Đọc truyện Đại Tạng Kinh – Kinh Điển Phật Giáo – Chương 20: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 6
☸ PHẨM 18: TÙY HỶ CÔNG ĐỨC☸ PHẨM 19: CÔNG ĐỨC CỦA PHÁP SƯ☸ PHẨM 20: THƯỜNG BẤT KHINH BỒ-TÁT☸ PHẨM 21: THẦN LỰC CỦA NHƯ LAI☸ PHẨM 22: PHÓ CHÚC☸ PHẨM 23: BỔN SỰ CỦA DƯỢC VƯƠNG BỒ-TÁTKinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 6☸ PHẨM 18: TÙY HỶ CÔNG ĐỨCLúc bấy giờ Từ Thị Đại Bồ-tát bạch Phật rằng:”Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào khi nghe Kinh Pháp Hoa này mà tùy hỷ, thì họ sẽ được bao nhiêu điều phúc lợi?”Liền nói kệ rằng:”Sau khi Phật diệt độNếu ai nghe Kinh nàyMà có thể tùy hỷSẽ được bao nhiêu phúc?”Lúc bấy giờ Phật bảo Từ Thị Đại Bồ-tát:”Này Vô Năng Thắng! Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có những vị Bhikṣu [bíc su], Bhikṣuṇī [bíc su ni], Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, cùng bất kỳ người trí nào, hoặc già hay trẻ, và khi nghe Kinh này mà tùy hỷ, sau khi rời Pháp hội rồi đi đến nơi khác, như là nơi chư Tăng cư trú, hoặc ở tại nơi hoang vắng, thành ấp, đường sá, thôn xóm, hay cánh đồng, rồi mang những lời nghe được, vì cha mẹ, thân thuộc, và bạn bè tốt mà diễn nói tùy theo khả năng của họ.
Khi những người này nghe xong và tùy hỷ, họ lại chuyển sang dạy người khác.
Khi người khác nghe rồi, lại tùy hỷ và chuyển sang dạy tiếp.
Triển chuyển như thế cho đến người thứ 50.Này Vô Năng Thắng! Giờ Ta sẽ nói công đức về sự tùy hỷ của thiện nam tử hay thiện nữ nhân thứ 50 đó.
Ông hãy lắng nghe!Giả như trong bốn triệu ức vô số thế giới có những chúng sinh trong sáu đường sinh ra từ bốn loại–sanh ra từ trứng, sinh ra từ bào thai, sinh ra từ ẩm ướt, và sinh ra từ biến hóa–hoặc có hình, vô hình, có tưởng, vô tưởng, chẳng phải hoàn toàn có tưởng, hay chẳng phải hoàn toàn vô tưởng, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, và ở tại các loài chúng sinh như thế, nếu có người vì cầu phúc mà cung cấp mọi thứ tùy theo điều ước muốn của mỗi chúng sinh, lại cho mỗi chúng sinh nào là vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, các kỳ trân diệu bảo, cùng voi ngựa xe cộ, cung điện lầu các làm bằng bảy báu và số ấy đầy khắp châu Thắng Kim.Vị đại thí chủ này bố thí như thế suốt 80 năm, rồi nghĩ như vầy:Ta đã cho chúng sinh những vật yêu thích với tùy theo ý nguyện của họ.
Tuy nhiên, các chúng sinh này đều đã già yếu, tuổi ngoài 80, tóc bạc và khuôn mặt nhăn nheo.
Không bao lâu thì sẽ chết.
Ta nên dùng Phật Pháp mà hướng dẫn họ.Và thế là, ngài liền tụ tập các chúng sinh này lại, rồi tuyên nói giáo Pháp để chỉ dạy và mang lợi ích an vui cho họ.
Lập tức họ đều đắc Quả Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, hay Đạo Ứng Chân, trừ sạch các hữu lậu, được tự tại trong hết thảy thiền định thâm sâu, và đầy đủ Tám Giải Thoát.Ý ông nghĩ sao? Công đức của vị đại thí chủ này có nhiều chẳng?”Ngài Từ Thị thưa với Phật rằng:”Thưa Thế Tôn! Công đức của người ấy rất nhiều và vô lượng vô biên.
Dẫu vị thí chủ này chỉ cho chúng sinh tất cả đồ vui thích, thì công đức đã là vô lượng.
Huống nữa lại khiến họ đắc Đạo Ứng Chân.”Phật bảo ngài Từ Thị:”Ta nay sẽ nói rõ cho ông biết.
Người này lấy tất cả đồ vui thích để cho những chúng sinh trong sáu đường suốt bốn triệu ức vô số thế giới và lại khiến họ đắc Đạo Ứng Chân.
Công đức có được của người ấy không bằng công đức của người thứ 50 nghe được một bài kệ trong Kinh Pháp Hoa và tùy hỷ, một phần trăm, một phần nghìn, một phần của tỷ ức phần cũng không bằng, cho đến toán số thí dụ cũng chẳng thể biết.Này Vô Năng Thắng! Công đức tùy hỷ của người thứ 50 đã triển chuyển nghe được Kinh Pháp Hoa là vô lượng vô biên vô số.
Huống nữa là người đầu tiên nghe từ trong Pháp hội và tùy hỷ.
Phúc đức của người đó lại càng trội hơn, vô lượng vô biên vô số, và không thể nào so sánh được.Lại nữa, Vô Năng Thắng! Nếu có người vì Kinh này mà đi đến chỗ của chư Tăng cư trú, hoặc ngồi hay đứng, nghe và tín thọ chừng thoáng chốc, thì do nhân duyên của công đức ấy, khi sinh ra ở đời sau, họ sẽ được voi ngựa hảo hạng, xe cộ sang trọng, kiệu báu trân quý, và cho đến du hành trong cung điện cõi trời.Nếu lại có người đang ngồi nghe giảng Pháp mà khi có người đến, họ khuyên bảo ngồi xuống nghe hoặc san sẻ chỗ ngồi, thì công đức của người này là sẽ chuyển thân được ngồi chỗ của Năng Thiên Đế, hoặc ngồi chỗ của Phạm Vương, hay ngồi chỗ của Chuyển Luân Thánh Vương.Này Vô Năng Thắng! Nếu lại có người nói với người khác rằng:Có một Kinh điển tên là Pháp Hoa.
Chúng ta hãy cùng đến đó nghe đi.Người kia liền nghe theo và dẫu họ chỉ đi nghe chừng thoáng chốc, thì công đức của người khuyên bảo là sẽ vào đời sau được sinh cùng một nơi với Tổng Trì Bồ-tát, có trí tuệ và căn tính lanh lợi.Suốt một tỷ đời, họ sẽ không bao giờ bị câm ngọng, hơi thở không hôi, lưỡi luôn không có bệnh, và miệng cũng chẳng có bệnh.Răng của họ sẽ không dơ, không bị đen, vàng khè, hay thưa thớt, hoặc chẳng bị thiếu hay rụng mất, sẽ chẳng bị không đều hay lòi xỉ.Môi của họ sẽ không bị trề, cũng chẳng bị hóm, không thô kệch, không lở nứt, cũng không sứt mẻ, cũng không méo, không dày, không lớn, cũng không đen sì, và không có mọi điểm xấu.Mũi của họ sẽ không mỏng dẹp và cũng không cong queo.Sắc mặt của họ sẽ không đen, cũng không hẹp hay dài, cũng không lõm hay cong, và không có bất cứ mọi tướng nào mà chẳng vừa ý.Môi, miệng, và răng đều xinh đẹp.
Mũi dài, thẳng và cao.
Khuôn mặt tròn trịa, chân mày dài, trán rộng, bằng phẳng, và đầy đủ nhân tướng.
Ở mọi đời khi sinh ra, người ấy sẽ thấy Phật nghe Pháp và tín thọ lời dạy bảo.Này Vô Năng Thắng! Ông xem đó, khuyên bảo một người đi nghe Pháp mà được công đức dường ấy.
Huống nữa là nhất tâm nghe thuyết giảng, đọc tụng, rồi ở giữa đại chúng mà vì người khác phân biệt và như thuyết tu hành.”❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Như ai ở Pháp hộiNghe được Kinh điển nàyDẫu chỉ một bài kệTùy hỷ giảng cho ngườiTriển chuyển dạy như thếĐến người thứ năm mươiNgười sau chót được phúcTa nay sẽ phân biệtNhư có đại thí chủCung cấp vô lượng chúngTrọn suốt tám mươi nămTùy theo mỗi ước mongThấy tướng họ già suyTóc bạc mặt nhăn nheoRăng rụng thân khô cằnHọ không lâu sẽ chếtTa nay nên dạy họKhiến được thành Đạo QuảLiền thuyết giảng phương tiệnTịch diệt, Pháp chân thậtThế gian đều chẳng bềnNhư bọt nước ánh lửaCác người đều phải nênNhanh sinh tâm nhàm chánKhi họ nghe giáo PhápĐều thành bậc Ứng ChânĐầy đủ Sáu Thần ThôngBa Minh Tám Giải ThoátNgười năm mươi sau cùngVui nghe một bài kệPhúc người này hơn kiaChẳng thể nào ví dụTriển chuyển nghe như thếPhúc ấy là vô lượngHuống nữa trong Pháp hộiNgười đầu tiên tùy hỷNếu ai khuyên một ngườiDẫn họ nghe Pháp HoaNói Kinh này thâm diệuNghìn vạn kiếp khó gặpLiền vâng theo đi ngheDẫu chỉ nghe một thoángPhúc báo của người ấyTa nay phân biệt nóiĐời đời miệng không bệnhRăng không thưa đen vàngMôi không dày sứt lởKhông có tướng xấu thôLưỡi chẳng khô đen ngắnMũi cao đẹp dài thẳngVầng trán rộng bằng phẳngDiện mạo thảy đoan nghiêmLàm người thấy hoan hỷHơi thở không hôi thốiHương thơm hoa sen xanhThường từ miệng tỏa raNếu đến chỗ Tăng trúMuốn nghe Kinh Pháp HoaThoáng nghe mà hoan hỷTa nay nói phúc đóĐời sau trong trời ngườiĐược voi ngựa xe đẹpKiệu trân bảo quý hiếmVà ngồi cung điện trờiNếu tại nơi giảng PhápKhuyên người ngồi nghe KinhNhân duyên phúc có đượcVua trời, ngôi Chuyển LuânHà huống nhất tâm ngheGiảng giải nghĩa thú đóNhư thuyết mà tu hànhPhúc ấy chẳng thể lường”☸ PHẨM 19: CÔNG ĐỨC CỦA PHÁP SƯLúc bấy giờ Phật bảo Thường Tinh Tấn Đại Bồ-tát:”Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào thọ trì Kinh Pháp Hoa này, hoặc đọc hay tụng, hoặc thuyết giảng hay biên chép, người đó sẽ được 800 công đức của mắt, 1.200 công đức của tai, 800 công đức của mũi, 1.200 công đức của lưỡi, 800 công đức của thân, và 1.200 công đức của ý.
