Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo

Chương 19: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 5


Đọc truyện Đại Tạng Kinh – Kinh Điển Phật Giáo – Chương 19: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 5


Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 5☸ PHẨM 14: HẠNH AN LẠCLúc bấy giờ Diệu Cát Tường Pháp Vương Tử Đại Bồ-tát bạch Phật rằng:”Bạch Thế Tôn! Các vị Bồ-tát đó thật là hy hữu.

Bởi họ kính thuận lời dạy của Phật và phát đại thệ nguyện để hộ trì đọc tụng Kinh Pháp Hoa này ở đời ác về sau.Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ở đời ác về sau phải thuyết giảng Kinh này như thế nào?”Phật bảo ngài Diệu Cát Tường:”Nếu đại Bồ-tát ở đời ác về sau muốn thuyết giảng Kinh này thì nên an trụ trong bốn Pháp.❖Một là an trụ nơi hành Đạo và nơi thân cận của Bồ-tát, thì họ sẽ có thể diễn giảng Kinh này cho chúng sinh.Này Diệu Cát Tường! Sao gọi là nơi hành Đạo của đại Bồ-tát?Nếu đại Bồ-tát trụ ở địa nhẫn nhục thì sẽ nhu hòa, tùy thuận, và sẽ không bạo ngược.

Tâm các ngài cũng sẽ không kinh sợ.Lại cũng không có pháp để hành, mà chỉ quán tướng như thật của các pháp, cũng không hành và không phân biệt.

Đây gọi là Nơi Hành Đạo của Đại Bồ-tát.Sao gọi là nơi thân cận của đại Bồ-tát?Đại Bồ-tát không gần gũi quốc vương, vương tử, đại thần, hay lân la chốn quan trường.Đại Bồ-tát không gần gũi hàng ngoại đạo Phạm Chí, chúng ngoại đạo lõa hình, cùng người viết văn chương thế tục, hoặc những ai ca tụng sách vở ngoại đạo, hay những kẻ theo chủ nghĩa duy vật và người chống đối chủ nghĩa duy vật.Cũng không gần gũi các loại tiêu khiển hung hiểm, như là đánh lôi đài, đấu vật, và trò diễn giải trí hay bất cứ loại ảo thuật nào.Lại cũng không gần gũi giai cấp đê tiện, kẻ nuôi lợn dê gà chó, hoặc kẻ săn bắn, bắt cá, hay những kẻ xấu ác phạm luật.

Đôi lúc các hạng người như thế đến, thì đại Bồ-tát vẫn thuyết Pháp nhưng không hy vọng điều gì.Lại cũng không gần gũi hàng Bhikṣu [bíc su], Bhikṣuṇī [bíc su ni], Thanh Tín Nam, hay Thanh Tín Nữ nào cầu Quả Thanh Văn và cũng không thăm hỏi họ.

Đại Bồ-tát cũng không trú chung ở trong phòng, nơi kinh hành, hay ở tại giảng đường với họ.

Đôi lúc họ đến, thì đại Bồ-tát vẫn thuyết Pháp nhưng không hy vọng điều gì.Này Diệu Cát Tường! Lại nữa, đại Bồ-tát không được đối với thân hình của người nữ mà khởi sinh ý tưởng sắc dục, rồi thuyết Pháp cho họ.Đại Bồ-tát cũng không vui thích mong thấy người nữ.

Nếu vào nhà người khác thì chớ cùng nói chuyện với bé gái, tỳ nữ, hay quả phụ.Lại cũng không gần gũi với năm loại người bất nam hay kết bạn với họ.Đại Bồ-tát không vào nhà người khác một mình.

Nếu có Phật sự cần phải vào thì phải luôn nhất tâm niệm Phật.Nếu thuyết Pháp cho người nữ thì không được cười hở răng hay để lộ ngực.

Dẫu cho là vì Pháp đi nữa thì đại Bồ-tát cũng không giao thiệp với họ.

Hà huống là những việc khác.Đại Bồ-tát không thích nuôi dưỡng đệ tử trẻ tuổi, Cần Sách Nam, Cần Sách Nữ, hay con nít, và cũng không thích có đồng sư phụ với họ.Đại Bồ-tát luôn thích ngồi thiền ở nơi yên tĩnh để thu nhiếp tâm họ.Này Diệu Cát Tường! Đây gọi là Nơi Thân Cận Thứ Nhất của Đại Bồ-tát.Lại nữa, đại Bồ-tát quán tất cả pháp đều là không; quán tướng như thật của chúng, chẳng điên đảo, chẳng động, chẳng thoái, chẳng chuyển; như hư không, không có tự tính, hết thảy đường ngôn ngữ đoạn tuyệt, không sinh, không diệt, không khởi; không tên gọi, không hình tướng, thật không chỗ có, vô lượng, vô biên, vô ngại, vô chướng.Các pháp hiện hữu là do nhân duyên và sinh ra từ điên đảo.

Đại Bồ-tát luôn thích quán pháp tướng như vậy.

Đây gọi là Nơi Thân Cận Thứ Nhì của Đại Bồ-tát.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Nếu có Bồ-tát nàoỞ đời ác về sauVới tâm không sợ hãiMuốn thuyết giảng Kinh nàyNên vào nơi hành ĐạoVà cùng nơi thân cậnLuôn xa lánh quốc vươngCùng con cháu vương tộcĐại thần nơi quan trườngKẻ diễn trò hung hiểmHàng ngoại đạo Phạm ChíKẻ làm nghề mổ giếtLại cũng không gần gũiHạng người tăng thượng mạnTham chấp nơi Nhị ThừaMà học tập ba tạngHay Bhikṣu phá giớiTự xưng bậc Ứng ChânCùng các BhikṣuṇīThích đùa giỡn vui chơiChấp sâu nơi năm dụcCầu diệt độ hiện đờiHoặc cư sĩ như thếĐều chớ nên thân cậnNếu hạng người như thếVới lòng tốt mà đếnNơi chỗ của Bồ-tátĐể nghe về Phật ĐạoBồ-tát liền có thểVới tâm không sợ hãiKhông hy vọng điều gìMà thuyết Pháp cho họGóa phụ người tỳ nữCùng những kẻ bất namĐều chớ nên gần gũiChớ giao tiếp với họCũng chớ nên thân cậnKẻ làm nghề mổ giếtThợ săn người đánh cáKẻ vì lợi giết hạiBán thịt để kiếm sốngHay kẻ buôn nữ sắcNhững hạng người như thếĐều chớ nên gần gũiMuôn thứ loại tiêu khiểnTrò hung hiểm bạo lựcCùng các kẻ dâm nữTuyệt chớ nên thân cậnĐừng một mình nơi vắngThuyết Pháp cho người nữNếu đến lúc thuyết PhápThì không được cười giỡnKhi vào xóm khất thựcDẫn một Bhikṣu nữaNếu không có BhikṣuPhải nhất tâm niệm PhậtĐây gọi là Bồ-tátHành Xứ và Cận XứVới hai xứ này đâyKhéo thuyết Pháp an vuiLại cũng đừng thực hànhCác pháp thượng trung hạPháp vô vi hữu viPháp thật, pháp chẳng thậtCũng chớ nên phân biệtĐó là nam kia nữCác pháp đều vô đắcKhông biết và không thấyĐây mới đúng gọi làBồ-tát hành Đạo xứHết thảy tất cả phápLà không, không chỗ cóChúng chẳng phải thường trụCũng chẳng khởi chẳng diệtĐây được gọi tên làTrí Giả Thân Cận XứDo điên đảo phân biệtCác pháp có hoặc khôngLà thật hay chẳng thậtLà sinh hay chẳng sinhỞ tại nơi vắng vẻBồ-tát thu nhiếp tâmAn trụ bất động daoVững như núi Diệu CaoQuán sát hết thảy phápThảy đều không chỗ cóVí như là hư khôngChúng chẳng thật kiên cốKhông sinh cũng không diệtKhông động cũng không thoáiLuôn thường trụ một tướngĐây là Thân Cận XứNếu có Bhikṣu nàoSau khi Ta diệt độNhập nơi hành Đạo ấyCùng với nơi thân cậnKhi thuyết giảng Kinh nàyThì sẽ không khiếp nhượcKhi Bồ-tát đi vàoMột căn phòng yên tĩnhVới chính niệm tư duyTùy nghĩa quán các phápRồi từ thiền định dậyNgài vì các quốc vươngVương tử với thần dânVà cùng hàng Phạm ChíKhai thị diễn nói PhápThuyết giảng Kinh điển nàyTâm các ngài an ổnKhông có điều hãi kinhĐồng tử Diệu Cát TườngĐây gọi là Bồ-tátAn Trụ ở Sơ PhápCó thể vào đời sauThuyết giảng Kinh Pháp Hoa❖Lại nữa, Diệu Cát Tường! Sau khi Như Lai diệt độ, vào thời Mạt Pháp, nếu ai muốn thuyết giảng Kinh này thì nên trụ ở Hạnh An Lạc.Nếu ai tuyên giảng hoặc khi đọc Kinh, thì chớ ưa thích việc nói lỗi lầm của người hay của Kinh, cũng không được khinh mạn với các vị Pháp sư khác, và chớ nói việc tốt xấu hay dở của người.

Đối với những ai tu theo Pháp Thanh Văn, thì cũng đừng nêu tên của họ để nói về việc xấu ác của họ, và cũng đừng ca tụng tên của họ về việc làm tốt của họ.Lại cũng chớ sinh tâm oán hận.

Bởi khéo tu tâm an lạc như thế, nên những người nghe sẽ không trái nghịch với tâm ý người ấy.

