Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo

Chương 30: Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 3


Đọc truyện Đại Tạng Kinh – Kinh Điển Phật Giáo – Chương 30: Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 3

«☸ PHẨM 24: QUẢNG THUYẾT☸ PHẨM 25: THIỆN HỮU☸ PHẨM 26: TỊCH DIỆT☸ PHẨM 27: QUÁN SÁT☸ PHẨM 28: TỘI CHƯỚNG☸ PHẨM 29: TƯƠNG ỨNGKinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 3☸ PHẨM 24: QUẢNG THUYẾT[1]Dẫu tụng trăm bài kệChẳng hiểu có ích gì?Thông suốt chỉ một câuNghe rồi sẽ đắc Đạo[2]Dẫu tụng cả nghìn kệChẳng hiểu có ích gì?Đâu bằng hiểu một câuNghe rồi ý tịch nhiên[3]Dẫu hiểu cả nghìn kệChẳng hành có ích gì?Chẳng bằng trì một câuTu hành mới đắc Đạo[4]Dẫu ai sống trăm nămHủy giới ý bất địnhChẳng bằng sống một ngàyCúng dường người trì giới[5]Dẫu ai sống trăm nămLười biếng không tinh tấnChẳng bằng sống một ngàyDũng mãnh hành tinh tấn[6]Dẫu ai sống trăm nămKhông quán pháp sinh diệtChẳng bằng sống một ngàyHiểu rõ pháp sinh diệt[7]Dẫu ai sống trăm nămKhông biết việc thành bạiChẳng bằng sống một ngàyThấy nhân biết được quả[8]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo vô lậuChẳng bằng sống một ngàyThấy được Đạo vô lậu[9]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo vô độngChẳng bằng sống một ngàyThấy được Đạo vô động[10]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo vi diệuChẳng bằng sống một ngàyThấy được Đạo vi diệu[11]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo vô sinhChẳng bằng sống một ngàyThấy được Đạo vô sinh[12]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo vô tácChẳng bằng sống một ngàyThấy được Đạo vô tác[13]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo tối thượngChẳng bằng sống một ngàyThấy được Đạo tối thượng[14]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo tịch diệtChẳng bằng sống một ngàyThấy được Đạo tịch diệt[15]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo cam lộChẳng bằng sống một ngàyUống được Đạo cam lộ[16]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo vô cấuChẳng bằng sống một ngàyThấy được Đạo vô cấu[17]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo lìa cấuChẳng bằng sống một ngàyLìa cấu được giải thoát[18]Dẫu ai sống trăm nămNúi rừng thờ thần lửaChẳng bằng trong khoảnh khắcQuán thân mà tu hành[19]Dẫu ai sống trăm nămNúi rừng thờ thần lửaChẳng bằng trong khoảnh khắcChính kiến được giải thoát[20]Tháng này đến tháng khácKẻ ngu dùng ẩm thựcKẻ kia chẳng tin PhậtMười sáu chẳng được một[21]Nếu ai cầu miếu thầnNhiều năm mong