Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo

Chương 29: Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 2


Đọc truyện Đại Tạng Kinh – Kinh Điển Phật Giáo – Chương 29: Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 2

«☸ PHẨM 12: CHÍNH ĐẠO☸ PHẨM 13: LỢI DƯỠNG☸ PHẨM 14: OÁN HẬN☸ PHẨM 15: TƯ DUY☸ PHẨM 16: THANH TỊNH☸ PHẨM 17: NƯỚC DỤ☸ PHẨM 18: HOA DỤ☸ PHẨM 19: NGỰA DỤ☸ PHẨM 20: SÂN HẬN☸ PHẨM 21: NHƯ LAI☸ PHẨM 22: ĐA VĂN☸ PHẨM 23: TỰ MÌNHKinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 2☸ PHẨM 12: CHÍNH ĐẠO[1]Bốn Đế Tám Chính ĐạoQuán sát bằng trí tuệPhá tan ái luân hồiNhư gió thổi tung bụi[2]Ai thấy Bốn Thánh ĐếTịch tĩnh nên quán sátDiệt trừ phiền não chướngNhư mưa thấm ướt bụi[3]Tối thượng Tám Chính ĐạoDấu Pháp Bốn Thánh ĐếĐạo này tên vô viTuệ đăng chiếu ngu ám[4]Vi diệu Tám Chính ĐạoDiệu nghĩa Bốn Thánh ĐếVô dục Pháp tối thượngMinh nhãn khéo quán sát[5]Tuệ là báu thế gianAn lạc chứng vô viAi biết thọ chính giáoVĩnh đoạn sinh già chết[6]Tất cả hành vô thườngSoi thấy bằng trí tuệNếu khéo biết khổ nàyHành Đạo tịnh vết khổ[7]Tất cả hành là khổSoi thấy bằng trí tuệNếu khéo biết khổ nàyHành Đạo tịnh vết khổ[8]Tất cả hành là khôngSoi thấy bằng trí tuệNếu khéo biết khổ nàyHành Đạo tịnh vết khổ[9]Tất cả pháp vô ngãSoi thấy bằng trí tuệNếu khéo biết khổ nàyHành Đạo tịnh vết khổ[10]Ta đã giảng dấu ĐạoÁi dục như tên bắnHãy nên tự khích lệThọ trì lời Phật dạy[11]Ta đã giảng dấu ĐạoNhổ gai ái kiên cốHãy nên tự khích lệThọ trì lời Phật dạy[12]Đạo này là duy nhấtThấy Chân được thanh tịnhDẫn đến diệt ách khổPhá tan chúng ma binh[13]Đạo này là duy nhấtThấy Chân sẽ chứng QuảDẫn đến diệt ách khổPhá tan chúng ma binh[14]Đạo này không gì hơnTĩnh lặng như hồ sâuNhư Năng Nhân nhập địnhGiữa chúng luôn giảng Đạo[15]Nhập Đạo thấy sinh tửĐắc Đạo cứu giúp ngườiVượt qua biển ái dụcLiễu sinh qua bờ kia[16]Cứu cánh Đạo thanh tịnhTrừ sạch gốc sinh tửBiện tài vô cùng tậnThấy rõ tuyên giảng Đạo[17][Chảy xiết đổ vào biển][Nước chảy sẽ nhanh đầy][Thuyết Đạo cho người trí]Khéo đến uống cam lộ[18]Trước chưa nghe Pháp luânChuyển vì thương chúng sinhAi phụng sự tu hànhKính lễ vượt ba cõi[19]Ba niệm mà niệm thiệnBa niệm sẽ lìa ácTừ niệm mà có hànhDiệt cấu là Chính Đoạn[20]Ba quán sẽ chuyển niệmTất đắc Đạo vô thượngĐắc ba trừ ba kếtTu vô lượng định niệm[21]Khéo trừ lậu ba cõiTu định chế phục ýTrí tuệ sức thiền địnhĐã định nhiếp ngoại loạn[22]Thế gian pháp sinh diệtMỗi thứ đều vô biênGiác ngộ được giải thoátAn vui vô cùng tận[23]Tích thiện được quả lànhMọi nơi được tiếng thơmHành trì Tám Chính ĐạoTu Đạo uống cam lộ☸ PHẨM 13: LỢI DƯỠNG[1]Buồng chín, chuối sẽ khôCỏ lau, trúc, cũng thếCon la chết khi chửaCon người chết bởi tham[2]Bởi vậy tham vô lợiPhải biết từ si sinhVì tham, ngu hại hiềnĐầu cổ rơi xuống đất[3]Tham lợi tính bất thiệnBhikṣu [bíc su] chớ có thamTrú nơi nhiều