Đài các tiểu thư

Chương 4


Bạn đang đọc Đài các tiểu thư – Chương 4

16. Ngày 29 tháng 10 năm… 
12h30 
Bao nhiêu à? Miễn phí, hoặc là tôi sẽ trả tiền để được đi cùng cô ấy. Nhưng dĩ nhiên là tôi không thể nói như vậy. 
“Bao nhiêu tùy khách.” – Tôi đáp. 
“Thường thì anh nhận được bao nhiêu?” 
“50 nghìn” – Thật ra đó là số tiền anh Khoa chia ỗi chúng tôi sau một  buổi chơi nhạc. Nếu cô ấy bảo đắt, thì tôi sẽ hạ giá vậy. 
Một ngày 50 ngàn, thì có mắc không nhỉ? Chắc là  không , vì nếu đi tour thì có lẽ tôi cũng phải trả ngần ấy tiền cho Hướng dẫn viên – tính vào vé tour. Tôi nghĩ ngợi một  lúc rồi cũng chấp nhận cái giá đó-khác với thường lệ phụ nữ vẫn thích trả giá cho bất cứ thứ gì mà họ phải bỏ tiền ra. 
“Đến mấy giờ?” – Tôi chợt nhớ ra vấn đề thời gian, trong khi tay rút cái ví trong túi xách. Anh ta ngăn không để tôi mở bóp lấy tiền – “Sau khi ăn tối xong. Khi đó hãy trả tiền cho tớ, mà ấy không sợ tớ lấy tiền rồi bỏ trốn à?” 
“ không , 50 ngàn không đáng để anh phải làm vậy.” – Tôi trả lời bình thản, nhưng cũng cất cái ví vào. Nghe cái cách anh ta gọi tôi sao mà…kỳ cục quá, tôi sẵn giọng bảo – “Hãy gọi tôi là Thục. Du Thục là tên của tôi.” 
Việc cô ấy giới thiệu tên nằm ngòai dự đoán của tôi. Tôi đã nghĩ sẽ khó khăn để xin tên của cô ấy. Du Thục là một  cái tên hiền lành, nó có vẻ hợp với cô ấy. Đó cũng sẽ là cái tên…nằm trên thiệp cưới của tôi, haha.. 
“Anh cười gì vậy?” – Khi cô ấy hỏi, tôi mới nhận ra mình đang lộ bộ mặt …mơ tưởng ra ngoài. Tôi nhanh chóng đánh lạc hướng – “À, chào Thục. Tớ là Bằng.” 
Chúng tôi đi vòng vòng quanh chùa Hương cũng mất gần một  tiếng, và bụng tôi thì đói cồn cào. Khi đói thì mặt tôi trông khó coi hơn bình thường.. Đã vậy sáng nay tôi còn không ăn sáng. 
“Hình như có bụng ai đang kêu?” – Người “hướng dẫn dạo” tên Bằng hỏi nhỏ bên tai tôi, khiến tôi đỏ mặt vì ngượng. không lẽ bụng tôi đói đến mức kêu thành tiếng sao? 
“Ờ..tôi đói.. anh biết ở đây có chỗ nào ăn  không ?” – Tôi thừa nhận, chỉ muốn có cái gì đó để ăn ngay. 
“Vậy ta xuống dưới kia nhé.” – Anh ta bảo và tôi chỉ biết đi theo. 
Vì nhiều lần theo mẹ lên đây nên tôi biết rõ quán cơm nào ngon, giá vừa phải để đưa “khách” của tôi đến. Cô ấy gọi một  đĩa cơm sườn còn tôi thì dùng cơm cá kho. 
“Có ngon  không ?” – Tôi dò xét ý của Thục. Cô ấy chỉ gật đầu, và cứ ăn mà không nói gì. Tôi ăn khá chậm hơn mọi ngày vì tôi thực sự không hề thấy đói và không muốn ăn. Nhìn cô ấy ăn đã làm tôi no nê. 