phúc báoPhúc kia trong bốn phầnMột phần cũng chưa có[22]Tháng này đến tháng khácKẻ ngu dùng ẩm thựcChẳng sinh tâm từ mẫnMười sáu chẳng được một[23]Tháng này đến tháng khácKẻ ngu dùng ẩm thựcKẻ kia chẳng biết PhápMười sáu chẳng được một[24]Tháng này đến tháng khácLuôn đến dự Pháp hộiKẻ kia chẳng tin PhậtMười sáu chẳng được một[25]Tháng này đến tháng khácLuôn đến dự Pháp hộiKẻ kia chẳng tin PhápMười sáu chẳng được một[26]Tháng này đến tháng khácLuôn đến dự Pháp hộiKẻ kia chẳng tin TăngMười sáu chẳng được một[27]Mỗi tháng tới miếu đềnBố thí luôn bình đẳngTâm kia không từ mẫnMười sáu chẳng được một[28]Mỗi tháng tới miếu đềnBố thí luôn bình đẳngSâu bọ, họ chẳng thươngMười sáu chẳng được một[29]Mỗi tháng tới miếu đềnBố thí luôn bình đẳngNếu tâm không từ biMười sáu chẳng được một[30]Mỗi tháng tới miếu đềnBố thí luôn bình đẳngTâm kia ôm oán hậnMười sáu chẳng được một[31]Mỗi tháng tới miếu đềnBố thí luôn bình đẳngKhông thấy Pháp trạch diệtMười sáu chẳng được một[32]Mỗi tháng tới miếu đềnSuốt đời không thôi nghỉĐâu bằng trong thoáng chốcNhất tâm niệm Chính PhápMột niệm phúc của ĐạoHơn kẻ thờ trọn đời[33]Dẫu trọn cả trăm nămPhụng thờ miếu thần lửaChẳng bằng trong khoảnh khắcCúng dường Phật Pháp TăngPhúc đức một lần tuHơn kẻ thờ trăm năm☸ PHẨM 25: THIỆN HỮU[1]Bất tín ôm ganh ghétKẻ kia ưa tranh đấuBậc trí bỏ hiềm oánBầy ngu cho là vui[2]Tín tâm chẳng ganh ghétTinh tấn tín đa vănBậc trí luôn kính trọngHiền thánh gọi là vui[3]Không gần kẻ xấu ácKhông đến nơi phi phápThân cận Thiện Tri ThứcLuôn đến nơi Chính Pháp[4]Đi đường nhớ cân nhắcTrì giới bậc đa vănNghĩ suy vô lượng cảnhNghe lời dạy hay kiaMọi việc biết rõ ràng[5]Gần ác tự chìm đắmTu thiện được tiếng thơmThánh hiền luôn kỳ diệuDo bởi thân chân chính[6]Người thiện mãi làm lànhDo bởi gần thiện hữuTrí tuệ là tối thượngTrì giới vĩnh tịch diệt[7]Như cá tụ tanh hôiKẻ tham tranh giành lấyÝ nhiễm chẳng biết uếÁc tập cũng như thế[8]Hương mộc lá cây hoắcChúng sinh đi đến bứtLá hương tỏa lan xaLàm thiện cũng như thế[9]Gần gũi kẻ xấu ácNghiệp tội ngày càng tăngNhư lợn sống dơ dáyDơ mình lẫn dơ người[10]Tự mình chẳng làm ácGần gũi kẻ làm ácSẽ bị người chê cườiTiếng ác ngày càng tăng[11]Huân tập thành bổn tínhBiết ác mà gần gũiTên độc ghim trong đóKhiến người bị nhiễm ôTrượng phu khéo diệt trừBỏ ác chẳng làm bạn[12]Cho nên biết quả báoNgười trí tất phân biệtĐiều ác chớ huân tậpMà nên gần thánh hiềnBhikṣu [bíc su] tu hành ĐạoChịu khổ sạch các lậu[13]Kẻ ngu dẫu suốt đờiHầu cận bậc minh tríChánh Pháp cũng chẳng biếtNhư vá múc thức ăn[14]Bậc