Cuộc Chiến Giữa Nhíp Và Quần Đùi Hoa

Chương 4


Bạn đang đọc Cuộc Chiến Giữa Nhíp Và Quần Đùi Hoa – Chương 4


Tối hôm ấy nhà mất điện. Tôi phải mò mẫm mãi mới mở được cửa. Ki lao vào lòng tôi nũng nịu, đòi được tôi vuốt ve xoa dịu vì bị nhốt ở nhà cả ngày. Tôi ngồi gục vào Ki hồi lâu, xua đi mọi buồn phiền mỏi mệt. Ngôi nhà tối om, bao quanh tôi một màu đen nhàm chán. Ki ngồi yên cho tôi ôm. Tôi nhớ những ngày đầu tiên Ki đến bên tôi, em nhỏ như một con mèo, bị tách mẹ quá sớm nên khóc suốt. Đêm đêm tôi ủ ấm em trong tay, bón cho em từng thìa sữa, nâng niu em từng phút từng giây. Ki lớn nhanh lắm, quấn quýt bên tôi như hình với bóng, chẳng bao giờ tách rời. Ki như chiếc đồng hồ báo thức, luôn nhắc nhở tôi những việc cần làm trong ngày; như một người bạn, sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng cho tôi mượn vai để gục vào. Môi lần bị bố đánh, Ki chẳng dám can ngăn, bởi Ki hiểu bố Tùng cũng là chủ của em. Em chỉ lặng thinh chui xuống gầm bàn buồn bã, và chờ đợi. Đêm xuống, em nhẹ nhàng đi lên tầng, cào vào cửa để tôi mở ra cho em vào. Trong góc phòng, em lặng lẽ nằm cạnh, liếm nhẹ lên những vết thương. Tôi và em – như hai đứatrẻ bị cả thế giới này bỏ rơi. Ở bên. An ủi nhau cho qua ngày qua tháng.
Hôm nay cũng vậy. Trong căn nhà tối đen, một đứa trẻ về nhà của chính nó, chẳng có lấy bàn tay nào đưa tay ra đón, một câu hỏi thăm sau những giờ phút mệt nhoài, chỉ có bờ vai của một đứa trẻ khác. Cũng cô đơn và hờn tủi như vậy. Tôi dụi sâu vào bộ lông của Ki. Tôi còn có những niềm vui khác ngoài cuộc sống, về Linh, về Hoàng, về trường lớp. Còn Ki… ngày nào cũng như ngày nào, em quẩn quanh trong ngôi nhà lạnh lẽo chờ đợi tôi về. Chờ đợi để được vuốt ve an ủi. Giá như tôi có thể đem Ki đi họcnhỉ. Mọi thứ sẽ ấm áp biết bao.
Ki đứng dậy vùng ra khỏi vòng tay tôi. Em biết cần phải nhắc nhở tôi ăn uống cẩn thận. Tôi bám vào đuôi Ki đi vào chỗ để đèn pin, bật lên. Chắc đêm naybố mẹ đều không về. Soi đèn vào tủ lạnh. Oa… May quá, hình như mẹ mới đi siêu thị, có xúc xích, cá, nem, rau, củ, quả. Tôi nháy mắt với Ki:
“Tiệc đêm đi!
“. Ki nhảy cẫng lên, vẫy đuôi tít mù. Tôi lôi đống đồ ăn ra bàn bếp rồi đi tìm hết mọi thứ nến trong nhà có, thắp lên, lung linh. Vừa làm bếp tôi vừa ngoáy mông và hát. Ki cứ nhảy loi choi với lên thành bếp chơi cùng tôi. Có những buổi tối vui đến mức cười mỏi miệng, dù ngôi nhà chỉ có một cô gáivà một con chó.
Ăn xong tôi cầm đèn chạy lên tầng thượng rút quầnáo, mấy cái quần của Hoàng tôi đã giặt sạch và phơichỗ khuất để hắn không nhìn thấy. Bỗng nghe tiếng mẹ Hoàng gọi vang vang:
– Hoàng! Sang nhà cô Thi lấy ẹ cái đèn tích điện!
Tôi áp mặt vào mấy thanh sắt nghe cho rõ, mặt hóng hớt ghê gớm.
– Mẹ lấy giúp con đi. Con không sang cái nhà đó đâu
– Mày sang lấy ngay cho tao đơm cái cúc quần không từ mai tao cắt mạng thì hết dùng.
Ồ yế! Hoàng sắp sang nhà tôi. Vội ôm đống quần đùi chạy như bay xuống phòng, buộc lại tóc tai, thay quần áo đẹp, xỏ đôi guốc gỗ, cài thêm cả cái thước đằng sau mông đề phòng đánh nhau. Xong đâu đó tôi ngồi ôm đèn chờ đợi. Chỉ khoảng 10 phút sau là nhà vang lên tiếng chuông. Tôi đợi một lúc rồi mới đi ra, mặt hằm hằm:
“Gì thế? Nhà này không có bán đồng nát đâu!