“Món của anh không ngon à?” – Thục ngước lên, ngậm một họng cơm và hỏi tôi. Cô ấy trông thật đáng yêu lúc này. 
Anh ta cười và lắc đầu, tôi không hiểu sao anh ta cười. Hay vì tôi đã ăn như một  người sắp chết đói? Cũng có thể là vậy. Mặc kệ, vì tôi cũng sắp chết đói thật rồi. 
Món cơm sườn không phải là món yêu thích của tôi, nhưng vì lo ngại gọi một  món nào đó có khi lại không ăn được, tôi chọn giải pháp an toàn là chỉ ăn món nào phổ biến. Khi thấy món cơm cá kho của anh ta dọn ra, tôi mới thấy…thèm, vì nhìn nó rất hấp dẫn. Í, mà khoan… 
“Có phải tôi trả tiền cho các bữa ăn của cả hai?” 
Cái cách Bằng nhìn tôi làm tôi khớp. Mặc dù tôi vừa không nhịn được cười khi thấy anh ta đội cái nón rộng kiểu con gái của tôi. Tôi cười vì cảm thấy buồn cười, vậy thôi. Thế mà anh ta nhìn tôi như mò tìm cái điều gì đó sâu lắm, bí ẩn lắm vậy – hoặc là, theo cảm giác của tôi, là đang chiêm ngưỡng một  cách thích thú – và nó làm tôi hơi bối rối. 

“Nếu anh đội thì cũng chẳng khác mấy. Nó vẫn sẽ bị thổi bay.” – Tôi nhận xét, cố tỏ ra thông minh. Anh ta gỡ cái nón xuống trả cho tôi và mỉm cười – “Tớ chỉ đùa. Tớ không đội mũ sẽ đẹp trai hơn.” 
Tôi đã muốn cười nhưng vì sợ lại bị chiếu tướng bởi ánh mắt ban nãy, tôi phải cố che giấu thái độ vui vẻ của mình. Từ đâu đó trong đáy lòng, tôi sợ… bị chinh phục bởi một  kiểu người con trai như thế. 
Tôi ước chi mình có thể nhìn thấy nụ cười đó lần nữa, nhưng cô ấy đã không cười, đúng hơn là nén cười rồi chống cằm nhìn ra sông. Tôi dặn lòng sẽ cố phá vỡ lớp băng phủ trên gương mặt thuần khiết ấy, để nụ cười của nàng vỡ òa, lộng lẫy, và nó sẽ chỉ dành ột  mình tôi. 
Hình như tôi đang tự tin thái quá. Nếu mà…cô ấy có bạn trai rồi thì sao? Mặc kệ, tôi sẽ cướp! Kakaka… 
Thuyền về bến Đục lúc gần ba giờ. Tôi nhanh chóng nhảy lên trước và giơ tay để kéo Du Thục lên. Nếu bình thường thì người con gái sẽ chìa tay cho tôi nắm nhưng cô ấy thì  không . Cô ấy đưa tay…kéo váy và định nắm thành cầu gỗ để bước lên. Và nếu bình thường thì người con trai sẽ nản mà bỏ cuộc, nhưng tôi thì không. Tôi mạnh dạn nắm lấy tay cô ấy và kéo nàng lên. 
Việc ấy diễn ra quá bất ngờ và tôi bị lôi lên bằng sức mạnh khỏe khoắn của anh ta. Khi đã ổn định trên bờ, tôi bắt đầu cho thấy là tôi đã hơi bực mình. 
“Anh không nên kéo tôi như vậy.” 
“Thục sẽ ngã nếu cứ bướng bỉnh lên mà không cần ai giúp.” – Bằng thản nhiên nói và bước đi trước, rồi thêm – “Vài khách của tớ đã bị trượt rồi nên tớ rút kinh nghiệm.” 