trí chỉ một thoángHầu cận hiền thánh nhânChánh Pháp biết rõ thôngVí như lưỡi nếm vị[15]Người trí với một câuDiễn giải vô lượng nghĩaKẻ ngu tụng nghìn câuKhông hiểu nghĩa câu nào[16]Thành tựu nghĩa một câuNgười trí thích tu họcKẻ ngu ưa xa lánhLời thật của Phật dạy[17]Có trí thắng oán ghétChẳng theo nghĩa thân tìnhKẻ ngủ theo phi phápTiến dần vào địa ngục[18]Kẻ ngu cho mình nguNên biết có trí tuệKẻ ngu cho mình giỏiĐó là quá sức ngu[19]Nếu lại khen kẻ nguNgười trí lại hủy bángHủy trí như có thắngKhen ngu chẳng phải thượng[20]Chớ nghe kẻ ngu nóiCũng đừng sống với nguCùng ngu chịu tai nạnVí như đồng chỗ oánHãy lựa nơi chung sốngNhư gặp lại người thân[21]Cho nên kính đa vănCùng với ai trì giớiTôn quý trong hàng ngườiNhư trăng giữa vì sao☸ PHẨM 26: TỊCH DIỆT[1]Như rùa thu ẩn mìnhBhikṣu nhiếp ý tưởngKhông nương không hại ngườiTịch diệt không lời nói[2]Nhẫn nhục là đệ nhấtTịch diệt là tối thượngChẳng ôm lòng phiền nãoVô hại làm Đạo Nhân[3]Chớ nói lời thô ácLời nói hãy biện tàiKém hiểu, khó luận bànTrái lại kia khuất phục[4]Luôn tự khởi phiền nãoNhư bình vỡ nát kiaSinh tử luôn lưu chuyểnMãi chìm chẳng thoát ra[5]Nếu không khởi phiền nãoNhư bình còn nguyên vẹnNhư thế đến tịch diệtTrần cấu mãi không che[6]Không bệnh là lợi nhấtBiết đủ là giàu nhấtCốt nhục là thân nhấtTịch diệt là vui nhất[7]Đói khát là hoạn nhấtCác hành là khổ nhấtAi biết như thật ấyTịch diệt an vui nhất[8]Lời Phật vi diệu thayLưu truyền không cùng tậnTruyền bá khắp thế gianKhông bao giờ lỗi thời[9]Đức Phật không ai bằngThuyết giảng lời chân thiệnThân bị khổ bức báchKhổ nào bằng đói khát?[10]Ít ai đến chốn lànhPhần nhiều đến nẻo ácAi biết như thật ấyHãy nhanh cầu tịch diệt[11]Do duyên sinh chốn lànhDo duyên sinh nẻo ácDo duyên đắc tịch diệtNhư thế đều bởi duyên[12]Nai sống nơi hoang dãChim bay giữa bầu trờiVạn pháp do nhân duyênĐạo Nhân về tịch diệt[13]Không dùng tâm lười biếngKhiếp nhược mà đến đượcMuốn cầu Đạo tịch diệtĐốt cháy mọi trói buộc[14]Bhikṣu chèo chiếc thuyềnThuyền trống lướt nhẹ nhàngDiệt trừ tham sân siRồi sẽ đến tịch diệt[15]Ngã, có, vốn là khôngXưa có ngã, nay khôngChẳng không cũng chẳng cóNhư nay chẳng thể được[16]Chân Đế rất khó thấyKhéo quán mà phân biệtThấu rõ gốc ái dụcKhổ đau sẽ diệt trừ[17]Đoạn ái trừ dục vọngSông khô chẳng còn chảyKhéo rõ gốc ái dụcKhổ đau sẽ diệt trừ[18]Không thân, tưởng diệt trừThống khổ được mát mẻCác hành vĩnh dừng nghỉThức tưởng chẳng còn sinhAi biết như thật ấyKhổ đau sẽ diệt trừ[19]Ở nơi vắng sẽ tĩnhChớ gần gũi dục lạcVô động được khinh anTĩnh mới được