Khi có câu hỏi khó, họ sẽ không dùng Pháp Nhị Thừa để giải đáp, mà chỉ dùng Pháp Đại Thừa thuyết giảng để khiến người nghe đắc Nhất Thiết Chủng Trí.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Bồ-tát luôn vui thíchThuyết Pháp nơi tĩnh mịchỞ chỗ đất thanh tịnhMà trải làm chỗ ngồiLấy dầu bôi lên thânTẩy rửa trừ bụi dơMặc áo sạch thanh khiếtTrong ngoài đều thanh tịnhAn trụ trên Pháp tòaTùy người hỏi thuyết giảngNếu có các BhikṣuCùng với BhikṣuṇīHay các Thanh Tín NamCùng với Thanh Tín NữQuốc vương và vương tửQuần thần và nhân dânDùng nghĩa thú vi diệuMặt tươi vui thuyết giảngNếu có câu hỏi khóTùy nghĩa lý giải đápVới nhân duyên thí dụMà diễn giải phân biệtDùng môn phương tiện nàyKhiến họ đều phát tâmLần lần thêm lợi íchDẫn họ vào Phật ĐạoDẹp trừ bỏ thói lườiCùng ý tưởng lười biếngRời xa mọi ưu nãoVới lòng từ thuyết PhápNgày đêm luôn thuyết giảngGiáo Pháp Đạo vô thượngBằng vào các nhân duyênCùng vô lượng thí dụKhai thị dạy chúng sinhKhiến đều sinh hoan hỷNào y phục giường nệmẨm thực và thuốc thangĐối với những thứ ấyQuyết không kỳ vọng gìChỉ nhất tâm chuyên chúThuyết các Pháp nhân duyênNguyện sẽ thành Phật ĐạoKhiến chúng sinh cũng vậyĐây là lợi ích lớnLàm cúng dường an vuiSau khi Ta diệt độNếu có Bhikṣu nàoMà có thể thuyết giảngKinh Diệu Pháp Liên HoaKhông sân hận ganh ghétTâm phiền não chướng ngạiCũng không có ưu sầuVà kẻ đến mắng chửiLại cũng không sợ hãiNào là gươm đao gậyCũng không bị ruồng đuổiBởi an trụ nhẫn nhụcBậc trí như thế ấyKhéo tu tâm của họCó thể trụ an lạcNhư Ta nói ở trênCông đức của người ấyNghìn vạn ức số kiếpDùng toán số thí dụThuyết giảng không cùng tận❖Lại nữa, Diệu Cát Tường! Vào đời vị lai khi Pháp sắp diệt mất, nếu đại Bồ-tát nào thọ trì và đọc tụng Kinh điển này, thì không nên ôm lòng ganh ghét, nịnh hót, hay dối trá.

Họ cũng không nên mắng chửi và khinh chê người tu học Phật Đạo, hay soi mói điểm tốt điều xấu.Nếu có những vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, người cầu Quả Thanh Văn, người cầu Đạo Độc Giác, hay người cầu Đạo Bồ-tát, thì cũng không được não loạn và khiến họ nghi ngờ hay hối tiếc mà nói với họ rằng:Các ông cách xa Đạo thăm thẳm và sẽ không bao giờ có thể đắc Nhất Thiết Chủng Trí.Vì sao thế? Bởi các ông đây buông lung và lười biếng trong việc tu Đạo.Lại cũng không nên hí luận các pháp để gây ra tranh cãi.

Người ấy nên đối với hết thảy chúng sinh mà khởi tưởng lòng đại bi, đối với chư Như Lai mà khởi tưởng như từ phụ, và đối với chư Bồ-tát mà khởi tưởng như đại sư.

Người ấy phải luôn hết lòng cung kính và lễ bái đối với chư đại Bồ-tát ở các cõi nước trong mười phương.

Người ấy nên bình đẳng thuyết Pháp đối với tất cả chúng sinh.

Bởi tùy thuận với Pháp, người ấy không nên nói quá nhiều hay quá ít.

Dẫu cho có người hết mực yêu mến Pháp thì cũng không nên nói nhiều.Này Diệu Cát Tường! Vào đời vị lai khi Pháp sắp diệt mất, nếu đại Bồ-tát nào thành tựu Hạnh An Lạc thứ ba này, thì khi thuyết Pháp sẽ không thể nào bị não loạn.

Họ sẽ có các thiện hữu đồng tu học và cùng đọc tụng Kinh này.

Đại chúng cũng sẽ đến nghe và tín thọ.- Khi đã nghe, sẽ có thể hành trì.- Khi đã hành trì, sẽ có thể tụng niệm.- Khi đã tụng niệm, sẽ có thể thuyết giảng.- Khi đã thuyết giảng, sẽ có thể biên chép, hoặc bảo người khác biên chép để cúng dường Kinh này với lòng cung kính, tôn trọng, và tán thán.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Nếu muốn giảng Kinh nàyNên xả ganh, hận, khinhLòng nịnh hót gian xảoViệc làm luôn ngay thẳngKhông khinh miệt người khácCũng không hí luận phápĐừng khiến họ hoài nghiSao ông thành Phật được?Phật tử này thuyết PhápLuôn nhu hòa khéo nhẫnTừ bi với tất cảKhông sinh tâm biếng lườiMười phương đại Bồ-tátHành Đạo thương chúng sinhNên sinh lòng cung kínhĐây là thầy của tôiĐối chư Phật Thế TônNghĩ tưởng Đức từ phụPhá trừ lòng kiêu mạnThuyết Pháp không chướng ngạiPháp thứ ba như thếBậc trí nên thủ hộNhất tâm Hạnh An LạcVô lượng người cung kính❖Lại nữa, Diệu Cát Tường! Vào đời vị lai khi Pháp sắp diệt mất, nếu đại Bồ-tát nào trì Kinh Pháp Hoa này, thì nên sinh tâm đại từ đối với hàng xuất gia và người tại gia.Đại Bồ-tát nên sinh tâm đại bi đối với người không phải là Bồ-tát mà nghĩ như vầy:Những người này đã đánh mất sự lợi ích to lớn.

Mặc dầu Như Lai với phương tiện để tùy nghi thuyết Pháp, nhưng họ chẳng nghe, chẳng hay, chẳng biết, chẳng hỏi, chẳng tin, hoặc chẳng hiểu.

Tuy những người ấy không hỏi, không tin, hoặc không hiểu Kinh này, nhưng khi tôi đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác và dẫu cho họ ở bất kỳ nơi đâu, tôi sẽ dùng sức thần thông cùng sức trí tuệ để tiếp dẫn và khiến họ trụ trong Pháp này.Này Diệu Cát Tường! Sau khi Như Lai diệt độ, nếu đại Bồ-tát nào thành tựu Pháp thứ tư này, thì khi thuyết Pháp sẽ không có sai lầm.

Họ sẽ luôn được những vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, quốc vương, vương tử, đại thần, nhân dân, Phạm Chí, cùng hàng cư sĩ cung kính cúng dường và tôn trọng tán thán.

Chư thiên trong hư không cũng sẽ luôn đi theo để nghe Pháp.

Nếu ở thôn xóm, thành ấp hay trong rừng hoang mà như có người đến và muốn đặt những câu hỏi khó, thì vì Pháp, chư thiên ngày đêm sẽ luôn hộ vệ họ và sẽ có thể khiến người nghe đều được hoan hỷ.Vì sao thế? Bởi Kinh này được hết thảy thần lực của chư Phật quá khứ, hiện tại, cùng vị lai bảo hộ.Này Diệu Cát Tường! Trong vô lượng quốc độ, danh tự của Kinh Pháp Hoa còn không thể nghe được.

Huống nữa là thấy, rồi thọ trì đọc tụng.Này Diệu Cát Tường! Đây ví như Chuyển Luân Thánh Vương cường lực muốn dùng uy thế để hàng phục các nước, nhưng mà các tiểu vương chẳng chịu tuân theo mệnh lệnh.

Lúc ấy, vua Chuyển Luân điều động đủ mọi loại quân để đến thảo phạt.

Khi nhà vua thấy hàng binh chúng chiến đấu có công, ngài liền vô cùng hoan hỷ và luận công thưởng thí.

Hoặc ban cho ruộng vườn, nhà cửa, thôn làng, hay thành quách.

Hoặc ban cho y phục hay những vật trang sức nơi thân.

Hoặc ban cho muôn loại trân bảo, nào là vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, và hổ phách.

Hoặc ban cho voi ngựa, xe cộ, nô tỳ, hay nhân dân.


Duy trừ viên minh châu trên búi tóc thì ngài sẽ không thưởng thí.Vì sao thế? Bởi độc nhất nhà vua mới có viên minh châu này trên đỉnh đầu.

Nếu ngài cho đi thì hàng quyến thuộc của nhà vua tất sẽ hết sức kinh ngạc.Này Diệu Cát Tường! Như Lai cũng lại như vậy.

Với sức thiền định và trí tuệ, Như Lai được quốc độ của Pháp và làm vua trong ba cõi.

Tuy nhiên, chúng ma vương vẫn không chịu quy phục.

Thế nên hiền thánh của Như Lai cùng chiến đấu với chúng, và những ai có công thì tâm của Như Lai sẽ rất hoan hỷ.Ở trong bốn chúng đệ tử, Như Lai thuyết giảng các Kinh để khiến tâm họ vui vẻ.

Như Lai ban cho thiền định, giải thoát, vô lậu, Năm Căn, Năm Lực, và các Pháp tài.

Lại ban cho thành tịch diệt và bảo họ sẽ được diệt độ.

Như Lai dẫn dắt tâm họ và làm cho tất cả đều hoan hỷ, nhưng Như Lai vẫn không hề giảng Kinh Pháp Hoa.Này Diệu Cát Tường! Đây ví như vua Chuyển Luân, khi thấy trong hàng binh chúng có những vị lập đại công thì lòng ngài vui mừng khôn xiết.

Cuối cùng đến lúc này, ngài mới lấy viên minh châu quý hiếm đã từ lâu gắn trên búi tóc để ban cho họ mà xưa nay chưa từng thưởng thí.Như Lai cũng lại như vậy.

Ngài làm bậc đại Pháp Vương ở trong ba cõi và dùng Pháp giáo hóa tất cả chúng sinh.

Như Lai thấy quân sĩ của hiền thánh chiến đấu với ma năm uẩn, ma phiền não, và ma chết.

Khi thấy họ diệt trừ ba độc, ra khỏi ba cõi, phá vòng lưới ma, và lập đại công–lúc bấy giờ Như Lai sẽ vô cùng hoan hỷ.

Khi ấy, Ngài liền giảng Kinh Pháp Hoa này để có thể khiến chúng sinh đạt đến Nhất Thiết Trí.

Đây là Pháp mà hết thảy thế gian đều khó tin và nhiều oán ghét.