Hoàng lồi mắt ra nhìn:
“Mịa… À không! Mẹ tôi bảo sang nhà đằng ấy lấy cái đèn tích điện


“Đèn nào?

“Đang cầm trên tay đấy!

“Đèn này nhà tôi mà!

“Nhưng mẹ ấy mượn mẹ tôi

“Thì ấy đi mà đòi mẹ tôi

“Ô đệt…

“Gì? Nói gì?

“Không, đòi đèn


“Đã bảo đi đòi mẹ tôi mà

“Con kia, bố không đùa đâu nhá, trả đèn đây

“Con đếch trả. Sao không bố?

“Mịa con thần kinh. Không đưa thì đừng trách

Hoàng sửng cồ lên rồi dứ nắm đấm trước mặt tôi. Hờ. Như trẻ trâu dọa nhau ấy. Tôi đá đá Ki. Em nhảy sồ hai chân trước lên cửa rồi sủa gầm lên làm Hoàng sợ chạy biến ra đường. Mấy phút sau hắn lại lò dò vào, lần này mềm mỏng hơn:
“Thôi đưa đèn đi. Tôi biết ấy không phải loại mặt dầy

“Nhầm! Mặt tôi dầy lắm!


“Mẹ, mày đưa đèn tao đây không tao vào cạo ặt mày mỏng bớt giờ

“Vào đây mà cạo

Tôi vênh mặt thách thức. Có cho tiền cũng không dám vào. Hoàng đứng cấu tường một lúc không làm gì được. Điên quá quay về nhà hắn hét ầm lên:
“Mẹ ơi, con cô Thi bảo mẹ sang mà đòi thì nó mới trả
“. Ô cái thằng mất dậy. Dám nói lên sự thật. Tôi vội mở cổng bê cái đèn tích điện của khỉ nhà hắn ra.Mặt vênh lên như súng xe tăng, nhằm trúng mục tiêu, quyết tiêu diệt sinh lực địch. Hoàng có vẻ sợ, lùi lại gần gốc cây trước cổng nhà hắn. Tự dưng thấy vẻ mặt dúm dó vì hoảng hốt của Hoàng, tôi bỗng dừng lại. Ánh mắt hiền hiền kia làm tôi chợt nhớ đến cảm giác hoảng loạn của tôi mỗi khi bị bố say rượu và lôi ra đánh đập. Hoàng cũng có những biểu hiện y hệt như thế. Như con vật đáng thương bị bắt nạt và ép vào đường cùng mà không hề có ý nghĩ sẽ phản kháng lại.
Tôi đã làm Hoàng sợ đến thế sao?
Đứng im! Tim tôi bỗng đập nhanh liên hồi. Hoàng vẫn đứng đó, dựa lưng vào gốc cây, hai tay dứ dứ trước ngực tư thế chống đỡ. Không được! Mày đangnghĩ cái quái gì thế Vi? Nó là thằng đã chụp ảnh mất dậy rồi post lên mạng để hạ thấp danh dự màyđấy. Lắc đầu thật mạnh, rũ mấy ý nghĩ yếu đuối ra khỏi đầu. Tôi tiến tới thật nhanh trước khi tên hàngxóm kịp phản ức, cầm cái đèn tích điện tống thẳng vào ngực hắn, lấy hết sức thọi vào giữa mặt hắn một quả đấm nóng hổi. Xong xuôi. Quay gót ra đi. Hắn ú ú lớ ngớ kêu:
“Mẹ ơi con cô Thi đánh con!!!
“. Tôi quay lại, lấy đà đá cho hắn một phát thẳng dóng chân. Này thì ăn vạ, hóng hớt!
Tôi vào nhà và đóng cửa lại, chẳng thèm để ý xem sau đó Hoàng thế nào. Cảm giác trả thù không còn thích thú như trước nữa. Ánh mắt của Hoàng khiến tôi buồn. Dụi dụi vào vai Ki, tôi thủ thỉ:
“Chị sai rồi phải không Ki?
“. Tối hôm ấy tôi không lên facebook, một phần do mất điện nên điện thoại hếtpin, một phần tôi không muốn nghe mấy thằng anh hùng bàn phím cứ bâu xâu vào chửi một đứa con gái chả quen biết. Mà cuối cùng thì tôi có lỗi gì chứ? Tôi có ngồi giữa đường nhổ lông nách đâu?