tịch diệt[20]Cũng không do đến điĐến đi tuyệt sinh diệtGià chết phiền não trừĐoạn khổ được tịch diệt[21]Ta đã không trở lạiChẳng đi cũng chẳng đếnChẳng chết cũng chẳng sinhĐó là cảnh tịch diệt[22]Biết gốc ngọn của sinhHữu vi biết vô viSiết trói bởi sinh tửAi siết khó chế phục[23]Như thế thân bốn đạiNăm uẩn khổ não tậpAn trụ quán thật khổDứt khổ chứng tịch diệt[24]Các pháp chẳng đến điĐến đi luôn sinh diệtGià bệnh chết đổi dờiVô lậu đắc tịch diệt[25]Bhikṣu! Hễ có sinhTất sẽ có tạo tácVô sinh không còn hữuVô tác không chỗ hành[26]Bhikṣu! Ta đã biếtChẳng còn vào các XứKhông, Thức Vô Biên XứHay Vô Sở Hữu Xứ[27]Không vào Phi Phi TưởngKhông đời này đời sauCũng không nhật nguyệt tưởngKhông đến cũng không đi[28]Do ăn nhân duyên sinhDo ăn có vui buồnViệc đó ai diệt trừCác khổ sẽ tận trừ[29]Không ăn mạng khó sốngAi mà chẳng cần ăn?Người xem ăn trên hếtSau đó mới đến Đạo[30]Đất đai và nước lửaBấy giờ gió chẳng thổiLửa sáng không chiếu soiCũng không thấy cảnh vật[31]Không trăng chẳng chiếu sángKhông trời chẳng chiếu soiAi quán sát tường tậnMới đắc Đạo tịch diệt[32]Đoan chính buông xả sắcThoát khỏi mọi khổ áchChẳng sắc chẳng vô sắcThoát khỏi đệ nhất khổ[33]Cứu cánh chẳng sợ hãiTự tại chẳng hoài nghiChưa đoạn gai ái dụcSao biết thân là hoạn?[34]Gọi là bậc cứu cánhTịch diệt là đệ nhấtĐoạn sạch mọi chấp trướcVăn cú chẳng sai nhầm[35]Phàm phu chẳng tư duyBậc trí xả các hànhTâm tự tư duy hànhNhư ra khỏi vỏ trứng[36]Pháp thí thắng mọi thíPháp lạc thắng mọi lạcNhẫn lực thắng mọi lựcÁi tận hết khổ đau☸ PHẨM 27: QUÁN SÁT[1]Khéo quán lỗi của mìnhLỗi mình chẳng lộ raLỗi người rất dễ thấyNhư bụi bay lơ lửng[2]Nếu mình xưng không lỗiTội phúc đều cùng đếnChỉ thấy lỗi của ngườiLuôn ôm lòng nguy hại[3]Biết xấu hổ sống lâuSao dùng tham dắt trói?Lực sĩ chẳng sợ gìPhàm phu mạng giảm ngắn[4]Biết thẹn nhận cúng dườngLuôn cầu hạnh thanh tịnhUy nghi chẳng khiếm khuyếtHãy quán chân tịnh thọ[5]Mù mịt trùm thế gianMắt trí rất hiếm hoiBầy chim sa vào lướiSinh thiên có mấy ai[6]Quán thế pháp suy haoChỉ thấy sắc biến đổiKẻ ngu tự trói buộcBị ám siết bủa vâyCũng không thấy các hànhHuống nữa không chỗ có[7]Chúng sinh đều có ngãVì kia mà sinh hoạnMỗi người chẳng thấy nhauKhông thấy gai tà kiến[8]Quán gai nhân duyên nàyChúng sinh nhiều nhiễm trướcMình tạo chẳng phải ngườiKia tạo chẳng phải ta[9]Chúng sinh bị lười siếtNhiễm trước nơi kiêu mạnMê muội bởi cái thấyChẳng thoát sinh tử khổ[10]Đã được và sẽ đượcCả hai thọ trần cấuTập là gốc của bệnhCùng hiểu các điều học[11]Quán các bậc trì giớiNgười tịnh hạnh thanh