Đọc truyện Cái Chết Của Ba Người Lính Ngự Lâm – Chương 25: Bữa ăn nhẹ trong ngục Bastille
Trong triều, nhiều phe âm mưu liên kết nhau. Louis XIV mê tiểu thư De La Vallière và kết cục quyến rũ được nàng.
Ông đưa vị hôn phu của nàng là Raoul De Bagelonne đi qua tận nước Anh. Những nhà lãnh đạo kinh tế tài chính Colbert và Fouquet vẫn trung thành với vua. Aramis được Fouquet cho xứ đạo Vannes nên phải tận tâm với ông tổng giám và lôi Porthos về phe mình. Porthos lại đang điều khiển công trình phòng thủ lãnh địa của Fouquet, vùng Belle-Isleen-Mer.
Còn ông Athos khôn khéo, Bá tước De La Fère thì lùi về điều viên ở Blois, không giao du với ai cả.
Aramis được phong làm trưởng dòng Jesuiters nên có quyền hành to lớn mà kín đáo và nghĩ ra một dự tính táo bạo vừa cứu Fouquet khỏi tán gia bại sản, khỏi thất sủng vừa thoả mãn được tham vọng riêng của ông. Ông được tin mật từ nhà ngục Bastille cho biết rằng ở đây có giam một người mang tên Marchiali, thật ra là anh em song sinh với Louis XIV, bị nhốt từ trẻ vì sợ tranh dành ngai vàng của vua. Ông vận động lấy một lệnh phóng thích cho tù nhân Seldon đưa cho giám đốc ngục Bastille là ngài Baisemeaux và do đó được mời ăn tối với chủ ngục, tất nhiên được chiêu đãi là vì chức Giám mục De Herblay của ông.
Bảy giờ chỉ trên mặt đồng hồ lớn của ngục Bastille, loại mặt đồng hồ có hình người như thứ thường thấy ở thời ấy.
Đó là giờ ăn của các tù nhân khốn khổ. Những tấm bản lề cửa rầm rầm vang lên và cửa mở ra để đưa vào các mâm, các giỏ thúng đầy đồ ăn, chia phần khá hay kèm tuỳ theo thân phận của từng người tù riêng biệt. Giờ đó cũng là giờ ăn nhẹ của giám đốc nhà giam.
Hôm nay ông có khách nên món ăn quay cũng nhiều hơn lệ thường.
Chim đa đa quay kề với chim cút và thịt thỏ thái miếng, gà hầm thịt Jambon chiên xối rượu vang trắng, cải bẹ xứ Guipuzco, cháo tôm, ngoài ra còn có món ăn nhẹ, món ăn chơi; đó là thực đơn của ngài Chúa ngục.
Baisemeaux ngồi vào bàn ăn, xoa tay nhìn ngài giám mục Vannes ăn vận như một hiệp sĩ, mang giầy bết, áo quần xám, đeo gương và luôn luôn kêu đói chứng tỏ thật nôn nóng, sốt ruột. Ngài Baisemeaux chưa từng được thân mật với Đức ông Vannes, còn Aramis tối đó lại hoạt bát, hết nói chuyện tâm tình này đến chuyện tâm tình khác. Viên giám mục ít nhiều cũng trở lại lốt lính ngự lâm. Còn ngài Baisemeaux thì dễ dãi như mọi người thường khác nên thấy khách buông thả một ít cũng phun ra tất cả. Ông nói.
– Thưa ngài, thực ra tối nay tôi không dám gọi là Đức ông, ngài có biết tối nay nhắc tôi nhớ tới chuyện gì không?
Aramis rót đầy một ly rượu và nói.
– Đúng là không, nhưng tôi cũng hy vọng ông nhớ tới một người khách dễ chịu.
– Ngài nhắc tới tôi nhớ tới hai người. Này Francois, đóng cửa lại cho khỏi gió làm đại nhân khó chịu.
Aramis tiếp lời:
– Còn hắn thì ra ngoài đi! Bữa ăn dọn đủ rồi, chúng ta khỏi cần người hầu nữa. Lúc ăn uống riêng rẽ, ăn uống với bạn thân, tôi cứ thích tự tiếp món cho mình thôi.
– Francois đi ra – Baisemeaux la lên – Tôi muốn nói là đại nhân nhắc tôi nhớ đến hai người: một rất nổi tiếng đó là Hồng y đã quá cố, ngài Hồng y vĩ đại của chiến thắng La Rochelle – người mang giày giống như ngài đó. Đúng thế không?
– Đúng rồi còn người kia?
– Đó là một ngự lâm quân, rất đẹp trai, rất hào hùng, rất táo bạo, rất hạnh phúc, từ cha xứ đến ngự lâm quân rồi từ ngự lâm quân trở về cha xứ.
Aramis gắng gượng mỉm cười. Baisemeaux tiếp tục vì thấy ông mỉm cười:
– Từ cha xứ trở thành giám mục và từ giám mục thành…
Aramis la lên:
– Thôi đủ rồi, xin can?
– Thưa ngài, tôi định nói là ngài cho tôi có cảm tưởng như đứng trước một đấng Hồng y.