“Nhưng..ơ..nhưng…” – Tôi lắp bắp không nói được gì. Bởi lẽ anh ta đúng. Lúc đi tôi cũng phải nhờ bác nọ kéo lên giùm mà. Chỉ không hiểu tại sao tôi lại ngại để anh ta … cầm tay tôi. Khi ta cảm thấy có nguy cơ bị lôi cuốn, ta thường xù lông để tự vệ. Đó có thể là tôi vào lúc này. 
Thời gian còn lại trong ngày, Bằng đưa tôi đi thêm hai nơi ở Hà Nội – một  nơi trong danh sách của chị Tuyết, một  nơi khác. Quả thật có một  người hướng dẫn tốt hơn nhiều, thời gian tìm địa điểm được rút ngắn và tôi cũng chụp được nhiều hình hơn. 
Chúng tôi chỉ đi mà rất ít nói chuyện, cả tôi lẫn cô ấy đều chưa muốn để lộ quá nhiều. Như hai kẻ địch đang thăm dò lẫn nhau bằng phương pháp tiếp cận vậy. Ngoại trừ cái tên, chúng tôi chẳng biết gì về nhau. 
Lúc hoàng hôn bắt đầu buông, ở địa điểm tham quan cuối cùng – Quốc tử Giám, tôi chợt muốn một  điều… Và vì thế, đợi khi cô ấy đang ngắm nghía những bức tranh, tôi gọi một  anh bảo vệ. 
“Anh chụp giúp chúng em một  tấm nhé, bấm khi cô ấy vừa quay lại để ảnh tự nhiên!” – không ai có thể từ chối điều bình thường đó. Tôi đưa cái máy ảnh cho anh, rồi rón rén bước lại sát bên cô ấy.
Ngày 29 tháng 10 năm… 
Bằng khẽ khều vai tôi, rồi chỉ sang hướng kia. Tôi vừa quay đầu ra theo hướng anh ta chỉ thì anh bảo vệ đang cầm máy ảnh, bấm cái rẹt. Tôi nhìn sang Bằng, anh ta chỉ bước lại chỗ anh kia nói gì đó, rồi gật đầu chào – chắc là cảm ơn. 
Tôi không khỏi thắc mắc về việc vừa diễn ra – “Anh ấy chụp gì vậy?” – Tôi hỏi. 
“Chụp chúng ta. Kỷ niệm.” – Bằng trả cái máy cho tôi – “Tấm ảnh cuối của ngày hôm nay. Muộn rồi, ta ăn tối nhé.” 
Tôi nhận lại chiếc máy ảnh, cho nó vào túi xách và bước theo chân “người hướng dẫn” đang đi trước. Tôi không thấy đói, có lẽ do buổi trưa ăn hơi trễ, vì vậy tôi nói nhỏ sau lưng Bằng – “Chắc về thôi, tôi không đói.” 
Có phải cô ấy sợ phải trả tiền bữa ăn tối cho tôi nên từ chối? Chắc là  không , vì nếu không muốn trả thì cô ấy có thể từ chối lúc bữa trưa. Và theo cảm nhận của tôi về Thục, cô ấy không phải tiếc tiền. Mà có vẻ mệt. 
Tôi gật đầu – “Ok, có cần tớ đưa về khách sạn?” . Thục lắc đầu khẽ – “Thôi khỏi.” 
“Thế mai tớ đón Thục ở đâu?” – Tôi hỏi khi chúng tôi đứng đợi xe búyt. 

“Đón? Để làm gì?” – Cô ấy trố mắt nhìn tôi. 
“Thục không định đi tham quan nữa à?” – Đến phiên tôi thắc mắc, không lẽ cô ấy sắp rời khỏi đây? 
“Mai tôi đi thăm người quen.” – Tôi trả lời. Vẻ mặt Bằng có hơi chùn xuống, rồi anh ta nhún vai, nheo mắt – “Vậy còn ngày kia?” 
“ không  biết nữa… Nếu tôi vẫn muốn tham quan những nơi còn lại…” – Tôi chưa nói dứt câu, thì anh ta đã chen ngang – “Thì ta gặp nhau ở đây, OK?” 
“Ok..” 
