Cuộc Chiến Giữa Nhíp Và Quần Đùi Hoa

Chương 24: Chươn 24


Bạn đang đọc Cuộc Chiến Giữa Nhíp Và Quần Đùi Hoa – Chương 24: Chươn 24


Tôi thích ăn xôi bà nội nấu, thơm và ngọt theo vị của riêng bà. Bà còn cẩn thận lấy lá chuối bọc cho tôi một đùm xôi to để giữa buổi mang ra đồng ăn cùng lũ trẻ. Những câu chuyện của bà sớm được xoa dịu bằng cái dịu dàng khi bà ngồi tỉ mẩn tết tóc cho tôi. Hoàng ngồi góc bếp, vừa cầm nắm xôi nhai nhóp nhép, vừa nhìn theo từng hành động của tay bà, đến khi bà tết xong cho tôi, hắn bảo:

– Cũng được!

Đáng ghét thật. Hoàng có kiểu nói làm mất hứng người khác kinh khủng. Ăn sáng xong, bà chuẩn bị đồ đi chùa còn tôi và Hoàng thay đồ ra bãi bóng. Chơi một ngày ở đây là hiểu chỉ nên mặc quần áo năng động và …dễ cởi
__
Bẫy phân trâu phân bò khắp nơi, chỉ cần thụt xuống là thối chân mấy ngày.

Bọn trẻ đợi chúng tôi bằng việc chất một đống củi to và đào khoai về nướng. Tôi và Hoàng nghiễm nhiên là vật báu của cả lũ trong suốt những ngày chúng tôi về đây chơi. Sau này khi chia tay, tôi nhớ mãi câu nói của thằng Giới: “Chị và Hoàng là bài hát vui tươi trong cuộc sống nhàm chán chỉ có đi học, chăn bò, ăn đòn của lũ chúng em”. Mà kỳ thực, lũ trẻ trao cho chúng tôi nhiều thứ hơn chúng nó tưởng tượng, những ngày tháng yên bình được quay về tuổi thơ tôi chẳng thể nào quên được dù làm gì và đi đến đâu.

– Lâu như cứt! Ăn có bữa sáng mà mân mê thế à. Bố định mang chăn màn vào cho chúng mày đấy?

Thằng Học ngoác mồm lên quát chúng tôi khi mới thấy bóng dáng tôi đi từ đầu bãi. Tôi nhăn nhó lại gần, đến chỗ nó thì nó giật luôn cái túi trên tay tôi xuống rồi háo hức.

– Ôi dm xôi! Lại còn cả muối lạc. Ăn đi chúng mày!

Tôi giằng lại túi xôi vì thấy tay thằng Học bẩn quá. Mà ngó quanh thì thằng nào cũng vậy. Đành ngồi xuống cùng Hoàng vẹo xôi ra bón cho từng đứa. Thằng nào cũng ngoan ngoãn há mồm ra đón khi tay tôi đưa tới. Chụp cái ảnh này lại post lên mạng không khác gì khung cảnh thanh niên tình nguyện bón xôi cho trẻ tật nguyền.

Ăn sáng xong, trong lúc chờ khoai chín, tôi đưa cho thằng Đạo tờ giấy đã chép bài thơ chúng nó nhờ hôm qua. Tính thời gian thì chỉ còn ngày rưỡi để thằng Học học thuộc lòng và tập biểu diễn. Coi bộ thằng Học vẫn còn mơ hồ lắm, có lẽ chưa diễn văn nghệ bao giờ. Nhìn nó cầm tờ giấy đọc thơ mà như chó nhai rơm.

– Bây giờ mày đọc theo tao nhé! Đứng như thế này, rồi luyến láy nhé!

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao

Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:

“Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…”

Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

Nhìn thằng Đạo cứ như đang đọc Điếu văn, mặt mày nghiêm trang ủ rũ như trưởng họ, luyến láy thơ như khóc tang. Cả lũ chúng tôi đứa nào đứa nấy mím mồm cười.

– Được chưa? Mày đọc đoạn tiếp theo đi Học.

