Bạn đang đọc Chân Long Kiếm – Chương 19: Cứu người
Nguyễn Thận cùng đám bạn làng của cậu bé đến chào chàng ta một cái. Lê Trừ gật đầu đáp lễ lại. Chàng ta dùng tay lau sạch mấy vết bùn dính trên mặt em mình rồi nói:
– Về rửa sạch tay chân, cha có việc bảo em làm đấy.
Lê Lợi hỏi:
– Việc gì thế ạ?
– Anh cũng không rõ lắm, em cứ về nhà rồi biết.
– Vâng ạ!
Lợi xoay người lại chào tạm biệt với những người bạn của mình rồi theo anh trở về nhà. Khi cậu về nhà thì thấy cha mẹ đang đứng trong sân cùng với vài chiếc xe ngựa. Cậu lấy làm ngạc nhiên, bèn hỏi:
– Ơ, gia đình chúng ta định đi đâu mà dùng nhiều xe thế này ạ?
Cha cậu trả lời:
– Không, những xe đấy là đi chở muối con à.
Lợi nghe thế thì hớn hở nói:
– Cha cho con đi với, con cũng muốn đi mua muối một chuyến xem thế nào.
Lê Khoáng lắc đầu:
– Lần này cha không đi mà anh hai con sẽ đi mua cùng Ngô Từ, còn con sẽ cùng cha và anh cả của con đi sang ngoại có chút việc.
– Ơ thế không đợi anh hai đi mua về để anh cùng đi ạ?
– Không con à, chỉ có có cha và hai đứa đi thôi. Chuyến đi mua muối của nó lần này phải mất ít nhất hai ba ngày, đến tận lò muối của chú Hội kìa.
– Mẹ cũng không đi cùng mình hả cha?
Ngọc Thương xoa đầu con trai bảo:
– Không con à, mẹ phải còn giải quyết việc nhà nữa mà, ba cha con đi vui vẻ nhé.
– Vâng ạ!
Vẻ mặt của Lê Lợi có vẻ buồn buồn, không hiểu vì không được tham gia đi mua muối cùng anh cả của cậu hay vì không có đủ cả gia đình đi về quê ngoại. Cha cậu bé bỗng lên tiếng:
– Được rồi, mọi người đi chuẩn bị hành lý, sau bữa trưa sẽ khởi hành.
– Dạ vâng ạ.
Sau khi bữa trưa kết thúc, mọi người đi nghỉ ngơi lấy sức rồi bắt đầu khởi hành. Vì Lê Khoáng bận chút việc ở nhà nên nhóm người Lê Trừ và Ngô Từ đi trước. Nhà ông Nguyễn Hội ở làng Hải Tân thuộc xã Thượng Xá, Nghệ An. Ông ấy làm nghề nấu muối. Nghề bán muối của ông Hội rất phát đạt, muối gia đình ông nấu rất ngon, danh tiếng nổi như cồn. Ông đem muối mình làm ra bán đi khắp mọi nơi, lên đến tận vùng thượng du Thanh Hoá, nhờ thế mà ông đã kết tình thâm giao với Lê Khoáng. Nhiều năm nay, Lê Khoáng thường mua muối của ông, lần này cũng không phải ngoại lệ. Hơn nữa, hôm nay vì muối thiếu hụt nghiêm trọng, đoạn đường đến đó lại rất xa nên đoàn người Lê Trừ thúc ngựa phi nước đại.
Đoàn người chạy được chừng tám chín chục dặm thì Lê Trừ nhìn thấy phía trước có một đám cháy khá lớn. Tiếng hò hét kêu gọi dập lửa xen lẫn với tiếng kêu la thất thanh. Lê Trừ quay đầu lại bảo những người đằng sau:
– Chúng ta lại đó xem thế nào, nếu giúp được thì giúp họ một tay.
Ngô Từ gật đầu đồng ý
– Vâng thưa cậu cả.