thương luyếnHy vọng người cúng dường[4]Tại gia cùng xuất giaNam nữ chúng ngu mêTham lợi lòng ganh ghétTa vì họ hàng phục[5]Kẻ ngu nghĩ cách nguDục mạn ngày càng tăngPhi pháp tham lợi dưỡngTịch diệt không thể đến[6]Những ai khéo biết đủBhikṣu chân Phật tửDanh tiếng chẳng ham thíchAn vui là người trí[7]Không chấp trước mọi thứKhông nịnh hót nơi ngườiKhông nương người sinh sốngNên tự hành trì Pháp[8]Tự lợi còn chẳng hamHuống nữa là tiếng tămTrăm vị như mỡ xeTu hành sẽ đắc Đạo[9]Bhikṣu tham lợi dưỡngSẽ không đắc chính địnhTri túc luôn tịch tĩnhChỉ Quán tất thành tựu[10]Bhikṣu xa danh lợiBiết đủ chẳng mong cầuChỉ mặc ba Pháp yTu hành được an vui[11]Bhikṣu ham danh lợiNhư phòng có rắn độcNằm ngồi ngủ sợ hãiĐều do tham lợi dưỡng[12]Bhikṣu ham danh lợiVui sướng thật thấp hènMột Pháp nên quán sátTrí kém khó giải thoát[13]Cẩn thận luôn y giớiKhông tham bậc trí khenTịnh hạnh chính căn lựcHãy nên tự tư duy[14]Ba Minh có đầy đủGiải thoát được vô lậuTrí kém người si mêSẽ không nhớ biết gì[15]Đối với các ẩm thựcThọ nhận từ người khácMà khởi sinh pháp ácGanh ghét do lợi dưỡng[16]Lợi dưỡng kết nhiều oánTuy mặc ba Pháp yChỉ mong thức ăn ngonKhông vâng lời Phật dạy[17]Phải biết lỗi lầm nàyLợi dưỡng rất đáng sợTrí kém chẳng nghĩ suyBhikṣu hãy xả tâm[18]Bhikṣu bậc xuất giaBa nghiệp phải điều phụcLối sống phải chân chínhTâm thiện luôn tư duy[19]Bệnh vi tế khó nhẫnLợi dưỡng rất khó lìaCúng dường tâm bất độngTrời rồng sẽ lễ bái☸ PHẨM 14: OÁN HẬN[1]Chẳng oán mà sinh oánChẳng gây mà làm ácNgu mê chịu thống khổHiện đời và hậu thế[2]Nghiệp ác trước tự làmSau đó hại người khácKẻ kia khởi tâm hạiNhư chim sa vào lưới[3]Đánh người bị người đánhOán thù gặp oán thùMắng người bị người mắngPhẫn nộ gặp phẫn nộ[4]Vì sao làm Đạo Nhân?Chẳng biết Phật Chính PhápSinh ra thọ mạng ngắnLìa oán lại kết oán[5]Chúng cùng hủy báng nhauAi nấy thốt lời sânTâm vui, nhẫn, bình đẳngNhẫn này không gì bằng[6]Xương gãy mà mạng chungNgựa bò chết tài mấtĐất nước sẽ loạn lạcTụ tập được trở lại[7]Các ông chẳng khởi ácPháp này xa lìa oánKia oán ai khéo nhẫnGọi đó là bậc trí[8]Nếu biết đó nói thắngNgu mê cầu khoái lạcHiện tại không khởi oánVị lai cũng chẳng hận[9]Chẳng thể oán báo oánMà sẽ được an vuiNhẫn nhục oán tự trừĐó là Pháp Như Lai[10]Nếu ai hủy mạ taKia oán ta chẳng oánÝ ai được an vuiOán thù được dừng nghỉ[11]Nếu ai quen bạn lànhCùng đi khắp thế gianOán ghét không lưu nhớChuyên niệm cùng ý lành[12]Bạn lành nếu chẳng cóTự đi không bạn lữHãy xem khắp mọi nơiTu thiện không tạo ác[13]Tu học nếu không cóBạn tốt Thiện Tri ThứcGiữ thiện tu một mìnhĐừng cùng với kẻ ngu[14]Tu học siêng trì giớiCần chi bạn đồng hành?Như rồng thích vực sâuNhư voi thích rừng hoang☸ PHẨM 15: TƯ DUY[1]Quán hơi thở ra vàoChú tâm tư duy kỹThông suốt đầu đến cuốiQuán sát như Phật dạy[2]Đó là chiếu thế gianNhư mây tan trăng hiệnĐi đứng học tư duyNằm