Thế nên từ trước đến nay, Như Lai chưa từng thuyết giảng.Này Diệu Cát Tường! Kinh Pháp Hoa này là giáo Pháp đệ nhất của chư Như Lai.

Ở trong tất cả giáo Pháp, Pháp này là thâm sâu nhất và chỉ phó chúc ở thời điểm cuối cùng.

Đây ví như vị vua Chuyển Luân cường lực kia, ngài từ lâu bảo hộ viên minh châu và bây giờ mới mang đi thưởng thí.Này Diệu Cát Tường! Kinh Pháp Hoa này là tạng bí mật của chư Phật Như Lai.

Ở trong tất cả Kinh, Kinh này là tối thượng.

Như Lai ngày đêm thủ hộ và tuyệt đối không tùy tiện tuyên nói.

Chỉ đến hôm nay, Như Lai mới diễn giải cho các ông.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Ai luôn hành nhẫn nhụcThương xót với tất cảSẽ có thể diễn nóiKinh chư Phật tán dươngThời Mạt Pháp về sauHành giả trì Kinh nàyĐối xuất gia tại giaNgười chẳng phải Bồ-tátNên sinh lòng từ biNhững người đó chẳng ngheCùng chẳng tin Kinh nàyMất đi lợi ích lớnKhi tôi thành Phật ĐạoSẽ dùng mọi phương tiệnĐể thuyết giảng Pháp nàyKhiến họ trụ trong ấyĐây ví như cường lựcVị Chuyển Luân Thánh VươngBinh chiến đấu có côngNgài ban thưởng các vậtNào voi ngựa xe cộĐồ vật trang nghiêm thânCùng ruộng vườn nhà cửaThôn làng và thành ấpHoặc thưởng thí y phụcMuôn vật báu trân quýNô tỳ và tài vậtVui vẻ ban cho họVí như người khỏe mạnhCó thể làm việc khóVua lấy viên minh châuTrên búi tóc cho họNhư Lai cũng như vậyLà vua của các phápVới nhẫn nhục đại lựcVà trí tuệ bảo tạngVới lòng đại từ biNhư Pháp độ thế gianKhi Ngài thấy mọi ngườiThọ lấy các khổ nãoMuốn cầu giải thoát raCùng chúng ma chiến đấuVì những chúng sinh nàyThuyết giảng đủ mọi PhápDùng môn đại phương tiệnThuyết các Kinh như thếMột khi biết chúng sinhĐã có sức mạnh rồiĐợi đến lúc sau cùngNgài giảng Kinh Pháp HoaNhư vua lấy minh châuTrên búi tóc cho họTrong tất cả các KinhKinh này là tối thượngNhư Lai luôn thủ hộChẳng tùy tiện khai thịNhưng nay chính là lúcĐể nói cho các ôngSau khi Ta diệt độNhững ai cầu Phật ĐạoMuốn có được an ổnVà muốn giảng Kinh nàyThì phải nên thân cậnBốn Pháp như thế ấyNhững ai đọc Kinh nàySẽ luôn không ưu phiềnLại chẳng có bệnh khổNhan sắc tươi hồng hàoKhông sinh chốn bần cùngThấp kém hay xấu xíChúng sinh nhìn yêu mếnÁi mộ như thánh hiềnCác đồng tử cõi trờiLàm sứ giả của họDao gậy chẳng thể tổnThuốc độc chẳng thể hạiNếu ai ác mắng chửiMiệng sẽ liền câm nínDu hành chẳng kinh sợVí như sư tử chúaÁnh sáng của trí tuệChiếu soi như mặt trờiNếu ở trong giấc mộngChỉ thấy điều vi diệuHọ thấy chư Như LaiNgồi trên tòa sư tửCác Bhikṣu vây quanhVà thuyết giảng Kinh PhápHọ lại thấy long thầnVà các loài phi thiênSố như cát sông HằngĐều cung kính chắp tayTự thấy chính thân mìnhThuyết giảng Pháp cho họLại thấy các Đức PhậtThân tướng với sắc vàngPhóng vô lượng quang minhBiến chiếu đến tất cảVà với tiếng Phạm âmMà diễn nói các PhápVì bốn chúng đệ tửPhật thuyết Pháp vô thượngTự thấy họ trong ấyChắp tay tán thán PhậtNghe Pháp tâm hoan hỷRồi liền làm cúng dườngSẽ đắc các tổng trìChứng trí không thoái chuyểnPhật biết tâm của họĐã vào sâu Phật ĐạoThế nên liền thọ kýSẽ thành Tối Chính GiácNày các thiện nam tửÔng vào đời vị laiSẽ được vô lượng tríVà Đại Đạo của PhậtCõi nước tịnh trang nghiêmRộng lớn không gì sánhCó bốn chúng đệ tửChắp tay lắng nghe PhápLại thấy thân chính họSống ở trong núi rừngTu tập mọi Pháp lànhChứng thật tướng các phápVào sâu trong thiền địnhThấy mười phương chư PhậtChư Phật thân sắc vàngTrăm phúc tướng trang nghiêmNghe Pháp giảng cho ngườiThường có mộng tốt nàyLại mơ làm quốc vươngRời cung điện quyến thuộcCùng thượng diệu năm dụcMà đi tới Đạo TràngỞ dưới cội Đạo thụNgồi trên tòa sư tửSau bảy ngày cầu ĐạoĐắc trí của chư PhậtKhi thành Đạo vô thượngChu du chuyển Pháp luânThuyết Pháp cho bốn chúngSuốt nghìn vạn ức kiếpThuyết vô lậu diệu PhápĐộ vô lượng chúng sinhSau sẽ vào tịch diệtNhư đèn đã cạn dầuNếu đời ác về sauThuyết Pháp đệ nhất nàyNgười ấy được lợi lớnCác công đức như trên”☸ PHẨM 15: TỪ DƯỚI ĐẤT VỌT RALúc bấy giờ chư đại Bồ-tát đã đến từ cõi nước phương khác, số lượng ấy vượt hơn số cát của tám sông Hằng, họ từ trong đại chúng đứng dậy, chắp tay đỉnh lễ và thưa với Phật rằng:”Thưa Thế Tôn! Nếu Như Lai cho phép thì sau khi Phật diệt độ, chúng con sẽ ở tại Thế giới Kham Nhẫn, chuyên cần tinh tấn, hộ trì đọc tụng, biên chép cúng dường Kinh điển này, và sẽ ở cõi nước đây mà rộng thuyết giảng.”Khi ấy Phật bảo chư đại Bồ-tát:”Thôi đừng, thiện nam tử! Ta không cần các ông hộ trì Kinh này.Vì sao thế? Bởi Thế giới Kham Nhẫn của Ta đã có 60.000 Hằng Hà sa chư đại Bồ-tát.

Mỗi vị Bồ-tát có 60.000 Hằng Hà sa quyến thuộc.

Sau khi Ta diệt độ, những vị như thế sẽ hộ trì đọc tụng và rộng thuyết giảng Kinh này.”Khi Phật nói lời ấy xong, Tam Thiên Đại Thiên Quốc Độ của Thế giới Kham Nhẫn đều chấn động và mặt đất nứt ra.

Ở trong đó có vô lượng nghìn vạn ức chư đại Bồ-tát đồng một lúc vọt ra.

Thân của chư Bồ-tát này đều có màu vàng với 32 tướng và vô lượng quang minh.Các ngài đã trú trong hư không ở phía dưới của Thế giới Kham Nhẫn.

Khi nghe âm thanh của Đức Phật Năng Tịch, chư Bồ-tát này từ dưới đó vọt lên.Mỗi vị Bồ-tát đều là bậc đạo sư thượng thủ của đại chúng.

Có vị dẫn theo 60.000 Hằng Hà sa quyến thuộc.

Có vị dẫn theo 50.000, 40.000, 30.000, 20.000, hay 10.000 Hằng Hà sa quyến thuộc.

Lại có vị dẫn theo một Hằng Hà sa, nửa Hằng Hà sa, một phần tư, cho đến chỉ một phần của mười triệu ức nayuta [na du ta] của số lượng cát trong một sông Hằng.Lại có vị dẫn theo mười triệu ức nayuta quyến thuộc.

Lại có vị dẫn theo 100 triệu quyến thuộc.

Lại có vị dẫn theo 10 triệu, 1 triệu, cho đến chỉ 10.000 quyến thuộc.

Lại có vị dẫn theo 1.000, 100, cho đến chỉ 10 quyến thuộc.

Lại có vị dẫn theo 5, 4, 3, 2, hay chỉ 1 đệ tử.

Có vị chỉ đến một mình và thích sống hạnh viễn ly.

Số lượng như thế nhiều vô lượng vô biên.

Dẫu cho dùng toán số thí dụ thì cũng chẳng thể biết.Khi chư Bồ-tát này đã từ dưới đất vọt ra, tất cả đều bay lên hư không để đến chỗ của Đa Bảo Như Lai và Đức Phật Năng Tịch đang ngồi tại tháp bảy báu vi diệu.

Lúc đến nơi, họ hướng về nhị vị Thế Tôn, cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật.


Họ cũng đều đến chỗ của chư Phật đang ngồi trên tòa sư tử ở dưới các cây báu, rồi đỉnh lễ, nhiễu ba vòng bên phải, chắp tay cung kính, và tán thán chư Phật với muôn Pháp ngợi khen của chư Bồ-tát.

Sau đó, họ đứng qua một bên và hân hoan chiêm ngưỡng hai vị Thế Tôn.Từ lúc chư đại Bồ-tát này mới từ dưới đất vọt ra và cho đến khi họ tán thán chư Phật với muôn Pháp ngợi khen của chư Bồ-tát xong, thời gian trải qua như thế là 50 tiểu kiếp.

Đương lúc ấy, Đức Phật Năng Tịch ngồi lặng yên và bốn chúng đệ tử cũng đều lặng yên suốt 50 tiểu kiếp.

Do thần lực của Phật nên khiến các đại chúng tưởng chừng như nửa ngày.Lúc bấy giờ, cũng do thần lực của Phật, bốn chúng đệ tử thấy chư Bồ-tát biến khắp hư không của vô lượng tỷ ức quốc độ.