Thằng Học gãi tai gãi cổ cầm tờ giấy rồi đọc một lèo nhanh thoắt như ma đuổi:

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

Con nao nức bước vào trường trung học

Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc


Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

– Mày đọc thơ mà như tiêu chảy thế Học? Tao chả nghe được chữ nào?

– Mày giỏi thì đi mà đọc.

Thằng Học hậm hực quẳng tờ giấy vào mặt thằng Biên rồi ngồi bệt xuống bới khoai. Tình hình này có vẻ không ổn. Diễn Văn nghệ kiểu này, đã không có múa và nhạc minh họa, chỉ đọc thơ thôi đã trơ ra rồi, mà thằng Học lại còn đọc không nên giai điệu, nói ko ra chữ thì lớp nó không khác nào làm trò cười. Tôi hỏi thằng Đạo:

– Trường mày có cái đàn piano nào không?

– Piano là cái gì?

– À không, cái đàn organ, cái đàn dùng để học Nhạc ý, có các phím đen trắng ý.

– À có chứ, thầy mỹ thuật có đấy, văn phòng Đoàn cũng có một cái.

– Ừ mày mượn nhé, tao sẽ chơi bài “Khi tóc thầy bạc” dạo đầu cho thằng Học, rồi nó đọc vào bài tao sẽ chơi đệm mấy hợp âm nhẹ nhẹ cho nó.

– Hợp âm là cái mẹ gì? – Thằng Học vừa thổi thổi củ khoai nướng mới móc trong đống than ra vừa trợn mắt hỏi

– Mày không cần biết, giờ mày phải học thuộc lòng bài thơ này đi.

Bọn trẻ chúng tôi ngồi quây quần bên đống lửa, lần lượt cời khoai ra chia nhau ăn. Hoàng thì thủ thỉ hỏi tôi “Nhỏ biết chơi đàn hả? Sao không nghe bao giờ?”. Tôi nhe răng cười trả lời: “Ừ tôi biết chút ít đủ dùng”. Hắn nhìn tôi rất hoang mang. Còn tôi thấy hơi ngượng nên mặt nóng ran lên.

Cả ngày hôm ấy của chúng tôi qua nhanh chóng, có lúc bực vì thằng Học ngu si mãi không thuộc được thơ, có lúc cười lăn lộn vì nó đọc nhầm sang cả bài Học trò ngày nay quậy tới trời của nó. Điều làm tôi choáng váng nhất là thằng Học có tài bủm rắm. Nó có thể phẹt phẹt bất cứ lúc nào nó muốn, mà lần nào cũng thối như nhau. Không biết ở nhà nó ăn cái quái quỷ gì mà đánh rắm thối um. Cũng chính vì tài bẩm sinh này mà nó trở thành con quỷ đáng sợ ám ảnh của lũ trẻ. Mỗi lần nó tức là lại úp tay vào đính và “tỉ” một phát, xong rồi đưa tay ra trước mặt một thằng và xòe ra như bông hoa, “hương thơm” quyến rũ từ đó bay ra khiến nạn nhân bất tỉnh nhân sự. À, nhắc đến từ “quyến rũ”, tôi lại chợt nhớ ra thằng Biên hay bị bệnh nhớ nhầm từ, thi thoảng nó lại phọt ra được những câu rất ba chấm, chẳng hạn như: “Hôm qua bố tao xem hoa hậu, nhìn mấy con diễn viên hấp rũ vãi chấy”
__
. Tại sao nó có thể nhầm quyến rũ với hấp dẫn thành hấn rũ được??? Rồi còn “Xem Gác kiếm thích 2 em Nữ ma sát nhất”. Vầng, ý bạn Biên là Nữ sát thủ ạ! -_-

Để giúp cho thằng Biên thông minh hơn, thằng Học đã nghĩ ra cách úp túi ni lông vào mông rồi xịt rắm, sau đó túm lại cho căng và cầm bộp trước mặt thằng Biên. Chẳng biết có thông minh được hơn tí nào không mà thấy thằng Biên càng ngày phát ngôn càng loạn khi nó dám đứng lên phát biểu “Nông sản” nghĩa là “Người nông dân đi đẻ”!