ngồi đừng quên lãng[3]Bhikṣu lập niệm nàyHiện đời và hậu thếThắng lợi mãi chẳng cùngVĩnh không đọa sinh tử[4]Nếu thấy thân an trụSáu căn gìn giữ hộBhikṣu luôn nhất tâmTự biết chứng tịch diệt[5]Đã có các niệm nàyTự mình luôn hành trìNhư vậy mà chẳng thểVĩnh không chế phục tâm[6]Ai tu Pháp căn bổnNhư thế vượt trần laoÝ niệm mà khéo ngộĐắc định tâm an vui[7]Ý niệm mà khéo ngộĐắc định tâm an vuiTùy thời tu các PhápMới thoát sinh già chết[8]Bhikṣu ngộ ý niệmPhải khiến niệm tương ứngSinh tử phiền não đoạnChứng đắc Đạo tịch diệt[9]Thường nên nghe diệu PhápTự ngộ tâm ý mìnhAi giác làm thánh hiềnSợ hãi vĩnh chẳng còn[10]Giác ngộ tâm tương ứngNgày đêm siêng tu họcLiễu giải Pháp cam lộNhất định được vô lậu[11]Nếu ai được lợi lànhTất đến Quy Y PhậtCho nên ngày lẫn đêmNhất tâm thường niệm Phật[12]Nếu ai được lợi lànhTất đến Quy Y PhápCho nên ngày lẫn đêmNhất tâm thường niệm Pháp[13]Nếu ai được lợi lànhTất đến Quy Y TăngCho nên ngày lẫn đêmNhất tâm thường niệm Tăng[14]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm Phật[15]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm Pháp[16]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm Tăng[17]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm giới[18]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm thí[19]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm thiên[20]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm thân[21]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm tĩnh lự[22]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm không giết[23]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm không trộm[24]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm không[25]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm vô tướng[26]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm vô nguyện[27]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm xuất thế[28]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm ý vui[29]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm tịch diệt☸ PHẨM 16: THANH TỊNH[1]Hãy nhớ tự tỉnh giácKhi làm chớ hư vọngLàm thiện tu hành anViệc làm được chân thật[2]Người nên cầu phương tiệnSẽ tự được tài bảoKia tự quán cũng thếÝ nguyện liền đắc Quả[3]Nằm ngồi cầu phương tiệnPhát khởi tâm tinh tấnNhư thợ đúc vàng ròngTẩy trừ tâm cáu bẩnChẳng bị ám tối cheVĩnh lìa già chết khổ[4]Chẳng đáng thẹn lại thẹnNên đáng thẹn không thẹnChẳng đáng sợ lại sợNên đáng sợ không sợKẻ đó sinh tà kiếnKhi chết đọa địa ngục[5]Ai trước lỡ làm ácSau ngừng không tái phạmLà chiếu sáng thế gianNhư trăng lìa mây che[6]Ai trước lỡ làm ácSau ngừng không tái phạmDùng thiện để diệt trừLà chiếu sáng thế gian[7]Nếu ai lỡ làm ácTu thiện mà tiêu trừThế gian do chấp áiThật nghĩa không hiểu rõ[8]Thiếu niên mà xuất giaCầu Phật Pháp vi diệuLà chiếu sáng thế gianNhư trăng lìa mây