Lê Trừ dẫn đầu đoàn người chạy tới nơi đám cháy. Khi tới nơi thì họ thấy khung cảnh cực kỳ hỗn loạn. Tiếng hò hét ồn ào xen lẫn với tiếng gào khóc của những người đau đớn của phụ nữ. Đám cháy càng lúc càng bốc lên cao. Không thể để chậm trễ hơn nữa, Lê Trừ lập tức phân phó ột người ở lại giữ xe hàng, sau đó cùng đoàn tùy tùng tham gia dập đám cháy. Chàng hỏi một người đàn ông ở gần đấy:
– Thưa chú, có dòng sông hay suối gì ở đây? Chúng cháu mang theo nhiều người và ngựa, sẽ dập lửa nhanh hơn.
Ông ấy nghe thế thì cả mừng, gật đầu liên tục và nói liền một hơi:
– Ồ! Tốt quá! Tốt quá! Sông cách đây gần nửa dặm.
– Vâng ạ!
Lê Trừ bảo tùy tùng:
– Mau đi lấy những chiếc hũ vừa phải để đựng, chúng ta cưỡi ngựa đến sông lấy nước.
Nhờ đoàn người Lê Trừ mang đến, lượng nước chữa cháy đã tăng lên nhiều nên ngọn lửa đã được kiềm chế phần nào. Sau khoảng gần một canh giờ, đám cháy ở nhà trước đã được dập hoàn toàn, chỉ còn nhà sau vẫn đang cháy. Bỗng nhiên từ trong đó vang lên tiếng kêu khóc non nớt của một đứa bé:
– Mẹ ơi! Nóng quá! Cứu con với!
Người mẹ đang ngồi phệt dưới đất nghe thế thì rùng mình, mặt cắt không còn hột máu, vội vàng bật dậy, ba chân bốn cẳng chạy nhanh tới nhà sau. Mấy người ở xung quanh hoảng hốt, lập tức đưa tay ra ngăn lại. Một người đàn ông nói:
– Mình à, không nên vào đó, nếu mình vào đó e rằng cả mẹ lẫn con đều gặp nguy hiểm.
Ông ấy là trượng phụ của người phụ nữ nọ. Bà ấy giãy dụa rất mạnh, cố sức thoát ra khỏi vòng tay của trượng phu để chạy vào căn nhà đang bốc cháy cứu con mình. Bà liên tục lắc đầu, nước mắt tuôn chảy giàn dụa trên gương mặt khắc khổ. Bà gào lên thật to, giọng lạc hẳn đi:
– Không! Em phải cứu con, mình mau buông em ra, con trai chúng ta đang ở trong đó.
Bà cũng biết nếu vào sẽ nguy hiểm vạn phần, nhưng tấm lòng xót con của người mẹ, nào có nề hà gì. Người đàn ông đáp:
– Không được, nếu vào thì tôi vào, mình ở ngoài này.
Người đàn ông buông lỏng tay và đưa vợ mình cho những người bên cạnh ngăn lại, rồi xoay lại chạy đi. Giữa lúc cấp bách, bất ngờ một bóng đen lao vụt vào trong đám cháy rất nhanh khiến tất cả kinh ngạc. Tiếng của Ngô Từ vang lên thất thanh:
– Cậu cả!
Tất cả bị tiếng thét thu hút, quay đầu sang bên này. Lê Trừ vốn đứng cạnh Ngô Từ đã không thấy đâu nữa, hai mắt Ngô Từ lại đang hướng vào nhà sau. Hóa ra chàng ta chứng kiến cảnh đau lòng nên quyết định mạo hiểm cứu đứa bé. Bản thân chàng cũng là một người cha nên rất hiểu tâm trạng của họ. Vì thế chàng thi triển tuyệt kỹ khinh công xông vào để cứu đứa bé. Mọi người bên ngoài đều rất hồi hộp, tập trung quan sát đến nhà sau. Người mẹ đáng thương nọ cũng thôi giãy dụa, ngẩng đầu lên nhìn đăm đăm vào đám cháy Đám cháy mỗi lúc một lớn, những tiếng nổ lép bép vang lên. Nước đem tới để dập dướng như không đủ để dập tắt nó nữa. Mọi người đứng chờ lo lắng thấp thỏm không yên.
– Rắc!!