Cả ngày hôm sau cũng diễn ra nhàn nhạt, tôi cắm đầu vào bài vở để quên đi những rắc rối của mấy ngày vừa qua. Những bài đạo hàm, tích phân kéo tôi vào thế giới của những con số. Linh ngồi cạnh tôi, cũng miệt mài với tập bài thi tiếng Anh. Đôi khi,một vài cơn gió thổi những chiếc lá bay vào cửa sổ để nhắc nhở tôi rằng, hôm nay là một ngày rất đẹp!^_^ Vì thế dù có chuyện gì bực tức thì cũng không nên cau có. Con gái không nên cáu nhiều, máu nó không lên được não người nó lại nhão ra.
Sẽ chẳng có gì nổi bật nếu chiều hôm ấy không xảy ra chuyện dở khóc dở cười như thế này. Đạp xe về nhà, đi về cách nhà khoảng 2 cây số, tôi nhìn thấy một cảnh tượng rất chi thi vị. Một thằng thanh niênđầu đỏ, tóc xiên xiên ngả nghiêng như rừng cây sau cơn bão, đứng bên gốc cây. Đã đái bậy thì hãy bậy một cách ý nhị và lịch sự một tí chứ? Đằng này, tháo khóa, móc được cái của đấy ra, thả tự do cho nó luôn, một tay cầm điện thoại đưa lên tai, một tay hươ hươ chém gió, mặc kệ thằng nhỏ tự giác phơi phóng. Lần đầu tiên trong đời tôi hiểu được tận cùng ý nghĩa của cụm từ:
“vãi đái

“.
Linh phanh kít xe lại bên cạnh tôi, quát ầm lên:
“Con điên, nó đứng đái mày nhìn gì thế?
“.
“Mày có 5 nghìn lẻ ở đấy không?

“Có!

“Đưa tao!

“Làm gì?… Đây!

Tôi cầm tờ tiền Linh đưa cho, xuống xe, đi sang bên đường, tiến đến chỗ thằng thanh niên đang đái bậy, dứ 5 nghìn trước mặt nó. Mặt thằng đó đơ ra, hạ điện thoại xuống, vẫn còn nghe được trong điệnthoại tiếng eo éo nói chuyện. Tôi thản nhiên nhìn cái của khỉ bên dưới rồi lướt lên trên, hất hàm:
“Nhà vệ sinh công cộng ngay bên đường kia kìa, 2 nghìn một lượt thôi, còn 3 nghìn thừa thì mua kẹo dừa mà nhai!

Quẳng tiền vô mặt nó xong đi thẳng. Thằng này chắc choáng váng lắm. Đái mà cũng không yên!
Bạn bè trong lớp chúng nó hay gọi tôi là Vi khùng, vì đơn giản là tôi hay làm những việc rất khùng, Trên đây là một ví dụ.
Ngẫm lại, đừng hỏi vì sao mình hay bị đánh vô cớ!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.