Tôi chỉ đồng ý cho xong chuyện, chứ bụng đã nghĩ ngày kia sẽ đi Hạ Long cho biết rồi trở về Sài Gòn luôn. Tôi còn 4 ngày phép và tôi chỉ định dùng thêm hai ngày nữa ở Bắc, còn hai ngày để nghỉ ngơi khi trở về. 
Chỉ cần cô ấy gật đầu. Thế là đủ. Ít ra tôi có một  hy vọng. 
Tôi không theo Thục lên xe, mà đứng dưới vẫy chào cô ấy. Thục ngóay đầu nhìn tôi rồi cũng vẫy tay tạm biệt. Hôm nay là một  ngày tuyệt vời, một  ngày tôi không bao giờ quên. Sung sướng với những gì đã trải qua, tôi đi bộ về nhà trọ cách đó gần hai cây số mà không hề thấy mỏi mệt. 
Có thể tình yêu giúp ta không thấy mệt nhưng không thể cứu ta khỏi trận xử tử. Lần thứ hai tôi bị cả nhóm tra khảo như tù binh. Tuy nhiên, lần này tôi đã phải hé răng để không bị… tống ra ngủ ngoài đường. 
“Đó là một  công chúa!” – Gịong tôi đầy hãnh diện. Lão Phúc tỏ ra không tin, trề môi – “Mày tìm đâu ra một  công chúa hử?” 
“Bí mật là ở chỗ đó”. – Tôi cười, chìa cái phone của anh Khoa ra và cả đám xúm lại để xem. Họ xì xào một  hồi, rồi anh Khoa gật gù tặc lưỡi – “Đúng là rất xinh – nhưng có vẻ hơi tiểu thư, chẳng hợp với em đâu.” 
Tôi là một  cô gái hậu đậu không thể hậu đậu hơn. Tôi quên…trả tiền công cho anh ta và cả chiếc nón nữa. Thật không thể tin nổi. Nhưng có điều, sao anh ta không đòi tôi? Đó chẳng phải là việc quan trọng nhất hay sao? 
Tệ thật. Có lẽ tôi phải trở lại để gặp anh ta vào ngày kia thôi. 50 ngàn không lớn nhưng tôi không thể xù đẹp như vậy. Hơi quá đáng. Anh ta sẽ nghĩ gì về tôi? Trời ạh. 20.Ngày 30 tháng 10 năm.. 
Tôi đón một  chiếc taxi để đến Huyện Gia Lâm, uể oải ngồi ngủ gà gật trên xe. Đêm qua tôi trằn trọc mãi tới hơn 3h sáng, cứ lăn qua lăn lại trên giường. Có nhiều lý do… Hôm nay tôi đến thăm mẹ Duy, bởi tôi từng hứa sẽ đến, khi chúng tôi yêu nhau. Tôi chỉ muốn giữ đúng lời hứa, dù tôi phải đi một  mình, và anh ta cũng không hề biết. 
Nhưng không hẳn đó là lý do làm tôi mất ngủ. Ngừơi thực sự quanh quẩn trong trí óc tôi là…1 người khác. Ánh mắt của người đó- thực sự ám ảnh tôi hơn là cái việc tôi quên trả tiền thuê anh ta. 
Tôi xem việc làm nhân viên giao gas như một  nghề tay trái (dù nó là việc chính của cả tuần) bởi với tôi, thì chơi trống mới là con đường thực sự. Bản thân tôi chưa bao giờ thấy bất mãn về cuộc sống của mình, cho đến khi hôm qua, anh Khoa bảo tôi không hợp với cô ấy. 
Thế nào là không hợp? Vì cô ấy như một  công chúa, còn tôi lại là một  thằng lông bông ư? Liệu điều đó có đủ lớn để ngăn tôi? Nhưng tôi cũng không thể thay đổi được. Tôi đã bỏ học Đại Học ngành Thương Mại ngay giữa năm thứ hai, không thể – và cũng không muốn trở lại. 