Một âm thanh giòn tan phát ra từ ngọn lửa khiến cho ai nấy đều hoảng hốt. Mẹ đứa bé sợ hãi, kêu khóc gọi con. Trượng phu của bà nãy giờ dù rất bĩnh tình cũng phải nói:
– Nguy hiểm quá, cột kèo sắp đổ, sao vẫn chưa thấy họ ra chứ.
Gương mặt Ngô Từ lộ rõ sự lo lắng. Ông lẩm bẩm:
– Cậu cả làm gì trong đó mà lâu thế, có chuyện gì rồi sao?
Một tiếng cằc vang lên, bốn năm thanh xà ngang rơi xuống. Trần nhà mất đi thanh giữ, lập tức đổ rầm xuống. Những người chứng kiến mặt mày thất sắc, bật thốt “A” một tiếng. Mẹ đứa bé kêu lên thảm thiết:
– KHÔNG! CON TÔI!
Ai nấy đều trợn to mắt, đứng bần thần, nhìn vào ngọn lửa. Giữa lúc tất cả đang bàng hoàng, trần nhà dần rơi xuống đất bỗng nhiên bị vỡ bung ra thành hai nửa, bắn tung lên trời. Tro bụi bay mù mịt. Sau đó một bóng người tung vọt lên cao hơn hai trượng, rồi lộn hai vòng trong không trung và đáp nhẹ nhàng xuống trước mặt người phụ nữ đáng thương. Người này không ai khác ngoài Lê Trừ. Chàng ta đã cứu được đứa bé. Cả hai bị tro bụi nhuộm đen gần hết cả mặt. Quần áo trên người Lê Trừ bị lửa bén, rách vài chỗ. Ấy vậy mà chàng vẫn nở nụ cười, chuyển đứa bé sang ẹ nó một cách cẩn thận và nói:
– Xin gửi thằng bé lại cho chị.
Bà mẹ vội vàng ôm lấy con mình, miệng cám ơn chàng ta rối rít. Cậu bé sau khi phải trải qua giây phút kinh hoàng, trở về trong lòng mẹ, lập tức bật khóc nứt nở ;làm cho bà mẹ thêm một phen hoảng hốt, phải dỗ liên tục.
Ngô Từ đưa tới cho Lê Trừ một tấm vải, nói:
– Cậu cả, người cậu dính đầy tro, mau dùng cái này lau đi ạ.
– Ồ, cám ơn ……….
Lê Trừ đưa tay nhận lấy, lúc này người cha của đứa bé đi tới nói với chàng:
– Tôi là ……………………………….., tôi cám ơn ân nhân rất nhiều, xin ân nhân cho biết danh tính …………………………..?
– Tôi tên Lê Trừ, tôi chỉ góp ít sức lực nào có là ân nhân gì. Anh bất tất phải nói thế.
Người cha lắc đầu:
– Sao như vậy được chứ, hôm nay nếu không có đoàn người của cậu, thật không biết hậu quả sẽ ra sao nữa. Ơn cứu mạng cháu nó, gia đình tôi dù mất mạng cũng quyết đền ơn.
Lê Trừ xua xua tay đáp:
– Ấy chớ, giúp người lúc hoạn nạn là việc nghĩa, tôi chỉ làm việc nên làm, anh không cần phải nói ân đức gì đâu. Hơn nữa, tôi chỉ cứu được cháu bé mà không dập được lửa gian nhà sau của anh, lòng áy náy vô cùng.
– Không sao cả, người còn thì vẫn có thể xây lại được mà.
– Phải phải…
Chợt Ngô Từ chen vào:
– Cậu cả, xin lỗi vì đã cắt ngang lời cậu, nhưng chúng ta phài đi ngay. Nếu bây giờ không đi, e rằng sẽ muộn mất.
Lê Trừ nghe thế thì sực tỉnh, gật đầu:
– Ờ nhỉ, tôi quên mất, phải đi thôi.
Rồi chàng quay sang người đàn ông nọ nói:
– Tiếc quá, chúng tôi có việc gấp phải đi bây giờ, không thể giúp các vị nữa, chúng tôi xin từ biệt các vị tại đây.