Trong số chư Bồ-tát này có bốn vị đạo sư.- Vị thứ nhất tên là Thượng Hạnh.- Vị thứ nhì tên là Vô Biên Hạnh.- Vị thứ ba tên là Tịnh Hạnh.- Vị thứ tư tên là An Lập Hạnh.Bốn vị Bồ-tát này là những bậc tối thượng thủ và là bậc xướng đạo sư ở giữa đại chúng đó.Các ngài ở trước đại chúng, mỗi vị đồng chắp tay, rồi quán Đức Phật Năng Tịch, và thăm hỏi rằng:”Thế Tôn không có bệnh và không có phiền não chứ? Hạnh làm có an lạc chăng? Những ai nên độ có giáo hóa dễ dàng chăng? Họ không làm Thế Tôn mệt mỏi chứ?”Lúc bấy giờ bốn vị đại Bồ-tát nói kệ rằng:”Thế Tôn có an lạcKhông bệnh không phiền nãoViệc giáo hóa chúng sinhKhông có mệt mỏi chứ?Và còn các chúng sinhDạy bảo dễ dàng chăng?Họ không làm Thế TônSinh tâm mệt mỏi chứ?”Lúc bấy giờ ở giữa chư Bồ-tát đại chúng, Thế Tôn nói lời như vầy:”Như thị, như thị, các thiện nam tử! Như Lai rất an lạc, không bệnh, và không có phiền não.

Các chúng sinh cũng hóa độ dễ dàng và không làm Ta mệt mỏi.Vì sao thế? Bởi những chúng sinh này, từ đời này sang đời khác, họ luôn được Ta giáo hóa.

Ở nơi chư Phật quá khứ, họ cũng tôn kính cúng dường và gieo trồng mọi căn lành.

Các chúng sinh đó, ngay từ lúc đầu tiên thấy và nghe Pháp của Ta, họ liền đều tín thọ và vào trí tuệ của Như Lai–ngoại trừ những ai đã tu tập và học Pháp Nhị Thừa trước.

Những người như thế, Ta nay cũng khiến họ nghe được Kinh này và vào trí tuệ của Phật.”Lúc bấy giờ chư đại Bồ-tát nói kệ rằng:”Thật lành thay lành thayBậc Đại Hùng Thế TônCác chúng sinh như thếCũng hóa độ dễ dàngHọ khéo hỏi chư PhậtVề trí tuệ thâm sâuNghe tin rồi hành trìChúng con thảy tùy hỷ”Khi ấy Thế Tôn ngợi khen các thượng thủ của chư đại Bồ-tát kia rằng:”Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Các ông ở trước Như Lai mà có thể phát tâm tùy hỷ như thế.”❖Lúc bấy giờ Từ Thị Bồ-tát cùng với 8.000 Hằng Hà sa chư Bồ-tát đều nghĩ như vầy:”Từ xưa đến nay, chúng ta chưa từng bao giờ thấy hoặc nghe về những vị đại Bồ-tát như thế.

Họ từ dưới đất vọt ra, đứng ở trước Thế Tôn, chắp tay cúng dường, và vấn an Như Lai.”Lúc bấy giờ Từ Thị Đại Bồ-tát biết tâm niệm của 8.000 Hằng Hà sa chư Bồ-tát và cũng muốn giải đáp điều hoài nghi của chính mình, ngài chắp tay, rồi hướng về Đức Phật và dùng kệ hỏi rằng:”Vô lượng nghìn vạn ứcĐại chúng chư Bồ-tátXưa nay chưa hề thấyMong Phật hãy tuyên nóiHọ từ nơi nào đếnNhân duyên gì tụ hội?Thân lớn đại thần thôngTrí tuệ chẳng nghĩ bànChí niệm họ kiên cốCó sức đại nhẫn nhụcChúng sinh vui mừng thấyHọ từ đâu đến đây?Mỗi vị Bồ-tát đóDẫn theo hàng quyến thuộcSố ấy vô hạn lượngNhiều như cát sông HằngHoặc có đại Bồ-tátDẫn sáu vạn Hằng saCác đại chúng như thếNhất tâm cầu Phật ĐạoCác vị đại sư đóSáu vạn Hằng Hà saĐồng đến cúng dường PhậtCùng hộ trì Kinh nàyDẫn năm vạn Hằng saSố ấy còn hơn đâyBốn vạn hay ba vạnHai vạn đến một vạnMột nghìn đến một trămThậm chí một Hằng saMột nửa ba bốn phầnMột phần của ức vạnNghìn vạn nayutaVạn ức các đệ tửCho đến chỉ nửa ứcSố ấy còn hơn trênTrăm vạn đến một vạnMột nghìn hoặc một trămNăm mươi hay chỉ mườiCho đến ba hai mộtĐơn độc không quyến thuộcƯa thích ở một mìnhHọ đồng đến chỗ PhậtSố ấy còn hơn trênCác đại chúng như thếNếu có người tính đếmTrọn cả Hằng sa kiếpCũng chẳng thể biết hếtChư Bồ-tát này đâyTinh tấn đại uy đứcAi đã thuyết Pháp choGiáo hóa họ thành tựu?Sơ phát tâm từ ai?Tuyên dương Phật Pháp ai?Thọ trì Kinh Pháp gì?Tu tập Phật Đạo gì?Chư Bồ-tát như thếThần thông đại trí lựcBốn phương đất động nứtĐều từ trong vọt raThế Tôn con xưa nayChưa từng thấy việc nàyXin nói họ từ đâuQuốc độ tên là gìCon thường du các cõiNhưng chưa từng thấy quaCon ở trong số họMột vị cũng chẳng biếtBỗng từ đất vọt raXin nói nhân duyên nàyNay ở đại hội đâyVô lượng trăm nghìn ứcTất cả chư Bồ-tátĐều muốn biết việc nàyChư đại Bồ-tát đóNhân duyên mỗi từng vịThế Tôn vô lượng đứcKính mong trừ chúng nghi”❖Lúc bấy giờ, phân thân của Đức Phật Năng Tịch đã đến từ vô lượng nghìn vạn ức cõi nước phương khác, chư Phật đó ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen trên tòa sư tử ở dưới các cây báu khắp tám phương.

Khi thị giả của mỗi chư Phật đó thấy chư Bồ-tát này ở trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới của bốn phương từ dưới đất vọt ra và trụ ở hư không.Họ đều thưa với Đức Phật của mình rằng:”Bạch Thế Tôn! Vô lượng vô biên vô số chư Bồ-tát đại chúng này là từ đâu đến?”Khi ấy, mỗi chư Phật đều bảo thị giả rằng:”Các thiện nam tử! Hãy đợi một lát thì sẽ có một vị đại Bồ-tát tên là Từ Thị.

Ngài đã được Đức Phật Năng Tịch thọ ký kế đến sẽ làm Phật.

Khi ngài đã hỏi về việc ấy, Đức Phật đó sẽ trả lời.

Do nhân này mà các ông cũng sẽ được nghe.”Khi ấy Đức Phật Năng Tịch bảo Từ Thị Đại Bồ-tát:”Lành thay, lành thay, Vô Năng Thắng! Ông khéo có thể hỏi Phật về một việc lớn như thế.

Các ông phải đồng nhất tâm, mặc áo giáp tinh tấn và phát tâm kiên cố.

Nay Như Lai muốn hiển thị và tuyên dương trí tuệ của chư Phật, sức tự tại thần thông của chư Phật, sức sư tử phấn tấn của chư Phật, và sức uy mãnh đại thế của chư Phật.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Phải tinh tấn nhất tâmTa muốn nói việc nàyChớ nghi ngờ hối tiếcPhật trí chẳng nghĩ bànGiờ ông khởi tín lựcTrụ trong nhẫn nhục lànhPháp này chưa hề ngheNay đều sẽ được ngheTa nay an ủi ôngChớ hoài nghi sợ hãiLời Phật chẳng hư vọngTrí tuệ chẳng thể lườngChứng đắc Pháp đệ nhấtThâm sâu chẳng nghĩ bànThế nên giờ sẽ nóiCác ông chú tâm nghe”❖Khi nói kệ này xong, Thế Tôn bảo Từ Thị Bồ-tát rằng:”Ta nay ở giữa đại chúng mà tuyên cáo việc này đến các ông.Này Vô Năng Thắng! Vô lượng vô biên vô số chư đại Bồ-tát từ dưới đất vọt ra mà xưa nay các ông chưa từng thấy qua đó, sau khi Ta đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác ở Thế giới Kham Nhẫn này đây, chư Bồ-tát ấy đều do Ta giáo hóa khai đạo.

Như Lai điều phục tâm họ và khiến họ phát khởi Phật Đạo.

Chư Bồ-tát này đều trú trong hư không ở bên dưới của Thế giới Kham Nhẫn.

Đối với các Kinh điển, họ đọc tụng rành rẽ, phân biệt nghĩa lý, và chính niệm tư duy.Này Vô Năng Thắng! Hết thảy các thiện nam tử đó, họ đều không thích ở nơi náo nhiệt hay đàm luận nói nhiều.

Họ luôn thích nơi yên tĩnh và tinh tấn tu hành mà chưa hề thôi nghỉ.

Họ cũng không cư trú chung với trời hay người.

Họ luôn yêu mến trí tuệ thâm sâu và không có sự chướng ngại.

Họ cũng luôn yêu mến Pháp của chư Phật.