tịnhHãy nhìn kẻ bệnh gầySẽ đến nơi vô vi[12]Hãy quán bọt trên nướcCũng quán như ảo ảnhNhư thế chẳng quán thânCũng không thấy chết đến[13]Hãy quán bọt trên nướcCũng quán như ảo ảnhNhư thế chẳng quán đờiCũng không thấy tử thần[14]Như vậy hãy quán thânNhư xe đẹp của vuaKẻ ngu bị nhiễm trướcKhéo cầu lìa xa kia[15]Như vậy hãy quán thânNhư xe đẹp của vuaKẻ ngu bị nhiễm trướcNgười trí hãy lìa xa[16]Như vậy hãy quán thânChúng bệnh là nguyên nhânBệnh với ngu tụ hộiLàm sao mà bảo hộ?[17]Hãy quán hình tượng vẽBảo châu tóc xanh biếcKẻ ngu dùng làm duyênChẳng mong qua bờ kia[18]Hãy quán hình tượng vẽBảo châu tóc xanh biếcKẻ ngu dùng làm duyênNgười trí sớm nhàm lìa[19]Cưỡng lấy hình vẽ đẹpTrang nghiêm thân xú uếKẻ ngu dùng làm duyênCũng chẳng mong tự độ[20]Tóc móng chia tám phầnHoa tai hai con mắtKẻ ngu bị nhiễm trướcCũng chẳng mong tự độ[21]Tham dục nhiễm trước dụcChẳng xét, duyên kết sửKhông dùng sinh kết sửMà qua dòng dục lậu[22]Chẳng vườn ra khỏi vườnKhỏi vườn lại vào vườnHãy nên quán kẻ nàyCởi trói lại bị trói[23]Nay xả ngôi vua trờiKhông tạo gốc sinh tửCầu lìa khổ địa ngụcXin nói tịch diệt vui[24]Áo trắng sạch che thânNgười lái xe một bánhQuán kia chưa đoạn cấuHãy cầu dứt buộc ràng[25]Nhiều người đi nương tựaThần cây thần sông núiXây miếu và tế thầnHy vọng miễn khổ nạn[26]Nơi đó không tối thượngCũng chẳng có lợi íchAi nương tựa như thếKhông thoát mọi khổ ách[27]Nếu ai Quy Y PhậtQuy Y Pháp cùng TăngTu tập Bốn Thánh ĐếTất thấy chân trí tuệ[28]Khổ nhân duyên khổ sinhHãy vượt khổ ách nàyThánh hiền Tám Chính ĐạoDiệt tận chứng cam lộ[29]Quy y nơi Tam BảoTối thượng cát tường nhấtNếu có ai quy ySẽ thoát mọi khổ đau[30]Đã quán rồi sẽ quánKhông quán cũng sẽ quánQuán rồi lại quán nữaQuán rồi chẳng quán nữa[31]Quán rồi lại quán nữaPhân biệt bổn tính kiaTính ngày cho là đêmKhông lâu thân báu hoại[32]Quán rồi chẳng quán nữaTuy thấy cũng chẳng thấyNhư thấy mà chẳng thấyQuán mà cũng chẳng thấy[33]Tại sao thấy chẳng thấy?Sao nói thấy chẳng thấy?Nhân gì thấy chẳng thấy?Do gì thấy giải thoát?[34]Nếu như chẳng quán khổHãy luôn tự quán rõLiễu giải gốc của khổĐó là minh diệu quán[35]Ai khiến hàng phàm phu?Không quán gốc các hànhDo kia mà quán sátBỏ tối thấy sáng ngời☸ PHẨM 28: TỘI CHƯỚNG[1]Không làm các điều ácVâng làm mọi việc lànhThanh tịnh tâm ý mìnhLà lời chư Phật dạy[2]Huệ thí được phúc báoPhẫn nộ không ôm ấpDùng thiện diệt trừ ácChẳng còn tham sân si[3]Một mình chớ theo nguKẻ mê hãy theo tríNgười trí diệt điều ácNhư hạc chọn uống sữa[4]Quán đời muôn đổi thaySinh diệt biết dấu tíchHiền