– Ơ, thật sự các vị đi gấp vậy sao? Vậy xin ân nhân uống nước cho đỡ mệt rồi hẵng lên đường.
– Vâng, cám ơn anh… Được rồi, xin tạm biệt, hẹn gặp lại các vị.
Đoàn người Lê Trừ sửa soạn lại đồ đạc xong xuôi thì lên ngựa lao đi, chớp mắt không thấy đâu nữa, chỉ để lại đám bụi mù phía sau. Hai vợ chồng nọ quay đi vào nhà và được bà con làng xóm an ủi sau khi tai qua nạn khỏi. Đứa bé ngủ thiếp đi trong lòng mẹ vì quá mệt mỏi.
Về phía đoàn người của Lê Trừ, do đã mất quá nhiều thời giờ cho việc dập lửa nên ai nấy đều giục ngựa phi hết tốc lực, mong sao tới nơi kịp lúc trời chưa tối. Lê Trừ vẫn không ngừng nhớ lại cảnh vật lộn trong đám cháy. Đáng lý chàng đã có thể ra ngoài sớm hơn, nhưng khi đấy, cậu bé trong tình trạng sợ hãi cực độ không dám ra khỏi chỗ trốn. Chàng phải khuyên nhủ, dỗ dành hết lời, cậu bé mới nghe theo. Đúng lúc trần nhà đổ sập, chàng bèn vận công, phóng chưởng đánh vỡ trần nhà rồi vọt ra ngoài. Ngô Từ cất tiếng hỏi, kéo chàng khỏi dòng suy tư:
– Cậu cả, có thật là cậu không sao chứ?
– Tôi đã nói là không sao cả mà, quần áo chỉ bị cháy chút ít thôi. Từ đây đến nhà bác Hội còn bao nhiêu xa nữa nhỉ?
– Theo tôi nghĩ thì còn khoảng hơn trăm dặm nữa.
– Còn xa vậy sao? Thế thì phải tăng tốc thêm nữa đi.
Dù rất cố gắng nhưng trải qua đợt dập lửa thì mấy con ngựa đã không khoẻ như lúc đầu nữa. Vì thế, khi đoàn người tới nơi thì trời đã sập tối. Lê Trừ bảo đoàn tuỳ tùng:
– Giờ đã muộn, chúng ta tìm một quán trọ nào đấy để nghỉ chân, ăn tối trước, sáng mai hãy đi mua muối.
– Vâng thưa cậu cả.
Đoàn người của chàng nói ít thì không ít, nói nhiều không nhiều, việc tìm quán trọ cho tất cả khá là khó khăn, cuối cùng chọn được quán trọ lớn cách nhà ông Hội một ba dặm.
Sau khi chạy trên chặng đường rất dài, hầu như ai cũng đều đã thấm mệt, ăn xong bữa tối, trò chuyện thêm một lúc nữa là đặt lưng xuống giường nằm ngủ.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, Lê Trừ cùng tuỳ tùng nai nịt gọn gàng đi tới nhà ông Nguyễn Hội. Khi sang tới nơi thì chàng thấy cửa hàng muối của ông ấy vẫn chưa mở cửa. Chàng lấy làm lạ vì theo như chàng biết thì bình thường ông ấy thức dậy rất sớm. Chàng bèn gõ cửa. Lát sau, ông Hội ra mở, trông thấy chàng, ông ấy rất ngạc nhiên, ông hỏi:
– Xin hỏi cậu là?
Lê Trừ cúi đầu lễ phép, đáp lại:
– Thưa chú, cháu là Lê Trừ, cháu đến để mua muối ạ.
Ông Hội mừng rỡ hỏi dồn:
– Cháu Lê Trừ con cả của anh Khoáng phải không?
– Vâng ạ, cháu thật thất lễ quá, sớm thế này đã làm phiền gia đình chú nghỉ ngơi.
– Ha ha, không sao đâu, mau vào đi cháu.
Con trai của bạn đến nhà, ông rất vui mừng, đang định hỏi thăm tình hình gia đình bạn thì bỗng có tiếng của ai đấy ở bên ngoài nói vọng vào làm hai người giật mình:
– Ông Hội ơi, có chuyện rồi ông Hội ơi.