Căn nhà nằm yên ắng trong một  con hẻm nhỏ, và không khó để tìm ra. Duy nói, đó là căn nhà duy nhất có giàn hoa thiên lý. 
“Dạ..chào bác” – Tôi cúi người khi mẹ Duy bước ra, nét chân chim khá rõ sau đuôi mắt. Bà ấy nhìn tôi một  lát, rồi như nhận ra – nở một  nụ cười thân thiện và hiền lành. – “Thục đấy phải  không ?” 
Một ấm trà – nguyên tắc của gia đình xứ Bắc – đặt giữa bàn nước. Bà khẽ nhấc ấm, tôi đưa tay ngăn – “Bác để cháu.” 
“Cháu đã lập gia đình chưa?” – Giọng mẹ Duy hơi ái ngại, dường như có chút gì đó xấu hổ khi hỏi tôi điều đó. Tôi cười – “Vẫn chưa ai chịu lấy.” 

Đó chỉ là một  câu nói đùa, nên tôi không nghĩ nó làm bà ấy thấy khó xử – “Bác thay Duy xin lỗi cháu.” 
Tôi mở điện thoại của anh Khoa để ngắm ảnh Thục. Ai bảo nàng tiểu thư? Nàng chỉ là một  cô gái đẹp trong lành – với tôi chỉ thế thôi. Tôi vẫn thường thấy những cô gái tiểu thư đài các Hà Thành, họ không giống nàng, không giống một  chút nào. 
“Điện thoại kìa, Bằng!” – Tiếng ông chủ oang oang ngòai ngõ, tôi mới giật mình nhận ra điện thoại cửa hàng đang reo. 
“Gas Thành Long nghe.” 
“Bằng à? Tớ đây!” – Giọng An lanh lảnh qua máy – “Chiều cậu giao năm bình 12kg đến nhé.” 
“Ok. Chiều tớ giao, nếu không kịp thì mai.” – Tôi ậm ừ, thiếu chút nhiệt tình như mọi lần nói chuyện với An. Điều đó khiến An thắc mắc – “Giọng cậu sao vậy?” 
Vẻ khách sáo ngần ngại của mẹ Duy làm tôi cũng thiếu thoải mái. Xin lỗi? Vi con trai bác đã bỏ cháu à? Nghe tức cười quá. 
“Có gì đâu bác.” – Tôi cố giả lả sang chuyện khác – “Chị Duyên không có nhà ạ?” 
Bà ấy bảo chị Duyên đi làm, chồng chị cũng vậy. Nhà chỉ còn lại bà, với đứa cháu trai. Nói đoạn, thằng bé khóc ỏm tỏi phía trong và bà phải vào dỗ, tôi thành ra ở một  mình trong phòng khách. Trên tường treo một  bức ảnh gia đình, khi ấy Duy còn khá trẻ, tôi đoán độ 5-6 năm trước. 
“Hình chụp năm thằng Duy vừa đỗ đại học” – Mẹ Duy bưng một  dĩa bánh ra – “Còn kia là album gia đình, có cả ảnh của cháu nữa.” 
Quyển album nằm ngay ngắn ở đầu tủ. Tôi cầm lên và mở ra, bởi việc nó có cả hình tôi là một  điều không thể cưỡng lại. Những bức ảnh từ xưa bé cho đến cả ảnh cưới của Duy. Hình tôi nằm ở trang gần cuối – khi chúng tôi đi cắm trại Đoàn, chúng tôi đã chụp cùng nhau ở trước lều. Cả hai đều cười rất tươi. 
Nước mắt tôi chợt ứa ra.
21.Ngày 30 tháng 10 năm.. 
Tôi rút tấm ảnh ra khỏi album, mặt sau là nét chữ của Duy – “Đây là Thục, bạn gái con mẹ ạ. Chúng con rất xứng đôi phải  không ?” 