che[9]Hiện đời không não hạiLúc chết chẳng âu loKia thấy Đạo vô úyLìa khổ được an vui[10]Hiện đời không não hạiKhi chết chẳng ưu sầuKia thấy Đạo vô úyTối thắng trong thân quyến[11]Đoạn trừ pháp ô trượcChỉ tu pháp tịnh hạnhXả ái được thanh tịnhLìa bỏ việc xấu ác[12]Trì giới luôn thanh tịnhThanh tịnh trưởng căn lànhBa nghiệp luôn thanh tịnhThanh tịnh gọi xuất gia[13]Tâm ái dục là ruộngTham sân si là hạtAi bố thí độ đờiPhúc báo vô cùng tận[14]Ví như ruộng cằn cỗiSân hận càng lan xaCho nên lìa sân hậnPhúc báo vô cùng tận[15]Ví như ruộng cằn cỗiSi mê càng lan xaCho nên lìa si mêPhúc báo vô cùng tận[16]Ví như ruộng cằn cỗiKiêu mạn càng lan xaCho nên lìa kiêu mạnPhúc báo vô cùng tận[17]Ví như ruộng cằn cỗiTham dục càng lan xaCho nên lìa tham dụcPhúc báo vô cùng tận[18]Ví như ruộng cằn cỗiYêu thương càng lan xaCho nên lìa yêu thươngPhúc báo vô cùng tận[19]Sáu thức tâm làm chủÁi nhiễm làm quyến thuộcVô nhiễm sẽ lìa áiNhiễm trước là ngu si[20]Xương cốt lấy làm thànhMáu thịt bao phủ lênSáu căn mở tung raSáu giặc tung hoành khắp[21]Vướng duyên sẽ tăng khổHãy quán các nhân duyênDiệt trừ nhờ thánh hiềnNgu bị ngoại trần nhiễm☸ PHẨM 17: NƯỚC DỤ[1]Tâm tịnh có chính niệmDục lạc chẳng còn thamĐã qua hố si mêNhư nhạn bỏ ao khô[2]Tâm kia đã xả bỏBay lượn thăng hư khôngTu hành xuất thế gianPhá tan chúng ma quân[3]Trẻ chẳng tu tịnh hạnhĐến già không tích củaSi mê ham say ngủLười biếng chẳng làm lành[4]Trẻ chẳng tu tịnh hạnhĐến già không tích củaNhư hạc ở ao khôCố giữ có ích gì?[5]Chớ khinh việc ác nhỏCho rằng không tai họaGiọt nước tuy cỏn conLâu dần cũng đầy thùngTội ác đầy rẫy khắpTừ nhỏ tích tụ thành[6]Chớ khinh việc thiện nhỏCho rằng không phúc báoGiọt nước tuy cỏn conLâu dần cũng đầy thùngPhúc lành đầy rẫy khắpTừ nhỏ tích tụ thành[7]Ví như người qua sôngThuyền bè buộc kiên cốKia qua thật chẳng quaThông tuệ mới qua bờ[8]Phật Thế Tôn đã quaBậc tịnh hạnh qua bờBhikṣu vào hồ sâuThanh Văn buộc chặt bè[9]Suối này có lợi gì?Nước luôn có tràn khắpNhổ ái trừ gốc rễLại muốn hy vọng gì?[10]Thuyền phu chèo lái thuyềnThợ cung chỉnh góc độThợ mộc gọt đẽo gỗBậc trí khéo điều thân[11]Ví như dòng suối sâuTrong ngoài rất trong suốtNghe Pháp được thanh tịnhBậc trí sinh hoan hỷ[12]Ví như dòng suối sâuTrong ngoài rất trong suốtBậc trí nghe diệu PhápHoan hỷ vô cùng tận[13]Lòng nhẫn như đại địaBất động như hư khôngNghe Pháp dụ kim cangĐắc Đạo thoát luân hồi☸ PHẨM 18: HOA DỤ[1]Ai khéo lựa nơi xứLìa đường ác sinh thiên?Ai khéo giảng Pháp nghĩaNhư khéo hái hoa xinh?