Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo

Chương 148: Tín Tâm Minh


Đọc truyện Đại Tạng Kinh – Kinh Điển Phật Giáo – Chương 148: Tín Tâm Minh

Tín Tâm MinhĐạo tột cùng không khóVới ai không tuyển lựaChỉ cần lìa thương ghétSẽ minh bạch thông suốtSai lệch chỉ đường tơCách xa như trời đấtHiện tiền nếu muốn đắcThuận nghịch chớ nắm bắtThuận nghịch cùng tương tranhĐây là bệnh của tâmKhông hiểu huyền chỉ thâmTĩnh lự tu vô íchViên mãn đồng thái hưChẳng thiếu cũng chẳng dưDo buông xả nắm giữCho nên chẳng Như NhưĐừng chạy theo cảnh duyênChớ trụ nơi không nhẫnNhất Chủng với bình đẳngMơ hồ tự diệt tanDừng động quay về tĩnhTĩnh đó càng thêm độngCòn kẹt ở hai bênLàm sao hiểu Nhất Chủng?Nhất Chủng mà chẳng thôngHai nơi mất công năngĐuổi có rơi vào cóTheo không bội nghịch khôngNói nhiều suy nghĩ nhiềuChuyển thành chẳng tương ứngTuyệt ngôn tuyệt suy tưKhông nơi nào chẳng thôngTrở về gốc đắc chỉTheo bóng soi mất tôngChỉ một thoáng phản chiếuVượt hơn không ở trướcKhông ở trước chuyển biếnĐều do vọng tưởng thấyChẳng cần phải cầu chânChỉ cần ngưng kiến chấpĐừng trụ ở nhị kiếnCẩn thận chớ truy tầmĐúng sai mới vừa khởiRối loạn mất tâm ngayHai là do từ mộtMột cũng chẳng thể giữKhi một niệm chẳng sinhVạn pháp chẳng lỗi lầmChẳng lỗi lầm vô phápChẳng sinh tức chẳng tâmTâm theo cảnh mà diệtCảnh theo tâm mà chìmCảnh hiện do tâm sinhTâm sinh do cảnh hiệnNên biết hai cái trênNguyên là của nhất khôngNhất không đồng cả haiBao hàm hết vạn tượngChẳng thấy đẹp hay xấuLàm sao có ưu tiên?Đại Đạo bao trùm khắpKhông dễ cũng không khóKẻ nông cạn hoài nghiCàng gấp thì càng chậmChấp trước mất phán quyếtTâm liền vào đường tàBuông xả để tự nhiênThể tính chẳng ở điThuận tính hợp với ĐạoTiêu diêu dứt phiền nãoSiết niệm trái ngược chânHôn trầm cũng chẳng tốtKhông muốn hao thần khíSao luân phiên thương ghét?Muốn vào sâu Nhất ThừaChớ căm ghét sáu trầnSáu trần chẳng căm ghétQuay ngược đồng chính giácNgười trí trụ vô viKẻ ngu tự trói buộcPháp chẳng phân sai khácVọng tâm tự bám chặtDùng tâm để cầu tâmHá chẳng phải sai lầm?Khi mê sinh tịch loạnKhi ngộ vô tốt xấuTất cả pháp nhị biênXuất phát từ hư vọngMộng huyễn như hoa đốmLàm sao đáng bắt lấy?Được mất đúng với saiĐồng thời quăng bỏ hếtNếu mắt mà chẳng nhắmGiấc mộng sẽ tự trừNếu tâm không phân biệtVạn pháp sẽ Nhất NhưThể Nhất Như huyền diệuTất cả duyên quên lãngQuán muôn pháp bình đẳngChúng trở về tự nhiênKhi muôn pháp biến mấtKhông thể nào so sánhDừng động không còn độngĐộng dừng không còn nghỉBởi cả hai chẳng thànhLàm sao có được một?Xét cứu cánh tột cùngPhép tắc không tồn tạiMở rộng tâm bình đẳngMọi việc làm dừng nghỉHoài nghi thảy thanh tịnhChính tín lòng ngay thẳngKhông còn gì lưu luyếnKhông còn gì nhớ nghĩTâm thái hư tự chiếuChẳng cần phải lao lựcKhông phải nơi suy lườngThức tình chẳng thể thấuBởi Chân Như Pháp GiớiKhông người cũng không taMuốn nhanh chóng tương ứngDuy chỉ hành chẳng haiChẳng hai thảy đồng mộtKhông gì chẳng bao dungNgười trí khắp mười phươngĐều vào nguyên lý nàyNguyên lý không nhanh chậmMột niệm gồm vạn nămKhông tại nhưng cùng khắpMười phương hiện trước mắtCực nhỏ đồng như lớnCảnh giới dứt hư vọngCực lớn đồng như nhỏChẳng thấy đường ranh giớiCó đích thật là khôngKhông đích thật là cóNếu chẳng phải như thếTất không cần phải giữMột chính là tất cảTất cả chính là mộtNếu có thể như vậyLo gì sẽ không xong?Tin vào tâm chẳng haiChẳng hai do tín tâmĐường ngôn ngữ đoạn tuyệtKhông khứ lai hiện tạiTín Tâm MinhTrước tác: Đại sư Tăng Xán (529-606)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 19/10/2013 ◊ Cập nhật: 11/7/2021.



Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.