Với nhất tâm tinh tấn, họ cầu trí tuệ vô thượng.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Từ Thị ông nên biếtChư đại Bồ-tát nàyVô số kiếp đến nayTu hành trí của PhậtThảy do Ta giáo hóaKhiến phát Đại Đạo tâmHọ là đệ tử TaTrú ở thế giới nàyThường luôn tu khổ hạnhChỉ thích nơi yên tĩnhXa đám đông huyên náoKhông thích nói chuyện nhiềuCác đệ tử như thếHọc tập Đạo Pháp TaNgày đêm luôn tinh tấnLà vì cầu Phật ĐạoTrú hư không bên dướiCủa Thế giới Kham NhẫnChí niệm lực kiên cốLuôn siêng cầu trí tuệThuyết giảng muôn diệu PhápTâm họ không sợ hãiTa ở thành Tượng ĐầuNgồi dưới cội Đạo thụĐược thành Tối Chính GiácChuyển Pháp luân vô thượngRồi mới giáo hóa họKhiến sơ phát Đạo tâmNay đều không thoái chuyểnVị lai sẽ thành PhậtTa nay nói lời thậtCác ông hết lòng tinTa từ thuở xa xưaĐã giáo hóa họ rồi”❖Lúc bấy giờ trong lòng của Từ Thị Đại Bồ-tát cùng vô số chư Bồ-tát khởi lên sự hoài nghi quái lạ chưa từng có.Họ suy nghĩ rằng:”Làm sao Thế Tôn chỉ ở trong một thời gian ngắn mà đã giáo hóa vô lượng vô biên vô số chư đại Bồ-tát và khiến họ trụ nơi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác như thế?”Liền bạch Phật rằng:”Bạch Thế Tôn! Lúc Như Lai làm thái tử, ngài rời vương cung thuộc dòng tộc Năng Nhân, rồi đi đến một nơi cách thành Tượng Đầu không xa, ngồi ở Đạo Tràng và đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Thời gian đó đến nay chỉ mới hơn 40 năm.Bạch Thế Tôn! Làm sao chỉ ở trong một thời gian ngắn mà có thể làm đại Phật sự như thế, Ngài đã dùng uy lực cùng công đức gì của Phật để giáo hóa vô lượng chư đại Bồ-tát và khiến họ sẽ thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác?Bạch Thế Tôn! Giả sử có người tính đếm số lượng của chư đại Bồ-tát này trong nghìn vạn ức kiếp thì cũng chẳng thể cùng tận hay biết được giới hạn.

Từ lâu xa đến nay, họ đã ở nơi của vô lượng vô biên chư Phật gieo trồng mọi căn lành, thành tựu Đạo Bồ-tát, và luôn tu tịnh hạnh.Bạch Thế Tôn! Việc như thế này, người thế gian thật khó mà tin được.

Đây ví như có một người 25 tuổi với mái tóc đen và nét mặt thanh tú.Người ấy chỉ vào một người 100 tuổi và bảo rằng:Đây là con tôi.Người 100 tuổi kia cũng chỉ vào người trẻ tuổi đó và bảo rằng:Đây là cha tôi, người đã có ơn sinh thành dưỡng dục chúng tôi.Việc như thế rất khó tin.

Phật cũng như vậy.

Từ khi Như Lai đắc Đạo đến nay, thời gian đó thật chẳng bao lâu.

Còn chư đại Bồ-tát này vì cầu Phật Đạo, họ đã tinh tấn tu hành trong vô lượng nghìn vạn ức kiếp, khéo nhập định, xuất định, và trụ vô lượng tỷ ức chính định.

Họ đắc đại thần thông, từ lâu tu tịnh hạnh, khéo có thể tu tập thứ tự các Pháp lành, và thiện xảo trong việc hỏi đáp.

Họ là những viên minh châu giữa hàng người và rất quý hiếm trong tất cả thế gian.

Nhưng hôm nay, Thế Tôn bảo là chỉ khi nào Phật đắc Đạo, thì mới có thể khiến họ sơ phát tâm, giáo hóa khai đạo và dẫn họ đến Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Thời gian Thế Tôn thành Phật chưa lâu lắm, sao Ngài lại có thể làm việc công đức to lớn như thế! Chúng con hết mực thâm tín vào sự tùy nghi thuyết Pháp của Phật.

Lời của Phật nói ra chưa bao giờ hư dối.


Sự hiểu biết của Phật thảy đều thông đạt.

Tuy nhiên, sau khi Phật diệt độ, nếu các vị sơ phát tâm Bồ-tát nghe lời nói đây, họ có thể không tín thọ và sẽ nảy sinh nhân duyên về nghiệp tội phá hoại Đạo Pháp.Kính mong Thế Tôn hãy thuyết giảng để đoạn trừ hoài nghi của chúng con cùng các thiện nam tử ở vào đời vị lai.

Khi đã nghe việc này, họ cũng sẽ không sinh lòng hoài nghi.”Lúc bấy giờ Từ Thị Bồ-tát muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Xưa Phật từ trong tộc Năng NhânXuất gia ở gần thành Tượng ĐầuĐi đến ngồi dưới cội Đạo thụTừ đó đến nay chưa lâu lắmHết thảy Phật tử đóSố ấy chẳng thể lườngĐã lâu hành Phật ĐạoTrụ nơi sức thần thôngKhéo học Đạo Bồ-tátChẳng nhiễm pháp thế gianNhư hoa sen trên nướcTừ dưới đất vọt raĐều khởi lòng cung kínhĐứng ở trước Thế TônViệc này chẳng nghĩ bànLàm sao mà tin được?Phật đắc Đạo gần đâyNhưng thành tựu rất nhiềuXin nguyện trừ chúng nghiPhân biệt nói sự thậtVí như có người trẻTuổi mới hai mươi lămChỉ vào người trăm tuổiTóc bạc mặt nhăn nheoBảo đây là con tôiCon cũng bảo là chaCha trẻ nhưng con giàThế gian khó mà tinThế Tôn cũng như vậyĐắc Đạo mới gần đâyCòn chư Bồ-tát đóVững chí chẳng khiếp nhượcVô lượng kiếp đến nayTu hành Đạo Bồ-tátThiện xảo việc hỏi đápTâm họ không sợ hãiNhẫn nhục lòng kiên địnhĐoan chính có uy đứcMười phương Phật đều khenKhéo phân biệt giảng giảiChẳng ưa nơi đông ngườiLuôn thích trong thiền địnhVì chí cầu Phật ĐạoỞ hư không phía dướiChúng con nghe từ PhậtViệc này chẳng hoài nghiNguyện Phật vì vị laiDiễn nói khiến họ hiểuNếu ai với Kinh nàySinh lòng nghi chẳng tinTức sẽ đọa đường ácNay mong Phật hãy nóiVô lượng Bồ-tát đóLàm sao thời gian ngắnGiáo hóa khiến phát tâmMà trụ không thoái chuyển”☸ PHẨM 16: THỌ LƯỢNG CỦA NHƯ LAILúc bấy giờ Phật bảo chư Bồ-tát cùng toàn thể đại chúng:”Các thiện nam tử! Các ông nên tín thọ và liễu giải lời thành thật của Như Lai.”Lại bảo các đại chúng rằng:”Các ông nên tín thọ và liễu giải lời thành thật của Như Lai.”Lại bảo các đại chúng thêm một lần nữa:”Các ông nên tín thọ và liễu giải lời thành thật của Như Lai.”Ngay lúc ấy, chư Bồ-tát trong Pháp hội với ngài Từ Thị làm thượng thủ, chắp tay và thưa với Phật rằng:”Thưa Thế Tôn! Kính mong hãy nói.

Chúng con sẽ tín thọ lời Phật dạy.”Họ thưa như vậy ba lần, rồi lại thưa rằng:”Kính mong hãy nói.

Chúng con sẽ tín thọ lời Phật dạy.”❖Lúc bấy giờ Thế Tôn biết chư Bồ-tát sẽ không ngừng lại với ba lần thỉnh cầu thôi, nên Ngài bảo rằng:”Các ông hãy lắng nghe về sức thần thông bí mật của Như Lai.

Tất cả trời người cùng phi thiên trong thế gian, đều cho là ngày nay Đức Phật Năng Tịch mới rời vương cung thuộc dòng tộc Năng Nhân, rồi đi đến một nơi cách thành Tượng Đầu không xa, ngồi ở Đạo Tràng và đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Tuy nhiên, thiện nam tử! Thật ra Ta đã thành Phật từ vô lượng vô biên tỷ ức nayuta kiếp về trước.Giả sử có một người nghiền nát năm tỷ ức nayuta vô số Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới thành những hạt vi trần.

Rồi giả như người ấy đi qua năm tỷ ức nayuta vô số quốc độ ở phương đông và bỏ xuống một hạt vi trần.

Người đó cứ tiếp tục đi về hướng đông như thế cho đến khi đã bỏ xuống hết những vi trần ấy.Các thiện nam tử! Ý các ông nghĩ sao? Có thể nào tính đếm và biết được số lượng của các thế giới đó không?”Từ Thị Bồ-tát và những vị khác đồng thưa với Phật rằng:”Thưa Thế Tôn! Các thế giới đó là vô lượng vô biên, không thể dùng toán số hay tâm lực mà biết được.

Dẫu cho hết thảy Thanh Văn cùng Độc Giác dùng trí vô lậu để tư duy, thì cũng chẳng thể nào biết được giới hạn của số đó.

Chúng con trụ ở quả vị không thoái chuyển, nhưng cũng chẳng thể thông đạt việc này.Thưa Thế Tôn! Các thế giới như thế là vô lượng vô biên.”Lúc bấy giờ Phật bảo chư đại Bồ-tát:”Các thiện nam tử! Ta bây giờ sẽ giải thích tường tận cho các ông.

Các thế giới đó, dẫu có một hạt vi trần bỏ xuống hay không, thì cũng mang đi nghiền nát hết ra thành những hạt vi trần, rồi cứ tính mỗi vi trần làm thành một kiếp.

Thời gian Ta đã thành Phật đến nay còn vượt hơn số đó đến cả tỷ ức nayuta vô số kiếp.Kể từ đó đến nay, Ta luôn ở tại Thế giới Kham Nhẫn thuyết Pháp và giáo hóa chúng sinh.

Cũng như khai đạo và làm lợi ích cho chúng sinh trong tỷ ức nayuta vô số cõi nước phương khác.Các thiện nam tử! Ở trong thời gian đó, Ta nói về Đức Phật Nhiên Đăng và chư Phật khác.

Ta lại nói rằng chư Phật đó vào tịch diệt.

Nhưng các việc như thế đều là dùng phương tiện để phân biệt.❖Các thiện nam tử! Nếu có chúng sinh nào đến chỗ của Ta, Ta sẽ dùng Phật nhãn quán sát tín tâm của họ, các căn tính lợi độn và những phẩm tính khác, rồi Ta mới tùy cơ hóa độ.

Ở tùy theo mỗi nơi mà Ta thuyết Pháp, danh xưng của Ta không giống nhau, tuổi tác của Ta hoặc lớn hay nhỏ.

