Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo

Chương 147: Chứng Đạo Ca


Đọc truyện Đại Tạng Kinh – Kinh Điển Phật Giáo – Chương 147: Chứng Đạo Ca

Chứng Đạo CaAnh thấy chăng!Tuyệt học vô vi nhàn Đạo NhânChẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chânVô minh thật tính tức Phật tínhHuyễn hóa không thân tức Pháp thânPháp thân giác liễu chẳng một vậtBổn nguyên tự tính thiên chân PhậtMây trôi năm uẩn không đến điBọt nước ba độc chìm hư nổiChứng thật tướng vô nhân phápDiệt nghiệp Vô Gián chỉ một niệmNếu ta nói dối lừa chúng sinhTự chuốc rút lưỡi trần sa kiếpĐốn giác liễu Như Lai thiềnSáu Độ vạn hạnh thể trung viênKhi mộng thấy rõ có sáu đườngGiác rồi rỗng không vô Đại ThiênKhông tội phúc không tổn íchTrong tính tịch diệt chớ hỏi tìmXưa nay gương bụi chưa hề lauHôm nay ta cần giải phân tíchAi vô niệm? Ai vô sinh?Nếu thật vô sinh chẳng gì sinhGọi người gỗ đến hỏi lý trênSiêng tu Phật Đạo sớm muộn thànhBuông bốn đại chớ nắm giữĂn uống tùy duyên tính tịch diệtCác hành vô thường hết thảy khôngChính là Như Lai đại viên giácNhững lời ấy hiển Chân ThừaAi không đồng ý hãy cứ hỏiChỉ thẳng căn nguyên Phật sở ấnVạch lá tìm cành ta chẳng thểNhư ý châu người không biếtRằng có thể được Như Lai tạngSáu loại thần thông không chẳng khôngMinh châu sáng ngời sắc phi sắcTịnh Năm Nhãn đắc Năm LựcTu chứng bằng không khó suy lườngHình dáng trong gương thấy đâu khóNhưng trăng dưới nước sao múc đây?Thường độc hành thường độc bộAi chứng cùng dạo cảnh tịch diệtGiai điệu cổ xưa tiếng thanh caoDáng gầy trực tâm ai thèm ngắmĐệ tử Phật miệng xưng bầnĐích thật thân nghèo Đạo chẳng bầnBởi nghèo thân luôn mặc áo váCòn Đạo tâm ẩn vô giá trânVô giá trân dùng vô tậnLợi vật ứng cơ chẳng keo tiếcBa Thân Bốn Trí thể viên dungTám Giải Sáu Thông tâm địa ấnThượng nghe một hiểu tất cảTrung hạ học nhiều nghi cũng lắmChỉ cần rũ bỏ quần áo dơSao phải rêu rao khoe tinh tấn?Kệ ai mắng mặc ai chêCầm lửa đốt trời tự chuốc khổTa nghe giống như uống cam lộTiêu tan vào thẳng chẳng nghĩ bànQuán lời ác là công đứcTức sẽ trở thành Thiện Tri ThứcChớ vì chê trách khởi oán hờnSao hiện vô sinh từ nhẫn lực?Tông cũng thông thuyết cũng thôngĐịnh tuệ viên minh chẳng trệ khôngChẳng riêng ta nay một mình hiểuHằng sa chư Phật thể tính đồngSư tử hống thuyết vô úyTrăm thú nghe xong xé óc nãoVoi chạy bôn ba mất dáng uyTrời rồng lặng ngóng sinh hoan hỷQua sông biển trèo non suốiTầm sư vấn Đạo vì tham thiềnTừ lúc biết được Tào Khê lộMới rõ sinh tử chẳng liên quanĐi cũng thiền ngồi cũng thiềnNói im động tĩnh thân an nhiênDẫu gặp gươm đao vẫn thản thảnDẫu bị thuốc độc cũng nhàn nhànThầy tôi xưa thấy Nhiên Đăng PhậtNhiều kiếp từng làm Nhẫn Nhục TiênBao lần sinh? Bao lần tử?Sinh tử dằng dặc vô định chỉTừ khi đốn ngộ liễu vô sinhVinh nhục hà tất phải buồn vui?Vào rừng sâu trú tĩnh mịchẨn