***

8072_235269453242420_1862316375_n

Chiều hôm sau bà nội mượn cho chúng tôi cái xe đạp mifa để Hoàng đèo tôi xuống trường cấp 2 xem Văn nghệ. Trường cách làng 4km, cái yên sau của xe mifa nhỏ và hẹp nên tôi đau mông kinh khủng, đi được 2km không chịu được phải xuống. Thằng Đạo bóc cái hộp bìa các tông đặt làm đệm rồi nó với thằng Biên khiêng tôi đặt lên đó. Êm thật! Tôi thích chí gác chân lên khung xe như trẻ con rồi vừa đi vừa hú.

Trường học nằm trên một vùng đất cao hơn đường cái, hình như trước kia mảnh đất này là đồi núi rồi được phạt đi để xây trường học. Tôi chạm trán bọn Huyền Cóc ngay ở cổng trường, chúng nó đang đứng ăn mì tôm trẻ em. Thấy vậy tôi cũng đòi Hoàng mua cho. Mì tôm vụn trộn lẫn muối đường bán theo gói, 1k một gói, ăn ngon khiếp. Rồi chợt nghĩ đến cả lũ bạn, tôi đưa tiền cho Hoàng mua hẳn 20 gói cho cả lũ đứng dưới gốc xà cừ nhai mì rồm rộp, quên cả chuyện phải vào sớm để mượn đàn.

Buổi Văn nghệ 7h bắt đầu thì 5h thằng Đạo mới ký mượn đàn cho tôi được. Chúng tôi mang ổ cắm điện đem từ nhà đi sẵn, dẫn dây cắm vòng ra sau bãi gửi xe giáo viên rồi đứng tập. Thằng Học hôm nay mặc áo trắng quần đen, cổ quàng khăn đỏ, giữa bụng sơ vin và đeo thắt lưng của bố nó. Nhìn cứ như tranh đả kích, chẳng cái nào ăn nhập với cái nào.


– Bây giờ mày đọc đi. Đọc rành rọt vào.

– Từ từ, tao dạo nhạc đã nhé! Lúc này mày lên sân khấu đi thong thả nhẹ nhàng như đang trầm ngâm sâu lắng, giống như học trò cũ về thăm trường và bồi hồi nhớ lại kỷ niệm dấu yêu. Hiểu không?

– Đéo hiểu! Cái trường này có cục cứt gì mà nhớ?

– Thôi im. Tao chơi đến đoạn “Công cha nghĩa mẹ ơn thầy…” thì mày đọc luôn nghe chưa? Giọng trầm xuống nhẹ nhàng thôi.

Tôi bắt đầu chơi đàn, thằng Học lúng túng cầm tờ giấy lẩm nhẩm thơ, đến khi tôi vừa dạo đoạn nhạc cuối thì chậm lại để thằng Học kiểu ý bắt vào. Nó run run đọc khổ thơ đầu, mắt vẫn nhìn vào tờ giấy:

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao

Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:

“Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…”

Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

– Ok ổn ổn, tiếp đi!

Thằng bé được khen hào hứng đọc tiếp:

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

Con nao nức bước vào trường trung học

Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc

Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

Thế rồi nó đọc một lèo luôn cả bài làm tôi phải chơi đàn nhanh lên để bắt kịp nhịp. Bọn trẻ con cứ đứng giơ tay ra hiệu chậm lại. Nhìn chung thì mọi thứ đã ổn, chỉ lo thằng Học bỏ giấy ra có tự tin mà biểu diễn được không. Tiết mục của chúng tôi đứng thứ 7, gần cuối nên chúng tôi còn tập được thêm mấy lần nữa. Con Huyền Cóc ngay thứ 6, nó múa “Mang cơm ẹ đi cày”. Bọn thằng Học cứ đứng dưới chê bai: “Trông múa may gì mà như con bọ gậy, tao mà là mẹ tao hất cả rổ cơm vào mặt”. Còn tôi cười khúc khích. Nó múa cũng đẹp mà! Lũ trẻ con vì ghét mà thấy cái gì cũng ngứa mắt.