Tôi nửa cười, nửa lại muốn khóc òa. Tôi xin mẹ Duy tấm ảnh ấy, dẫu thực lòng tôi chẳng hiểu tại sao tôi lại xin, trong khi tất cả ảnh, quà, thiệp… liên quan đến Duy tôi đều đốt sạch. Có khi tôi hối hận, hoặc là chỉ vì tấm ảnh này tôi chưa từng thấy trước đây. Tôi vẫn còn nghĩ đến Duy nhiều quá, nhiều hơn tôi tưởng. 
Lịch giao hàng hôm nay quá nhiều nên chỉ đi có một  vòng thì trời đã tối sập. Chỗ nhà hàng An làm nằm cuối lịch nên anh tài xế bảo tôi để qua ngày mai giao sớm. Tôi đồng ý, dù sao tôi cũng thấy chán chẳng muốn làm gì. Tôi…nhớ cô ấy. 
Vừa về tới nhà, tôi lôi bộ trống ra và dập tưng bừng. Mỗi khi stress, bức rứt, khó chịu là tôi lại chơi. 
“Thôi, thôi, anh muốn cả nhà trọ giết chúng ta sao?” – Thức bịt lỗ tai và nhào tới cản tay tôi lại. 
“Nhưng tao muốn chơi…” – Mặt tôi thảm thiết. Anh Khoa mang ra ba tô mì gói, hạ giọng – “Thì chiều mai chơi.” 
“Mai à?” – Cả tôi lẫn Thức đều đồng thanh. Mai là thứ ba, đâu phải cuối tuần? 
“Dù sao cuối tuần qua không chơi được vì thiếu Bằng. Mai ta bù” – Lý do anh Khoa đưa ra khiến tôi hơi thấy tội lỗi. Vì vậy, tôi nhăn răng cười và ôm cổ anh Khoa – “Thanks đại ca.” 
Sau khi từ nhà Duy trở về, tôi thấy không còn hứng thú đi đâu nữa, kể cả Hạ Long. 
Về, về thôi, không nên ở lại đây, nơi này gợi ình quá nhiều bất ổn… Mở vali ra, tôi thu xếp đồ đạc và gọi điện book chuyến bay về sáng hôm thứ tư. Đáng ra tôi muốn về ngay ngày mai, nhưng vì không thể không có quà ọi người – gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp nữa. Dẫu chưa biết phải mua gì, nhưng tôi vẫn mở quyển cẩm nang để note vào những cửa hàng bán đặc sản Hà Nội. 
Tôi ngủ thiếp đi trong khi trên tay vẫn cầm quyển cẩm nang và tấm ảnh của Duy… 
Ăn xong tô mì, Thức ngủ luôn. Đôi khi tôi muốn mình có thể vô tư, dễ ăn, dễ ngủ như nó. Lão Phúc chắc về trễ, Vũ thì làm nhà hàng nên cũng phải sau 12h. Anh Khoa rút điếu thuốc chìa cho tôi. – “Em không hút.” – Tôi từ chối. 

“Uh, vậy là tốt.” – Anh Khoa đưa điếu thuốc lên miệng, châm lửa. – “Yêu thật rồi à?” 
Tôi hơi bất ngờ trứơc câu hỏi có vẻ nghiêm túc của anh Khoa. Thoáng chút xấu hổ, tôi gật đầu. Nhắc tới cô ấy, tôi lại thấy sung sướng lạ. 
“Nếu chưa yêu thì dừng lại, kẻo khổ.” – Giọng anh Khoa trầm ngâm – “Còn nếu đã bị ái tình đánh trúng, thì cố không bỏ cuộc.” 
“ không  bỏ cuộc.” – Tôi đáp mà chưa kịp nghĩ nhiều hơn.
22.Ngày 31 tháng 10 năm.. 
Tôi rời khách sạn lúc gần 9h, gọi một  chiếc taxi đậu trước cửa theo giới thiệu của chị tiếp tân – là người khá rành rẽ các cửa hàng ở Hà Nội. 
“Chị đi đâu?” 
“À… số 3, cửa hàng Hoàng Thư, Đinh Liệt…” – Tôi mở quyển cẩm nang lúc sáng đã nhét vào túi, lẩm nhẩm đọc. 