[2]Học nhân khéo lựa nơiLìa đường ác sinh thiênKhéo giảng diệu Pháp nghĩaKhéo hái hoa công đức[3]Hủy rừng chặt sạch câyBởi rừng sinh sợ hãiKhi rừng đã diệt rồiBhikṣu đắc tịch diệt[4]Đốn rừng chẳng bứng rễBởi rừng sinh sợ hãiMột tí mà chưa đoạnKhiến ý sinh buộc ràng[5]Đốn rừng chẳng bứng rễBởi rừng sinh sợ hãiTâm siết rất khó lìaNhư nghé thương luyến mẹ[6]Hãy tự lìa thương luyếnKhô như ao sen thuTâm lặng thọ chính giáoPhật nói tịch diệt vui[7]Ví như hoa khả ýSắc đẹp mà chẳng thơmLời hoa mỹ cũng thếKhông có lợi ích gì[8]Ví như hoa khả ýSắc đẹp lại ngát thơmLời dịu êm cũng thếTất được phúc lợi lành[9]Ví như ong hút mậtKhông tổn hoa sắc hươngChỉ lấy vị rồi điNhư Bhikṣu vào làng[10]Đừng phạm làm điều ácChớ nhìn việc không nênChỉ xem thân nghiệp mìnhLà chính hay bất chính[11]Ví như ở mương ruộngGần cạnh nơi đại lộTrong đó mọc hoa senThơm khiết rất đáng yêu[12]Có sinh ắt phải chếtPhàm phu ưa nơi đóBậc trí quyết thoát raĐó là đệ tử Phật[13]Lấy nhiều hoa xinh đẹpKết thành vòng trang sứcAi rộng tích thiện cănĐời sau sinh chốn lành[14]Như hoa lài diệu hoaThanh tịnh như hoa senNếu trừ tham sân siBhikṣu tịnh ngát thơm[15]Như người hái hoa xinhChuyên ý không tán loạnDo ngủ bị nước trôiThoáng chốc tử thần dắt[16]Như người hái hoa xinhChuyên ý không tán loạnÝ dục không biết chánLuôn bị khổ vây khốn[17]Như người hái hoa xinhChuyên ý không tán loạnChưa được chân tài bảoMãi bị khổ vây khốn[18]Nếu chẳng thấy tử thầnTuệ chiếu như tịnh hoaBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[19]Nếu đoạn tham sân siNhư bỏ rễ hoa độcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[20]Tham dục nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[21]Sân hận nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[22]Si mê nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[23]Như người kết vòng hoaKhoái ý tham vô bờHiện đời chẳng trừ độcBa nghiệp luôn siết trói[24]Quán thân như sành gốmHuyễn hóa như ảo ảnhChặt đứt nụ hoa maKhông đọa vòng sinh tử[25]Thấy thân như bọt nướcBiết đó là huyễn hóaChặt đứt nụ hoa maKhông đọa vòng sinh tử[26]Ngã mạn nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[27]Nghi ngờ nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[28]Ái dục nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[29]Phiền não nếu chẳng cóTất được quả báo thiệnBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da☸ PHẨM 19: NGỰA DỤ[1]Ví như cưỡi ngựa thuầnTùy ý đến nơi muốnTín giới và tinh tấnĐịnh tuệ sẽ đầy đủ[2]Đắc Pháp Đệ Nhất NghĩaLợi ích vô cùng tậnNhất tâm hành hòa nhẫnThoát miễn khổ luân hồi[3]Nhẫn hòa tâm sẽ địnhKhéo đoạn các khổ nãoTừ đó nhập thiền địnhNhư ngựa đã thuần phục[4]Đoạn sân được vô lậuNhư ngựa đã thuần phụcBỏ ác đến bình thảnSau thọ vui cõi trời[5]Tinh tấn giữa buông lungGiác ngộ giữa ngủ sayNhư ngựa đã thuần phụcBỏ ác làm thánh hiền[6]Nếu ai biết hổ thẹnTrí tuệ sẽ thành tựuĐó là cầu hướng thượngVí như cưỡi ngựa thuần[7]Như ngựa nếu thuần phụcMới để cho vua cưỡiKhéo điều làm hiền nhânMới được lời thành tín[8]Dẫu ai giỏi huấn luyệnNhư khéo huấn luyện ngựaLại khéo huấn luyện voiĐâu bằng điều phục mình[9]Kẻ kia chẳng thể chởLại cũng chẳng thể đếnChỉ ai tự điều phụcMới đến nơi an