Ta cũng lại thị hiện nói là sẽ vào tịch diệt.

Lại cũng dùng đủ mọi phương tiện để thuyết diệu Pháp và khiến chúng sinh khởi lòng hoan hỷ.Các thiện nam tử! Như Lai thấy các chúng sinh thích nơi Pháp nhỏ nên Ta vì những kẻ đức mỏng nghiệp nặng mà nói với họ rằng:Lúc trẻ, ta đã xuất gia và đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Kỳ thật thì từ xa xưa Ta đã thành Phật rồi.

Ta chỉ vì giáo chúng sinh mà dùng phương tiện và khiến họ vào Phật Đạo nên mới nói như thế.Các thiện nam tử! Kinh điển do Như Lai diễn nói đều là để độ thoát chúng sinh.

Hoặc Như Lai dùng chính thân mình để thuyết giảng, hay dùng thân người khác để thuyết giảng.

Hoặc Như Lai dùng chính thân mình để thị hiện, hay dùng thân người khác để thị hiện.

Hoặc Như Lai dùng việc của chính mình để hiển thị, hay dùng việc của người khác để hiển thị.

Tất cả lời nói đều là chân thật bất hư.Vì sao thế? Bởi Như Lai biết và thấy tướng như thật của ba cõi.

Không sinh không chết, không thoái không tiến, cũng không tại thế hay diệt độ.

Không thật cũng không hư, không như như cũng không sai khác.

Như Lai thấy ba cõi như chẳng phải ba cõi.

Các việc như thế, Như Lai thấy rõ ràng và chẳng có sai lầm.Do các chúng sinh có muôn loại chủng tính, muôn điều mong muốn, muôn thứ hành nghiệp, cùng muôn sự tưởng nhớ và phân biệt, vì muốn khiến họ sinh các thiện căn nên Như Lai dùng mọi nhân duyên và thí dụ ngôn từ cùng đủ mọi cách thuyết Pháp để làm Phật sự mà chưa hề tạm lãng quên.Vì thế, tính từ lúc Ta thành Phật ở thuở rất xa xưa về trước, thọ mạng của Ta là vô lượng vô số kiếp và thường trụ bất diệt.Các thiện nam tử! Khi Ta tu hành Đạo Bồ-tát thuở trước, thọ mạng đó đến nay vẫn chưa chấm dứt và còn gấp bội hơn số trên.Tuy nhiên, Ta nay chẳng phải thật diệt độ nhưng lại nói rằng:Ta sẽ diệt độ.Như Lai dùng phương tiện ấy là để giáo hóa chúng sinh.Vì sao thế? Bởi nếu Phật trụ lâu ở thế gian thì những người đức mỏng sẽ không gieo trồng căn lành.

Những kẻ bần cùng hạ tiện, những kẻ tham trước năm dục, và những kẻ đã rơi vào lưới tà kiến, nếu thấy Như Lai thường trụ bất diệt thì họ sẽ kiêu mạn, phóng túng, nhàm chán, và lười biếng.

Họ sẽ chẳng thể sinh lòng cung kính và nghĩ tưởng là rất khó mà gặp được Phật.Thế nên Như Lai dùng phương tiện mà nói rằng:Này các Bhikṣu! Nên biết rằng, chư Phật xuất hiện ở thế gian rất khó gặp được.Vì sao thế? Bởi những người đức mỏng trải qua vô lượng tỷ ức kiếp, trong thời gian đó họ có thể gặp hay chẳng thể gặp Phật.Vì lẽ đó cho nên Ta nói lời như vầy:Này các Bhikṣu! Như Lai rất khó gặp được.Khi nghe lời nói như thế, các chúng sinh ấy tất sẽ nghĩ tưởng là rất khó mà gặp được Phật, nên lòng họ sinh quyến luyến, khát ngưỡng quý mến, và sẽ gieo trồng căn lành.

Vì thế, tuy Như Lai thật chẳng diệt độ mà nói là diệt độ.Lại nữa, các thiện nam tử! Pháp của chư Phật Như Lai đều như thế, là vì để cứu độ chúng sinh và đều chân thật bất hư.❖Đây ví như có một vị lương y với trí tuệ thông đạt, chế thuốc tinh luyện và khéo chữa trị mọi chứng bệnh.

Người này có rất nhiều con cái–hoặc là 10, 20 hay cho đến 100 đứa.

Do có công việc nên người cha phải đi xa đến nước khác.

Sau đó, các con ở nhà đã uống phải thuốc độc, khiến họ điên loạn và lăn lộn trên đất.Đúng lúc ấy thì người cha trở về nhà.

Do các con đã uống thuốc độc nên có đứa đã mất đi bổn tâm, có đứa thì vẫn chưa.

Khi trông thấy người cha từ xa, họ đều vui mừng khôn xiết.Họ quỳ xuống và thưa với cha rằng:Cha đã trở về bình an, thiệt là tốt quá.

Chúng con do bởi ngu si nên đã uống nhầm thuốc độc, xin cha hãy chữa trị và cứu vớt tính mạng của chúng con.Thấy các con mình bị khổ não như thế, người cha căn cứ theo sách y dược mà đi tìm các dược thảo tốt với sắc hương mỹ vị đều có đầy đủ.

Sau đó, người cha giã, sàng, và trộn các phương thuốc, rồi đưa cho các con.Ngài nói lời như vầy:Lương dược này rất tốt, sắc hương mỹ vị đều có đầy đủ.

Nếu các con lấy uống thì khổ não sẽ nhanh tiêu trừ và chẳng còn hoạn nạn.Trong số các con của ông, có đứa vẫn chưa mất đi tâm tính nên khi thấy lương dược với màu đẹp hương thơm, chúng liền lấy uống nên hoàn toàn bình phục.

Có đứa đã mất đi bổn tâm, tuy cũng mừng rỡ khi thấy cha về và xin cha trị bệnh, nhưng chúng lại không chịu dùng thuốc này.Vì sao thế? Bởi độc khí đã thâm nhập nên chúng mất đi bổn tâm.

Đối với thuốc có màu đẹp với hương thơm thì chúng cho là không tốt.Người cha liền nghĩ:Các đứa con này thật đáng thương! Bị trúng phải độc nên toàn tâm điên đảo.

Tuy vui mừng khi thấy ta và cầu xin cứu chữa, nhưng đối với phương thuốc hay lại chẳng chịu dùng.


Ta nay phải thiết lập phương tiện để khiến chúng dùng thuốc này.Ông liền nói lời như sau:Các con nên biết rằng, nay cha đã già yếu và cái chết cận kề.

Giờ ta để lại lương dược này ở đây, các con hãy lấy dùng và đừng lo là bệnh sẽ không lành.Căn dặn như vậy xong, người cha liền đi đến nước khác và sai người về nhắn tin rằng:Cha của các người đã chết.Khi các đứa con nghe tin cha đã qua đời, lòng họ sầu khổ thảm thiết và nghĩ rằng:Nếu phụ thân còn ở đây, cha sẽ từ mẫn và có thể cứu hộ chúng ta.

Giờ thì phụ thân đã bỏ lại chúng ta mà chết nơi tha phương, đám cô nhi chúng ta phải biết cậy nương nơi nào!Trong lòng chúng luôn bùi ngùi thương cảm nhớ nhung, họ liền sực nhớ đến toa thuốc sắc hương mỹ vị của cha để lại, nên lập tức lấy dùng và độc bệnh liền trừ sạch.

Khi nghe các con đã hoàn toàn lành bệnh, người cha vội quay về và họ đều trông thấy cha mình.Các thiện nam tử! Ý các ông nghĩ sao? Có ai sẽ bảo rằng vị lương y này đã phạm tội nói dối không?””Dạ không, thưa Thế Tôn!”Đức Phật bảo:”Như Lai cũng lại như vậy.

Ta đã thành Phật từ vô lượng vô biên tỷ ức nayuta kiếp về trước.

Vì chúng sinh nên mới dùng sức phương tiện mà nói là sẽ diệt độ.