“Mua quà biếu cho bạn bè?” – Anh tài xế quay lại nhìn tôi hỏi. Tôi gật đầu. Xong anh ta bảo sẽ đưa tôi đến nơi tốt hơn, rẻ hơn trong sách hướng dẫn. Tôi cũng đồng ý vì bản thân cũng có biết gì đâu. 
Tôi đến trạm xe búyt, chỗ đã hẹn Thục, từ trước 7h30 và ngồi như một  gã lang thang vô gia cư từ lúc đó. Nhưng vì đã có “kinh nghiệm” chờ đợi nàng nên tôi cũng bớt căng thẳng sốt ruột hơn, và cứ thong thả gặm bánh mì. 
Vài người khách chờ xe búyt đến, tán chuyện với tôi vài câu, rồi đi. 
Một giờ, một giờ ba mươi phút, hai giờ…ba giờ… Tôi đếm được mười bảy chuyến xe búyt đã chạy qua. 
Cô ấy, Du Thục – vẫn không đến. Nàng không đến. Nhưng sao tôi vẫn không thể bỏ về? 
Tôi và chiếc taxi chạy vòng vòng các cửa hàng bán đặc sản, quà lưu niệm hết cả buổi sáng, tôi vác hai cái bịch to đầy các thứ. Về tới khách sạn cũng hơn 11h. Ăn trưa ở khách sạn xong, tôi leo lên phòng, cố nhét mấy món đã mua vào ba lô còn lại, rồi lăn ra ngủ, mãi đến khi nhận được tin nhắn của chị Tuyết. 
“Em có mua gì thì mua giúp chị hai hộp mơ chua làm đồ uống.” 
Mơ chua à? Hình như ban sáng tôi chỉ mua …sấu?! Thiệt mệt, sao chị không nhắn sớm hơn?? Tôi ngó đồng hồ – 3h15 chiều. Chắc phải trở lại cửa hàng hồi sáng… 
Những người ở gần trạm xe nhìn tôi đầy tò mò. Họ hẳn là chẳng hiểu tôi đang làm trò gì ở đây. Tôi cũng không hiểu mình đang làm gì ở đây nữa. Đã hơn 5 lần tôi đứng dậy, leo lên chiếc xe tới trạm đón, rồi lại trở xuống, tiếp tục ngồi. Có bác tài xe búyt nọ tôi gặp lại hai lần trong ngày, nhìn tôi như nhìn một  tên điên. 
Khi yêu người ta đủ điên như thế. Tôi cũng chẳng khác. 
Tôi tựa đầu vào thành cửa kính, ngắm phố phường Hà Nội lần cuối. Cũng tấp nập nhưng sao vẫn có cái gì văng vắng hơn Sài Gòn. Có lần Duy nói với tôi – đó là những khoảng lặng của thủ đô, chỉ có thể cảm nhận mà không thể nhìn thấy. Duy, Duy, Duy. Tôi không thể ném anh ta ra khỏi đầu được hay sao? Lẽ ra tôi không nên đến Hà Nội, không nên… 
Khi xe chạy ngang Quốc Tử Giám, tôi chợt… thấy Bằng. Anh ta ngồi đó, hai tay gác sau đầu, dựa vào bảng quảng cáo ở trạm xe búyt, chân duỗi thẳng. Tôi vừa nhớ ra mình có nói “Ok” cho cuộc hẹn hôm nay. My god! 
Nhưng… tôi không nghĩ là anh ta sẽ chờ tôi! Nếu không gặp tôi, anh có thể tìm một  người khách khác mà. Mùa thu Hà Nội cũng không thiếu khách du lịch. 
“Khoan…anh ơi..” – Tôi lên tiếng, anh tài xế giảm tốc độ, nhìn lên gương chiếu hậu – “Sao ạ?” 
“Anh cho xe dừng lại, tôi xuống đây một  chút…” – Tôi đề nghị – “Anh đợi tôi nhé.”
 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.