lành[10]Kẻ kia chẳng thể chởLại cũng chẳng thể đếnChỉ ai tự điều phụcMới diệt mọi khổ ách[11]Kẻ kia chẳng thể chởLại cũng chẳng thể đếnChỉ ai tự điều phụcMới đến Đạo tịch diệt[12]Hãy luôn tự điều phụcCũng như dừng ngựa chạyAi khéo tự cấm chếĐộ thoát mọi khổ não[13]Như ngựa cho vua cưỡiNơi kia sinh hy hữuBhikṣu khéo điều phụcGiải thoát mọi khổ ách[14]Chỉ ai tự điều phụcThiện ý như ngựa thuầnCũng như voi chúa lớnTự điều là tối thượng[15]Như vua cưỡi ngựa khônHiếm có ở trong nướcBhikṣu khéo điều phụcKhéo đoạn siết trói buộc[16]Chỉ ai tự điều phụcThiện này không gì hơnCũng như voi chúa hiềnÝ niệm qua bờ kia[17]Tự làm, tự hộ vệTự nương, cầu tự độCho nên hãy cẩn thậnNhư buôn bán ngựa khôn☸ PHẨM 20: SÂN HẬN[1]Trừ sân lìa ngã mạnLánh xa các phiền nãoChẳng nhiễm nơi danh sắcOan gia chẳng kết giao[2]Sân đoạn nằm ngủ yênKhuể diệt không ưu sầuPhẫn nộ là căn độcTrừ độc sinh cam lộHiền thánh khéo trừ sạch[3]Sân hận lòng ai khởiLàm các nghiệp chẳng lànhNếu sau sân được trừTrí tuệ dần dần tăng[4]Chẳng thẹn chẳng xấu hổLại ưa khởi sân hậnBị sân siết trói buộcNhư tối mất đèn sáng[5]Lực kia chẳng phải lựcAi lấy sân làm lựcSân là pháp mục nátChẳng biết lành được khen[6]Phẫn nộ gần binh đaoNhu hòa gần an tườngHạnh nhẫn là tối thượngThế nên phải luôn nhẫn[7]Phẫn nộ người khinh chêAi sân nên học nhẫnHạnh nhẫn là tối thượngThế nên phải luôn nhẫn[8]Chẳng kể ta hay ngườiPhải sợ tham sân siNếu biết họ khởi ácTâm ta nên diệt trước[9]Lợi mình và lợi ngườiVì họ ta khuyên bảoNếu biết họ khởi ácTâm ta nên diệt trước[10]Lợi mình và lợi ngườiVì họ ta khuyên bảoNgu cho ta vô lựcQuán pháp cũng như thế[11]Trí nhẫn thắng ngu siKẻ ngu nói lời ácMuốn luôn chiến thắng họChỉ nên giữ im lặng[12]Luôn học lời bậc tríKhông cùng kẻ ngu họcKhéo nhẫn lời cấu trượcMới gọi nhẫn cao nhất[13]Ai sân không nên nóiChỗ đông hay vắng ngườiAi hận khởi lửa sânMãi không tự thức tỉnh[14]Nói thật chẳng sân hậnKẻ xin nhớ bố thíBa nghiệp có định xứTự nhiên ở thiên cung[15]Ý dừng sao có sân?Tự kiểm dưỡng tuệ mạngĐẳng trí định giải thoátBiết đã chẳng còn sân[16]Những ai mà làm ácPhẫn nộ khởi sinh oánNếu sân mà chẳng khởiTức là chiến thắng họ[17]Nhẫn nhục thắng sân hậnThiện đức thắng tà ácBậc trí khéo bố thíChí thành thắng lừa dối[18]Không sân cũng không hạiHằng nhớ hạnh chân thậtKẻ ngu tự khởi sânOán thù luôn còn mãi[19]Sân hận tự kiềm chếNhư dừng xe chạy nhanhLà người lái xe giỏiBỏ tối tiến vào sáng❖Đạo Nhân, Chính Đạo, với Lợi DưỡngOán Hận, Tư Duy, và Thanh TịnhNước Dụ, Hoa Dụ, cùng Ngựa DụCộng chung Sân Hận là mười phẩm☸ PHẨM 21: NHƯ LAI[1]Tự thành Tối Chính GiácKhông nhiễm tất cả phápVô Úy, Nhất Thiết TríTự ngộ không thầy dạy[2]Tự thành Tối Chính GiácKhông nhiễm pháp thế gianVô Úy, Nhất Thiết TríTự ngộ không thầy dạy[3]Thiện Thệ không ai hơnThị hiện thành Chính ĐạoNhư Lai Thiên Nhân TônTrí lực đều viên mãn[4]Ta là Phật Thế