Do các công đức đó trang nghiêm nên khiến sáu căn của họ đều thanh tịnh.Khi vừa lọt lòng thì căn mắt của các thiện nam tử và thiện nữ nhân đó đã được thanh tịnh.
Họ sẽ thấy trong ngoài của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, tất cả núi rừng và sông biển, dưới đến tận Địa ngục Vô Gián, trên lên đến trời Sắc Cứu Cánh.
Lại cũng thấy hết thảy chúng sinh trong đó cùng nghiệp quả nhân duyên và nơi quả báo thọ sinh.
Tất cả thảy đều thấy biết.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Nếu ở giữa đại chúngVới tâm không sợ hãiThuyết Kinh Pháp Hoa nàyHãy nghe công đức họNgười này được tám trămCông đức mắt thù thắngBởi đức ấy trang nghiêmMắt họ rất thanh tịnhCăn mắt lúc sinh raTất thấy Tam Thiên GiớiTrong ngoài của Cao SơnDiệu Cao cùng Thiết ViVới các núi rừng khácBiển cả nước sông hồDưới đến ngục Vô GiánTrên đến Sắc Cứu CánhCác chúng sinh trong đóTất cả đều trông thấyTuy chưa mở thiên nhãnSức nhục nhãn dường ấy❖Lại nữa, Thường Tinh Tấn! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào thọ trì Kinh này, hoặc đọc hay tụng, hoặc thuyết giảng hay biên chép, thì sẽ được 1.200 công đức của tai.
Với căn tai thanh tịnh, họ sẽ nghe tận đến trong ngoài của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, dưới đến tận Địa ngục Vô Gián, trên lên đến trời Sắc Cứu Cánh.Mọi âm thanh ngôn ngữ, tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng bò, tiếng xe, tiếng khóc lóc, tiếng than thở, tiếng loa, tiếng trống, tiếng chung, tiếng chuông, tiếng cười, tiếng nói, tiếng nam, tiếng nữ, tiếng bé trai, tiếng bé gái, tiếng Pháp, tiếng phi pháp, tiếng khổ, tiếng vui, tiếng phàm phu, tiếng thánh nhân, tiếng hoan hỷ, tiếng chẳng hoan hỷ, tiếng trời, tiếng rồng, tiếng quỷ tiệp tật, tiếng tầm hương thần, tiếng phi thiên, tiếng kim sí điểu, tiếng nghi thần, tiếng đại mãng xà, tiếng lửa, tiếng nước, tiếng gió, tiếng địa ngục, tiếng bàng sinh, tiếng ngạ quỷ, tiếng Bhikṣu, tiếng Bhikṣuṇī, tiếng Thanh Văn, tiếng Độc Giác, tiếng Bồ-tát, và tiếng Phật.Nói tóm lại, tuy chưa đắc thiên nhĩ nhưng họ đều có thể dùng căn tai thanh tịnh bình thường từ lúc mới sinh để nghe biết hết thảy mọi âm thanh trong ngoài của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.
Họ phân biệt muôn loại âm thanh như thế mà căn tai chẳng bị hư hoại.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Căn tai lúc sinh raThanh tịnh không uế trượcVới tai phàm họ ngheÂm thanh khắp Đại ThiênTiếng voi ngựa bò xeTiếng chung chuông loa trốngTiếng đàn cầm đàn hạcTiếng tiêu tiếng sáo thổiTiếng thanh tịnh ca hayHọ nghe nhưng chẳng nhiễmVô số tiếng của ngườiThảy đều nghe biết hếtLại nghe tiếng chư thiênTiếng ca xướng vi diệuCùng nghe tiếng gái traiVà tiếng các em béGiữa sông núi hiểm cốcTiếng hót chim diệu thanhCác loài chim mạng mạngThảy nghe tiếng của chúngNỗi thống khổ địa ngụcMuôn thứ tiếng ghê rợnNgạ quỷ khổ đói khátTiếng van nài ẩm thựcVà các loài phi thiênSống tại bờ biển cảKhi tranh luận với nhauPhát ra âm thanh lớnNgười thuyết Pháp như thếAn trụ ở nơi đóTừ xa nghe mọi tiếngMà căn tai chẳng hoạiTrong mười phương thế giớiChim thú réo gọi nhauNhưng người thuyết Pháp nàyTất cả thảy đều ngheCác vị trời Đại PhạmQuang Âm cùng Biến TịnhCho đến Sắc Cứu CánhNgôn ngữ và âm thanhPháp sư trú nơi đâyTất cả thảy đều ngheHết thảy các BhikṣuCùng với BhikṣuṇīNếu đọc tụng Kinh điểnHoặc giảng cho người khácPháp sư trú nơi đâyTất cả thảy đều ngheLại có chư Bồ-tátĐọc tụng Kinh Pháp PhậtHoặc giảng cho người khácHay soạn tập giải nghĩaCác âm thanh như thếTất cả thảy đều ngheChư Phật Đại Thánh TônNgài giáo hóa chúng sinhỞ trong các đại hộiDiễn nói Pháp vi diệuHành giả trì Pháp HoaTất cả thảy đều ngheTam Thiên Đại Thiên GiớiTrong ngoài mọi thanh âmDưới đến ngục Vô GiánTrên đến Sắc Cứu CánhĐều nghe âm thanh đóMà căn tai chẳng hoạiDo tai họ lanh lợiThảy đều có thể biếtAi trì Pháp Hoa nàyTuy chưa đắc thiên nhĩChỉ dùng tai lúc sinhCông đức đã như vậy❖Lại nữa, Thường Tinh Tấn! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào thọ trì Kinh này, hoặc đọc hay tụng, hoặc thuyết giảng hay biên chép, thì sẽ thành tựu 800 công đức của mũi.
Với căn mũi thanh tịnh, họ sẽ ngửi đến trên dưới trong ngoài của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.Mọi thứ mùi hương: hương hoa lài, hương hoa kim tiền, hương hoa hoàng sắc, hương hoa ngọc lan, hương hoa trùng sinh, hương hoa sen đỏ, hương hoa sen xanh, hương hoa sen trắng, hương cây hoa, hương cây quả, hương đàn, hương trầm thủy, hương hoắc diệp, hương mộc, cùng nghìn vạn loại hương trộn, như là hương bột, hương viên, hay hương xoa.
Dẫu người thọ trì Kinh này trú tại nơi đây, nhưng thảy đều có thể phân biệt.Họ còn phân biệt được mùi hương của chúng sinh, hương voi, hương ngựa, hương bò, hương dê, hương nam, hương nữ, hương bé trai, hương bé gai, cùng hương cỏ cây và rừng rậm.
Tất cả mùi hương, hoặc gần hay xa, họ tất đều phân biệt và ngửi được mà không bị lẫn lộn.Dẫu người thọ trì Kinh này trú tại nơi đây, nhưng cũng ngửi được mùi hương của chư thiên trên cõi trời, nào là hương của cây hương biến và cây địa phá, cùng hương hoa vi diệu âm, hương hoa vi diệu âm lớn, hương hoa nhu nhuyễn, hương hoa nhu nhuyễn lớn, hương đàn, hương trầm thủy, muôn loại hương bột, và các loại hương hoa hỗn tạp.
Các mùi hương cõi trời như thế, hương lan tỏa ra hay hòa quyện với nhau, không một loại hương nào khi ngửi mà chẳng biết.Người ấy cũng ngửi được mùi hương trên thân của chư thiên, mùi hương của Năng Thiên Đế ở trên Cung điện Thù Thắng khi ngài đùa giỡn và vui sướng năm dục.
Hoặc mùi hương ở tại Giảng đường Thiện Pháp khi ngài thuyết Pháp cho chư thiên trên trời Tam Thập Tam.
Hoặc mùi hương khi ngài vui chơi ở những khu vườn.
Họ cũng ngửi được mùi hương trên thân của các thiên tử và những thiên nữ khác.