thánh chẳng thích đờiKẻ ngu xa thánh hiền[5]Hiểu biết vị của niệmTư duy nghĩa dừng nghỉVô nhiệt không nghĩ đóiHãy uống vị của Pháp[6]Ai không hại tâm họCũng không hủy ý họDùng thiện diệt sạch ácChẳng lo đọa đường ác[7]Ai muốn tu luyện tâmThì phải luôn tuyển chọnNgười trí dễ chạm trổMới gọi là thế hùngAi khéo thân cận họAn ổn chẳng ưu sầu[8]Tịch nhiên chẳng ai hơnNhu hòa không táo bạoThổi tan các pháp ácNhư gió thổi lá rụng[9]Cố ý khủng bố ngườiHủy báng bậc thanh tịnhLàm ác nghiệp lực truyNhư mây bị gió thổi[10]Thiện ác của mỗi ngườiAi nấy tự biết rõLàm lành được quả lànhLàm ác đọa đường ác[11]Xem mình tịnh hay khôngSao lo người khác tịnh?Kẻ ngu chẳng tự luyệnNhư sắt dùi thép rỉ[12]Nếu mắt thấy chẳng tàNgười sáng cầu phương tiệnBậc trí khéo sống đờiCũng không làm điều ác[13]Thương nhân tại hiểm lộVắng người mà nhiều hàngĐi qua chỗ hiểm nạnTrục gãy tất âu lo[14]Nếu thân không ung nhọtChẳng bị độc gây hạiNhư độc chẳng đau đớnKhông ác gì chẳng tạo[15]Nhiều người làm việc ácThân phải bị liên lụyTu thiện ban ân đứcViệc này sẽ rất khó[16]Lành thay ai tu thiệnThan ôi kẻ tạo ácRất dễ tự làm ácÁc nhân khó làm lành[17]Kẻ ngu cho mình đúngBởi ác chưa chín mùiĐến khi ác chín mùiCác khổ cũng kéo đến[18]Hiền giả thấy điều ácKhông bị ác làm hạiKhi ác chưa chín mùiKẻ ác nghĩ chẳng sao[19]Hiền giả quán điều ácMãi không làm việc ácÁc xưa như chín mùiHiền giả tự quán sát[20]Dẫu ai làm việc ácCũng không luôn luôn làmÝ họ chẳng an vuiBiết ác là khổ đau[21]Ai khéo làm phúc thiệnCũng sẽ luôn luôn làmÝ họ nguyện an vuiKhéo thọ phúc báo đó[22]Trước hãy khéo điều tâmNhiếp trì gốc của ácThì phúc sẽ tăng trưởngNghiệp ác do tâm tạo[23]Làm ác tuy rất ítĐời sau chịu lắm khổBáo ứng sẽ vô biênNhư độc vào trong tim[24]Làm phúc tuy rất ítĐời sau thọ đại phúcSẽ được phúc báo lớnDo gieo quả chân thật[25]Không lỗi mà khinh khiKhông sân mà xâm đoạtHọ phải chịu mười thứSẽ liền đến nơi kia:[26]Đau đớn lời thô ácThân thể bị tổn thươngBệnh tật bức thảm thiếtTâm loạn mà chẳng an[27]Thân quyến biệt ly tanTài sản hao hụt hếtBị giặc cướp đoạt mấtSở nguyện chẳng toại ý[28]Hoặc bị vô số thứBị lửa thiêu cháy rụiKhi chết đọa địa ngụcĐó là mười tai ương[29]Làm ác chớ nói khôngĐã làm nói vô tộiChe giấu bảo chẳng tộiNó đều có quả báo[30]Làm ác lời buồn loĐã làm chịu sầu muộnChe giấu lại lo âuQuả báo cũng ưu sầu[31]Gây ưu đời sau ưuTạo ác với sầu muộnSợ hãi luôn ưu phiềnThấy tội lòng ngậm ngùi[32]Tạo vui đời sau vuiLàm thiện với hoan hỷHân hoan thường vui vẻThấy phúc tâm an nhiên[33]Gây khổ đời sau khổTạo tội với thống