Cũng không ai có thể bảo rằng, lời thuyết Pháp của Ta như thế là nói dối.”❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Từ khi Ta thành PhậtSố kiếp đã trải quaVô lượng tỷ ức nămVô số chẳng kể xiếtLuôn thuyết Pháp giáo hóaVô số ức chúng sinhKhiến vào trong Phật ĐạoTrải qua vô lượng kiếpVì hóa độ chúng sinhPhương tiện hiện tịch diệtNhưng thật chẳng diệt độThường trụ thuyết giảng PhápThường trụ ở nơi đâyDùng các sức thần thôngKhiến điên đảo chúng sinhTuy gần mà chẳng thấyHọ thấy Ta diệt độRộng cúng dường xá-lợiĐều quyến luyến nhớ thươngMà sinh lòng khát ngưỡngChúng sinh sẽ tín thọNhu hòa ý ngay thẳngNhất tâm muốn thấy PhậtThân mạng chẳng luyến tiếcKhi đó Ta cùng TăngĐều ở núi Thứu PhongLúc đó Ta bảo họLuôn ở đây chẳng diệtDo dùng sức phương tiệnHiện diệt và không diệtCõi khác có chúng sinhKính tin lòng mong mỏiLại ở cõi nước kiaTa thuyết Pháp vô thượngNhưng các ông chẳng ngheNghĩ Ta đã diệt độTa thấy các chúng sinhĐắm chìm trong khổ nãoTa không vội hiện thânKhiến họ sinh khát ngưỡngKhi lòng họ quyến luyếnMới xuất hiện thuyết PhápSức thần thông như thếCho đến vô số kiếpLuôn ở núi Thứu PhongCùng những trú xứ khácChúng sinh thấy kiếp tậnBị lửa lớn thiêu đốtCõi nước Ta an ổnTrời người luôn đầy khắpViên lâm những lầu cácMuôn châu báu trang nghiêmCây báu nhiều hoa quảNơi chúng sinh vui chơiChư thiên đánh trống trờiThường trỗi các âm nhạcMưa hoa vi diệu âmRải Phật cùng đại chúngTịnh độ Ta chẳng hủyNhưng họ thấy thiêu sạchLo sợ với khổ nãoNhư thế thảy đầy khắpChúng sinh nghiệp tội đóDo nghiệp ác nhân duyênSuốt cả vô số kiếpKhông nghe tên Tam BảoNhững ai tu công đứcNhu hòa lòng ngay thẳngHọ đều thấy thân TaỞ nơi đây thuyết PhápCó lúc vì đại chúngNói Phật thọ vô lượngRất lâu mới thấy PhậtNói Phật rất khó gặpTrí lực Ta như thếTuệ quang chiếu vô lượngThọ mạng vô số kiếpTừ lâu đã tu chứngCác ông ai có tríViệc này chớ sinh nghiĐoạn trừ sạch vĩnh viễnLời Phật tuyệt chẳng hưNhư thầy thuốc phương tiệnVì chữa trị cuồng tửCòn sống mà bảo chếtChẳng thể nói hư vọngNhư người cha thế gianTa cứu khổ trừ hoạnVì phàm phu điên đảoVẫn còn nhưng nói diệtNếu họ thường thấy TaLười biếng lòng kiêu căngBuông lung tham năm dụcSẽ đọa trong đường ácTa biết rõ chúng sinhHành Đạo chẳng hành ĐạoTùy căn cơ hóa độMà nói đủ mọi PhápTa luôn nghĩ như vầyLàm sao khiến chúng sinhĐược vào vô thượng tríNhanh thành tựu thân Phật?”☸ PHẨM 17: PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨCKhi đại chúng nghe Phật nói về số kiếp thọ mạng lâu dài như thế, lúc đó có vô lượng vô biên vô số chúng sinh được sự lợi ích lớn.Khi ấy Thế Tôn bảo Từ Thị Đại Bồ-tát:”Này Vô Năng Thắng! Khi Ta nói về thọ mạng lâu dài của Như Lai, lúc ấy có 6,8 triệu ức nayuta Hằng Hà sa chúng sinh đắc Vô Sinh Pháp Nhẫn.Lại có số lượng chư đại Bồ-tát gấp 1.000 lần số trên đắc môn Văn Trì Tổng Trì.Lại có số lượng chư đại Bồ-tát bằng số vi trần của một thế giới đắc Nhạo Thuyết Vô Ngại Biện Tài.Lại có số lượng chư đại Bồ-tát bằng số vi trần của một thế giới đắc Bách Thiên Vạn Ức Vô Lượng Toàn Tổng Trì.Lại có số lượng chư đại Bồ-tát bằng số vi trần của một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới có thể chuyển Pháp luân không thoái chuyển.Lại có số lượng chư đại Bồ-tát bằng số vi trần của một trung thiên thế giới có thể chuyển thanh tịnh Pháp luân.Lại có số lượng chư đại Bồ-tát bằng số vi trần của một tiểu thiên thế giới sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, sau tám lần sinh nữa.Lại có số lượng chư đại Bồ-tát bằng số vi trần gấp bốn lần của một tứ thiên hạ sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, sau bốn lần sinh nữa.Lại có số lượng chư đại Bồ-tát bằng số vi trần gấp ba lần của một tứ thiên hạ sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, sau ba lần sinh nữa.Lại có số lượng chư đại Bồ-tát bằng số vi trần gấp hai lần của một tứ thiên hạ sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, sau hai lần sinh nữa.Lại có số lượng chư đại Bồ-tát bằng số vi trần của một tứ thiên hạ sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, sau một lần sinh nữa.Lại có số lượng chúng sinh bằng số vi trần của tám thế giới đều phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.”Khi Phật nói về các sự lợi ích to lớn nơi Pháp mà chư đại Bồ-tát đã chứng đắc, lúc đó ở trong hư không mưa xuống hoa vi diệu âm và hoa vi diệu âm lớn.

Hoa rơi xuống chỗ của vô lượng tỷ ức chư Phật đang ngồi trên tòa sư tử ở dưới cây báu.

Ở trong tháp bảy báu, hoa cũng rơi lên Đức Phật Năng Tịch đang ngồi trên tòa sư tử và Đức Phật Đa Bảo đã diệt độ từ lâu.

Hoa cũng rơi lên tất cả chư đại Bồ-tát và bốn chúng đệ tử.Lại mưa xuống bột hương đàn mịn nhỏ, hương trầm thủy và những loại hương khác.

Ở trong hư không, tự nhiên có trống trời trỗi lên và diệu âm của chúng vang xa thăm thẳm.Lại mưa xuống 1.000 loại thiên y được kết bằng các xâu chuỗi anh lạc, như là: trân châu anh lạc, như ý châu anh lạc, và như ý anh lạc.

Ở khắp chín phương, có nhiều loại lư hương báu với những nén hương vô giá được đốt lên.

Mùi hương tự nhiên lan tỏa biến khắp đại hội để cúng dường.Ở phía trên của mỗi Đức Phật có chư Bồ-tát cầm tràng phan và lọng che.

Họ đứng hầu ở bên trên và trải dài theo thứ tự đến tận cõi Phạm Thiên.

Với thanh âm vi diệu, chư Bồ-tát này ca vịnh vô lượng bài kệ để tán thán chư Phật.❖Lúc bấy giờ Từ Thị Bồ-tát từ chỗ ngồi đứng dậy, vén áo lộ vai phải, chắp tay hướng Phật và nói kệ rằng:”Phật thuyết Pháp hiếm cóXưa chưa hề nghe quaThế Tôn có đại lựcThọ mạng chẳng thể lườngVô số các Phật tửNghe Thế Tôn phân biệtNói ai đắc Pháp gìKhắp toàn thân hoan hỷHoặc trụ không thoái chuyểnHoặc chứng đắc tổng trìHoặc Nhạo Thuyết Vô NgạiVạn Ức Toàn Tổng TrìHoặc có Đại Thiên GiớiVi trần số Bồ-tátMỗi vị đều có thểLăn chuyển Chính Pháp luânLại có trung thiên giớiVi trần số Bồ-tátMỗi vị đều có thểChuyển thanh tịnh Pháp luânLại có tiểu thiên giớiVi trần số Bồ-tátSau tám lần sinh nữaSẽ được thành Phật ĐạoLại có bốn ba haiGấp một tứ thiên hạVi trần số Bồ-tátTùy lần sinh thành PhậtHoặc một tứ thiên hạVi trần số Bồ-tátSau một lần sinh nữaSẽ thành Nhất Thiết TríCác chúng sinh như thếNghe Phật thọ dài lâuĐược vô lượng vô lậuCùng quả báo thanh tịnhLại có tám thế giớiVi trần số chúng sinhNghe Phật nói thọ mạngĐều phát tâm vô thượngThế Tôn thuyết vô lượngPháp chẳng thể nghĩ bànMang đến nhiều lợi íchVô biên như hư khôngMưa hoa vi diệu âmHoa vi diệu âm lớnChư thiên như Hằng saVô số cõi Phật đếnMưa hương đàn trầm thủyRơi rực rỡ len lỏiNhư chim bay hạ xuốngRải cúng dường chư PhậtTrống trời trong hư khôngTự nhiên vang diệu âmThiên y nghìn vạn loạiXoay lượn rơi nhẹ xuốngLư hương vi diệu báuĐốt lên hương vô giáTự nhiên lan tỏa khắpCúng dường chư Thế TônChư đại Bồ-tát đóCầm phan lọng bảy báuCao đẹp vạn ức loạiThứ tự đến Phạm ThiênỞ mỗi trước chư PhậtTreo tràng báu thắng phanCũng dùng nghìn vạn kệCa vịnh chư Như LaiMuôn thứ việc như thếXưa nay chưa từng cóNghe Phật thọ vô lượngHết thảy đều hoan hỷPhật danh thấu mười phươngRộng lợi ích chúng sinhĐầy đủ mọi căn lànhGiúp phát tâm vô thượng”❖Lúc bấy giờ Phật bảo Từ Thị Đại Bồ-tát:”Này Vô Năng Thắng! Nếu có chúng sinh nào nghe về thọ mạng lâu dài của Phật như thế, thậm chí như có thể sinh một niệm tín giải thì công đức đạt được sẽ không có hạn lượng.Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào vì Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, ngoại trừ Diệu Tuệ Độ, họ tu hành năm Pháp Đến Bờ Kia, như là: Bố Thí Độ, Trì Giới Độ, Nhẫn Nhục Độ, Tinh Tấn Độ, và Thiền Định Độ suốt 800.000 ức nayuta kiếp.

Công đức ở trước mà so với công đức này thì một phần trăm, một phần nghìn, một phần của tỷ ức cũng không bằng một, cho đến dùng toán số thí dụ cũng chẳng thể biết.Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào có được công đức dường ấy mà sẽ thoái chuyển nơi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, thì quyết không thể có việc đó.”Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Nếu ai cầu Phật tríSuốt tám mươi vạn ứcNayuta [na du ta] kiếp tuNăm Pháp Đến Bờ KiaỞ trong các kiếp nàyBố thí cúng dường PhậtHàng đệ tử Duyên GiácVà cùng chư Bồ-tátẨm thực ngon lạ hiếmGiường nệm y phục đẹpXây tinh xá hương đànVới viên lâm trang nghiêmSự bố thí như thếMuôn thứ đều vi diệuĐến trọn số kiếp đóHồi hướng về Phật ĐạoNếu lại trì giới cấmThanh tịnh chẳng khiếm khuyếtChí cầu Đạo vô thượngChư Phật đều ngợi khenNếu lại hành nhẫn nhụcTrụ ở địa điều nhuDẫu kẻ ác đến pháTâm họ chẳng động daoCó những người đắc PhápÔm lòng tăng thượng mạnKhinh khi não hại họNhư thế cũng đều nhẫnNếu lại siêng tinh tấnChí niệm luôn kiên cốTrong vô lượng ức kiếpNhất tâm chẳng biếng lườiLại ở vô số kiếpTrú ở nơi hoang vắngHoặc ngồi hay kinh hànhQuên ngủ luôn nhiếp tâmDo bởi nhân duyên đóCó thể sinh thiền địnhTám mươi ức vạn kiếpAn trụ tâm bất loạnVới nhất tâm phúc đóNguyện cầu Đạo vô thượngNguyện đắc Nhất Thiết TríThông đạt mọi thiền địnhNgười ấy sẽ ở trongSuốt một tỷ ức kiếpTu các công đức đóNhư đã nói ở trênCó thiện nam tín nữNghe Ta nói thọ mạngDẫu chỉ một niệm tinPhúc ấy hơn người kiaNếu ai thảy chẳng cònMọi nghi ngờ hối tiếcLòng tin sâu thoáng chốcPhúc sẽ được như thếNếu có chư Bồ-tátVô lượng kiếp tu hànhNghe Ta nói thọ mạngSẽ có thể tín thọNhững hành giả như thếĐỉnh thọ Kinh điển nàyNguyện con ở vị laiSống lâu độ chúng sinhNhư Thế Tôn hôm nayVua trong tộc Năng NhânĐạo Tràng sư tử hốngThuyết Pháp không sợ hãiChúng con đời vị laiHết thảy đều tôn kínhKhi ngồi ở Đạo TràngNói thọ mạng cũng vậyNếu có ai tin sâuThanh tịnh lòng ngay thẳngĐa văn khéo tổng trìTùy nghĩa giảng lời PhậtCác hành giả như thếViệc này chẳng còn nghi❖Lại nữa, Vô Năng Thắng! Nếu có ai nghe về thọ mạng lâu dài của Phật và thấu hiểu nghĩa thú đó, thì công đức có được của người này sẽ là không có hạn lượng và có thể phát khởi trí tuệ vô lượng của Như Lai.