Hết thảy đều ngửi được từ xa.Triển chuyển như vậy cho đến cõi Phạm Thiên và lên đến chư thiên ở trời Sắc Cứu Cánh, người ấy cũng đều ngửi được mùi hương trên thân và cũng như hương đốt của chư thiên.
Mùi hương của Thanh Văn, mùi hương của Độc Giác, mùi hương của Bồ-tát, và mùi hương trên thân của chư Phật, tất cả cũng đều ngửi được từ xa và biết mùi hương đó ở nơi nào.
Tuy ngửi những mùi hương này nhưng căn mũi của họ sẽ chẳng bị hư hoại hay sai lầm.
Nếu người ấy muốn phân biệt và thuyết giảng cho người khác thì trí nhớ của họ sẽ chẳng hề nhầm lẫn.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Mũi người ấy thanh tịnhỞ trong thế giới nàyHương thơm hay mùi hôiTất cả đều ngửi biếtHoa lài hoa kim tiềnHoắc diệp hương đàn thơmTrầm thủy với quế hươngMuôn loại hương hoa quảCũng biết hương chúng sinhHương người nam người nữNgười thuyết Pháp nơi xaNgửi hương biết từ đâuĐại thế Chuyển Luân VươngTiểu Luân Vương cùng conQuần thần với cung phiNgửi hương biết từ đâuTrân bảo đeo trên thânCùng kho tàng trong đấtBảo nữ vua Chuyển LuânNgửi hương biết từ đâuĐồ trang sức trên thânY phục chuỗi anh lạcMuôn thứ loại hương xoaNgửi hương biết của aiChư thiên đi hay ngồiHọ dạo chơi biến hóaNgười thọ trì Pháp HoaNgửi hương đều tất biếtCây cối với hoa quảMùi dầu hương của bơNgười trì Kinh ở đâyThảy đều biết từ đâuRừng rậm rạp hung hiểmCây hương đàn nở hoaChúng sinh trú trong đóNgửi hương đều tất biếtBiển cả núi Thiết ViChúng sinh ở trong đấtNgười trì Kinh ngửi hươngTất biết họ ở đâuPhi thiên nam và nữCùng quyến thuộc của họLúc đấu tranh rong chơiNgửi hương đều tất biếtNơi hoang dã hiểm trởSư tử voi hổ sóiBò rừng với trâu nướcNgửi hương biết từ đâuNếu có người mang thaiChưa biết nam hay nữQuái vật hay phi nhânNgửi hương đều tất biếtBằng vào sức ngửi hươngHọ biết người mang thaiThành tựu chẳng thành tựuAn vui sinh con thảoBằng vào sức ngửi hươngBiết tâm niệm gái traiLòng nhiễm tham sân siCũng biết người tu thiệnKho tàng giấu dưới đấtVàng bạc các trân bảoĐựng trong hũ bằng đồngNgửi hương đều tất biếtMuôn loại chuỗi anh lạcGiá trị chẳng thể biếtNgửi hương biết đắt rẻXuất xứ cùng ở đâuTất cả hoa trên trờiCùng hoa vi diệu âmNhu nhuyễn, cây hương biếnNgửi hương đều tất biếtCác cung điện trên trờiThượng trung hạ sai khácNhững hoa báu trang nghiêmNgửi hương đều tất biếtVườn trời, Thù Thắng ĐiệnLầu quán, Thiện Pháp ĐườngVui chơi ở trong đóNgửi hương đều tất biếtLúc chư thiên nghe PhápHoặc khi thọ năm dụcĐến đi đứng nằm ngồiNgửi hương đều tất biếtQuần áo thiên nữ mặcHương hoa quý trang nghiêmLúc bay lượn vui chơiNgửi hương đều tất biếtTriển chuyển lên như thếCho đến cõi Phạm ThiênAi nhập thiền xuất thiềnNgửi hương đều tất biếtQuang Âm, trời Biến TịnhCho đến Sắc Cứu CánhMới sinh hay mạng chungNgửi hương đều tất biếtChư Bhikṣu đại chúngThường tinh tấn nơi PhápHoặc ngồi hay kinh hànhCùng đọc tụng Kinh điểnHoặc dưới cây trong rừngChuyên chú siêng tọa thiềnNgười trì Kinh ngửi hươngTất biết họ ở đâuBồ-tát tâm kiên cốTọa thiền hay đọc tụngHoặc thuyết Pháp cho ngườiNgửi hương đều tất biếtThế Tôn ở nơi nàoTất cả đều cung kínhNgài từ mẫn thuyết PhápNgửi hương đều tất biếtChúng sinh ở trước PhậtNghe Kinh đều hoan hỷNhư Pháp mà tu hànhNgửi hương đều tất biếtTuy chưa thành Bồ-tátMũi lúc sinh vô lậuNgười thọ trì Kinh đâyĐã có tướng mũi ấy❖Lại nữa, Thường Tinh Tấn! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào thọ trì Kinh này, hoặc đọc hay tụng, hoặc thuyết giảng hay biên chép, thì sẽ được 1.200 công đức của lưỡi.
Hết thảy mọi thứ khi họ nếm, là ngon hay dở, là vị đắng hay thô nhám, thì đều biến thành thượng vị như cam lộ cõi trời, không gì là chẳng ngon ngọt.
Nếu họ thuyết giảng ở giữa đại chúng với căn lưỡi này, thì từ miệng của người ấy sẽ phát ra âm thanh vi diệu, có thể vào tâm của đại chúng, và khiến đều hoan hỷ vui sướng.Lại nữa, khi các thiên tử, thiên nữ, Năng Thiên Đế, Phạm Vương cùng chư thiên nghe âm thanh vi diệu thâm sâu và ngôn luận thứ tự của họ thuyết giảng, thì thảy đều đến nghe.Tất cả rồng, long nữ, quỷ tiệp tật, quỷ tiệp tật nữ, tầm hương thần, tầm hương thần nữ, phi thiên, phi thiên nữ, kim sí điểu, kim sí điểu nữ, nghi thần, nghi thần nữ, đại mãng xà, cùng đại mãng xà nữ, họ vì nghe Pháp nên đều đến thân cận và cung kính cúng dường.Các vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ; quốc vương, vương tử, quần thần, và quyến thuộc; cùng tiểu Chuyển Luân Vương, đại Chuyển Luân Vương, bảy báu với 1.000 con trai, và nội ngoại quyến thuộc của Luân Vương đều ngồi cung điện để đến nghe Pháp.
Bởi vị Bồ-tát này khéo thuyết Pháp nên các Phạm Chí, cư sĩ, và dân chúng trong nước suốt đời theo hầu cận và cúng dường.Lại nữa, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ-tát, và chư Phật sẽ luôn vui mến thấy họ.
Bất kỳ người này đang ở hướng nào, chư Phật đều hướng về nơi đó thuyết Pháp.
Họ đều có thể thọ trì tất cả Phật Pháp và cũng có thể tuyên nói Pháp âm vi diệu sâu xa.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Căn lưỡi người này tịnhChẳng hề nếm vị xấuBất kỳ ăn thứ gìThảy đều thành cam lộVới tiếng tịnh vi diệuThuyết Pháp cho đại chúngDùng nhân duyên thí dụDẫn đạo tâm chúng sinhNgười nghe đều hoan hỷCúng dường thượng phẩm vậtTrời rồng quỷ tiệp tậtPhi thiên các loài khácĐều với lòng cung kínhHọ đồng đến nghe PhápNgười này khi thuyết PhápNhư muốn dùng diệu âmBiến khắp Tam Thiên GiớiTùy ý liền có thểĐại tiểu Chuyển Luân VươngNghìn con trai quyến thuộcChắp tay lòng cung kínhLuôn đến nghe thọ PhápTrời rồng quỷ tiệp tậtBạo ác, quỷ hút tinhCũng với tâm hoan hỷLuôn thích đến cúng dườngPhạm Thiên Vương, ma vươngTự Tại, Đại Tự TạiCác thiên chúng như thếLuôn đến nơi họ ởChư Phật cùng đệ tửNghe Pháp âm họ nóiThường niệm và bảo hộCó lúc sẽ hiện thân❖Lại nữa, Thường Tinh Tấn! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào thọ trì Kinh này, hoặc đọc hay tụng, hoặc thuyết giảng hay biên chép, thì sẽ được 800 công đức của thân.
Họ sẽ được thân thể thanh tịnh như lưu ly trong sáng.
Do thân người ấy thanh tịnh nên khi chúng sinh nhìn thấy thì liền yêu mến.Chúng sinh trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới–lúc sinh hay chết, sang hèn hay đẹp xấu, sinh ở nơi an lành hay ở nơi xấu ác–thảy đều hiện ở trong thân người ấy.
Núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi, Cao Sơn, Đại Cao Sơn, và các núi non khác cùng những chúng sinh trong đó, thảy đều hiện ở trong thân người ấy.
Dưới đến tận Địa ngục Vô Gián, trên lên đến trời Sắc Cứu Cánh, chúng sinh trong đó đều hiện ở trong thân người ấy.