Tiết mục của chúng tôi được giới thiệu. Cả khán đài vỗ tay ầm ỹ vì trong trường này ai cũng biết thằng Học chỉ giỏi phá phách, lần đầu tiên được xem nó diễn văn nghệ nên tò mò và phấn khích. Thằng Đạo với Biên bê đàn ra để ở mé trái sân khấu cho tôi trước, thằng Học nắm tay tôi lên sân khấu chào khán giả. Chúng tôi cúi chào mọi người dưới ánh đèn sân khấu, rồi tôi đi ra phía đàn, ngồi xuống hít thật sâu, gật đầu với Học và dạo nhạc vào. Vừa dạo tôi vừa ngó thằng Học. Nó run rẩy thấy rõ nhưng vẫn nhớ lời dặn phải bước đi khoan thoai trên sân khấu để tạo cảm xúc cho người xem. Nhìn cái dáng lừng khừng của nó cố gắng làm dáng cho đúng mà tôi chỉ muốn phì cười. Bên dưới sân trường, khán giả cố nín lặng để xem màn trình diễn mong đợi. Hết đoạn nhạc dạo đầu thì tôi quay sang ra hiệu cho thằng Học, nó thấy thế đọc vội vàng:

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao

Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:

Đến đó thì nó dừng lại ngắc ngứ, tôi lo quá, đệm nhạc to lên để hướng khán giả, coi như là một đoạn lặng. Thế nhưng thằng Học bỗng nhiên thốt lên hai câu thơ lạ:


Việc học ngày nay đã khác rồi

10 thằng vô lớp 7 thằng ngu

Tôi hoảng hồn quay sang, nói to lên để nhắc đoạn tiếp theo:

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

Con nao nức bước vào trường trung học

Thằng Học được cứu cánh vội vàng đọc theo:

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

Con nao nức bước vào trường trung học

Ừm…. Ờ….

3 thằng vô lớp 2 thằng ngủ

Còn lại thằng kia cũng gật gù

Trời đất quỷ thần ơi!!!! Nó đang làm cả quỷ gì thế này. Bọn thằng Biên bắt đầu nhộn nhạo và hoảng hốt phía góc sân và hét lên cầu cứu tôi, tôi thì chơi đàn cũng lộn nhộn vì hoảng. Thành phần ban giám khảo ngồi hàng ghế đầu đang nhìn nhau không hiểu bài thơ này ý tứ thế nào còn khán giả thì bắt đầu vỗ tay cười ầm lên. Thằng Học lúng túng gãi đầu cố nặn ra đọc tiếp:

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?

Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?

Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi

Có công mài sắt, có ngày..bong gân

Mặt thằng Học thộn ra khiến khán giả nghĩ đó là kiểu biểu diễn phải lột tả tâm trạng như thế. Lại tiếp tục một chàng cười và vỗ tay ầm ỹ kèm theo hú hét. Quái lạ! “Có công mài sắt có ngày bong gân” ở đâu ra? Theo nhịp này thì không thể chơi “Khi tóc thầy bạc” nữa rồi, tôi chuyển sang chơi “Từng nét chữ xinh xinh thẳng hàng, ngòi bút viết theo tay nhịp nhàng…” cho nhộn. Thằng Học bắt đầu thấy hào hứng với những tràng vỗ tay nên bắt đầu lấy lại bình tĩnh tự tin:

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao

Vai áo bạc như màu trang vở cũ

Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ

Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!

Ôi đúng lời rồi, may quá, ổn rồi, tiếp đi.

Thầy xoa đầu rồi bất chợt mỉm cười.