dật non cao dưới cội tùngNhàn nhã tĩnh tọa dã Tăng giaTĩnh mịch an cư thật tiêu daoGiác liền hiểu chẳng thi côngTất cả hữu vi pháp bất đồngTrụ tướng bố thí sinh thiên phúcVí như giương tên bắn hư khôngKhi lực hết tên rơi xuốngChuốc lấy đời sau không như ýChẳng bằng vô vi Thật Tướng MônMột bước vào thẳng Như Lai ĐịaChỉ lấy gốc lo chi ngọnNhư tịnh lưu ly chứa bảo nguyệtKhi nào hiểu thấu như ý châuTự lợi lợi tha mãi chẳng kiệtSông trăng chiếu tùng gió thổiĐêm dài thanh vắng phải làm gì?Phật tính giới báu tâm địa ấnMây hơi sương khói khoác làm yBát phục rồng trượng hàng hổHai khoen móc vàng kêu leng kengĐâu phải Pháp khí không tung tíchNhư Lai tích trượng đích thân truyềnChẳng cầu chân chẳng đoạn vọngBiết rõ hai pháp: không, vô tướngVô tướng vô không vô bất khôngTức là Như Lai chân thật tướngGương tâm sáng soi vô ngạiOánh triệt thăm thẳm trùm Pháp GiớiMuôn hình vạn vẻ hiện ở trongMinh châu sáng ngời chẳng trong ngoàiRơi vào không bát nhân quảLỗ mãng phóng đãng chiêu ương họaBỏ có chấp không bệnh cũng thếVì để thoát chìm chui vào lửaBuông vọng tâm giữ chân lýBuông giữ cái tâm thành xảo ngụyHọc nhân chẳng hiểu dụng tu hànhChân thành nhận giặc làm con quýHao Pháp tài diệt công đứcTất cả đều do tâm ý thứcBởi vậy thiền môn đoạn trừ tâmVào thẳng vô sinh tri kiến lựcĐại trượng phu cầm kiếm tuệDiệu tuệ nhọn bén kim cang lóeKhông chỉ tồi phá ngoại đạo tâmSớm làm thiên ma sợ khiếp đảmNổi sấm Pháp đánh trống PhápKéo mây từ bi rưới cam lộLong tượng dẫm bước thấm vô biênBa thừa năm tính đều tỉnh ngộỞ vùng núi Tuyết mọc cỏ mượtBơ nguyên tinh chế ta thường nếmMột tính viên thông tất cả tínhMột pháp bao gồm tất cả phápMột trăng hiện khắp tất cả nướcTrăng trong bao nước một trăng soiChư Phật Pháp thân vào tính taTính ta cùng hợp Như Lai tínhMột Địa đầy đủ hết thảy ĐịaPhi sắc phi tâm phi hành nghiệpKhảy tay viên thành tám vạn mônBa vô số kiếp, một niệm diệtKhông số hay lời có thể tảLiên quan gì đến linh giác ta?Chẳng thể chê chẳng thể khenThể như hư không vô biên tếKhông rời tại xứ thường trạm nhiênDẫu muốn tìm nó chẳng thấy đâuGiữ không được buông chẳng đượcTrong chẳng thể được, được cái gì?Im khi nói nói khi imMở cửa đại thí không khóa kínCó người hỏi tôi giải tông gì?Xin nói là sức đại diệu tuệHoặc đúng hoặc sai người chẳng rõNghịch hành thuận hành trời còn khóTa sớm đã từng nhiều kiếp tuChẳng phải nhàn rỗi dối gạt nhauDựng Pháp tràng lập tông chỉPhật sắc rành rành ở Tào KhêNgài Đại Ẩm Quang thủ truyền đăngHai mươi tám đời ở Thiên TrúcPháp đông lưu vào đất nàyTôn giả Giác Pháp là sơ tổSáu đời truyền y thiên hạ hayHậu nhân đắc Đạo sao đếm kể?Chân bất lập vọng bổn khôngDẹp hữu lẫn vô chẳng không khôngHai mươi không môn vốn đừng chấpNhất tính Như Lai thể tự đồngTâm là gốc pháp là trầnCả hai tựa như vết trên gươngVết dơ trừ sạch sáng hiện dầnQuên tâm