Thanh Văn, Độc Giác, Bồ-tát, và chư Phật đang thuyết Pháp cũng đều hiện ra chân dung của các ngài ở trong thân người ấy.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Nếu ai trì Pháp HoaThân họ rất thanh tịnhThanh tịnh như lưu lyChúng sinh đều vui thấyLại như gương trong sángTất thấy mọi hình sắcBồ-tát ở trong đóĐều thấy khắp thế giớiChỉ riêng họ hiểu rõNgười khác chẳng thể thấyKhắp Đại Thiên Thế GiớiHết thảy quần manh loạiTrời người chúng phi thiênĐịa ngục quỷ bàng sinhMọi hình sắc như thếĐều hiện trong thân họCác cung điện chư thiênCho đến Sắc Cứu CánhThiết Vi với Cao SơnCùng với Đại Cao SơnNước của các biển lớnĐều hiện trong thân họChư Phật cùng Thanh VănPhật tử chư Bồ-tátMột mình hay tại chúngThuyết Pháp thảy đều hiệnTuy chưa được vô lậuDiệu thân của Pháp tínhVới thân phàm thanh tịnhTất cả hiện ở trong❖Lại nữa, Thường Tinh Tấn! Sau khi Như Lai diệt độ, nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào thọ trì Kinh này, hoặc đọc hay tụng, hoặc thuyết giảng hay biên chép, thì sẽ được 1.200 công đức của ý.
Với căn ý thanh tịnh, dẫu chỉ nghe một bài kệ hay một câu thì họ cũng thông đạt vô lượng vô biên nghĩa thú.
Khi đã hiểu nghĩa lý đó rồi, họ sẽ có thể diễn nói một bài kệ hay một câu suốt một tháng, bốn tháng, hoặc cho đến một năm.Tất cả Pháp mà người ấy thuyết giảng đều sẽ tùy thuận nghĩa thú và không trái nghịch với thật tướng.
Nếu họ nói về kinh thư của thế tục, thảo luận về đạo lý trị thế, hay làm việc để sinh sống, thì đều tùy thuận Chính Pháp.Sự tu hành của tâm, việc làm của tâm, và hí luận của tâm mà hết thảy chúng sinh ở sáu đường trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, họ đều tất biết.
Tuy chưa đắc trí tuệ vô lậu nhưng căn ý của họ đã thanh tịnh như thế.
Điều suy tư, tính toán, và lời nói của người ấy đều là Phật Pháp–không gì là chẳng chân thật.
Tất cả lời của họ là lời trong Kinh mà chư Phật trước đã nói.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Ý người này thanh tịnhSáng suốt không uế trượcVới căn ý vi diệuBiết Pháp thượng trung hạDẫu nghe một bài kệThông đạt vô lượng nghĩaNói thứ tự như PhápSuốt một, bốn tháng, nămTrong ngoài thế giới nàyHết thảy các chúng sinhLà trời rồng hay ngườiQuỷ thần, quỷ tiệp tậtChúng ở trong sáu đườngMuôn ý niệm sai khácQuả báo người trì KinhĐồng một lúc biết hếtMười phương vô số PhậtTrăm phúc tướng trang nghiêmThuyết Pháp cho chúng sinhĐều nghe khéo thọ trìTư duy vô lượng nghĩaThuyết Pháp cũng vô lượngĐầu cuối chẳng sai lầmĐây bởi trì Pháp HoaHiểu rõ mọi pháp tướngBiết thứ tự tùy nghĩaThông đạt mọi ngôn từDiễn nói điều đã hiểuNgười này nói điều chiĐều là Pháp Phật trướcBởi diễn nói Pháp nàyGiữa chúng chẳng sợ hãiNgười trì Kinh Pháp HoaCăn ý tịnh như thếTuy chưa được vô lậuĐã có tướng như vậyNgười thọ trì Kinh nàyAn trụ địa hy hữuTất cả các chúng sinhHoan hỷ và yêu kínhKhéo dùng nghìn vạn loạiNgôn ngữ lời khéo léoPhân biệt để thuyết PhápĐây bởi trì Pháp Hoa”☸ PHẨM 20: THƯỜNG BẤT KHINH BỒ-TÁTLúc bấy giờ Phật bảo Đắc Đại Thế Đại Bồ-tát:”Ông nay nên biết rằng, nếu có những vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, hay Thanh Tín Nữ nào thọ trì Kinh Pháp Hoa mà có kẻ nói lời xấu ác, mắng chửi, hay phỉ báng thì sẽ chuốc lấy tội báo nghiêm trọng như đã nói ở trước.
Công đức thanh tịnh có được từ mắt tai mũi lưỡi thân ý của người thọ trì như đã nói ở trên.Này Đắc Đại Thế! Vào thuở quá khứ xa xưa vô lượng vô biên vô số kiếp chẳng thể nghĩ bàn, có Đức Phật hiệu là Uy Âm Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Kiếp tên là Ly Suy.
Quốc độ tên là Đại Thành.Ở trong thế giới kia, Đức Phật Uy Âm Vương đã thuyết Pháp cho hàng trời, người, và phi thiên.Vì người cầu Thanh Văn, Ngài ứng cơ thuyết Pháp Bốn Thánh Đế để họ thoát khỏi sinh già bệnh chết và đạt tới Cứu Cánh Tịch Diệt.Vì người cầu Độc Giác, Ngài ứng cơ thuyết Pháp 12 Duyên Khởi.Vì người cầu Bồ-tát và muốn dẫn họ vào Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, Ngài ứng cơ thuyết Pháp Sáu Độ để họ đạt tới trí tuệ cứu cánh của Phật.Này Đắc Đại Thế! Thọ mạng của Đức Phật Uy Âm Vương là 400.000 ức nayuta [na du ta] Hằng Hà sa kiếp.
Thời gian số kiếp Chính Pháp trụ thế bằng như số vi trần của một châu Thắng Kim.
Thời gian số kiếp Tượng Pháp trụ thế bằng như số vi trần của một tứ thiên hạ.
Khi Đức Phật đó đã làm lợi ích cho chúng sinh xong, rồi sau đó Ngài vào tịch diệt.Sau khi Chính Pháp và Tượng Pháp đã hoàn toàn diệt mất, trong cõi nước đó cũng có một Đức Phật khác xuất hiện ở thế gian và cũng hiệu là Uy Âm Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Và lần lượt như vậy, có 20.000 ức chư Phật xuất hiện ở thế gian và đều đồng một danh hiệu.❖Khi Đức Phật Uy Âm Vương tối sơ đã diệt độ và sau thời Chính Pháp diệt mất, trong thời Tượng Pháp, hàng Bhikṣu tăng thượng mạn có thế lực lớn.
Lúc bấy giờ có một vị Bhikṣu Bồ-tát tên là Thường Bất Khinh.Này Đắc Đại Thế! Vì nhân duyên gì mà tên là Thường Bất Khinh? Bất kể thấy ai, là Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, hay Thanh Tín Nữ, thì vị Bhikṣu này đều ngợi khen.Ngài nói lời như vầy:Tôi rất kính trọng và không dám khinh các ngài.Vì sao thế? Bởi các ngài đều tu hành Đạo Bồ-tát và sẽ thành Phật.Vị Bhikṣu này không chuyên đọc tụng Kinh điển, mà chỉ thực hành lễ bái.
Thậm chí nếu thấy vị nào trong bốn chúng đệ tử ở từ xa, ngài cũng cố đến và lễ bái ngợi khen.Ngài nói lời như vầy:Tôi chẳng dám khinh các ngài.
Các ngài đều sẽ thành Phật.Trong bốn chúng đệ tử có kẻ tức giận, lòng bất tịnh và ác khẩu mắng chửi rằng:Cái ông Bhikṣu vô trí này từ đâu đến mà tự nói là: “Tôi không dám khinh các ngài.” Lại còn thọ ký cho chúng ta sẽ thành Phật.
Chúng ta cần gì cái thọ ký hư dối đó chứ!Nhiều năm trôi qua như vậy, tuy thường bị mắng chửi nhưng ngài vẫn không sinh lòng sân hận, mà còn luôn nói rằng:Ngài sẽ thành Phật.Khi ngài nói lời ấy thì trong đại chúng có người dùng gậy đánh đập hoặc lấy ngói đá mà chọi.Rồi ngài bỏ chạy đi, đứng ở từ xa và lớn tiếng hô rằng:Tôi chẳng dám khinh các ngài.
Các ngài đều sẽ thành Phật!Bởi luôn nói lời như thế, cho nên hàng tăng thượng mạn Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, và Thanh Tín Nữ mới đặt tên ngài là Thường Bất Khinh.❖Khi vị Bhikṣu này sắp lâm chung, ở trong hư không, ngài nghe trọn đủ 200 triệu ức bài kệ trong Kinh Pháp Hoa của Đức Phật Uy Âm Vương ban sơ đã nói và đều có thể thọ trì.
Rồi liền được căn mắt thanh tịnh, cùng với căn tai, căn mũi, căn lưỡi, căn thân, và căn ý cũng được thanh tịnh như đã nói ở trên.
Khi sáu căn đã được thanh tịnh, thọ mạng của ngài tăng thêm hai triệu ức nayuta năm và ngài rộng giảng Kinh Pháp Hoa này cho người khác.Bấy giờ, những ai tăng thượng mạn trong bốn chúng đệ tử–Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ–mà đã khinh chê và đặt tên ngài là Thường Bất Khinh.
Lúc thấy ngài đắc sức đại thần thông, sức nhạo thuyết biện tài, và sức đại thiện tịch, khi nghe lời ngài nói, họ đều tín thuận và tùy tùng theo hầu.
Vị Bồ-tát này lại giáo hóa nghìn vạn ức người và khiến họ trụ nơi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Sau khi mạng chung, ngài gặp được 2.000 ức chư Phật và đều cùng một hiệu là Nhật Nguyệt Đăng Minh.