TônLậu tận đoạn tuyệt dâmChư thiên cùng nhân thếTất cả đều cung kính[5]Tự ngộ không thầy dạyMột mình không bạn lữNhất tâm tu Chính PhápPhật Đạo tự nhiên thông[6]Tự mình thắng phiền nãoThế gian chẳng ai hơnThông suốt trí vô ngạiDẫn kẻ mê vào Đạo[7]Nay đến thành Lộc DãMuốn đánh trống cam lộSẽ chuyển diệu Pháp luânMà chưa ai từng chuyển[8]Người trí không cùng nguTùy duyên mà hóa độGiảng Đạo tịnh vô cấuTịch diệt không gì hơn[9]Dũng mãnh sư tử hốngNhư Lai giảng Chính PhápPháp thuyết và nghĩa thuyếtBậc giác mãi an vui[10]Dũng mãnh tâm chuyên chúXuất gia ngày đêm tuChư thiên thường hộ vệChư Phật ngợi tán dương[11]Chư thiên và thế gianTán thán Chính Đẳng GiácNhanh tu mà tự giácTối hậu lìa bào thai[12]Chư Phật ở quá khứCùng với ở vị laiHiện tại Chính Đẳng GiácDiệt trừ khổ chúng sinh[13]Một lòng tôn trọng PhápĐã kính ai đang kínhNếu ai sẽ cung kínhĐó là Phật Pháp yếu[14]Nếu muốn tự cầu PhápChính thân tối đệ nhấtKính tin nơi Chính PhápTư duy Kinh giới Phật[15]Những ai không tin PhậtHọ như kẻ mù lòaSẽ đọa ba đường ácVí như có thương giaGặp phải quỷ bạo ác[16]Thuyền trưởng khéo lái thuyềnTinh tấn làm cầu nốiNgười bị dòng tộc vâyAi thoát là trượng phu[17]Như Lai không ai bằngÁi tận không vết tíchGiải thoát tâm vô lậuÂn tuệ trời và người[18]Tư duy hai quán hànhKhéo quán hai nhàn tĩnhTrừ tối hơn thần tiênKhéo chứng được tự tại[19]Như người đứng đỉnh núiThấy khắp người trong thônQuán sát Pháp như vậyVí như lên lầu cao[20]Nếu ai luôn quán sátPhiền não mãi chẳng sinhRưới mưa Pháp cam lộLiên tục chẳng tận cùng☸ PHẨM 22: ĐA VĂN[1]Đa văn khéo hành thiệnLàm lành chẳng phiền nãoTu hành diệt nghiệp chướngĐắc diệu Quả Đạo Nhân[2]Ngu mê chẳng hay biếtKhéo hành Pháp bất tửKhéo giải ai biết PhápBệnh trừ như lá chuối[3]Ví như nhà che kínTối om chẳng thấy gìTuy có đủ màu sắcCó mắt nhưng không thấy[4]Ví như có một ngườiTài trí với học rộngChẳng nghe tất chẳng biếtPháp lành và pháp ác[5]Ví như cầm đuốc sángTất thấy mọi sắc tướngNghe rồi khéo biết rõHướng đi của thiện ác[6]Tuy xưng là đa vănGiới cấm không đầy đủBị pháp luật truy nãTu học có khiếm khuyết[7]Hành giả kém hiểu biếtDẫu giới trì đầy đủCũng được pháp luật khenNhưng tu học có khuyết[8]Tu học kém hiểu biếtTrì giới không trọn vẹnHiện đời cùng vị laiThọ khổ bổn nguyện tan[9]Đa văn vững tu hànhTrì Pháp làm bức tườngTinh tấn hủy khó leoTừ đó giới tuệ thành[10]Đa văn khéo phụng PhápTrí tuệ luôn định ýNhư vàng châu Thắng KimAi nào có thể chê[11]Tài trí là đa vănTrì giới tất đầy đủCả hai được ngợi khenTu học được lậu tận[12]Đa văn như gương báuSoi pháp không thừa sótSoi mình và soi ngườiCả hai sinh hoan hỷ[13]Đa văn như anh lạcTrang nghiêm nơi thân mìnhHữu tình sinh hoan hỷYêu mến vô cùng tận[14]Những ai tự ca mìnhNgợi khen nói danh đứcĐó đều vì tham dụcNhưng mình chẳng hay biết[15]Nghe Pháp biết Kinh giớiTrừ nghi thấy chân lýDo nghe lìa