Lời thầy nói in sâu trong trí nhớ:


Ừm…

Đoạn lặng này của nó làm tôi nín thở cầu nguyện, rồi nó phọt nhanh ra 2 câu tiếp:

“Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ, khôn hồn đi luôn”

Mẹ kiếp, nó còn chỉ chỉ tay thẳng xuống phía dưới để miêu tả cảnh bố mẹ dạy con. Bọn thằng Đạo nhảy dựng như choi choi ở góc sân. Kiểu này bị thầy cô cho kỷ luật là chắc. Tội phá hoại đêm văn nghệ truyền thống tôn nghiêm. Khán giả thì trái ngược, ôm nhau cười ngặt nghẽo phía dưới và đồng thanh hô to: “Học ơi nữa đi! Học ơi cố lên!”. Tôi lúc này bùng nhùng đầu óc không thể nhớ ra được đoạn thơ tiếp theo để nhắc nó. Nhìn ra thấy nó đứng nghĩ mấy giây rồi lại đọc:

Nghe lời con gắng ôn bài

Thế nhưng dở sách thấy dài lại thôi.

Buồn buồn ngồi xé giấy chơi

Xé nhầm năm chục buồn ơi là buồn.

Trời ơi!!!!!!!!!!! Tôi chết mẹ nó mất. Bao nhiêu công sức tập luyện đổ xuống sông xuống bể, đã không thành công lại còn thất bại thảm hại. Mồ hôi tôi đổ ra ướt hết tóc gáy. Khán giả vẫn tiếp tục cười như điên vì màn trình diễn mãn nhãn khác hẳn các tiết mục nhàm chán khác. Tôi chỉ cầu trời thằng Học đọc mấy câu tử tế rồi chào khán giả đi vào cho nhanh chóng kết thúc. Tôi dạo nhạc chậm lại chờ đợi, thấy nó hùng hổ bước lên mép sân khấu, những tràng vỗ tay vẫn tiếp tục tiếp thêm dũng khí cho nó. Nó giang hai tay rồi gào to:

Nhà trường là nhà tù

sách vở là kẻ thù

thầy cô như sát thủ

thời gian như cao su

bạn bè như tôm sú!

Tiếng thằng Học vọng vào loa vang đi xa cả một vùng luôn. Mặt mày thầy cô hàng ghế giáo viên thất kinh, tái xanh tái xám. Sân trường thì như ong vỡ tổ, cười nói hú hét cổ vũ, cả một nhóm trai lẫn gái cầm hoa lao lên tặng thằng Học cứ như nó là một ngôi sao màn bạc. Tôi ngồi bấm móng tay chẳng hiểu chuyện gì xảy ra đành chạy xuống chỗ lũ trẻ đang đợi. Hoàng đứng đón tôi rồi cười hô hố, hắn bảo tiết mục quá hay, chưa xem một tiết mục Văn nghệ nào hay như thế. Thằng Đạo thì vừa khóc vừa cười, nửa hoảng hốt nửa bất ngờ vì không thằng Học sẽ làm đến mức đó.

– Trường mình chưa bao giờ xảy ra chuyện này.

– Nhưng vui vãi. Ha ha =))

– Nhìn mặt thầy cô méo mó như ma xó. Bác bảo vệ ổn định trật tự để tiết mục tiếp theo được biểu diễn cũng khổ.

– Thằng Học đọc thơ hay như cứt!

– Quá hay, chưa ai diễn văn nghệ chân thực đầy sức sống như nó

Hoàng nắm tay nhìn tôi cười. Tôi hiểu, chúng tôi được yêu quý và ủng hộ, vì chúng tôi đã cởi bỏ lớp khuôn phép, không cần diễn mà cũng thể hiện được đúng bản chất ngốc nghếch, ngây ngô khờ dại của tuổi học trò.

Chúng tôi chẳng được giải gì cả, thậm chí cô giáo chủ nhiệm lớp thằng Học còn tặng cho lời đe dọa ngày mai họp lớp chấn chỉnh thái độ học sinh. Trên đường về, cả lũ vừa nhìn mảnh trăng treo nghiêng trước mặt, cười cười nói nói vang con đường bê tông giữa những cánh đồng bạt ngạt gió.

Thằng Học mặc kệ buổi diễn Văn nghệ có thành công hay không, kệ xác mai phải viết kiểm điểm hay gì gì. Điều khiến nó hạnh phúc là giỏ xe đầy hoa mang về ẹ nó cắm.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.