Ở trong giáo Pháp của chư Phật ấy, ngài thuyết giảng Kinh Pháp Hoa này.Do bởi nhân duyên đó, ngài lại gặp 2.000 ức chư Phật và đều đồng một hiệu là Vân Tự Tại Đăng Vương.
Ở trong giáo Pháp của chư Phật ấy, ngài thọ trì đọc tụng và thuyết giảng Kinh điển này cho bốn chúng đệ tử, nên luôn được căn mắt thanh tịnh, cùng với căn tai, căn mũi, căn lưỡi, căn thân, và căn ý cũng được thanh tịnh.
Ngài thuyết Pháp ở giữa bốn chúng đệ tử và tâm không sợ hãi.Này Đắc Đại Thế! Vị Thường Bất Khinh Đại Bồ-tát này cúng dường chư Phật như thế.
Ngài cung kính, tôn trọng, tán thán và gieo trồng mọi căn lành.
Sau đó, ngài lại gặp nghìn vạn ức vị Phật và cũng ở trong giáo Pháp của chư Phật ấy mà thuyết giảng Kinh điển này.
Khi công đức thành tựu, ngài đắc Đạo thành Phật.Này Đắc Đại Thế! Ý ông nghĩ sao? Thường Bất Khinh Bồ-tát thuở đó nào có ai khác, chính là tiền thân của Ta đây.
Nếu như Ta ở đời trước mà chẳng thọ trì đọc tụng Kinh này và thuyết giảng cho người khác, thì sẽ không thể nào đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Do Ta ở chư Phật quá khứ đã thọ trì đọc tụng Kinh này và thuyết giảng cho người khác, nên mới nhanh chứng Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Này Đắc Đại Thế! Do bốn chúng đệ tử, gồm Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, và Thanh Tín Nữ ở thời đó đã dùng lòng sân hận khinh chê ta, trong 200 ức kiếp họ không thấy Phật, không nghe Pháp, và không gặp Tăng.
Trong 1.000 kiếp ở tại Địa ngục Vô Gián để thọ khổ não tột cùng.
Sau khi đã thọ xong tội báo, họ lại gặp Thường Bất Khinh Bồ-tát và được ngài giáo hóa để đạt đến Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Này Đắc Đại Thế! Ý ông nghĩ sao?Bốn chúng đệ tử thuở đó thường khinh vị Bồ-tát này nào có ai khác, nay chính là 500 Bồ-tát của nhóm Hiền Hộ, 500 Bhikṣuṇī của nhóm Sư Tử Nguyệt, và 500 Thanh Tín Sĩ của nhóm Thiện Tư, đang hiện diện trong chúng hội này đây và tất cả đều không thoái chuyển nơi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Này Đắc Đại Thế! Phải biết Kinh Pháp Hoa này mang đến sự lợi ích lớn lao cho chư đại Bồ-tát, có thể khiến họ đạt tới Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Vì thế sau khi Như Lai diệt độ, chư đại Bồ-tát phải nên luôn thọ trì đọc tụng, thuyết giảng, và biên chép Kinh này.”❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Quá khứ có Đức PhậtHiệu là Uy Âm VươngVới thần trí vô lượngNgài dẫn đạo chúng sinhTrời người rồng quỷ thầnThảy đều cúng dường NgàiSau khi Phật diệt độLúc Pháp sắp diệt mấtCó một vị Bồ-tátTên là Thường Bất KhinhHàng bốn chúng thời đóChấp trước vào nơi PhápThường Bất Khinh Bồ-tátLiền đi đến chỗ họMà nói lời thế nàyTôi không dám khinh chêBởi các ngài tu hànhĐều sẽ được thành PhậtKhi họ nghe nói xongHủy báng và mắng chửiThường Bất Khinh Bồ-tátCó thể nhẫn chịu hếtKhi tội báo đã tậnLúc sắp gần mạng chungNgài nghe được Kinh nàySáu căn đều thanh tịnhDo bởi sức thần thôngThọ mạng ngài tăng thêmLại vì những người khácRộng giảng Kinh Pháp nàyCác đại chúng chấp PhápĐều nhờ ơn Bồ-tátGiáo hóa họ thành tựuKhiến trụ trong Phật ĐạoThường Bất Khinh mạng chungGặp được vô số PhậtDo thuyết giảng Kinh nàyĐược vô lượng phúc đứcDần dần đủ công đứcNgài nhanh thành Phật ĐạoThường Bất Khinh thuở đóChính là thân Ta đâyHàng bốn chúng thuở ấyNhững người chấp nơi PhápNghe Thường Bất Khinh nóiCác ngài sẽ thành PhậtDo bởi nhân duyên đóGặp được vô số PhậtChính là năm trăm vịBồ-tát ở chúng hộiCùng bốn chúng đệ tửVà thiện nam tín nữBây giờ ở trước TaĐang lắng nghe thuyết PhápTa đã ở đời trướcKhuyên bảo các người đóNghe và thọ Kinh nàyLà giáo Pháp đệ nhấtKhai thị chỉ dạy họKhiến trụ Đạo tịch diệtĐời đời luôn thọ trìKinh điển Phật như thếỨc ức vạn số kiếpĐến chẳng thể nghĩ bànMới có thể nghe đượcKinh Diệu Pháp Liên HoaỨc ức vạn số kiếpĐến chẳng thể nghĩ bànCác Đức Phật Thế TônLuôn thuyết giảng Kinh nàyVì thế các hành giảSau khi Phật diệt độNghe được Kinh thế nàyChớ sinh lòng hoài nghiMà phải nên nhất tâmRộng giảng Kinh Pháp nàyĐời đời sẽ gặp PhậtTất nhanh thành Phật Đạo”☸ PHẨM 21: THẦN LỰC CỦA NHƯ LAILúc bấy giờ có số lượng chư đại Bồ-tát bằng vi trần của 1.000 thế giới.
Họ từ dưới đất vọt ra và đều ở trước Đức Phật.Họ nhất tâm chắp tay, chiêm ngưỡng tôn nhan, rồi thưa với Phật rằng:”Thưa Thế Tôn! Sau khi Phật diệt độ, ở tại nơi diệt độ của các cõi nước có phân thân của Thế Tôn, chúng con sẽ rộng giảng Kinh này.Vì sao thế? Bởi chúng con cũng tự muốn đắc Pháp chân thật thanh tịnh này; cùng thọ trì đọc tụng, giảng giải biên chép và cúng dường Kinh này.”Lúc bấy giờ ở trước sự hiện diện của hết thảy đại chúng–gồm có ngài Diệu Cát Tường, vô lượng tỷ ức chư đại Bồ-tát đã trú trong hư không ở phía dưới của Thế giới Kham Nhẫn từ thuở xa xưa, cùng các vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, trời, rồng, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân–Thế Tôn hiện sức đại uy thần.Đức Phật hiện ra tướng lưỡi rộng dài lên đến cõi Phạm Thiên.
Từ nơi của tất cả những lỗ chân lông, Ngài phóng ra vô lượng vô số sắc quang và thảy đều chiếu khắp các thế giới trong mười phương.
Chư Phật ngồi trên tòa sư tử ở dưới các cây báu hiện ra tướng lưỡi rộng dài và phóng ra vô lượng quang minh cũng lại như vậy.Khi Đức Phật Năng Tịch và chư Phật ở dưới cây báu đã hiện thần lực đến suốt 1.000 năm, sau đó chư Phật thu nhiếp tướng lưỡi trở lại, rồi chư Phật đồng một lúc tằng hắng và khảy ngón tay.
Hai âm thanh này vang đến các thế giới của chư Phật trong mười phương.Khi ấy đại địa của tất cả thế giới kia đều chấn động sáu cách và chúng sinh trong các cõi nước ấy–trời, rồng, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân–do thần lực của Phật nên đều thấy Thế giới Kham Nhẫn này có vô lượng vô biên tỷ ức chư Phật ngồi trên tòa sư tử ở dưới các cây báu.
Họ cũng thấy Đức Phật Năng Tịch và Đức Phật Đa Bảo đang cùng ngồi trên tòa sư tử ở trong tháp báu.Lại thấy vô lượng vô biên tỷ ức chư đại Bồ-tát cùng bốn chúng đệ tử đang cung kính vây quanh Đức Phật Năng Tịch.
Khi đã thấy việc ấy, họ đều vui mừng khôn xiết và được điều chưa từng có.Ngay lập tức, chư thiên ở trong hư không hô lớn tiếng rằng:”Từ đây vượt qua vô lượng vô biên tỷ ức vô số thế giới, có một quốc độ tên là Kham Nhẫn.
Trong đó có Đức Phật hiệu là Năng Tịch, hiện đang vì chư đại Bồ-tát mà nói Kinh Đại Thừa tên là Diệu Pháp Liên Hoa, là Pháp để giáo hóa Bồ-tát và được Phật hộ niệm.
Tất cả đều nên hết lòng tùy hỷ và cũng nên lễ bái cúng dường Đức Phật Năng Tịch.”Khi đã nghe tiếng nói trong hư không, các chúng sinh kia đều chắp tay và hướng về Thế giới Kham Nhẫn mà niệm như vầy:”♪ Quy mạng Năng Tịch Phật!♪ Quy mạng Năng Tịch Phật!”Sau đó từ nơi xa, họ rải muôn loại hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, tràng phan, lọng che cùng những vật trang nghiêm nơi thân, và các phẩm vật trân bảo vi diệu về Thế giới Kham Nhẫn.
Các phẩm vật rải xuống để cúng dường từ mười phương đến ví như mây tụ.