lẫn pháp tính là chânÔi Mạt Pháp! Ác thời thế!Chúng sinh phúc bạc khó điều chếRời Thánh xa xăm tà kiến thâmMa cường Pháp nhược lắm oán hạiNghe giảng Như Lai đốn giáo mônHận không diệt trừ như ngói vụnTạo ở tâm thân chịu khổĐừng có kêu oan đổ lỗi ngườiMuốn không chuốc lấy nghiệp vô giánChớ báng Như Lai Chính Pháp luânRừng hương đàn không tạp thụRậm rạp um tùm sư tử trúGiữa rừng yên tĩnh một mình dạoChim bay thú chạy đều lánh xaSư tử con bước theo sauBa tuổi đã gầm hống dữ dộiDẫu cho dã can theo Pháp VươngTrăm năm yêu quái há mồm toViên đốn giáo chẳng tình ngườiCó nghi do dự cần giải quyếtKhông phải sơn Tăng thích nhân ngãTu hành sợ rơi hố đoạn thườngSai chẳng sai đúng chẳng đúngSai lệch đường tơ mất nghìn dặmĐúng tức long nữ vụt thành PhậtSai tức Thiện Tinh đọa địa ngụcTa thời niên thiếu tầm học vấnCũng từng xem sớ dò Kinh luậnPhân biệt danh tướng chẳng biết dừngVào biển đếm cát tự nhọc mìnhĐáng bị Như Lai quở trách nặngĐếm trân bảo người có ích gì?Từ xưa ngơ ngác hành hư ngụyBao năm uổng làm phong trần kháchChủng tính tà hiểu biết saiChẳng đạt Như Lai viên đốn giáoNhị Thừa tinh tấn thiếu Đạo tâmNgoại đạo thông minh không trí tuệCũng ngu si cũng thơ dạiLầm nắm tay không, sinh thật giảiNgón tay chấp trăng thật uổng côngSáu căn cảnh hiện hư vọng khôngKhông thấy một pháp tức Như LaiNên được gọi là Quán Tự TạiKhi hiểu nghiệp chướng vốn là khôngChưa hiểu thì nợ tất phải trảĐói gặp tiệc vua nào dám ănBệnh gặp y vương tránh sao lành?Tại dục hành thiền sức tri kiếnTrong lửa sen mọc mãi chẳng hoạiDũng Thí phạm trọng ngộ vô sinhĐã sớm thành Phật hiện ở đâySư tử hống thuyết vô úyThan ôi mọi rợ kẻ u mêChỉ biết phạm giới chướng Phật ĐạoChẳng thấy Như Lai khai bí quyếtCó hai Bhikṣu [bíc su] phạm dâm sátTôn giả Cận Thủ tăng tội siếtĐại sĩ Tịnh Danh đốn trừ nghiVí như nắng gắt tan sương tuyếtSức giải thoát chẳng nghĩ bànDiệu dụng Hằng sa không cùng tậnBốn sự cúng dường chẳng từ nanMuôn lượng hoàng kim cũng tiêu hếtTan xương nát thịt chưa đủ trảLiễu đạt một câu siêu trăm ứcPháp trung vương tối thắng caoHằng sa Như Lai đều cùng chứngTôi nay liễu giải như ý châuNhững ai tín thọ đều tương ứngThấy rất rõ không một vậtCũng không người cũng không PhậtĐại Thiên sa giới như bọt biểnHết thảy thánh hiền như điện chớpDẫu cho vòng sắt quay trên đầuĐịnh tuệ viên minh mãi chẳng mấtDẫu trời lạnh trăng chuyển nóngChúng ma chẳng thể hoại chân thuyếtXe voi cao ngất chầm chậm tiếnAi thấy bọ ngựa cản đường chưa?Voi lớn không đi lối thỏ conĐại ngộ chẳng chấp việc nhỏ nhenChớ mang ống sáo nhìn bầu trờiAi nay chưa hiểu ta nói rõChứng Đạo CaTrước tác: Đại sư Huyền Giác (665-713)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 19/4/2013 ◊ Cập nhật: 11/7/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc su.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.