán mà vẫn có người hỏi chàng. Vì sao người hải khách đó cũng biết nguồn khoáng sản của Tống triều câu hỏi đã khiến chàng không biết trả lời thế nào.
Vài ngày sau, chàng đã gom được mười triệu quan. Có số tiền đó trong tay, chàng không chỉ cho làm đường mà còn cho tu sửa thuỷ lợi ở Hưng Kiến Thiểm Tây, biến khắp Thiểm Tây thành đại công trường.
Hơn nữa ba địa điểm khai thác khoáng sản này lại vừa vặn hợp thành một tam giác, về cơ bản bao phủ toàn bộ Thiểm Tây.
Điều này cũng khiến chàng phải xoay như chong chóng, làm thế nào để đem món tiền này dùng vào nơi có hiệu quả nhất hay việc giám sát quản lý đối với số tiền này. Chàng gần như chẳng còn có thời gian để nghỉ ngơi.
Nhưng sau khi nhìn thấy món tiền lớn, có đại thần lại nói rằng Thạch Kiên đem tài sản của triều đình đi bán, để chàng lấy tiền sử dụng bừa bãi mà Thạch Kiên chẳng biết làm gì. Thực tế, xét trên danh nghĩa thì đó đúng là tài sản của triều đình, nên khi thay đổi phải có được sự cho phép của triều đình dù cho chàng đã dùng số tiền đó cho Thiểm Tây mà không phải hầu bao của riêng mình. Nên chàng liền đem giao nộp năm triệu quan thì mới khoá được miệng của mấy đại thần đó.
Cuộc chiến với Tây Hạ mấy năm nay cũng đã tiêu tốn không ít tiền của triều đình để an ủi và trợ cấp vật chất, đặc biệt là sau trận chiến của Hạ Tủng khi rất nhiều binh lính đã hi sinh. Lưu Nga đã bỏ tiền rất nhiều đến mức sót ruột nhưng vẫn phải làm để phối hợp tác chiến với Thạch Kiên. Lại thêm chuyện đại quân mười vạn vẫn chiếm đóng ở Hoàn Châu và Kính Châu cũng tiêu phí không nhỏ.

Song Lưu Nga phát ra một tờ chiếu, hỏi Thạch Kiên những nơi nào của triều đình còn tài nguyên khoáng sản? Sao có vẻ sự phân bố tài nguyên khoáng sản của triều đình không nhiều bằng quá nửa Đại Dương châu. Chẳng lẽ tài nguyên khoáng sản ở lãnh thổ này của triều đình lại không bằng một đảo lớn?
Thạch Kiên đau khổ cười, hồi tấu rằng, tài nguyên khoáng sản ở Đại Dương đảo là do hải khách đó nói cho chàng biết, còn về việc tài nguyên khoáng sản của Thiểm Tây là do trong nhiều ngày ở đó chàng đã đi dạo chơi và dùng nguyên lý của “Truy nguyên học” mà tìm được.
Dù sao hiện giờ không một ai có thể thực sự học được “truy nguyên học”. Chàng có thể tlừa dối người trong quá khứ. Nói như vậy việc triều đình chỉ có thể nên càng chú trọng hơn đến “Truy nguyên” đây cũng chính là một việc hay.
Đến cuối tháng bảy, chàng quay lại Diên Châu trong dáng vẻ tựa một hắc hầu nhưng không ngờ lại có một người đến.
Thiếu nữ này nhìn thấy chàng thì sững ngay lại, mãi lâu sau mới cất tiếng nói:
– Không ngờ kể từ ngày chúng ta chia tay ở kinh thành mà đã thấm thoát sáu năm.
Thạch Kiên ngắm nhìn thiếu nữ có gương mặt đẹp như hoa trước mặt mình. Nàng có phần đầy đặn hơn so với hơn sáu năm về trước. Chiếc váy dài màu vàng nhạt tôn thêm nước da trắng như tuyết của nàng. Và cơ thể nàng cũng có rất nhiều thay đổi. Với những đường cong tuyệt mỹ mới có, nàng càng bội phần mỹ lệ duyên dáng hơn.
Thạch Kiên cười nói:

– Đúng vậy, đã lâu rồi chúng ta chưa gặp lại. Quận chúa Đảo Dung, tình hình nàng hiện vẫn tốt chứ?
Da Luật Đảo Dung cười vui vẻ, đáp:
– Có gì mà tốt, trừ chuyện chỉ suốt ngày ru rú trong nhà thêu thùa, giúp các Vương tẩu việc nhà, chứ nào đâu vẻ vang hiển hách như ngài, Ngay ở Đại Liêu chúng ta đâu đâu cũng có thể nghe về những câu chuyện và truyền kì của ngài.
Thạch Kiên biết đây chỉ là những lời nói dối của nàng. Hiện chàng cũng nghe rằng trong mọi chuyện Liêu Tông đều đến hỏi xin ý kiến của nàng quận chúa ranh ma này. Chàng chỉ thắc mắc sao trong lịch sử không thấy nhắc đến danh tiếng nàng ta?
Đoạn, nàng lại cười rồi nói tiếp:
– Thạch đại nhân, chẳng nhẽ ta đến chỗ ngài mà đến chén trà ngài cung không mời hay vẫn muốn ta hầu hạ ngài đây?
Thạch Kiên cả cười. Hiện nhà chàng chỉ có một lão đầy tớ già nên thường ngày chàng không quá câu nệ phép tắc. Ngay chuyện lão đầy tớ đề nghị mua một hầu gái về hầu hạ chàng Thạch Kiên cũng gạt đi. Về lão đầy tớ thì đến giờ chàng cũng không thấy bóng dáng lão đâu, có lẽ lão đã ra chợ mua thức ăn. Dù gì nếu tính cả hộ vệ của chàng thì cả bọn cũng lên đến mấy chục người, nên lão phải chuẩn bị không ít đồ. Nhưng cũng may bởi mỗi tháng Thạch Kiên chỉ lưu lại phủ mấy ngày, chứ nếu mình lão quần quật cả tháng như vậy chắc lão đã sớm bãi công rồi.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.