Chúng biến thành rèm báu và trùm khắp trên chư Phật ở mỗi nơi.
Khi ấy các thế giới trong mười phương đều thông đạt vô ngại, ví như là một Phật độ.Lúc bấy giờ Phật bảo ngài Thượng Hạnh và chư Bồ-tát trong chúng hội:”Thần lực của chư Phật là vô lượng vô biên và chẳng thể nghĩ bàn như thế.
Vì để phó chúc, nếu như Ta dùng thần lực ấy mà nói công đức của Kinh này trong vô lượng vô biên tỷ ức vô số kiếp thì cũng chẳng thể hết.Nói tóm lại, tất cả Pháp của Như Lai, tất cả thần lực tự tại của Như Lai, tất cả tạng bí yếu của Như Lai, và tất cả việc thâm sâu của Như Lai–hết thảy đều tuyên nói và hiển thị ở Kinh này.Thế nên sau khi Như Lai diệt độ, các ông nên nhất tâm thọ trì đọc tụng, giảng giải biên chép, và như thuyết tu hành.
Ở các quốc độ nào có Kinh này mà có người thọ trì đọc tụng, giảng giải biên chép, và như thuyết tu hành, hoặc họ ở trong vườn, hoặc trong rừng, hay ở dưới cây, hoặc nơi chư Tăng cư trú, hay nhà của cư sĩ, hoặc cung điện giảng đường, hay sơn cốc hoang vu, thì ở tại các nơi đó đều nên xây tháp cúng dường.Vì sao thế? Bởi các ông nên biết nơi ấy chính là Đạo Tràng mà nơi chư Phật đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, nơi chư Phật chuyển Pháp luân và nơi chư Phật vào Cứu Cánh Tịch Diệt.”❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Chư Phật bậc độ thếTrụ trong đại thần thôngVì muốn chúng sinh vuiHiện vô lượng thần lựcTướng lưỡi đến Phạm ThiênThân phóng vô số quangVì người cầu Phật ĐạoHiện việc hiếm có nàyTiếng chư Phật tằng hắngCùng tiếng khảy móng tayVang thấu mười phương giớiĐại địa đều chấn độngSau khi Phật diệt độNếu ai trì Kinh nàyChư Phật đều hoan hỷHiện vô lượng thần lựcVì phó chúc Kinh nàyNgợi khen người thọ trìỞ trong vô lượng kiếpCũng chẳng thể cùng tậnCông đức của người ấyVô biên chẳng cùng tậnNhư mười phương hư khôngChẳng thể thấy ranh giớiNếu ai trì Kinh nàyTức đã từng thấy TaCũng thấy Phật Đa BảoCùng các phân thân PhậtLại thấy Ta hôm nayGiáo hóa chư Bồ-tátNếu ai trì Kinh nàyLàm Ta cùng phân thânPhật Đa Bảo diệt độHết thảy đều hoan hỷMười phương Phật hiện tạiCùng quá khứ vị laiCũng thấy và cúng dườngKhiến họ thêm hoan hỷChư Phật ngồi Đạo TràngPháp bí yếu chứng đắcNgười khéo trì Kinh nàyKhông lâu cũng sẽ đắcNhững ai trì Kinh nàyĐối với nghĩa các phápDanh tự cùng ngôn từVui giảng vô cùng tậnNhư gió trong hư khôngHết thảy không chướng ngạiSau khi Phật diệt độHọ biết Kinh Phật nóiNhân duyên và thứ tựTùy nghĩa mà thuyết giảngNhư ánh sáng nhật nguyệtDiệt trừ mọi tối tămNgười này dạo thế gianKhéo diệt chúng sinh ámDạy vô lượng Bồ-tátThảy đều trụ Nhất ThừaVì thế ai có tríKhi nghe công đức đóSau khi Ta diệt độNên thọ trì Kinh nàyNhất định quyết chẳng nghiNgười ấy sẽ thành Phật”☸ PHẨM 22: PHÓ CHÚCLúc bấy giờ Đức Phật Năng Tịch từ Pháp tòa đứng dậy và hiện sức đại uy thần.Ngài lấy bàn tay phải xoa trên đỉnh đầu của vô lượng chư đại Bồ-tát mà nói lời như vầy:”Trong vô lượng tỷ ức vô số kiếp, Ta đã tu tập Pháp Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác khó chứng đắc này.
Ta nay phó chúc cho các ông.
Các ông hãy hết lòng lưu truyền và khiến cho Pháp này phát huy rộng rãi.”Ngài xoa trên đỉnh đầu của chư đại Bồ-tát ba lần như thế, rồi nói lời như vầy:”Trong vô lượng tỷ ức vô số kiếp, Ta đã tu tập Pháp Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác khó chứng đắc này.
Ta nay phó chúc cho các ông.
Các ông nên thọ trì đọc tụng, rộng tuyên dương Pháp này, và làm cho hết thảy chúng sinh đều nghe biết.Vì sao thế? Bởi Như Lai có lòng đại từ bi, không bỏn xẻn và cũng không có điều lo sợ.
Như Lai có thể cho chúng sinh trí tuệ của Phật, trí tuệ của Như Lai, và trí tuệ tự nhiên.
Như Lai là vị đại thí chủ của tất cả chúng sinh.
Các ông cũng nên tùy thuận học tập trong Pháp của Như Lai và chớ sinh lòng keo kiệt.Vào đời vị lai, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào tín thọ trí tuệ của Như Lai, thì các ông nên diễn nói Kinh Pháp Hoa này, làm cho họ nghe biết đến, và khiến người ấy được trí tuệ của Phật.
Nếu có chúng sinh nào không tín thọ, các ông nên dạy họ với các Pháp thâm sâu khác của Như Lai để họ được lợi ích an vui.
Như các ông có thể làm được như vậy thì tức là đã báo ân của chư Phật.”Khi nghe Phật nói lời ấy xong, chư đại Bồ-tát đều sinh tâm đại hoan hỷ đến khắp toàn thân và trong lòng càng thêm cung kính.Họ cúi đầu, chắp tay hướng Phật, và đồng thanh thưa rằng:”Chúng con sẽ phụng hành đầy đủ như lời giáo sắc của Thế Tôn.
Dạ vâng, thưa Thế Tôn! Mong Ngài chớ lo lắng.”Chư đại Bồ-tát bạch ba lần như vậy và đồng thanh thưa rằng:”Chúng con sẽ phụng hành đầy đủ như lời giáo sắc của Thế Tôn.
Dạ vâng, thưa Thế Tôn! Mong Ngài chớ lo lắng.”Lúc bấy giờ Đức Phật Năng Tịch gửi phân thân của chư Phật đã đến từ mười phương trở về cõi nước của mỗi vị mà nói lời như vầy:”Chư Phật hãy trở về bình an.
Tháp của Đức Phật Đa Bảo hãy trở lại như cũ.”Lúc Phật nói lời ấy, vô lượng phân thân của chư Phật trong mười phương liền ngồi trên tòa sư tử ở dưới cây báu; Đức Phật Đa Bảo, Thượng Hạnh Bồ-tát và những vị khác, vô biên vô số Bồ-tát trong chúng hội, ngài Thu Lộ Tử, các vị Thanh Văn, bốn chúng đệ tử, cùng hết thảy trời, người, phi thiên, và những loài hữu tình khác trong thế gian, khi nghe lời Phật dạy, họ đều vui mừng khôn xiết.☸ PHẨM 23: BỔN SỰ CỦA DƯỢC VƯƠNG BỒ-TÁTLúc bấy giờ Tú Vương Hoa Bồ-tát bạch Phật rằng:”Bạch Thế Tôn! Dược Vương Bồ-tát chu du giáo hóa ở Thế giới Kham Nhẫn như thế nào?Bạch Thế Tôn! Dược Vương Bồ-tát này đây đã trải qua rất nhiều tỷ ức nayuta các khổ hạnh khó làm.Lành thay, Thế Tôn! Xin Ngài hãy nói một chút về việc đó.
Các thiên long quỷ thần, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân, với chư Bồ-tát đã đến từ cõi nước phương khác, cùng Thanh Văn thánh chúng nơi đây, khi nghe Như Lai nói, họ đều sẽ hoan hỷ.”Khi ấy Phật bảo Tú Vương Hoa Bồ-tát:”Vào thuở quá khứ vô lượng Hằng Hà sa kiếp, có Đức Phật hiệu là Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Đức Phật ấy có 80 ức chư đại Bồ-tát và số lượng của các vị đại Thanh Văn bằng số cát của 72 sông Hằng.
Thọ mạng của Phật là 42.000 kiếp.
Thọ mạng của Bồ-tát cũng đồng như vậy.
Cõi nước kia không có người nữ, địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh, hoặc phi thiên, hay các chướng nạn.
Mặt đất bằng phẳng như lòng bàn tay và do lưu ly hợp thành.
Có cây báu trang nghiêm với rèm báu phủ ở trên và treo cờ hoa báu.
Có bình báu và lư hương ở đầy khắp cõi nước.
Có những đài làm bằng bảy báu.
Ở mỗi cây có một đài báu và khoảng cách từ cây báu đến kỳ đài xa bằng lực bay của một mũi tên.
Ở dưới các cây báu này đều có Bồ-tát và Thanh Văn đang ngồi ở đó.