– Thôi đủ rồi, ông bạn De Baisemeaux thân mến ơi. Ông nói tôi mang lốt hiệp sĩ, nhưng mà ngay cả tối nay, tôi cũng không gây sự với giáo hội đâu.
– Ngài… vẫn sử dụng kiếm đấy chứ.
– Có lẽ đúng, nhưng chỉ khi bị bắt buộc thôi. Thôi hãy gọi Francois vào đi.
– Thưa có rượu rồi kia.
– Không phải để đi lấy rượu đâu, nhưng vì ở đây nóng quá mà cửa sổ lại đóng.
– Tôi cho đóng cửa để khỏi bị người đi tuần và xe cộ làm ồn.
– Ờ! Cửa mở thì thấy họ ồn ào à?
– Vâng ồn lắm, rối lắm.
– Nhưng mà ngột. Francois!
Francois bước vào. Aramis nói.
– Chú mở dùm cửa cho ta. Ông De Baisemeaux cho phép chứ?
– Đức ông cứ tự nhiên như ở nhà.
Chủ ngục trả lời và rót đầy ly lớn.
– Bận uống, ông không thấy được Aramis đang chăm chú lắng nghe các tiếng động từ sân lớn đưa lên. Aramis bỗng la lên:
– Đồ quỷ tha ma bắt?
– Cái gì thế? Cái gì thế Baisemeaux hỏi. Mong rằng không phải tại nơi ly rượu ngài uống cũng không phải tại người mang rượu?
– Không. Có một mình con ngựa dưới sân mà làm ồn như có cả tiểu đội dưới đó.
Chủ ngục trả lời:
– Đúng thật, có người phu trạm. Đúng cái đồ quỷ tha ma bắt?
– Ông quên tôi rồi, ông Baisemeaux, ly tôi cạn rồi, – Aramis vừa nói vừa đưa ra chiếc ly thuỷ tinh lấp lánh.
– Thật hân hạnh cho tôi, này Francois, rót rượu!
– Được nhưng đó là một người phu trạm.
– Tôi đã la rầy hắn rồi.
– Nhưng mà, thưa ông.
– Hắn cứ để giấy tờ nơi phòng lục sự. Mai hãy hay, mai trời sáng rõ mới là hợp lúc – Baisemeaux nhấn mạnh câu cuối.
– Coi chừng, coi chừng đấy.
Baisemeaux nói giọng hơi say:
– Coi chừng cái gì hả ngài De Herblay thân mến?
– Thư trạm đưa đến người giữ thành có khi là một mệnh lệnh đấy.
– Hầu như là thế.
– Lệnh chắc từ các đại thần đến?
– Vâng, chắc thế, nhưng…
– Và chắc các ông đại thần chỉ là ký phó thư theo vua thôi chứ gì?
– Có lẽ ngài nói đúng nhưng thật là chán, trong khi người ta đang ăn ngon, đang đối diện với một người bạn thân? Ô! Xin lỗi, tôi quên là đang chiêu đãi ngài, đang nói chuyện với một Hồng y tương lai.
– Thôi bỏ đi Baisemeaux. Tôi đang nghĩ là phải lưu ý ông về một điều tôi cho là quan trọng đấy.
Baisemeaux lắp bắp:
– Ô, ngài có lý. Mệnh lệnh của nhà vua phải được tôn trọng! Nhưng mệnh lệnh gì mà tới vào lúc người ta đang ăn, tôi đã nói rồi, kệ mẹ.
– Hừm, nếu ông nói thế với ngài Hồng y vĩ đại nếu lệnh đó có gì quan trọng thì ông không nên quên rằng tôi đã khoác áo ngự lâm quân và đã có thói quen nhìn ở đâu cũng thấy kỷ luật.
– Ngài thấy sao?
– Tôi muốn ông bạn làm nhiệm vụ đi. Vâng, ít ra thì tôi cũng lấy tư cách quân nhân mà xin ông.
Francois vẫn còn đứng đấy, Baisemeaux đứng lên nói:
– Bảo đem lệnh đấy lên đây – Rồi hạ giọng nói tiếp – Ngài biết có gì trong đó không? Có thể tiết lộ cho ngài biết rằng đại khái có những điều thích thú uhư thế này: “Coi chừng lửa ở gẩn kho thuốc súng”, hay là “Coi chừng thằng đó, nó trốn tài lắm”.
Ôi! Thưa ngài, biết bao lần tôi phải bị gọi giật ngược lên trong giấc ngủ êm ấm nhất, ngon lành nhất để các thông tư do ngựa trạm chạy bay tới để nói, hay đúng hơn, chỉ để mang miếng giấy xếp ghi như thế này: “Có gì lạ không, ông De Baisemeaux?”. Rõ ràng là những người viết các mệnh lệnh ấy chẳng bao giờ ngủ ở ngục Bastille cả. Ngủ ở đây thì họ sẽ biết rõ hơn mấy bức tường của tôi dày như thế nào, nhân viên của tôi tháo vát ra sao và biết tôi tổ chức tuần tiễu nhiều đến mức nào. Nhưng thưa ngài, công việc của họ là để quấy rầy khi tôi đang yên ổn, để làm rối loạn khi tôi đang ngủ ngon mà. Thôi thì cứ để cho họ làm việc của họ.