khổBáo ứng luôn đau đớnThấy tội lòng ngậm ngùi[34]Tu phúc chẳng làm ácĐều do nghiệp mình tạoMãi không sợ khi chếtNhư thuyền lướt qua sông☸ PHẨM 29: TƯƠNG ỨNG[1]Ánh trăng soi tối tămKhi trời chưa ló dạngNhật quang chiếu sáng khắpÁnh trăng liền lu mờ[2]Ngoại đạo chiếu ánh sángKhi Phật chưa xuất thếNhư Lai phóng đại minhNgoại đạo liền lu mờ[3]Lấy thật cho là giảLấy giả cho là thậtĐó là tâm tà kiếnKhông được lợi ích lành[4]Chân thật biết là thậtHư ngụy biết là giảĐó là tâm chính kiếnTất được lợi ích lành[5]Kẻ ngu chấp kiên cốPhải bị chín trói buộcNhư chim sa vào lướiĐều do đắm ái dục[6]Những ai có hoài nghiĐời này và đời sauThiền định khéo diệt sạchTịnh hạnh không não phiền[7]Tính độc không nhổ trừTham muốn lòng rong ruổiChưa thể tự điều phụcKhông xứng mặc Pháp y[8]Tính độc khéo nhổ trừGiữ giới ý an nhiênTâm đó đã điều phụcXứng đáng mặc Pháp y[9]Không dùng lời nhu hòaDanh xưng vang khắp chốnDung nhan dẫu đẹp xinhMà lòng đầy gian xảo[10]Ai khéo lìa việc ácNhổ tận đến gốc rễBậc trí trừ các uếMới gọi là thiện sắc[11]Chớ cho đẹp bên ngoàiThoáng gặp mà biết lòngTrên đời lắm kẻ xấuNhởn nhơ ở thế gian[12]Như vàng giả mạo kiaBên trong toàn đồng thauRêu rao đi khắp nơiTrong uế ngoài bất tịnh[13]Ham ăn chẳng biết dừngSuốt ngày chỉ nằm lìNhư chuồng để nuôi lợnNên mãi thọ bào thai[14]Ý ai khéo chuyên nhấtĂn uống biết chừng mựcThực là nhánh của dụcTiết chế tu Chính Đạo[15]Tà kiến cho thân tịnhCác căn chẳng nhiếp phụcĂn uống không chừng mựcLà pháp của phàm phuÝ dục càng chuyển tăngNhư nhà mục rỉ chảy[16]Hãy quán thân bất tịnhCác căn chẳng nhiếp phụcĂn uống biết chừng mựcTín tâm hành tinh tấnÝ dục chẳng buông lungNhư gió thổi thái sơn[17]Nơi vắng rất an lạcNhưng người chẳng thích mấyThánh hiền thường cư trúNơi ở của Đạo Nhân[18]Khó dời khó dao độngNhư núi Tuyết trùng trùngPhi thánh tức chẳng hiệnNhư đêm vào nhà tối[19]Hiền giả có cả nghìnBậc trí tại tùng lâmNghĩa lý cực thâm thúyNgười trí khéo phân biệt[20]Chúng sinh nhiều muôn loạiChẳng tu nên chẳng chứngNay quán nghĩa lý nàyPhạm giới bị người khinh[21]Quán lậu biết sợ hãiBiến đổi chẳng phải thườngHữu lậu nên chớ thíchNên nhớ lìa ba cõi[22]Bất tín chẳng xấu hổXuyên tường mà trộm cắpĐoạn trừ ý tưởng kiaĐó là bậc thượng nhân[23]Trước đoạn tâm tham áiKiêu mạn và tà kiếnDiệt sạch mọi kết sửVô cấu tu tịnh hạnh[24]Ăn uống biết chừng mựcTài vật không cất giấuVô nguyện, không, vô tướngTu hành độ chúng sinh[25]Như chim bay giữa trờiDấu tích chẳng thể thấyNhư bậc tu hành kiaDiệu ngôn chẳng thể biết[26]Ai khéo đoạn gốc lậuKhông nương pháp vô