Ở trên mỗi đài báu đều có hàng trăm ức chư thiên khởi tấu âm nhạc cõi trời, ca vịnh và tán thán để cúng dường Phật.Lúc bấy giờ Đức Phật kia vì Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát cùng chư Bồ-tát và hàng Thanh Văn mà Ngài thuyết Kinh Pháp Hoa.Vị Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát này rất thích tu khổ hạnh.
Ngài ở trong giáo Pháp của Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức tinh tấn tu hành và nhất tâm cầu Phật Đạo.
Trải qua 12.000 năm, ngài đắc Hiện Nhất Thiết Sắc Thân Chính Định.Khi đã đắc chính định này, ngài sinh tâm đại hoan hỷ và liền suy nghĩ rằng:Ta đã đắc Hiện Nhất Thiết Sắc Thân Chính Định.
Đây đều là do bởi uy lực khi nghe được Kinh Pháp Hoa.
Ta nay phải cúng dường Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức và Kinh Pháp Hoa.Rồi liền nhập chính định này và ở trong hư không, ngài mưa xuống hoa vi diệu âm và hoa vi diệu âm lớn.
Bột hương đàn nhỏ, cứng, và đen cũng rơi đầy khắp không trung và chúng rơi xuống như mây.Lại mưa xuống hương đàn hải ngạn và hương lục thù với trị giá bằng cả Thế giới Kham Nhẫn để cúng dường Phật.Khi đã làm cúng dường xong, ngài từ chính định dậy và tự nghĩ thầm:Tuy ta đã dùng thần lực để cúng dường Phật nhưng chẳng bằng dùng thân để cúng dường.Nghĩ thế xong, ngài liền uống các loại hương, như là: hương đàn, hương huân lục, hương bạch mao, hương mục túc, hương trầm thủy, và hương giao.Lại uống dầu hoa ngọc lan và các thứ hương hoa khác suốt 1.200 năm.
Sau đó, ngài thoa dầu thơm lên mình và ở trước Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, rồi lấy y báu cõi trời quấn vào thân và đổ các dầu thơm lên thân ngài.
Do thần thông nguyện lực, ngài tự đốt thân mình.
Ánh sáng chiếu khắp đến 80 ức Hằng Hà sa thế giới.Trong đó chư Phật đồng một lúc ngợi khen rằng:Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Đây mới đúng thật là tinh tấn.
Đây gọi là Pháp chân thật cúng dường Như Lai.
Nếu dùng hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, hương đốt, hương bột, hương xoa, lọng che và tràng phan cõi trời, cùng hương đàn hải ngạn, muôn vật cúng dường như thế cũng chẳng thể sánh bằng.
Giả sử có người lấy quốc gia, thành trì, và vợ con để làm bố thí thì cũng chẳng sao sánh kịp.Thiện nam tử! Đây gọi là bố thí đệ nhất.
trong các việc bố thí, sự bố thí này là tối tôn tối thượng.
Đó là vì dùng Pháp để cúng dường cho chư Như Lai.Khi nói lời ấy xong, chư Phật đều lặng yên.Thân của vị Bồ-tát này cháy đến 1.200 năm.
Sau thời gian đó, thân của ngài mới hoàn toàn cháy hết.❖Khi Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát đã làm việc cúng dường Pháp như thế xong, sau khi mạng chung, ngài lại sinh trong quốc độ của Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức.Ngài ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen, hốt nhiên hóa sinh vào dòng tộc của vua Tịnh Đức, rồi liền nói bài kệ này đến phụ vương rằng:Đại Vương nay phải biếtCon đã tu nơi kiaLập tức đắc Nhất ThiếtHiện Chư Thân Chính ĐịnhSiêng hành đại tinh tấnXả bỏ thân yêu quýCúng dường cho Thế TônVì cầu vô thượng tríKhi nói bài kệ này xong, ngài thưa với phụ vương rằng:Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức xưa nay vẫn còn ở thế gian.
Vào đời trước, khi cúng dường Đức Phật ấy xong, con liền đắc Giải Nhất Thiết Chúng Sinh Ngữ Ngôn Tổng Trì.
Tiếp đó, con lại nghe được tám tỷ ức nayuta, kamkara [cam ca ra], bimbara [bim ba ra], và akṣobhya [ác sô bi a] bài kệ trong Kinh Pháp Hoa.Thưa đại vương! Con nay phải trở về để cúng dường Đức Phật đó.Khi thưa xong, ngài liền ngồi trên đài bảy báu và bay lên hư không với độ cao bằng bảy cây cọ, rồi đi đến Đạo Tràng của Phật.Lúc đến nơi, ngài cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, chắp mười đầu ngón tay và dùng kệ tán thán rằng:Dung nhan thật kỳ diệuÁnh sáng chiếu mười phươngXưa con vừa cúng dườngNay trở về thân cậnKhi Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát nói bài kệ đó xong, ngài thưa với Phật rằng:Thưa Thế Tôn! Ngài vẫn còn ở thế gian!Lúc bấy giờ Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức bảo Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát rằng:Thiện nam tử! Thời gian Ta vào tịch diệt đã đến.
Ông có thể an trí giường nệm.
Tối nay Như Lai sẽ vào Cứu Cánh Tịch Diệt.Ngài lại ban giáo sắc cho Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát rằng:Thiện nam tử! Ta phó chúc Phật Pháp, chư Bồ-tát, các vị đại đệ tử, và cùng Pháp Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác cho ông.
Ta cũng lại phó chúc Tam Thiên Đại Thiên Thất Bảo Thế Giới, những cây báu và đài báu, cùng chư thiên cho ông.
Sau khi Ta diệt độ, Ta cũng phó chúc xá-lợi của Ta cho ông.
Ông hãy nên phân phát, rộng làm cúng dường và xây vài nghìn ngôi tháp.Khi Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức đã ban giáo sắc như thế cho Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát xong, vào giữa đêm, Ngài vào tịch diệt.Khi Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát thấy Phật diệt độ, ngài thương cảm buồn bã và quyến luyến Phật.
Vì cúng dường thân Phật, ngài liền lấy hương đàn hải ngạn mà dùng để hỏa táng.
Lúc lửa đã tắt, ngài nhặt xá-lợi, rồi làm 84.000 bình báu để an trí xá-lợi, và xây 84.000 ngôi tháp với độ cao bằng ba thế giới.
Tháp có biểu sát trang nghiêm, treo lọng che tràng phan và gắn các chuông báu.❖Lúc bấy giờ Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát lại tự nghĩ thầm:Tuy ta đã làm sự cúng dường này nhưng trong lòng vẫn chưa mãn nguyện.
Ta nay phải cúng dường thêm xá-lợi.Rồi ngài liền nói với chư Bồ-tát, các vị đại đệ tử, cùng trời, rồng, quỷ tiệp tật, và hết thảy đại chúng rằng:Các vị hãy nhất tâm chí niệm, tôi nay sẽ cúng dường xá-lợi của Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức.Khi nói lời đó xong, ngài liền ở trước 84.000 ngôi tháp, rồi đốt hai cánh tay trăm phúc trang nghiêm suốt 72.000 năm để làm cúng dường.
Suốt thời gian ấy, ngài khiến cho vô số người cầu Quả Thanh Văn, vô lượng vô số người phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, và khiến họ đều trụ và đắc Hiện Nhất Thiết Sắc Thân Chính Định.Lúc bấy giờ, khi chư Bồ-tát, trời, người, và phi thiên thấy ngài không có tay, họ xót dạ đau lòng mà nói rằng:Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát là vị thầy đã giáo hóa chúng ta, nhưng giờ hai cánh tay đã đốt đi nên khiến cho thân thể của ngài không được hoàn chỉnh nữa.Khi ấy, Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát liền ở giữa đại chúng mà lập nguyện như sau:Con xả bỏ hai cánh tay này, tất sẽ được thân sắc vàng của Phật.
Nếu là chân thật bất hư thì hãy khiến hai cánh tay của con được hoàn phục như cũ.Sau khi phát thệ nguyện này xong, hai tay tự nhiên hoàn phục như cũ.
Đây là do bởi phúc đức thanh tịnh và trí tuệ sâu xa của Bồ-tát.
Ngay lúc đó, Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới chấn động sáu cách.
Trời mưa hoa báu.
Hết thảy trời và người được điều chưa từng có.”Phật bảo Tú Vương Hoa Bồ-tát:”Ý ông nghĩ sao? Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ-tát nào có ai khác, nay chính là Dược Vương Bồ-tát.
Ông ấy đã xả bỏ thân mạng để làm bố thí như thế, số lượng đó nhiều đến vô lượng tỷ ức nayuta.❖Này Tú Vương Hoa! Nếu có người phát tâm muốn đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, họ có thể đốt một ngón tay hoặc một ngón chân để cúng dường tháp Phật, thì sẽ vượt hơn người lấy quốc gia thành trì, vợ con hoặc núi rừng sông hồ cùng các vật trân bảo trong Tam Thiên Đại Thiên Quốc Độ để cúng dường.Nếu lại có người lấy vật bảy báu đầy khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới để cúng dường Phật cùng chư đại Bồ-tát, Độc Giác, và Ứng Chân, thì công đức có được của họ sẽ không bằng người dẫu chỉ thọ trì bốn câu kệ trong Kinh Pháp Hoa này.
Phúc đức ấy là tối thắng.Này Tú Vương Hoa! Ví như tất cả sông hồ khe suối, trong mọi nơi có nước, biển là hơn hết.