pháp ácĐi đến nơi bất tử[16]Bên trong không ai biếtBên ngoài không ai thấyTrong chẳng thấy kết quảLiền theo tiếng mà trụ[17]Bên trong đã biết rõBên ngoài không ai thấyCả hai đều đã thànhLiền theo tiếng mà trụ[18]Bên trong đã biết rõBên ngoài cũng thấy suốtNgười kia có trí tuệChẳng theo tiếng mà trụ[19]Thức của tai nghe nhiềuThức của mắt thấy nhiềuThấy nghe chẳng kiên cốKhông tin nơi nghĩa lý[20]Trí sâu khéo thuyết lànhNghe biết định ý lànhKia chẳng dùng trí địnhNhanh thành kẻ buông lung[21]Hiền thánh yêu thích PhápViệc làm lời tương ứngDùng nhẫn tư duy khôngTâm ý tất kiên cố☸ PHẨM 23: TỰ MÌNH[1]Luôn nói lời tốt lànhĐạo Nhân khi đứng ngồiNhất tâm tu định ýLòng dục cầu ngừng nghỉ[2]Bất luận đi nằm ngồiMột mình không buông lungHãy tự hàng phục tâmLòng vui chốn núi rừng[3]Nghìn nghìn vạn quân địchMột người thắng tất cảChẳng bằng tự hàng tâmĐó là thắng cao nhất[4]Thắng mình là tối thượngNhư tâm chúng sinh kiaTự hàng làm Đại SĩTu hành sẽ viên thành[5]Chẳng trời tầm hương thầnChẳng ma hay Phạm ThiênLà cao quý tối thắngBằng trí tuệ Bhikṣu[6]Trước hãy tự chân chínhRồi sau dạy người khácNếu ai tự chân chínhMới gọi là thượng nhân[7]Trước hãy tự chân chínhRồi sau dạy người khácNếu ai tự chân chínhChẳng mạo nhận bậc trí[8]Hãy tự mình tu chứngTùy duyên dạy bảo ngườiTự mình đã điều phụcMới có thể dạy người[9]Hãy luôn tự tu chứngKhiến người sinh tín giảiTự ta tâm chuyên nhấtTu học của bậc trí[10]Vì mình hoặc vì ngườiPhần nhiều chẳng thành tựuNếu bậc Hữu Học kiaChân chính rồi dạy người[11]Thân còn Đạo sẽ cònPháp ác sao dung chứa?Tự mình được điều phụcBậc trí nói nghĩa này[12]Tự tâm mình làm thầyKhông theo người làm thầyAi tự mình làm thầyCó được chân trí tuệ[13]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyCó được lợi lạc lành[14]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyTrí tuệ thầy trời người[15]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầySống lâu hưởng phúc trời[16]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyTối thắng trong thân tộc[17]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyKhông sầu giữa não phiền[18]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyĐoạn trừ mọi trói buộc[19]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyPhá tan mọi đường ác[20]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyLuôn làm bậc chân sư[21]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyGiải thoát mọi khổ đau[22]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyNhanh chứng Đạo tịch diệtKinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Hết quyển 2Soạn tập: Tôn giả Pháp CứuDịch sang cổ văn: Pháp sư Thiên Tức Tai (?-1000)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 19/10/2014 ◊ Cập nhật: 21/8/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc su.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.