thườngVô nguyện, không, vô tướngTu hành độ chúng sinh[27]Ít có mấy chúng sinhPhần nhiều chẳng thuận ĐạoGiả sử dẫu có ngườiRất khó chứng diệt độ[28]Đúng sai của nhân thếHãy quán hết mọi phápTrừ sạch các kết sửNhiệt não vĩnh chẳng còn[29]Tu hành chẳng ưu sầuNgày kia sẽ giải thoátTrừ sạch mọi kết sửPhiền não chẳng còn sinh[30]Như chim bay giữa trờiKhông gì gây trở ngạiVị kia được vô lậuVô nguyện, không, vô tướng[31]Như chim bay giữa trờiKhông gì gây trở ngạiHành giả qua bờ kiaVô nguyện, không, vô tướng[32]Việc ác chớ nên tạoAi tạo chịu phiền nãoViệc sai chớ nên làmTrước sầu sau cũng sầu[33]Việc thiện hãy nên tạoAi tạo chẳng ưu sầuViệc vui hãy nên làmSinh thiên thọ vui sướng[34]Hư không chẳng dấu vếtĐạo Nhân chẳng ý dơNgười đời ưa làm ácDuy Phật tịnh vô uế[35]Hư không chẳng dấu vếtĐạo Nhân chẳng ý dơThế gian đều vô thườngPhật lìa ngã, ngã sở[36]Chư thiên cùng nhân thếTương ứng tất cả hànhThoát khỏi mọi khổ đauLìa ái miễn luân hồi[37]Chư thiên cùng nhân thếTương ứng tất cả hànhKhéo xa những nghiệp ácKhông đọa ba đường ác[38]Cũng lại không biết luậnTrí ngu không phân biệtNếu lại biết luận nghĩaLời nói chẳng sai lầm[39]Hãy đàm luận Chính PhápHãy dựng Phật Pháp tràngPháp tràng là Đại TiênĐại Tiên là Pháp tràng[40]Hoặc chê do im lặngHoặc chê do nói nhiềuHoặc chê do chưa nóiChẳng ai không bị chê[41]Lúc khen lúc hủy bángChỉ vì lợi với danhChẳng có cũng chẳng khôngTức cũng chẳng thể biết[42]Được người trí ngợi khenHoặc tốt hay là xấuNgười trí chẳng khiếm khuyếtĐịnh tuệ được giải thoátNhư vàng ròng sắc tímTrong ngoài tịnh xuyên suốt[43]Ví như núi Diệu CaoKhông bị gió lung layNgười trí cũng như vậyChê khen chẳng động dao[44]Như cây không có rễKhông cành huống là lá?Bậc trí cởi trói buộcĐức họ ai dám hủy?[45]Vô cấu chẳng chỗ nươngThân lậu trồng nhân khổTối thắng không còn áiTrời người chẳng hay biết[46]Ví như lưới rừng rậmVô ái huống có dư?Phật có vô lượng hạnhKhông vết, vết ai đi?[47]Nếu hữu chẳng dục sinhVới sinh chẳng thọ hữuPhật có vô lượng hạnhKhông vết, vết ai đi?[48]Nếu muốn diệt vọng tưởngTrong ngoài không các nhânCũng không vướng sắc tưởngBốn ứng chẳng thọ sinh[49]Bỏ trước và bỏ sauBỏ giữa vượt các cõiTất cả đều buông bỏChẳng còn thọ sinh giàKinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Hết quyển 3Soạn tập: Tôn giả Pháp CứuDịch sang cổ văn: Pháp sư Thiên Tức Tai (?-1000)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 19/10/2014 ◊ Cập nhật: 22/8/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc su.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.