Ở trong hết thảy Kinh điển do Như Lai nói, Kinh Pháp Hoa này cũng lại như vậy, là Kinh quảng đại thâm sâu nhất.Lại ví như núi Đất, núi Đen, núi Tiểu Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi, cùng núi Thập Bảo, trong tất cả núi non, núi Diệu Cao là đệ nhất.
Ở trong các Kinh điển, Kinh Pháp Hoa này cũng lại như vậy, là Kinh tối thượng nhất.Lại ví như ở giữa các tinh tú, Nguyệt Thiên Tử là tối thắng nhất.
Ở trong nghìn vạn ức loại Kinh Pháp, Kinh Pháp Hoa này cũng lại như vậy, là Kinh chiếu sáng nhất.Lại ví như Nhật Thiên Tử có thể phá trừ mọi đen tối.
Kinh này cũng lại như vậy, có thể phá trừ mọi đen tối của việc bất thiện.Lại ví như ở giữa các tiểu vương, Chuyển Luân Thánh Vương là tối đệ nhất.
Ở trong các Kinh điển, Kinh này cũng lại như vậy, là Kinh tôn quý nhất.Lại ví như Năng Thiên Đế, là vua của trời Tam Thập Tam.
Kinh này cũng lại như vậy, là vua trong các Kinh.Lại ví như Đại Phạm Thiên Vương, là cha của hết thảy chúng sinh.
Kinh này cũng lại như vậy, là cha của tất cả hiền thánh, hàng Hữu Học, bậc Vô Học, và sơ phát tâm Bồ-tát.Lại ví như ở giữa hàng phàm phu, thì bậc Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, Ứng Chân, và Độc Giác là đệ nhất.
Kinh này cũng lại như vậy.Trong hết thảy Kinh Pháp do tất cả Như Lai, Bồ-tát, hay Thanh Văn thuyết giảng, Kinh này là đệ nhất.Nếu ai có thể thọ trì Kinh điển này thì cũng lại như vậy.
Ở trong tất cả chúng sinh, họ là đệ nhất.Ở giữa tất cả Thanh Văn và Độc Giác, Bồ-tát là đệ nhất.
Ở trong hết thảy mọi Kinh Pháp, Kinh này là tối đệ nhất.Như Phật là vua của tất cả pháp, Kinh này cũng lại như vậy, là vua của tất cả Kinh.❖Này Tú Vương Hoa!- Kinh này có thể cứu hộ hết thảy chúng sinh.- Kinh này có thể khiến hết thảy chúng sinh xa lìa mọi khổ não.- Kinh này có thể làm lợi ích lớn và mãn nguyện điều cầu mong cho hết thảy chúng sinh.- Như ao tắm mát mẻ có thể giải khát cho tất cả những ai đang khát;- Như người đang lạnh tìm thấy lửa;- Như người trần truồng tìm thấy quần áo;- Như người buôn bán tìm thấy khách hàng;- Như con tìm thấy mẹ;- Như người muốn qua sông tìm thấy thuyền;- Như người bệnh tìm thấy lương y;- Như người trong tối tìm thấy đèn sáng;- Như người nghèo tìm thấy châu báu;- Như dân chúng thấy vua;- Như thương gia tìm thấy biển;- Như bó đuốc diệt trừ u tối.Kinh Pháp Hoa này cũng lại như vậy, có thể khiến chúng sinh xa rời tất cả khổ não cùng tất cả bệnh hoạn thống khổ và có thể tháo gỡ tất cả sự trói buộc của sinh tử.Nếu ai nghe được Kinh Pháp Hoa này, rồi tự mình biên chép hoặc bảo người khác biên chép, dẫu cho dùng trí tuệ của Phật để tính đếm phúc đức có được của họ thì cũng chẳng thể thấy ranh giới.Nếu ai biên chép Kinh này, rồi lấy hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, hương đốt, hương bột, hương xoa, lọng che, tràng phan, y phục, và các loại đèn–như là đèn bơ, đèn dầu, đèn dầu thơm, đèn dầu hoa ngọc lan, đèn dầu hoa lài, đèn dầu hoa trùng sinh, đèn dầu hoa vũ thời, và đèn dầu hoa hoàng sắc–để làm cúng dường, thì công đức có được cũng lại vô lượng.❖Này Tú Vương Hoa! Nếu có người nghe về Phẩm Bổn Sự của Dược Vương Bồ-tát thì cũng được vô lượng vô biên công đức.Nếu có người nữ nào nghe về Phẩm Bổn Sự của Dược Vương Bồ-tát và có thể thọ trì, thì sau khi hết báo thân nữ sẽ chẳng còn thọ lại nữa.Sau khi Như Lai diệt độ và ở trong 500 năm cuối cùng, nếu có người nữ nào nghe được Kinh điển này rồi như thuyết tu hành, thì sau khi mạng chung ở đời hiện tại, họ sẽ liền vãng sinh đến Thế giới Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Thọ và có chư đại Bồ-tát vây quanh nơi đó.
Họ sẽ sinh trong hoa sen và ngồi trên tòa báu.
Họ không còn bị tham dục làm cho khổ não, cũng không còn bị sân hận hay si mê làm cho khổ não, và cũng không còn bị cáu bẩn của lòng kiêu mạn hay ganh ghét làm cho khổ não.Họ sẽ đắc Vô Sinh Pháp Nhẫn và thần thông của Bồ-tát.
Khi đã đắc Pháp Nhẫn này, căn mắt sẽ thanh tịnh.
Với căn mắt thanh tịnh, họ sẽ thấy 7.002.000 ức nayuta Hằng Hà sa chư Phật Như Lai.Ngay lúc đó, chư Phật đồng ngợi khen từ xa rằng:Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Ông ở trong giáo Pháp của Đức Phật Năng Tịch mà có thể thọ trì đọc tụng, tư duy và thuyết giảng Kinh này cho người khác.
Phúc đức có được là vô lượng vô biên.
Lửa chẳng thể đốt.
Nước chẳng thể dìm.
Dẫu cả 1.000 Đức Phật cùng tuyên thuyết thì cũng không thể nói hết công đức của ông.
Ông nay đã có thể phá diệt bè lũ của ma, hủy hoại đoàn quân sinh tử, và mọi oán địch khác đều diệt trừ sạch.Thiện nam tử! Trăm nghìn chư Phật sẽ đồng dùng sức thần thông để bảo hộ ông.
Ở giữa hết thảy hàng trời người trong thế gian, không ai có thể bằng ông–duy trừ Như Lai.
Còn Thanh Văn, Độc Giác, và thậm chí đến Bồ-tát thì cũng không thể bằng trí tuệ và thiền định của ông.Này Tú Vương Hoa! Vị Bồ-tát này thành tựu sức công đức và trí tuệ như thế đấy.Nếu có người nghe về Phẩm Bổn Sự của Dược Vương Bồ-tát và có thể tùy hỷ tán thán, thì trong miệng người ấy ở đời hiện tại sẽ thường tỏa ra mùi hương của hoa sen xanh và trong những lỗ chân lông thường tỏa ra mùi thơm hương đàn ở Đỉnh núi Ngưu Đầu.
Công đức có được của họ thì cũng như đã nói ở trên.Vì thế, Tú Vương Hoa! Ta nay phó chúc Phẩm Bổn Sự của Dược Vương Bồ-tát này cho ông.
Sau khi Ta diệt độ và ở trong 500 năm cuối cùng, ông hãy rộng lưu truyền ở châu Thắng Kim.
Hãy đừng để đoạn tuyệt, cũng chớ để chúng ác ma, nhân dân của ma, trời, rồng, quỷ tiệp tật, quỷ úng hình, và những loài khác thừa cơ trục lợi.Này Tú Vương Hoa! Ông nên dùng sức thần thông mà bảo hộ Kinh này.Vì sao thế? Bởi Kinh này là phương thuốc hay cho những người bệnh ở châu Thắng Kim.
Nếu ai mắc bệnh mà nghe được Kinh này, thì bệnh sẽ liền lành hẳn.
Họ sẽ không già và không chết.Này Tú Vương Hoa! Nếu thấy có ai thọ trì Kinh này, thì ông nên lấy hoa sen xanh và đựng đầy hương bột rải lên họ để cúng dường.Khi đã rải xong, hãy nghĩ như vầy:Không bao lâu nữa thì người này sẽ lấy cỏ trải làm tòa và ngồi ở Đạo Tràng, phá chúng ma quân, thổi loa Pháp, đánh trống Pháp lớn, và cứu độ tất cả chúng sinh ra khỏi biển sinh già bệnh chết.Vì vậy, những hành giả nào cầu Phật Đạo mà khi thấy có người thọ trì Kinh điển này thì họ phải nên sinh tâm cung kính như thế.”Khi Phật thuyết Phẩm Bổn Sự của Dược Vương Bồ-tát này, 84.000 Bồ-tát đắc Giải Nhất Thiết Chúng Sinh Ngữ Ngôn Tổng Trì.Từ trong tháp báu, Đa Bảo Như Lai ngợi khen Tú Vương Hoa Bồ-tát rằng:”Lành thay, lành thay, Tú Vương Hoa! Ông đã thành tựu công đức chẳng thể nghĩ bàn nên mới có thể hỏi Đức Phật Năng Tịch việc như thế để làm lợi ích vô lượng hết thảy chúng sinh.”Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Hết quyển 6Dịch sang cổ văn: Pháp sư Đồng Thọ (344-413)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 28/2/2012 ◊ Cập nhật: 5/9/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc suBhikṣuṇī: bíc su ninayuta: na du takamkara: cam ca rabimbara: bim ba raakṣobhya: ác sô bi a.