Huống nữa là rộng nghe Kinh này; hoặc bảo người khác nghe; tự mình thọ trì hay bảo người khác thọ trì; tự mình biên chép hay bảo người khác biên chép; hoặc dùng hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, tràng phan, lọng che, dầu thơm, hay đèn bơ để cúng dường Kinh này.

Công đức của người này sẽ là vô lượng vô biên và có thể phát sinh Nhất Thiết Chủng Trí.Này Vô Năng Thắng! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào nghe Ta nói về thọ mạng lâu dài, rồi sinh tâm tín giải sâu xa, họ sẽ liền thấy Phật luôn thuyết Pháp ở tại núi Thứu Phong cùng với chư đại Bồ-tát và hàng Thanh Văn thánh chúng vây quanh.Lại thấy đất đai ở Thế giới Kham Nhẫn làm bằng lưu ly và bằng phẳng cực kỳ.

Có vàng ở dưới sông tại châu Thắng Kim dùng để phân ranh giới cho tám con đường và trên ấy có những hàng cây báu.

Các đài báu cùng lầu quán đều làm bằng châu báu và ở trong ấy đều có chư Bồ-tát.Nếu ai có thể quán như thế, thì nên biết đây là tướng trạng của sự tín giải thâm sâu.Lại nữa, sau khi Như Lai diệt độ, nếu ai khi nghe Kinh này mà khởi lòng tùy hỷ và không chê bai, thì phải biết đây là tướng trạng về sự tin hiểu thâm sâu.

Huống chi là người thọ trì đọc tụng Kinh này, hết mực tôn kính và đội Như Lai trên đỉnh đầu của họ.Này Vô Năng Thắng! Các thiện nam tử và thiện nữ nhân đó không cần vì Ta mà xây chùa dựng tháp, hoặc tạo lập chỗ ở hay làm bốn sự cúng dường cho chư Tăng.Vì sao thế? Bởi các thiện nam tử và thiện nữ nhân đó do thọ trì đọc tụng Kinh điển này, nên họ đã xây chùa dựng tháp, đã tạo lập chỗ ở và cúng dường cho chư Tăng.

Chính họ đã xây tháp bảy báu có xá-lợi của Phật.

Tháp rộng và cao đến tận cõi Phạm Thiên.

Trên tháp ấy treo các phan lọng và chuông báu.

Họ đã dùng hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, các loại âm nhạc, tiêu sáo, đàn hạc, đàn cầm, mọi giai điệu vũ khúc, và âm thanh vi diệu để ca vịnh tán thán.

Người đó đã làm những sự cúng dường như thế suốt vô lượng nghìn vạn ức kiếp.Này Vô Năng Thắng! Sau khi Ta diệt độ, nếu ai nghe Kinh điển này và có thể thọ trì, hoặc tự biên chép hay bảo người khác biên chép, tức là họ đã tạo lập chỗ ở cho chư Tăng.

Họ đã dùng hương đàn màu đỏ để xây 32 chính điện với độ cao bằng tám cây cọ.

Pháp đường ấy cao rộng và trang nghiêm đẹp đẽ.

Trong đó có trăm nghìn vị Bhikṣu đang ở trong ấy.

Lại có viên lâm, ao tắm, nơi kinh hành, hang động để ngồi thiền, y phục ẩm thực, giường nệm thuốc thang, và tất cả nhạc cụ có đầy khắp trong ấy.

Nơi chư Tăng cư trú, Pháp đường, và lầu các như thế, số ấy nhiều vô lượng đến vài tỷ ức, sẽ hiện ra ở trước để cúng dường Ta cùng các vị Bhikṣu.Thế nên Ta mới nói rằng, sau khi Như Lai diệt độ, nếu có ai thọ trì đọc tụng và thuyết giảng cho người khác, hoặc tự biên chép hay bảo người khác biên chép và cúng dường Kinh này, thì họ không cần phải xây chùa dựng tháp, hoặc tạo lập chỗ ở hay cúng dường cho chư Tăng.Hà huống lại có người có thể thọ trì Kinh này và còn làm luôn cả việc bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và diệu tuệ.

Công đức của họ sẽ là tối thắng và nhiều vô lượng vô biên.

Đây ví như hư không, đông tây nam bắc, bốn hướng phụ, cùng phương trên và phương dưới là vô lượng vô biên.

Công đức của người này cũng lại như thế, là vô lượng vô biên và họ sẽ nhanh đạt đến Nhất Thiết Chủng Trí.Nếu ai thọ trì đọc tụng Kinh này và thuyết giảng cho người khác, hoặc tự biên chép hay bảo người khác biên chép.

Họ lại có thể xây chùa dựng tháp, cùng tạo lập chỗ ở cho chư Tăng, cúng dường và tán thán Thanh Văn thánh chúng.

Họ còn dùng tỷ ức Pháp ngợi khen để tán thán công đức của Bồ-tát.

Họ lại vì người khác mà dùng đủ mọi nhân duyên và tùy theo mỗi người mà giải thích Kinh Pháp Hoa này.

Họ lại có thể trì giới thanh tịnh, sống hòa thuận với mọi người, nhẫn nhục, không nóng giận, và ý niệm kiên cố.

Họ cũng luôn trân quý tọa thiền và đắc các thiền định thâm sâu.

Họ cũng tinh tấn dũng mãnh, thu nhiếp mọi Pháp lành, các căn lanh lợi, đắc trí tuệ, và khéo trả lời những câu hỏi khó.Này Vô Năng Thắng! Sau khi Ta diệt độ, nếu các thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào thọ trì đọc tụng Kinh điển này và cũng như lại có những công đức lành khác như thế, thì phải biết người ấy đã hướng về Đạo Tràng, gần kề Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác và ngồi ở dưới gốc Đạo thụ.Này Vô Năng Thắng! Các thiện nam tử và thiện nữ nhân đó, hoặc nơi họ ngồi, đứng, hay nơi họ đang đi, thì họ nên xây một ngôi tháp ở nơi đó.

Hết thảy hàng trời người đều phải nên cúng dường như tháp của Phật.”❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Sau khi Ta diệt độAi khéo trì Kinh nàyPhúc người ấy vô lượngNhư đã nói ở trênChính họ đã đầy đủTất cả mọi cúng dườngKhởi xây tháp xá-lợiVật bảy báu trang nghiêmLầu các rộng cao hiểnSừng sững đến Phạm ThiênChuông báu nghìn vạn ứcGió thổi vang diệu âmLại ở vô lượng kiếpĐã cúng dường tháp nàyHương hoa chuỗi anh lạcThiên y các âm nhạcThắp đèn dầu bơ thơmLuôn chiếu sáng xung quanhĐời ác trược Mạt PhápAi khéo trì Kinh nàyNhư đã nói ở trênĐầy đủ mọi cúng dườngNếu khéo trì Kinh nàyTức như Phật hiện tạiDùng Ngưu Đầu hương đànXây nơi ở cúng dườngBa mươi hai Pháp đườngCao bằng tám cây cọÁo đẹp thức ăn ngonGiường nệm đều trọn đủTrăm nghìn người ở đóViên lâm các ao tắmKinh hành, động ngồi thiềnMuôn thứ trang nghiêm đẹpNếu tâm ai tín giảiThọ trì biên chép đọcHoặc bảo người biên chépVà cúng dường Kinh nàyRải hương hoa hương bộtHoa lài dâng cúng dườngNgọc lan hoa giải thoátLuôn thắp đèn dầu thơmHọ cúng dường như thếĐược vô lượng công đứcVô biên như hư khôngPhúc ấy cũng như vậyHuống lại trì Kinh nàyCùng bố thí trì giớiNhẫn nhục thích thiền địnhKhông sân không ác khẩuHọ cung kính chùa thápKhiêm hạ chư BhikṣuLìa xa lòng tự caoThường tư duy trí tuệHỏi điều khó chẳng giậnTùy thuận mà giảng giảiNếu khéo tu hạnh nàyCông đức chẳng thể lườngNếu thấy Pháp sư nàyThành tựu đức như thếHãy rải hoa cõi trờiThiên y đắp thân họĐầu đỉnh lễ sát đấtSinh tâm tưởng như PhậtLại nên nghĩ như vầyKhông lâu đến Đạo thụĐược vô lậu vô viRộng lợi ích trời ngườiTại nơi vị ấy ởKinh hành hoặc nằm ngồiDẫu nói một bài kệNên xây tháp nơi đóVi diệu đẹp trang nghiêmMuôn vật để cúng dườngPhật tử trụ địa nàyThọ dụng như Đức PhậtLuôn ở tại trong ấyKinh hành cùng nằm ngồi”Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Hết quyển 5Dịch sang cổ văn: Pháp sư Đồng Thọ (344-413)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 28/2/2012 ◊ Cập nhật: 4/9/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc suBhikṣuṇī: bíc su ninayuta: na du taNayuta: na du ta.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.