– Và cứ để ông làm việc của ông thôi. – Giám mục mỉm cười tiếp lời vuốt ve, nhưng vẫn giữ vững cái nhìn ra lệnh như cũ.
Francois bước vào, Baisemeaux lấy tờ lệnh từ tay hắn. Ông bóc ra chầm chậm và đọc từ từ. Aramis giả bộ nâng ly để nhìn người chủ nhà qua thuỷ tinh. Đọc xong, Baisemeaux thốt lên:
– Lúc nãy tôi nói thế nào nhỉ?
– Sao?
– Lệnh khoan hồng, xin lỗi. Tin tốt lành đáng được bận tâm!
– Tốt lành cho người được nói tới và chắc cũng hợp với ông phải không, ông chủ ngục thân mến?
– Tám giờ tối mà còn lệnh!
– Vì lòng bác ái khoan dung đấy!
– Chuyện khoan hồng thì tôi đồng ý lắm, nhưng khoan dung là để cho thằng chó chết đang khốn đốn kia chứ không phải cho tôi đang vui như thế này.
– Có phải ông bị mất mát gì không, có phải tên tù dứt ra khỏi tay ông đang bị trông coi kỹ không?
– Ờ đúng. Một thằng khiếp nhược, một con chuột cống cái, thứ đó đáng giá có năm quan thôi?
Ngài De Herblay hỏi:
– Cho tôi xem thử? Có phải mật không?
– Không đâu, ngài đọc đi.
– Có dấu khẩn trên văn thư. Chắc ông thấy phải không?
– Khẩn! Thật đẹp mắt! Thằng kia ở đây đã mười năm, thế rồi người ta khẩn trương thả hắn ra, bắt buộc trong đêm nay, vào lúc tám giờ tối.
Rồi Baisemeaux nhún vai một cách trịnh trọng kiêu kỳ, ném tờ lệnh lên bàn, đến ngồi bàn ăn tiếp, miệng nhồm nhoàm nói:
– Họ luôn luôn hành động theo cách đó. Một ngày đẹp trời nào đó người ta túm một kẻ, nuôi hắn trong mười năm và viết cho anh: “Để mắt kỹ đến thằng đó” hay là “Siết chặt hắn đi”. Thế rồi khi anh đã có thói quen coi tên tù như một kẻ nguy hiểm, bỗng nhiên người ta lại viết cho anh “Thả hắn ra”, mà không cho biết nguyên cớ, không có lời báo trước. Lại còn ghi thêm “Khẩn”. Tôi phải thú nhận với ngài rằng, thật chẳng ra cái gì cả.
Aramis nói:
– Làm sao bây giờ. Cứ la hét đi nhưng phải thi hành.
– Đúng, đúng, tôi thi hành. Nhưng phải từ từ. Ngài chớ tưởng tôi là một tên nô lệ.
– Nào, ai có dám nói ông Baisemeaux thân mến thế đâu. Ai cũng biết ông cứng cỏi mà.
– Ơn Chúa!
– Và ai cũng nói ông có lòng tốt.
– A! Còn gì nữa?
– Nói ông tuân lệnh người trên. Ông thấy không. Khi đã vào quân đội rồi thì đó là cả cuộc sống đấy.
– Bởi vậy cho nên tôi phải răm rắp nghe theo và sáng mai, sáng sớm mai tôi sẽ thả người ấy.
– Tại sao không là tối nay, vì văn thư có đóng dấu khẩn cả ngoài lẫn trong?
– Tại vì chúng ta đang dùng bữa và cũng đang gấp.
– Ông Baisemeaux thân mến ơi, dù mang giày nhà binh nhưng với tôi tấm lòng khoan dung bác ái cũng quan trọng như cái đói và cái khát. Con người khốn khổ kia đã phải chịu đựng lâu ngày rồi, mười năm như ông nói đó. Thôi thì cho hắn bớt khổ đi thêm một chút. Cho hắn hưởng sự vui sướng sớm giây phút nào hay giây phút ấy. Chúa sẽ đền ơn ông trên chốn thiên đàng vào ngày phán xử đấy!
– Ngài muốn thế à?
– Xin ông.
– Ngài sẽ được như ý muốn. Có điều món ăn sẽ nguội lạnh thôi.
Baisemeaux nghiêng ra sau để bấm chuông gọi François và quay ra phía cửa theo thói quen thường lệ.
Tờ lệnh vẫn còn nằm trên bàn: Aramis lợi dụng một lúc Baisemeaux không để ý, lấy tờ giấy khác giống in thay vào và nhét tờ lệnh vào túi.
– Francois, – chủ ngục nói, – gọi ông trưởng giám thị lên đây với những người coi ngục buổi tối.
François nghiêng mình chào đi ra. Trong phòng chỉ còn Baisemeaux và Aramis.